Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Phổ thông Dân tộc Bán trú trung học cơ sở xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

1. Mở đầu Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, ngành Giáo dục đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng, cụ thể là: xây dựng được hệ thống GD-ĐT tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học; cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa; số lượng học sinh (HS), sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; chất lượng GD-ĐT có nhiều tiến bộ. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống GD-ĐT ngoài công lập góp phần đáng kể vào phát triển GD-ĐT chung của toàn xã hội; công tác quản lí GD-ĐT có những chuyển biến nhất định Thực tế cho thấy, ở các tỉnh vùng cao (vùng dân tộc thiểu số, miền núi) việc học tập của các em HS còn nhiều khó khăn (từ điều kiện sinh hoạt như ăn, ở, đi lại, đến điều kiện học tập ). Từ khi Bộ GD-ĐT thành lập hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú đã thay đổi mạnh mẽ chất lượng giáo dục tại các tỉnh vùng dân tộc thiểu số miền núi một cách toàn diện, huy động tối đa HS tiểu học và trung học đến trường, giảm tỉ lệ HS bỏ học, nâng cao dân trí và nguồn lực lao động trình độ cao cho các tỉnh miền núi. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số yếu tố chưa phù hợp dẫn đến chất lượng, hiệu quả GD-ĐT phổ thông dân tộc bán trú còn thấp so với yêu cầu, trong đó có Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Hệ thống giáo dục của Trường thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục; địa hình khó khăn khiến việc “đưa cái chữ” đến các em HS còn nhiều bất cập; đội ngũ giáo viên (GV), điều kiện cơ sở vật chất dạy và học, phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn thiếu tính khoa học Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng chất lượng dạy và học, các điều kiện đảm bảo chất lượng (đội ngũ cán bộ, GV, điều kiện tài chính, cơ sở vật chất, ) của Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường trong thời gian tới.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Phổ thông Dân tộc Bán trú trung học cơ sở xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 212-216 ISSN: 2354-0753 212 THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ XÃ CHIẾN PHỐ, HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG Vũ Thùy Linh Trường Chính trị tỉnh Hà Giang Email: vu.linh3989@gmail.com Article History Received: 18/4/2020 Accepted: 09/5/2020 Published: 25/5/2020 Keywords education, quality improvement, semi-boarding school for ethnic minorities, Ha Giang province. ABSTRACT Improving education quality of lower secondary semi-boarding schools for ethnic minorities is a very important task, which is of great significance in building a contingent of ethnic minority officials for mountainous provinces. This paper examines the need of improving teaching and learning quality as well as the innovation in management and teaching equipment; surveys and analyzes teaching situation in the lower secondary semi-boarding schools for ethnic minorities in Chien Pho commune, Hoang Su Phi district, Ha Giang province and also proposes some effective solutions to improve education quality of this school. 1. Mở đầu Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, ngành Giáo dục đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng, cụ thể là: xây dựng được hệ thống GD-ĐT tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học; cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa; số lượng học sinh (HS), sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; chất lượng GD-ĐT có nhiều tiến bộ. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống GD-ĐT ngoài công lập góp phần đáng kể vào phát triển GD-ĐT chung của toàn xã hội; công tác quản lí GD-ĐT có những chuyển biến nhất định Thực tế cho thấy, ở các tỉnh vùng cao (vùng dân tộc thiểu số, miền núi) việc học tập của các em HS còn nhiều khó khăn (từ điều kiện sinh hoạt như ăn, ở, đi lại, đến điều kiện học tập). Từ khi Bộ GD-ĐT thành lập hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú đã thay đổi mạnh mẽ chất lượng giáo dục tại các tỉnh vùng dân tộc thiểu số miền núi một cách toàn diện, huy động tối đa HS tiểu học và trung học đến trường, giảm tỉ lệ HS bỏ học, nâng cao dân trí và nguồn lực lao động trình độ cao cho các tỉnh miền núi. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số yếu tố chưa phù hợp dẫn đến chất lượng, hiệu quả GD-ĐT phổ thông dân tộc bán trú còn thấp so với yêu cầu, trong đó có Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Hệ thống giáo dục của Trường thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục; địa hình khó khăn khiến việc “đưa cái chữ” đến các em HS còn nhiều bất cập; đội ngũ giáo viên (GV), điều kiện cơ sở vật chất dạy và học, phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn thiếu tính khoa học Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng chất lượng dạy và học, các điều kiện đảm bảo chất lượng (đội ngũ cán bộ, GV, điều kiện tài chính, cơ sở vật chất,) của Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường trong thời gian tới. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng giáo dục tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang Hà Giang là một tỉnh vùng cao cực Bắc của Tổ quốc, trung tâm hành chính cách thành phố Hà Nội 320 km, nơi có địa hình núi non chia cắt phức tạp, có 19 dân tộc anh em, đông nhất là dân tộc Mông, bà con người dân tộc còn hạn chế về sử dụng tiếng phổ thông. Đó là những rào cản làm cho con em đồng bào dân tộc rất khó khăn trong hành trình tìm đến cái chữ. Với mục tiêu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, những năm qua, ngành Giáo dục tỉnh Hà Giang đã tích cực tham mưu cho tỉnh tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV; chú ý tăng cường dạy tiếng Việt cho HS tiểu học người dân tộc thiểu số, đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ, GV ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, tăng cường bồi dưỡng HS khá, giỏi, phụ đạo VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 212-216 ISSN: 2354-0753 213 HS yếu, kém; công tác hướng nghiệp cho HS được phân luồng có hiệu quả. Ngành đã hoàn thành việc xây dựng chương trình hành động về phát triển giáo dục của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015-2020. Xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang là một xã vùng cao, cách xa trung tâm huyện 12 km. Có địa hình khá phức tạp với độ dốc cao, giao thông đi lại khó khăn. Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Chiến Phố nằm ở trung tâm xã Chiến Phố. 2.1.1. Những kết quả đạt được Nhìn chung, chất lượng giáo dục của Trường trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực. - Về quy mô trường lớp: + Năm học 2016-2017, Trường có 8 lớp với 192 HS. Trong đó: Khối 6: 02 lớp = 52 HS, nữ 33; Khối 7: 02 lớp = 51 HS, nữ 36; Khối 8: 02 lớp = 48 HS, nữ 21; Khối 9: 02 lớp = 41 HS, nữ 29. + Năm học 2017-2018: Trường có 8 lớp với 214 HS, tăng 22 em. Trong đó: Khối 6: 02 lớp = 63 HS, nữ 43; Khối 7: 02 lớp = 58 HS, nữ 36; Khối 8: 02 lớp = 52 HS, nữ 40; Khối 9: 02 lớp = 41 HS, nữ 30. + Năm học 2018-2019 (Học kì I): Trường có 8 lớp với 273 HS, tăng 59 em. Trong đó: Khối 6: 02 lớp = 73 HS, nữ 33; Khối 7: 02 lớp = 74 HS, nữ 36; Khối 8: 02 lớp = 66 HS, nữ 21; Khối 9: 02 lớp = 60 HS, nữ 29. - Tỉ lệ huy động HS trong độ tuổi đến trường: + Năm học 2016-2017 là 91%; Năm học 2017-2018 là 95% (tăng 4,0% so với năm trước); Năm học 2018-2019 là 99,7% (tăng 4,7% so với năm trước). - Chất lượng đội ngũ GV, cán bộ quản lí và HS được thể hiện ở các bảng sau: Bảng 1. Chất lượng đội ngũ cán bộ, GV Năm học Danh hiệu tập thể nhà trường Số cá nhân đạt danh hiệu thi đua Danh hiệu GV giỏi các cấp Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp trường 2016-2017 Tập thể Lao động tiên tiến 01 04 02 07 09 2017-2018 Tập thể Lao động xuất sắc 01 06 01 07 11 2018-2019 Tập thể Lao động xuất sắc 01 07 02 08 13 2019-2020 (Học kì I) Chưa thống kê Nguồn: Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì (2016, 2017, 2018) Bảng 2. Chất lượng HS Năm học HS giỏi các cấp Chất lượng hai mặt giáo dục Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp trường Hạnh kiểm (%) Học lực (%) Tốt Khá Trung bình Khá, giỏi Trung bình Yếu 2016-2017 05 20 81 54,9 36,6 8,5 53,2 41,9 4,8 2017-2018 05 32 87 54,4 32,7 12,9 57,3 39,1 3,6 2018-2019 05 36 88 60,5 30,9 8,6 59,0 38,1 2,9 2019-2020 (Học kì I) 02 25 90 55,5 37,0 7,5 56,0 41,2 2,8 Nguồn: Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì (2016, 2017, 2018) Trường thực hiện đúng, đủ chương trình, kế hoạch dạy học các môn theo chuẩn các môn học, hoạt động giáo dục; đẩy mạnh công tác xây dựng kế hoạch, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí giảng dạy; tổ chức cán bộ quản lí, GV tích cực tham gia tập huấn, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp Các thành tích đạt được là do trong các năm học qua, Nhà trường đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và các ban ngành, đoàn thể xã Chiến Phố cũng như sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Phòng GD-ĐT huyện Hoàng Su Phì; các kế hoạch và chỉ tiêu của Phòng GD-ĐT, của trường đề ra đều thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ, đảm bảo thời gian; sự nhiệt tình của cán bộ GV trong trường và sự chỉ đạo sát sao, nhiệt tình, sáng tạo của Ban Giám hiệu nhà trường. Toàn trường có 145 HS ăn, ở bán trú. Đời sống của đồng bào nhân dân ngày một đi lên, một số bậc phụ huynh HS đã hiểu được việc đi học đem lại lợi ích cho chính bản thân và cho xã hội. Đội ngũ GV tương đối đầy đủ về số VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 212-216 ISSN: 2354-0753 214 lượng, chất lượng. Trang thiết bị và đồ dùng dạy học được trang cấp từ những năm trước tương đối đầy đủ, chất lượng HS ngày được nâng cao hơn so với năm học trước. 2.1.2. Những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục - Về phía nhà trường: Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy tuy đã được đầu tư song còn thiếu và lạc hậu so với yêu cầu hiện nay. Chi bộ, Ban Giám hiệu Nhà trường thực hiện công tác lãnh đạo, quản trị hoạt động dạy học, giáo dục đôi lúc chưa thống nhất, phân công nhiệm vụ chưa hợp lí, chưa khoa học. Việc cấp kinh phí cho Nhà trường tuy đã kịp thời, song phần kinh phí dành chi cho các hoạt động chuyên môn còn hạn hẹp, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tế. - Về phía cán bộ, GV: Năng lực của một bộ phận cán bộ, GV còn bất cập, chưa theo kịp với những yêu cầu và nhiệm vụ mới, việc thực thi công vụ còn lúng túng, trình độ ngoại ngữ, tin học còn nhiều hạn chế. Năng lực và kĩ năng của cán bộ quản lí, GV còn nhiều bất cập, yếu nhất là việc xây dựng chiến lược chưa có tầm nhìn tổng thể. Các chương trình, kế hoạch, đề án giáo dục chưa được thiết kế theo hướng tổng thể, đồng bộ; việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục ở cơ sở cũng chưa sát với thực tế; quản lí chuyên môn còn nặng về tính hành chính, ít chiều sâu chuyên môn, chỉ đạo theo kiểu phong trào, nặng tính hình thức. Một bộ phận cán bộ chưa thực sự chuyên tâm với nghề; khả năng tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện động viên các nhân tố mới, việc ứng dụng các phương pháp quản lí giáo dục hiện đại còn hạn chế. Một số GV tuổi đời còn trẻ, chưa có kinh nghiệm thực tế trong công tác giảng dạy, chưa thực sự nhiệt huyết và có trách nhiệm với công việc được giao. Đa số GV đứng lớp giảng dạy phải kiêm thêm công việc quản lí HS nội trú nên thời gian bị chi phối nhiều, ảnh hưởng đến chuyên môn. - Về phía HS: Do đa số HS là con em các dân tộc ít người nên còn rụt rè, nhận thức chưa đồng đều, một số em còn chưa có ý thức tự giác trong việc học tập và rèn luyện đạo đức, chưa hiểu hết về ý nghĩa và vai trò của việc học tập. Vẫn còn một số HS xếp loại học lực yếu. Một số HS kiến thức ở cấp tiểu học còn rỗng nên khi học lên THCS các em chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Một số gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn nên còn phó mặc cho nhà trường trong việc chăm sóc và giáo dục HS. Nguyên nhân của những hạn chế: - Về công tác quản lí: Công tác quản lí, điều hành giữa chi bộ và Ban Giám hiệu đôi lúc còn chưa thống nhất, chưa quyết liệt, hoặc bị buông lỏng. - Về chương trình và hoạt động giáo dục: Nội dung chương trình, sách giáo khoa còn một số yếu tố chưa phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền. Đồ dùng học tập, sách tham khảo của HS, cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn, khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học của GV và HS. Nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách quản sinh, dẫn đến tình trạng GV ngoài việc giảng dạy còn phải kiêm nhiệm thêm công tác quản sinh và nhiều công việc khác nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chuyên môn. - Về trang thiết bị, cơ sở vật chất: Mặc dù đã nhận được sự đầu tư của các cấp, ngành, song đến thời điểm hiện tại, Nhà trường vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định về cơ sở vật chất như: chưa có các phòng học chức năng, chưa có nhà công vụ dành cho GV, nguồn nước để phục vụ cho sinh hoạt của HS không ổn định. - Về chất lượng HS: Trình độ dân trí của HS nói chung còn thấp, chưa đồng đều, nhận thức của đa số HS còn chậm. - Về sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có lúc chưa tốt, bị ảnh hưởng của phong tục, tập quán địa phương. - Về điều kiện sống: Người dân sống rải rác, cách xa nhau. Cả xã có hai dân tộc anh em chung sống (dân tộc Mông và Nùng). Nền kinh tế chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, tự cung tự cấp. Địa hình sạt lở thường xuyên, gây bất lợi cho GV, HS khi đến trường, tiếng phổ thông của các bậc phụ huynh còn hạn chế. Do điều kiện tự nhiên chia cắt, KT-XH chậm phát triển nên người dân ở đây chủ yếu sản xuất và tiêu thụ theo lối tự cung, tự cấp. Đôi khi gặp phải tình trạng thiếu lương thực vì đất luôn sạt lở, người dân phải chuyển lên trên các triền đồi bạc màu nên việc trồng lúa và hoa màu không cho năng suất cao. Trẻ em ít đi học, chủ yếu phải ở nhà phụ giúp cha mẹ. Hơn một nửa các thôn trong xã cách trường từ 8 km trở lên, thậm chí có thôn cách trường 15-20 km, HS phải đi bộ qua suối, đèo mới đến được trường. 2.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang 2.2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 212-216 ISSN: 2354-0753 215 Về phía chi bộ, xây dựng kế hoạch triển khai kịp thời sâu rộng mọi chỉ thị của Đảng và Nhà nước, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng tới toàn thể cán bộ, GV và HS thông qua các hoạt động ngoại khóa, các buổi chào cờ hoặc các dịp tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học như ngày 02/9, 20/11, 22/12, 08/3, 30/4, 01/5. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên phụ trách các hoạt động của Nhà trường như: công tác quản sinh, công tác chủ nhiệm, chi đoàn trường, tổ chuyên môn, công đoàn trường, liên đội, để các đảng viên phát huy vai trò tiên phong của mình trong các hoạt động quản lí, giáo dục HS. Ban Giám hiệu đưa ra kế hoạch gắn liền với việc giáo dục đạo đức HS từng tháng theo các chủ điểm; giao cho Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phối hợp với các tổ chuyên môn triển khai thực hiện. Phấn đấu 100% cán bộ, GV chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục củng cố và phát huy các thành quả đã đạt được trong mọi mặt công tác, đổi mới phương pháp giáo dục, cách thức quản lí. Chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản hướng dẫn của Phòng, Sở và Bộ GD-ĐT về thực hiện nhiệm vụ và biên chế năm học. Tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục theo tinh thần Chỉ thị số 40/2004/CT-TW của Ban Bí thư, tiếp tục thực hiện sâu rộng cuộc vận động “Dân chủ - kỉ cương - tình thương và trách nhiệm” trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. 2.2.2. Nâng cao năng lực, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tập trung công tác nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, nâng cao hơn nữa chất lượng các giờ dạy và công tác chủ nhiệm. Thực hiện tốt cuộc vận động hai không, với bốn nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp. Phấn đấu mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức và tinh thần tự học. Duy trì và giữ vững thành quả phổ cập giáo dục THCS đã được công nhận từ những năm trước. GV chủ nhiệm là người trực tiếp quản lí HS, gần gũi, gắn bó, dễ tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của các em. Vì thế, để làm tốt công tác giáo dục cho HS thì cán bộ quản lí cần phải làm tốt các công việc sau: - Cán bộ quản lí phải chọn, phân công được những GV chủ nhiệm vững vàng về lập trường chính trị tư tưởng, có phẩm chất tốt, có kinh nghiệm, yêu nghề, năng động, thương yêu HS, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục; cần quan tâm đến GV là người địa phương. - Có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ GV chủ nhiệm để nắm vững được nhiệm vụ, quyền hạn và giúp họ thấy được vai trò, trách nhiệm của mình để có kế hoạch cụ thể, phù hợp trong công tác chủ nhiệm lớp; biết kết hợp với GV bộ môn, Ban Cán sự lớp và Ban Đại diện cha mẹ HS để theo dõi, giúp đỡ kịp thời, điều chỉnh, uốn nắn HS. - Thành lập tổ GV chủ nhiệm, tổ chức hội nghị GV chủ nhiệm để trao đổi và học tập lẫn nhau. Coi trọng công tác học tập kinh nghiệm với các trường bạn để nâng cao năng lực chủ nhiệm. - Yêu cầu GV chủ nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với Ban Chấp hành Đoàn trường để kịp thời uốn nắn, xử lí nghiêm minh những HS vi phạm nội quy, quy định của trường như: đi học muộn, trốn học, trang phục không đúng quy định - Yêu cầu GV chủ nhiệm báo cáo hằng tháng trong cuộc họp thường kì của Nhà trường nhằm thông tin hai chiều về những điểm tích cực cũng như tồn tại, hạn chế của HS về kết quả học tập và rèn luyện cũng như tâm tư nguyện vọng của các em. - Kịp thời đánh giá, xếp loại, khen thưởng những GV chủ nhiệm làm tốt, bên cạnh đó cũng nhắc nhở những GV chủ nhiệm nào chưa hoàn thành công tác chủ nhiệm của mình. 2.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất trường học theo hướng hiện đại hóa Đầu tư và kêu gọi các nguồn lực xã hội đầu tư cho nhà trường. Vận động nhân dân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm xây dựng quỹ giáo dục, ủng hộ vật chất xây dựng nhà trường. Sử dụng hợp lí và có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Tham mưu với cấp có thẩm quyền trong việc đề nghị xây nhà công vụ cho cán bộ, GV để thuận lợi cho việc quản lí HS. Tăng cường tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường; tổ chức thực hiện tốt phong trào sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học tự tạo và được trang cấp, tránh tình trạng dạy chay, học chay. Chú trọng công tác bồi dưỡng HS giỏi ngay từ đầu năm học. Công tác xã hội hóa giáo dục cần được phát huy hiệu quả hơn nữa. Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài, với Ban Đại diện cha mẹ HS, với gia đình HS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Huy động mọi nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của trường ngày càng phát triển. Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lí giáo dục, thực hiện cải cách hành chính, xây dựng kế hoạch hoạt động của Nhà trường phù hợp với thực tế; sử dụng hợp lí, có hiệu quả nguồn ngân sách (khi được giao) trong năm học. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 212-216 ISSN: 2354-0753 216 2.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa Thăm lớp, dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn định kì 1 đến 2 lần/tháng đối với mỗi cán bộ, GV. Tổ chức các hội thảo chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề cho từng khối lớp, từng phân môn, chuyên đề sử dụng đồ dùng dạy học. Sau mỗi chuyên đề có sơ kết, nhận xét rút kinh nghiệm. Đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy, yêu cầu mỗi GV bộ môn phải xây dựng và thực hiện ít nhất 02 tiết dạy trên máy chiếu và phần mềm PowerPoint trong mỗi học kì. Tổ chức tốt các đợt thi GV giỏi cấp trường, khuyến khích GV và HS sáng tạo tự làm đồ dùng dạy học. Phát huy vai trò nòng cốt của các đoàn thể trong nhà trường. Triển khai và làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp cho HS, chú trọng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và công tác thi đua khen thưởng trong Nhà trường, thực hiện kỉ luật nghiêm minh, đảm bảo tính giáo dục. 2.2.5. Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội Hoạt động giáo dục HS là nhiệm vụ của toàn xã hội, vì vậy, rất cần có sự phối kết hợp của các tổ chức xã hội, trong đó các nhà quản lí giáo dục cần phải thực hiện: - Thành lập và tổ chức hoạt động có hiệu quả Ban Đại diện cha mẹ HS. Hằng tuần, Ban Đại diện cha mẹ HS cùng với Ban Giám hiệu và GV chủ nhiệm theo dõi, chia sẻ thông tin về tình hình học tập, rèn luyện của HS, kịp thời thông báo tới từng gia đình để cùng phối hợp giáo dục. - Thực hiện tốt việc xây dựng cam kết giữa HS - nhà trường - gia đình - xã hội. - Xây dựng đề án an ninh trường học kết hợp với an ninh địa phương có HS học tại trường. Kịp thời thông báo những hiện tượng HS vi phạm và có
Tài liệu liên quan