Tiểu luận Các điểm nóng khu vực Nam Á

Trước hết chúng ta hãy trả lời cho câu hỏi, điểm nóng là gì? Điểm nóng trong ngôn từ của khoa học chính trị được dùng để chỉ những nơi bất ổn về chính trị, an ninh trên toàn thế giới, thường được thể hiện dưới hình thức xung đột quân sự của không dưới hai chủ thể trở lên. Ngày nay càng ngày càng có nhiều điểm nóng có sự tham gia của ba chủ thể trở lên, dẫn đến khả năng quốc tế hoá của các điểm nóng này, làm tăng hệ quả nghiêm trọng của các điểm nóng này. Có hai khái niệm về điểm nóng: - Điểm nóng hiện hữu: là điểm nóng luôn luôn tồn tại, dù có lúc biểu hiện ở mức độ, hình thức khác nhau nhưng vẫn luôn luôn nóng, xung đột quân sự có thể bùng lên bất cứ lúc nào. Ví dụ: khi được hỏi bất cứ người dân nào trên thế giới về điểm nóng, chúng ta có thể dễ nhận được những câu trả lời như Trung Đông, eo Malacca, Somali, Afghanistan, Iraq - Điểm nóng di động: là điểm nóng đột nhiên xuất hiện khiến quốc gia hoặc khu vực được coi là ổn định bỗng nhiên trở thành điểm nóng. Ví dụ: nước Mỹ được phương Tây coi là quốc gia của tự do, dân chủ, an toàn, an ninh, song mọi chuyện thay đổi sau khi Mỹ bất ngờ bị tấn công vào trung tâm trong vụ khủng bố 11 tháng 9 năm 2003. Nước Mỹ khi ấy cũng trở nên “dễ bị tổn thương” hơn bao giờ hết, cũng được coi là “điểm nóng”. Những khái niệm truyền thống về điểm nóng là phải ở những khu vực chậm phát triển về kinh tế, đầy mâu thuẫn văn hoá và tôn giáo đã thay đổi. Thế giới toàn cầu hoá và tuỳ thuộc lẫn nhau làm cho ngay cả những quốc gia được cho là “siêu cường” tại một thời điểm nào đó cũng khó bảo đảm an ninh cho công dân của mình, cũng có thể trở thành điểm nóng.

pdf22 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3216 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Các điểm nóng khu vực Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các điểm nóng khu vực Nam Á 1 Tiểu luận Các điểm nóng khu vực Nam Á An ninh quốc tế 2 * Khái quát chung về điểm nóng Trước hết chúng ta hãy trả lời cho câu hỏi, điểm nóng là gì? Điểm nóng trong ngôn từ của khoa học chính trị được dùng để chỉ những nơi bất ổn về chính trị, an ninh trên toàn thế giới, thường được thể hiện dưới hình thức xung đột quân sự của không dưới hai chủ thể trở lên. Ngày nay càng ngày càng có nhiều điểm nóng có sự tham gia của ba chủ thể trở lên, dẫn đến khả năng quốc tế hoá của các điểm nóng này, làm tăng hệ quả nghiêm trọng của các điểm nóng này. Có hai khái niệm về điểm nóng: - Điểm nóng hiện hữu: là điểm nóng luôn luôn tồn tại, dù có lúc biểu hiện ở mức độ, hình thức khác nhau nhưng vẫn luôn luôn nóng, xung đột quân sự có thể bùng lên bất cứ lúc nào. Ví dụ: khi được hỏi bất cứ người dân nào trên thế giới về điểm nóng, chúng ta có thể dễ nhận được những câu trả lời như Trung Đông, eo Malacca, Somali, Afghanistan, Iraq - Điểm nóng di động: là điểm nóng đột nhiên xuất hiện khiến quốc gia hoặc khu vực được coi là ổn định bỗng nhiên trở thành điểm nóng. Ví dụ: nước Mỹ được phương Tây coi là quốc gia của tự do, dân chủ, an toàn, an ninh, song mọi chuyện thay đổi sau khi Mỹ bất ngờ bị tấn công vào trung tâm trong vụ khủng bố 11 tháng 9 năm 2003. Nước Mỹ khi ấy cũng trở nên “dễ bị tổn thương” hơn bao giờ hết, cũng được coi là “điểm nóng”. Những khái niệm truyền thống về điểm nóng là phải ở những khu vực chậm phát triển về kinh tế, đầy mâu thuẫn văn hoá và tôn giáo đã thay đổi. Thế giới toàn cầu hoá và tuỳ thuộc lẫn nhau làm cho ngay cả những quốc gia được cho là “siêu cường” tại một thời điểm nào đó cũng khó bảo đảm an ninh cho công dân của mình, cũng có thể trở thành điểm nóng. Các điểm nóng trên thế giới sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, đa dạng về hình thức, phức tạp về chủ thể, nguyên nhân bùng phát, thời điểm bùng phát, nhưng có đặc điểm chung là không chỉ dừng lại ở vấn đề quân sự mà còn liên quan đến nhiều vấn đề như kinh tế, văn hoá, thương mại Xung đột thương mại, xung đột giữa các nền văn minh khiến các chủ thể quan hệ quốc tế nảy sinh mâu thuẫn với nhau biến một điểm thành điểm nóng không còn là vấn đề quá xa lạ trong quan hệ quốc tế đương đại. Nam Á còn được nói đến như là tiểu lục địa Ấn Độ, bao gồm các quốc gia Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bhutan, Bangladesh, Sri Lanka và Maldives. Đi sâu vào điểm nóng Nam Á, chúng tôi sẽ khảo sát điểm nóng này theo 3 tầng nấc: Thứ nhất, tại sao Nam Á lại nóng. Thứ hai, mức độ nóng của Nam Á. Thứ ba, các hình thức kiểm soát điểm nóng này. 1. Tại sao Nam Á lại nóng? Nguyên nhân Nam Á nóng được khảo sát dưới hai tầng nguyên nhân: Các điểm nóng khu vực Nam Á 3 - Nguyên nhân từ bên trong: + Nam Á mang vị trí địa chính trị do nằm ở trung tâm của các lục địa và đại dương lớn trên thế giới, tuy không có nguồn tài nguyên thiên nhiên gây tranh giành giữa các nước lớn như dầu mỏ nhưng do vị trí nằm gần các khu vực nổi tiếng là điểm nóng khác như Trung Đông, Kapkaz, Myanmar nên không tránh khỏi bị ảnh hưởng từ các điểm nóng này và dễ trở thành nơ để các nước lớn thi hành chính sách lôi kéo, gây ảnh hưởng nhằm tối ưu lợi thế ở các điểm nóng gần đó. + Nam Á có sự hiện diện và giao thoa của nhiều nền văn hoá với các tôn giáo khác nhau, thậm chí thù địch với nhau, dẫn đến xung đột tôn giáo bên trong những quốc gia Nam Á và giữa các quốc gia Nam Á với nhau xảy ra hầu như hàng ngày. Thời đại ngày nay khi mà có ý kiến cho rằng chia thế giới thành các khu vực cùng nền văn minh chứ không phải theo khái niệm trình độ phát triển kinh tế hay là chế độ chính trị thì xung đột giữa các nền văn minh ở Nam Á cũng là nguyên nhân đáng kể khiến khu vực này luôn bất ổn, luôn là điểm nóng. Tiêu biểu là mâu thuẫn giữa đạo Hồi và những tôn giáo còn lại trong khu vực như đạo Hindu, Thiên Chúa Giáo, đạo Judai, đạo Sikh, đạo phật Đạo Hồi có mặt ở Pakistan cùng với sự có mặt của các thương gia Arập và quân đội Hồi giáo của người Arập tiến vào xâm chiếm lãnh thổ tây bắc Ấn Độ từ thế kỷ XII. Trong suốt quá trình du nhập, tồn tại và phát triển, đạo Hồi ở Ấn Độ đã khẳng định vị thế của mình trong khu vực với những đặc trưng văn hoá riêng biệt. Trước Chiến tranh thế giới lần thứ II, trong lãnh thổ Ấn Độ, số tín đồ Hồi giáo có trên 100 triệu người sống chủ yếu ở khu vực tây bắc (tức Pakistan ngày nay) và đông bắc (tức Bangladesh ngày nay). Một số nhỏ sống rải rác, xen lẫn với người theo Ấn Độ giáo. + Đa số các quốc gia Nam Á có chung quá khứ từng là các nước bị thực dân hoá vì thế những mâu thuẫn do chế độ thực dân để lại trong mỗi nước giờ đây lại trở thành nguyên nhân khiến các nước xung đột với nhau, biến Nam Á trở thành điểm nóng. Hệ quả nhãn tiền của chế độ thực dân là mâu thuẫn biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia láng giềng với nhau, tuy nhiên, sâu sa hơn ở bên trong nền chính trị mỗi quốc gia. Các quốc gia từng có quá khứ chiến đấu giành độc lập thì quân đội thường có vị trí quan trọng trong nền chính trường quốc gia này, ảnh hưởng là những chính sách của các quốc gia này thường mang tính độc tài và phi dân chủ, gây ra mâu thuẫn giữa các lực lượng dân chủ và phản dân chủ tạo ra tình trạng bất ổn bên trong mỗi quốc gia. Những điều trên sẽ được phân tích kỹ hơn trong ví dụ về Ấn Độ - Pakistan – Bangladesh dưới đây. Ở cặp ba quan hệ này, các yếu tố về văn hoá, tôn giáo, hậu quả của chế độ thực dân đều thể hiện rất rõ nét. An ninh quốc tế 4 + Một nguyên nhân hết sức đặc trưng của khu vực này là trong số 7 quốc gia trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân thì khu vực này có tới 2 đại diện, đặc biệt là hai quốc gia láng giềng vốn có quan hệ không mấy gì mặn nồng, thậm chí đã từng nhiều thời điểm trên bờ vực chiến tranh. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến hoà bình và an ninh của khu vực cũng như trên thế giới mà còn tăng hai nguy cơ cực nguy hiểm nữa là chạy đua vũ trang và buôn bán vũ khí, nhất là vũ khí hạt nhân. Vũ khí hạt nhân nằm trong trên một điểm nóng khiến cho điểm nóng ấy có thể bùng phát thành đống lửa chiến tranh bất cứ lúc nào. - Nguyên nhân bên ngoài: + Trong quá khứ là ảnh hưởng của các đế quốc thực dân lên khu vực, tạo ra các mâu thuẫn trong lòng các quốc gia bị thực dân hoá. Ví dụ điển hình là trường hợp chính sách "chia để trị" của Anh. Trong suốt quá trình đô hộ Ấn Độ, nước Anh đã thi hành chính sách "chia để trị" cực kỳ hiểm độc, từng bước phá vỡ khối đoàn kết của phong trào giải phóng dân tộc do đảng Quốc đại của Mohandas Gandhi và Liên đoàn Hồi giáo của Mohammad Ali Ginna lãnh đạo. Nước Anh khuyến khích Liên đoàn Hồi giáo chống lại đảng Quốc đại, ủng hộ tư tưởng ly khai và xúc tiến việc thành lập nhà nước riêng của người theo đạo Hồi. Trước sức ép của Anh, đảng Quốc đại buộc phải nhượng bộ và chấp nhận chia cắt đất nước bằng Hiệp định ngày 14/8/1947 giữa đảng Quốc đại với Liên đoàn Hồi giáo và Chính phủ Anh. Ngày 14/8/1947 được coi là ngày độc lập của Ấn Độ và Pakistan . Trong hiệp định ba bên hay “đạo luật về nền độc lập của Ấn Độ”, Anh đã cố tình đưa vào nhiều nhân tố gây mất ổn định về lâu dài ở vùng đất này. Các bên tham gia ký kết đồng ý cho phép lãnh vương một số công quốc được quyền quyết định gia nhập vào một trong hai nhà nước trên. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan hàng chục năm nay ở Kashmir ( Kashmir là 1 trong 601 công quốc ở Nam Á). Thứ nữa là, Anh cố tình chia đất nước Pakistan làm hai phần, Đông Pakistan (nay là Bangladesh) và Tây Pakistan (Pakistan ngày nay) cách nhau 1.600 km và buộc phải đi qua lãnh thổ Ấn Độ. Xứ Punjab và xứ Bengal cũng bị chia cho mỗi nước một nửa. Việc phân chia trên đã làm nảy sinh nhiều phức tạp trong quan hệ giữa hai nước đến nay vẫn chưa giải quyết được. + Hiện nay, dưới danh nghĩa cuộc chiến tranh chống khủng bố, Mỹ đang dùng “cây gậy và củ cà rốt” để tăng cường ảnh hưởng trong khu vực bằng hình thức “xuất khẩu dân chủ” và tiêu diệt khủng bố, để tạo lợi thế cho cuộc truy bắt tàn quân Taliban đang ẩn náu trên lãnh thổ Pakistan. Tuy nhiên, hiệu quả của các chiến dịch này không theo mong đợi làm cho tình hình khu vực không những không bớt nóng mà ngày càng nóng hơn. Như vậy, vô tình trở thành một mắt xích trong các chiến lược toàn cầu của Mỹ cũng là một nguyên nhân khiến khu vực thêm bất ổn. Các điểm nóng khu vực Nam Á 5 2. Nóng như thế nào? Ở phần này chúng tôi sẽ phân tích 4 cases đặc biệt về bất ổn trong khu vực đó là Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanca và Afghanistan để minh chứng cho mức độ nóng của khu vực này. 2.1. Xung đột Ấn Độ - Pakistan Pakistan xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 14 tháng 8 năm 1947, sau cuộc đấu tranh của những người Hồi giáo tại Nam Á để thoát khỏi sự cai trị của Đế quốc Anh. Pakistan có nền văn minh Ấn Hà phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm. Trước ngày độc lập, Pakistan là một bộ phận trong tiểu lục địa Ấn Độ thuộc Anh. Sau Thế chiến thứ hai, Anh trao trả độc lập cho tiểu lục địa và chia tiểu lục địa thành hai quốc gia, Ấn Độ và Pakistan, dựa trên cơ sở tôn giáo: Hồi giáo ở Tây Pakistan và Đông Pakistan - cách xa nhau hơn 1900 km - và Ấn Độ giáo (Hindu) ở Ấn Độ. Năm 1971, Đông Pakistan tách ra thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Bangladesh. Từ đó lãnh thổ Pakistan chỉ còn ở miền tây. Xung đột Ấn Độ - Pakistan bắt đấu ngay từ khi Anh tách tiểu lục địa Ấn Độ làm hai. Sau đây là những thời điểm thăng trầm trong quan hệ giữa hai nước: 1947 - Sau Chiến tranh Thế giới Thứ II, Anh trao trả độc lập cho tiểu lục địa Ấn Độ và chia tiểu lục địa thành hai quốc gia Ấn Độ và Pakistan - dựa trên cơ sở tôn giáo: Hồi giáo ở Tây Pakistan và Đông Pakistan (cách xa nhau hơn 1600 km) và Ấn Độ giáo (đạo Hinđu) ở Ấn Độ. Việc này đã châm ngòi cho một trong những cuộc di cư lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại. 1947/1948 - Ấn Độ và Pakistan bước vào cuộc chiến đầu tiên do tranh chấp xung quanh khu vực Kashmir ở dãy Himalaya. Cuộc chiến kết thúc với thoả thuận ngừng bắn và nghị quyết do Liên Hợp Quốc dàn xếp tìm kiếm một cuộc trưng cầu ý dân cho người dân ở Jammu và Kashmir quyết định liệu sẽ trở thành một phần của Ấn Độ hay một phần của Pakistan. 1965 - Ấn Độ và Pakistan bước vào cuộc chiến thứ hai vì tranh chấp Kashmir. Chiến tranh kết thúc sau khi Liên Hợp Quốc kêu gọi ngừng bắn. 1971 - Pakistan và Ấn Độ chiến tranh lần thứ ba vì khu vực Đông Pakistan. Đông Pakistan tách ra thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Bangladesh. Từ đó, lãnh thổ Pakistan chỉ còn ở miền Tây. 1972 – Thủ tướng Pakistan Zulfikar Ali Bhutto và Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi ký thoả thuận ở thị trấn Simla của Ấn Độ để đặt ra những quy tắc cho quan hệ hai nước. 1974 - Ấn Độ cho thử thiết bị hạt nhân đầu tiên. An ninh quốc tế 6 1990 - Ấn Độ bắt đầu cáo buộc Pakistan vũ trang và cử những phần tử Hồi giáo vào khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Pakistan phủ nhận cáo buộc. Tháng 5/1998 - Ấn Độ tiến hành 5 vụ thử hạt nhân và tuyên bố kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân. Đáp lại, Pakistan tuyên bố tiến hành 6 vụ thử. 1999 - Hai nước đứng bên bờ vực cuộc chiến thứ tư sau khi Ấn Độ phát động chiến dịch lớn nhằm vào những người Pakistan xâm nhập vào khu vực núi ở Kargil thuộc khu vực Kashmir của Ấn Độ. 2001 - Vào tháng 12, khủng bố tấn công Quốc hội Ấn Độ. 14 người, trong đó có 5 kẻ tấn công, đã thiệt mạng. Ấn Độ cáo buộc các nhóm khủng bố người Kashmir có trụ sở ở Pakistan và Lashkar-e-Taiba và Jaish-e-Mohammad là thủ phạm. Hàng nghìn binh sĩ đã đối đầu nhau ở biên giới sau vụ này. 2003 - Pakistan tuyên bố ngừng bắn dọc biên giới kiểm soát ở Kashmir, Ấn Độ hoan nghênh động thái này. 2004 - Hai nước khởi động tiến trình hoà bình mà sau đó đã cải thiện quan hệ về ngoại giao, thể thao, thương mại, nhưng không đạt được tiến bộ trong vấn đề Kashmir. Tiến trình hoà bình bế tắc sau các vụ đánh bom nhằm vào Ấn Độ. 2008 - Hồi tháng 7, Ấn Độ cho rằng Cơ quan Tình báo Pakistan (ISI) đứng sau vụ tấn công sứ quán Ấn Độ ở thủ đô Kabul của Afghanistan làm 58 người chết. Khái lược như vậy hoàn toàn có thể dễ dàng nhận ra xung đột Ấn Độ - Pakistan có nét tương đồng với xung đột Israel – Palestin, đó là về lịch sử, vùng đất này vốn là một quốc gia, về sau bị chia tách dưới ảnh hưởng của nước lớn và bị lợi dụng xung đột vì lợi ích quốc gia, trở thành điểm nóng trên thế giới. Xét về điểm nóng này, người viết xin để cấp đến hai khía cạnh – nội tại quan hệ giữa hai quốc gia vốn là một này và vai trò, sự can thiệp của các nước lớn. Nhân tố nội tại ở đây trước hết là vai trò của tôn giáo – niềm tin, một bên là Hồi giáo, một bên là Hindu; tuy nhiên đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, thực chất ở đây chính là sự nghi kỵ quốc gia được duy trì bởi các nhà lãnh đạo. cả Ấn Độ và Pakistan đều coi sự tồn tại của quốc gia kia là tiềm ẩn nguy cơ an ninh của mình, và cả hai cùng sa vào vòng luẩn quẩn của chạy đua vũ trang, vũ khí hạt nhân Ngoài ra vai trò của các nước lớn trong xung đột này khá rõ nét. Trước hết là vai trò của Anh – nước đế quốc cũ đã tách tiểu lục địa này ra làm hai; hiện tại là vai trò của Mỹ tại Ấn Độ (muốn tạo Ấn Độ thành đối trọng của trung Quốc tại phía tây) và vai trò của Trung Quốc lên Pakistan (biến Pakistan thành đối trọng của Ấn Độ). Các điểm nóng khu vực Nam Á 7 Hoàn toàn khó dự báo tương lai sáng sủa cho sự hợp tác thực sự giữa hai quốc gia này, khi mà cả về nhân tố nội tại lẫn yếu tố bên ngoài đều có tác động tiêu cực đến sự hòa giải. Tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ và Pakistan vẫn phải gánh chịu thiệt thòi nhất khi tự biến mình thành triến trận thử nghiệm cho các ông lớn thi thố.  Nếu không có sự can thiệp của cộng đồng quốc tế, chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngày nay, Nam Á vẫn là một khu vực nóng của thế giới về xung đột vũ trang mang màu sắc tôn giáo, sắc tộc. Pakistan vẫn là một “kho thuốc súng” không an toàn, và trong “kho thuốc súng” ấy có cả vũ khí hạt nhân. Sau những gì đã và đang diễn ra trên chính trường Pakistan, nhất là sau vụ bà Bennazia Bhutto bị sát hại và trước cuộc bầu cử Quốc hội đầu năm 2008, cộng đồng quốc tế càng mất niềm tin vào nền an ninh của Pakistan. Nếu một thế lực Hồi giáo cực đoan (giống như Taliban) giành được chính quyền thì không biết điều gì sẽ đến với sự ổn định của nước này. Năm 1947, theo Hiệp định ba bên về nền độc lập của Ấn Độ, đã có 6 triệu tín đồ Hồi giáo nhập cư vào Pakistan. Năm 1972, Nhà nước Bangladesh được thành lập, toàn bộ tín đồ đạo Hồi ở Đông Pakistan đã trở thành công dân của một quốc gia mới. Tuy vậy, ngày nay số tín đồ Hồi giáo ở Pakistan vẫn chiếm đa số trong cơ cấu dân số (đông thứ hai thế giới, sau Indonesia ), các tôn giáo khác không đáng kể. Đạo Hồi được coi là quốc đạo ở Pakistan . Là một quốc gia Hồi giáo, đạo Hồi có ảnh hưởng cực kỳ to lớn về mọi mặt trong đời sống xã hội của quốc gia Nam Á này. Điều dư luận quan tâm nhất hiện nay là các phong trào Hồi giáo cực đoan đang phát triển mạnh mẽ cản trở tiến trình dân chủ ở Pakistan . Bằng chứng là, trong nhiều năm gần đây, hàng loạt vụ khủng bố đánh bom liều chết nhằm vào các chính trị gia có tư tưởng thân phương Tây, dẫn đến những cái chết thương tâm cho hàng nghìn người dân vô tội và đẩy đất nước vào các cuộc khủng hoảng chính trị triền miên. Pakistan hiện vẫn là địa bàn hoạt động và là hậu phương vững chắc của tổ chức khủng bố Al- Qaeda, tàn quân Taliban và nhiều tổ chức khủng bố quốc tế khác. Quân đội Pakistan, lực lượng an ninh Afghanistan và liên quân do Mỹ cầm đầu vẫn chưa triệt tiêu được các căn cứ quân sự của Taliban ở khu vực biên giới và không thể ngăn chặn được các vụ khủng bố của Al-Qaeda và các tay súng Hồi giáo khác tại thủ đô Islamabad, thành phố Karachi. Nhiều nhà phân tích cho rằng, đây là cái giá phải trả cho chính sách sai lầm trong nhiều thập niên qua của Chính phủ Pakistan qua nhiều đời tổng thống. Đó là chính sách thân phương Tây, đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, từng nuôi dưỡng phong trào Taliban, An ninh quốc tế 8 một số tổ chức Hồi giáo cực đoan khác trong khu vực và theo đuổi chính sách thù địch với nước Ấn Độ láng giềng. Chính sách thân phương Tây và là đồng minh của Mỹ làm cho xã hội Pakistan bị phân hoá sâu sắc, nảy sinh nhiều luồng tư tưởng khác nhau. Có bộ phận dân cư ủng hộ chính sách thân phương Tây, chủ trương đẩy nhanh tiến trình dân chủ theo mô hình phương Tây. Có bộ phận muốn duy trì các giá trị của đạo Hồi. Bộ phận khác thì mang tư tưởng bài ngoại, kiên quyết chống Mỹ và phương Tây, tẩy chay cái gọi là “tiến trình dân chủ” không phù hợp với các giá trị đạo Hồi. Các vụ biểu tình rầm rộ (do các tổ chức chính trị đối lập nhau tổ chức), các vụ bạo động vũ trang, khủng bố, đánh bom liều chết (do các tổ chức Hồi giáo cực đoan tiến hành) và các vụ đảo chính quân sự (do quân đội tiến hành) liên tiếp nổ ra, khiến an ninh xã hội Pakistan luôn trong trạng thái rối ren. Sau sự kiện 11/9/2001, bị thôi thúc bởi chính sách “cây gậy và củ cà rốt” của Mỹ, Pakistan đã trở thành đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ tại khu vực. Mặc dù có được một số lợi ích khi là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố (Mỹ chi cho Pakistan 10 tỉ USD để chống khủng bố và dân chủ hoá xã hội), nhưng toàn cục, Pakistan mất nhiều hơn. Tình hình chính trị - xã hội ngày càng bất ổn, nhiều lúc vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của chính quyền, buộc Tổng thống P.Musharaff phải ban bố tình trạng khẩn cấp và đặt quân đội, lực lượng an ninh trong tình trạng báo động cao nhất. Các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan, không những không bị triệt tiêu mà còn hoạt động mạnh hơn. Thái độ chống Mỹ và tức giận trước sự bất lực của chính quyền quân sự trong cộng đồng Hồi giáo ngày càng tăng cao. Trong bài viết “Những thách thức đối với châu Á” đăng trên tạp chí American Prospect (Mỹ), tháng 11/2001, nhà phân tích J. Mann từng cảnh báo Pakistan là 2 trong 3 hiểm hoạ của châu Á trong thế kỷ XXI (hiểm hoạ thứ ba thuộc về Indonesia). Tác giả viết: “Nếu xem xét đến tương lai của châu Á thì có thể có 2 khả năng là hiểm hoạ đối với khu vực này và bất kỳ một khả năng nào cũng có thể là sự nối tiếp từ hàng loạt sự kiện sau 11/9/2001. Thứ nhất, là sự buông lỏng quản lý vũ khí hạt nhân ở Pakistan . Tổng thống Musharaff và chính phủ của ông ta với sự ủng hộ chiến dịch chống khủng bố một cách mạnh mẽ mà không được dân chúng chấp nhận sẽ sụp đổ. Pakistan hoặc sẽ đi đến tình trạng hỗn loạn hoặc chính quyền hiện nay sẽ bị thay thế bằng một chính quyền như kiểu Taliban, chính quyền này sẽ kiểm soát quân đội và vũ khí hạt nhân. Các điểm nóng khu vực Nam Á 9 Thứ hai, Musharaff sẽ khiêu chiến với Ấn Độ để giành quyền kiểm soát Kashmir và chiến tranh lần thứ tư giữa hai quốc gia sẽ nổ ra. Cuộc chiến lần này sẽ không giống như những lần trước khi mà cả hai bên đều có vũ khí hạt nhân” . Những gì đang diễn ra dưới bàn tay đạo diễn của Mỹ ở Pakistan , chứng minh dự báo của các nhà phân tích quốc tế đang trở nên hiện thực hơn (ít nhất cũng là đúng cho đến lúc này, khi mà tình hình Pakistan đang bất ổn). Đã đến lúc Mỹ và đồng minh phải xem lại cách thức chống khủng bố và điều chỉnh chiến lược xuất khẩu “dân chủ” đối với các quốc gia Hồi giáo. Nếu không, Mỹ và đồng minh sẽ phải gánh chịu hậu quả do những sai lầm trong chính sách và hành động đối ngoại chính trị cường quyền của họ từ bấy lâu nay ở Pakistan và một số quốc gia khác. (*) Vấn đề Kashmir 2.2. Sri Lanka a. Giới thiệu chung về Sri Lanka Cộng hòa Dân chủ Xã hội chủ nghĩa Sri Lanka, là một đảo quốc với đa số dân theo Phật giáo ở Nam Á, nằm cách khoảng 31 kilômét ngoài khơi bờ biển phía nam Ấn Độ. Dân số Sri Lanka hơn 20 triệu người. Là một đường nối hàng hải chiến lược giữa Tây Á và Đông Nam Á, Sri Lanka từng là trung tâm tôn giáo và văn hóa Phật giáo thời cổ. Một số người d
Tài liệu liên quan