Tiểu luận Điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn (Break-even point) là điểm mà tại đó doanh thu của dự án vừa đủ để trang trải các khoản chi phí bỏ ra để thực hiện dự án. Điểm hòa vốn có thể được phản ánh theo đơn vị hiện vật (sản lượng) hoặc giá trị (doanh thu).

ppt27 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 5773 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Điểm hòa vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỂM HÒA VỐN GV: TS. Nguyễn Thị Việt Hoa SV: Vũ Ngọc Yến Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Lớp DTU308.3 ĐIỂM HÒA VỐN Khái niệm Công thức Mục đích Cách xác định Ý nghĩa Mức hoạt động hòa vốn Phân tích hòa vốn trong lập dự án đầu tư 1. Khái niệm Điểm hòa vốn (Break-even point) là điểm mà tại đó doanh thu của dự án vừa đủ để trang trải các khoản chi phí bỏ ra để thực hiện dự án. Điểm hòa vốn có thể được phản ánh theo đơn vị hiện vật (sản lượng) hoặc giá trị (doanh thu). 2. Công thức TS = TC Trong đó: TS (Total Sales): Tổng doanh thu TC (Total Cost): Tổng chi phí TC = FC (Fixed Cost) + VC (Variable Cost) Điểm hòa vốn biểu thị khối lượng hoạt động, doanh thu, công suất, mức hoạt động mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí.  Doanh nghiệp có thể xác định dự án hoạt động ở mức nào thì doanh thu đủ bù đắp chi phí (và bắt đầu sinh lãi hoặc thua lỗ). 3. Mục đích Xác định điểm hòa vốn nhằm: Thiết lập một mức giá hợp lý. Đạt mục tiêu hiệu quả nhất khi kết hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Xác định thu hút và phân bổ tài chính trong các chiến lược khác nhau trong doanh nghiệp. Sử dụng trong phân tích tính hiệu quả của dự án kinh doanh. 4. Cách xác định điểm hòa vốn Giả thuyết 1 Giả thuyết 2 4. Cách xác định điểm hòa vốn Giả thuyết 1: Doanh thu (TS) và chi phí (TC) có quan hệ tuyến tính với sản lượng (Q) Giá bán sản phẩm (P) không thay đổi  TS = P.Q Chi phí cố định (FC) không thay đổi khi quy mô sản xuất thay đổi Chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm (v) không đổi  VC = v.Q  TC = v.Q + FC Vậy điểm hòa vốn là: TS* = TC*  P.Q* = v.Q* + FC  Q* = FC / (P-v) Sản lượng hòa vốn: Q* = FC / (P-v) Doanh thu hòa vốn: TS* = P.Q* = P.FC / (P-v) = FC / (1-v/P) S, C Q O VC TS FC TC Q* Điểm hòa vốn TS* = TC* Lãi Lỗ Đánh giá (giả thuyết 1) Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán, có ý nghĩa với doanh nghiệp mới đi vào sản xuất hoặc áp dụng công nghệ mới. Nhược điểm: Không sát với thực tế. 4. Cách xác định điểm hòa vốn Giả thuyết 2 Doanh thu và chi phí được biểu diễn dưới dạng những hàm phi tuyến tính với sản lượng Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ tính toán được điểm hòa vốn theo các cách khác nhau. TC TS S, C Q Q1* Q2* O Điểm hòa vốn 1 Điểm hòa vốn 2 Lãi Lỗ Lỗ 5. Ý nghĩa Dự án có điểm hòa vốn càng nhỏ thì khả năng thua lỗ càng nhỏ  hiệu quả dự án càng tốt. Dự án có nhiều phương án, trong đó phương án nào có điểm hòa vốn nhỏ hơn thì được đánh giá cao hơn. Ưu điểm Đưa ra những chỉ tiêu về mức độ hoạt động tối thiểu cần thiết để doanh nghiệp có lợi nhuận. Cho biết sản lượng hoà vốn là bao nhiêu, do đó giúp chủ đầu tư tìm các biện pháp đạt đến điểm hoà vốn trong thời gian ngắn nhất. Hạn chế Không cho biết quy mô lợi nhuận của dự án cũng như hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. Việc phân tích trở nên phức tạp và tính chính xác không cao khi có đầu tư bổ sung thay thế. 6. Mức hoạt động hòa vốn Là mức hoạt động cần thiết mà dự án cần đạt được để hòa vốn (không lỗ, không lãi). Công thức: M = TS* / TST . 100% Trong đó: TS*: Doanh thu hòa vốn TST: Doanh thu lý thuyết Cho biết khả năng phát triển của dự án. M càng nhỏ  độ rủi ro càng thấp, hiệu quả tài chính của dự án càng cao. 7. Phân tích hòa vốn trong lập dự án đầu tư Là 1 công cụ lập kế hoạch trong ngắn hạn kết hợp với các phân tích tài chính và phi tài chính khác. Cho biết số lượng hoặc giá trị hàng hóa cần sản xuất để bù đắp chi phí và bước đầu thu được lợi nhuận. Là 1 phương pháp tốt để đo lường mức độ rủi ro của 1 dự án riêng rẽ. Ưu điểm của phân tích hoà vốn Cho biết doanh nghiệp cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm hoặc sau bao nhiêu thời gian thì bù đắp được những chi phí đã bỏ ra hoặc đạt được lợi nhuận theo dự kiến  các biện pháp để tránh rủi ro và tăng lợi nhuận. Trên cơ sở đó lựa chọn các phương án sản xuất khác nhau hoặc đưa ra các quyết định có tính chiến lược lâu dài như có nên tiếp tục sản xuất hay nhận đơn đặt hàng với giá bán thấp hơn sau khi đã đạt được điểm hoà vốn ... Nhược điểm của phân tích hoà vốn Hầu hết các chi phí trong doanh nghiệp đều rất phức tạp và khó phân chia rành mạch thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Phân tích hoà vốn không quan tâm đến giá trị thời gian của tiền tệ; trong thời gian ngắn nó không gây ảnh hưởng lớn nhưng trong thời gian dài, chi phí và doanh thu phải được thể hiện dưới hình thức giá trị hiện tại. Mô hình phân tích hoà vốn cơ bản đánh giá theo đường thẳng (tức P và v không đổi) nhưng giá bán và chi phí biến đổi của mỗi đơn vị hàng hóa có thể thay đổi theo mức sản xuất. Ví dụ Một công ty điện tử có mức sản lượng 10.000 sản phẩm/năm, giá bán là 340$/sản phẩm. Tổng chi phí hoạt động hằng năm là 3.000.000$, trong đó chi phí cố định là 1.200.000$. Biết rằng doanh nghiệp không có hàng tồn kho và chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với sản lượng. Xác định điểm hòa vốn và mức hoạt động hòa vốn của công ty? Bài giải Q = 10.000, P = 340 TC = 3.000.000$, FC = 1.200.000$ VC = TC – FC = 1.800.000  v = VC / Q = 180 Điểm hòa vốn: Q* = FC / (P-v) = 7.500 (sản phẩm) TS* = P.Q* = 2.550.000 TST = P.Q = 3.400.000 Mức hoạt động hòa vốn: M = TS* / TST . 100% = 75%. Xin chân thành cảm ơn cô giáo & các bạn đã chú ý lắng nghe!
Tài liệu liên quan