Tiểu luận Nghệ thuật lãnh đạo

Lãnh đạo là một chức năng quan trọng của quản trị. Khả năng lãnh đạo có hiệu quả là một trong những chìa khóa quan trọng để trở thành một nhà quản lý giỏi. Tất cả các chức năng quản trị sẽ không thực hiện tốt nếu các nhà quản lý không hiểu được yếu tố con người trong hoạt động của họ và không biết cách lãnh đạo con người để đạt kết quả như mong muốn. Thông qua chức năng lãnh đạo, các nhà quản lý giúp cho mọi người thấy được rằng, con người (người lao động) có thể thỏa mãn được các nhu cầu riêng, sử dụng tiềm năng của họ trong khi đồng thời đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Thực chất của sự lãnh đạo là sự tuân thủ. Nói cách khác, nó là sự sẵn sàng của mọi người tuân theo những gì làm cho một người trở thành một nhà lãnh đạo. Vì con người có xu hướng tuân theo những người mà họ cho là có thể cung cấp cho họ các phương tiện để đạt được các ước vọng, mong muốn và nhu cầu của họ. Do vậy mà lãnh đạo và động viên có quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Một cách khái quát, lãnh đạo được xác định như là sự tác động mang tính nghệ thuật, hay một quá trình gây ảnh hưởng đến người khác sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Không những thế, lãnh đạo còn là tạo ra sự thay đổi. Lãnh đạo là chỉ dẫn, động viên và đi trước. Các nhà lãnh đạo hoạt động để giúp một nhóm đạt được các mục tiêu với sự vận dụng tối đa các khả năng của nhóm.

doc35 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 6626 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghệ thuật lãnh đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1.ĐỊNH NGHĨA VỀ LÃNH ĐẠO: Theo George R.Terry : Lãnh đạo là một hoạt động gây ảnh hưởng đến con người nhằm phấn đấu một cách tự nguyện cho những mục tiêu của nhóm “ Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định. 1.1.1.Chức năng lãnh đạo Lãnh đạo là một chức năng quan trọng của quản trị. Khả năng lãnh đạo có hiệu quả là một trong những chìa khóa quan trọng để trở thành một nhà quản lý giỏi. Tất cả các chức năng quản trị sẽ không thực hiện tốt nếu các nhà quản lý không hiểu được yếu tố con người trong hoạt động của họ và không biết cách lãnh đạo con người để đạt kết quả như mong muốn. Thông qua chức năng lãnh đạo, các nhà quản lý giúp cho mọi người thấy được rằng, con người (người lao động) có thể thỏa mãn được các nhu cầu riêng, sử dụng tiềm năng của họ trong khi đồng thời đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Thực chất của sự lãnh đạo là sự tuân thủ. Nói cách khác, nó là sự sẵn sàng của mọi người tuân theo những gì làm cho một người trở thành một nhà lãnh đạo. Vì con người có xu hướng tuân theo những người mà họ cho là có thể cung cấp cho họ các phương tiện để đạt được các ước vọng, mong muốn và nhu cầu của họ. Do vậy mà lãnh đạo và động viên có quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Một cách khái quát, lãnh đạo được xác định như là sự tác động mang tính nghệ thuật, hay một quá trình gây ảnh hưởng đến người khác sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Không những thế, lãnh đạo còn là tạo ra sự thay đổi. Lãnh đạo là chỉ dẫn, động viên và đi trước. Các nhà lãnh đạo hoạt động để giúp một nhóm đạt được các mục tiêu với sự vận dụng tối đa các khả năng của nhóm. 1.1.2.Nhà quản lý và người lãnh đạo Từ khái niệm lãnh đạo, trước khi tìm hiểu những nội dung sâu hơn về chức năng này, chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa nhà quản lý và người lãnh đạo. Các học giả thường sử dụng hai thuật ngữ này cùng một nghĩa. Tuy nhiên, chúng không nhất thiết giống nhau. Nhà quản lý được bổ nhiệm; họ có quyền lực hợp pháp, cho phép họ quyền tưởng thưởng và trừng phạt. Khả năng ảnh hưởng của họ dựa trên quyền hành chính thức vốn cố hữu ở vị trí họ đảm nhiệm. Ngược lại, người lãnh đạo có thể hoặc được bổ nhiệm hoặc hiện ra trong nhóm. Người lãnh đạo có thể ảnh hưởng lên người khác nhằm thực hiện ý tưởng ngoài quyền hành chính thức. Tất cả nhà quản lý có nên là người lãnh đạo? Ngược lại, tất cả người lãnh đạo nên là nhà quản lý? Từ những kết quả nghiên cứu, chúng ta có thể phát biểu rằng tất cả nhà quản lý về mặt lý tưởng nên là người lãnh đạo. Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà lãnh đạo cần có các khả năng trong các chức năng quản lý khác, và vì vậy không phải tất cả nhà lãnh đạo nên nắm giữ vị trí quản lý. Sự thật là một cá nhân có thể ảnh hướng đến người khác không có nghĩa là người đó cũng có thể hoạch định, tổ chức và kiểm soát. Đứng dưới góc độ quản lý, thuật ngữ nhà lãnh đạo là người có thể ảnh hưởng đến người khác và có quyền hành quản lý. Cũng có dạng nhà quản lý đơn thuần và nhà quản lý có khuynh hướng lãnh đạo, sau đây là năm đặc trưng cơ bản của những nhà quản lý có khuynh hướng lãnh đạo: 1. Những nhà quản lý có khuynh hướng lãnh đạo thường có tầm nhìn dài hạn, vượt xa các vấn đề diễn ra hàng ngày và các bản báo cáo quý. 2. Niềm đam mê của những nhà quản lý có khuynh hướng lãnh đạo đối với công ty của họ không dừng lại ở các vấn đề quản lý. Họ muốn biết tất cả các phòng ban tác động lẫn nhau như thế nào, và ảnh hưởng của họ thường vượt ra ngoài lĩnh vực họ phụ trách. 3. Những nhà quản lý có khuynh hướng lãnh đạo đặc biệt coi trọng tầm nhìn, các giá trị và động cơ thúc đẩy. 4. Những nhà quản lý có khuynh hướng lãnh đạo có những kỹ năng chính trị có thể đối phó với những yêu cầu trái ngược của nhiều bộ phận cử tri. 5. Những nhà quản lý có khuynh hướng lãnh đạo không bằng lòng với hiện tại. Quản lý là quá trình đảm bảo cho chương trình và mục tiêu hành động của tổ chức được thực hiện. Khác với quản lý, lãnh đạo xây dựng tầm nhìn và tạo động lực cho mọi người. Nếu bạn muốn quản lý ai đó, trước hết bạn phải biết chế ngự chính mình. Thực hiện được điều đó, bạn sẽ chuyển từ vai trò quản lý sang vai trò lãnh đạo. - Biết cách làm một việc gì đó là thành công của người lao động. - Có khả năng giải thích với người khác là thành công của người giáo viên. - Đảm bảo những người khác hoàn thành công việc là thành công của nhà quản lý. - Biết khích lệ những người khác làm việc tốt hơn là thành công của nhà lãnh đạo. 1.2. HIỆU QUẢ CỦA LÃNH ĐẠO: Các tiêu chuẩn hiệu quả có thể rất khác biệt nhau tùy theo từng giai đoạn, sự phát triển của nhóm, sự thỏa mãn của người dưới quyền, sự tích cực của người dưới quyền, sự phát triển và trưởng thành về tâm lý của người dưới quyền, và hình ảnh của người lãnh đạo trong tâm trí của người dưới quyền. 1.2.1. Người lãnh đạo hiệu quả Nhà lãnh đạo hiệu quả thể hiện tâm trạng và hành vi phù hợp với tình huống hiện tại Lạc quan, tin tưởng, đầy nghị lực và bằng hành động của mình khiến cho cấp dưới cảm nhận và hành động theo mình Tâm trạng và hành vi của nhà lãnh đạo ảnh hưởng kết quả công việc của cấp dưới Lãnh đạo lạc quan vui vẻ Những người xung quanh lạc quan về mục tiêu Kích thích tính sáng tạo của họ Tăng hiệu quả ra quyết định của họ Tăng nhiệt tình giúp đỡ Nhà lãnh đạo hiệu quả có những khả năng Tự nhận thức được xúc cảm của chính mình Tự quản lý mình: kiểm soát xúc cảm, hành vi Nhận thức về xã hội: Nhạy cảm và đồng cảm Quản lý các mối quan hệ: Giao tiếp, tranh thủ sự ủng hộ, xây dựng cam kết của các cá nhân Nhà lãnh đạo hiệu quả có kỹ năng ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của những người liên quan. Tư vấn cho người khác Thuyết phục hợp lý Tạo ra cảm hứng Làm vừa lòng Liên kết mọi người Gây áp lực người chống đối Tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên Đánh đổi 1.2.2. Uy tín của lãnh đạo. Uy tín ám chỉ sự gây ảnh hưởng của một người tới cấp dưới và được cấp dưới tôn trọng. Một vài học giả cố gắng xác định các đặc điểm cá nhân của nhà lãnh đạo uy tín. Robert House đã xác định ba đặc điểm: sự tự tin cao, ưu thế vượt trội và sức thuyết phục mạnh mẽ. Warren Bennis, sau khi nghiên cứu 90 nhà lãnh đạo thành công và hiệu quả ở Mỹ, nhận thấy rằng họ có bốn khả năng chung: -Họ có tầm nhìn hoặc mục đích thuyết phục; -Họ có thể truyền đạt tầm nhìn theo một thuật ngữ rõ ràng để cấp dưới có thể nhận ra; -Họ thể hiện tính nhất quán và tập trung theo đuổi tầm nhìn của họ; -Và họ biết điểm mạnh và tận dụng điểm mạnh này. Tuy nhiên, Jay Conger và Rabindra Kanungo tại đại học McGill đã tiến hành phân tích một cách toàn diện hơn. Họ kết luận rằng nhà lãnh đạo uy tín có một mục tiêu lý tưởng mà họ muốn đạt được và sự cam kết cá nhân cao độ với mục tiêu đó; họ được nhìn nhận như là trái với thông lệ, họ quyết đoán và tự tin, và họ được nhìn nhận như là tác nhân của những thay đổi triệt để hơn là như nhà quản trị giữ nguyên hiện trạng. Bảng dưới đây tóm tắt các đặc điểm chính phản ánh sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo uy tín và nhà lãnh đạo không uy tín. Các đặc điểm chính của nhà lãnh đạo uy tín  Tự tin. Nhà lãnh đạo uy tín hoàn toàn tự tin vào sự đánh giá và khả năng của họ    Tầm nhìn. Họ có một mục tiêu lý tưởng đề ra mục đích cho tình trạng tương lai tốt hơn bây giờ. Sự khác biệt giữa mục tiêu lý tưởng với tình trạng hiện tại càng nhiều, cấp dưới sẽ nhìn nhận nhà lãnh đạo có tầm nhìn phi thường    Khả năng tuyên bố tầm nhìn. Họ có khả năng gạn lọc và tuyên bố tầm nhìn theo cách dễ hiểu cho người khác. Khả năng tuyên bố rõ ràng này thể hiện việc am hiểu sâu sắc mong muốn của cấp dưới và vì vậy, hành động như tác nhân động viên    Sự thuyết phục mạnh mẽ về tầm nhìn. Nhà lãnh đạo uy tín được nhìn nhận là cam kết cao và sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao, gánh chịu chi phí cao và chấp nhận sự hy sinh để đạt được tầm nhìn, viễn cảnh của họ    Hành vi khác thường. Hành vi của nhà lãnh đạo uy tín được xem như là mới lạ, khác thường, và đối ngược với thông thường. Khi thành công, những hành vi này gợi lên sự ngạc nhiên và khâm phục ở cấp dưới.    Thể hiện như là tác nhân của sự thay đổi. Nhà lãnh đạo uy tín được nhìn nhận như là tác nhân của những thay đổi triệt để hơn là như người giữ nguyên hiện trạng    Nhạy cảm với môi trường. Họ có khả năng đánh giá tình thế về điều kiện môi trường và nguồn lực cần thiết cho sự thay đổi.   Nhà lãnh đạo uy tín ảnh hướng đến cấp dưới như thế nào? Minh chứng gợi ý một tiến trình có bốn bước. Nó bắt đầu với việc nhà lãnh đạo tuyên bố một tầm nhìn. Tầm nhìn này cung cấp ý thức cộng đồng cho cấp dưới bằng cách kết nối hiện tại với một tương lai tốt hơn cho tổ chức. Sau đó nhà lãnh đạo truyền thông những kỳ vọng và thể hiện lòng tin xuống cho cấp dưới để đạt được. Điều này gia tăng lòng tự trọng và sự tự tin trong cấp dưới. Kế tiếp, thông qua ngôn từ và hành động, nhà lãnh đạo truyền tải hệ thống giá trị mới, và bằng hành vi của mình tạo ra khuôn mẫu cho đồng nghiệp bắt chước. Cuối cùng, nhà lãnh đạo uy tín chấp nhận sự hy sinh và cam kết với những hành vi thể hiện sự cỗ vũ và thuyết phục viễn cảnh. Chúng ta có thể nói điều gì về sự ảnh hưởng của nhà lãnh đạo đến cấp dưới? Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa lãnh đạo uy tín với thành tích và sự hài lòng ở mức cao ở cấp dưới. Nhân viên làm việc cho nhà lãnh đạo uy tín được động viên để thực hiện thêm các nỗ lực, bởi vì họ thích và khâm phục nhà lãnh đạo và thể hiện sự hài lòng cao độ. Nếu uy tín được mong đợi, con người có thể học để trở thành nhà lãnh đạo uy tín được không? Hay là đặc điểm này có từ khi nhà lãnh đạo được sinh ra? Trong khi số ít người hãy còn nghĩ rằng uy tín không thể được học, hầu hết các chuyên gia tin rằng cá nhân có thể được đào tạo để biểu lộ hành vi uy tín và thích thú với những lợi ích có được từ danh tiếng “nhà lãnh đạo uy tín”. Nhưng điều quan trọng cần nhớ rằng lãnh đạo uy tín có thể không luôn cần thiết để đạt được mức thành tích cao của nhân viên. Uy tín xem ra thích hợp nhất khi công việc của cấp dưới có các thành tố thuộc ý thức hệ hoặc khi môi trường liên quan đến stress và không chắc chắn cao. Điều này có thể giải thích tại sao, khi nhà lãnh đạo uy tín xuất hiện, có nhiều khả năng là về chính trị, tôn giáo, thời kỳ chiến tranh hoặc khi một hãng kinh doanh đang ở thời kỳ sơ khai hoặc đang đối diện với nguy cơ khủng hoảng. Khi một người lãnh đạo có uy tín tuyệt đối thì bất kỳ một mệnh lệnh nào, một ý muốn nào của ông cũng trở thành chân lý theo đúng nghĩa của nó. Đối với tất cả những người dưới quyền và cấp dưới của họ sẽ đem hết nghị lực, khả năng, sáng kiến để thực hiện những mệnh lệnh đó. Nếu người lãnh đạo không có uy tín, mọi mệnh lệnh của ông ta sẽ bị cấp dưới nghi ngờ, đem ra bàn tán và tất nhiên không được thực hiện ngay. Có thể họ còn chờ đợi thêm một mệnh lệnh khác để bãi bỏ mệnh lệnh đó. Mọi ý kiến quyết định của người lãnh đạo có uy tín đều rất có giá trị và có sức cảm hóa cao độ. Như vậy, sức cảm hóa chính là bản thân của uy tín của người lãnh đạo. 1.2.3. Một số hình thức “ Uy tín giả tạo” Sự rèn luyện phong cách lãnh đạo là một chuỗi thời gian nhận thức. Đó là chặng đường khó khăn, đòi hỏi đức tính kiên nhẫn, bền bỉ hướng thiện để trở thành một thói quen bất di bất dịch. Cần phải tránh những loại hình thức “ Uy tín giả tạo” sau đây : Những biểu hiện của “Uy tín giả hiệu” CÁC LOẠI “UY TÍN”  BIỂU HIỆN   1. Uy tín sợ hãi  - Luôn luôn phô trương quyền lực sức mạnh của mình. - Đe dọa cấp dưới bằng các hình thức kỷ luật - Hay “ Đóng vai” lãnh đạo sống sượng. - Ảnh hưởng của nó tới người khác.   2. Uy tín gia trưởng  - Đây là loại uy tín lộng hành. - Người lãnh đạo tự coi mình cao sang hơn người khác. - Tự coi mình có quyền lực đối với mọi người. - Luôn luôn đẩy hết những người họ không ưa thích và lập ra phe cánh gồm những người hợp với họ. - Khi đi công tác họ thường kéo theo một đoàn tuỳ tùng gồm những người thân cận của họ. - Cách đối xử của họ là “Có đi có lại”   3. Uy tín khoảng cách  - Họ không bao giờ dám chan hòa gần gũi với quần chúng. - Ông ta muốn bảo vệ một “Vành đai”. - Trang điểm cho mình thành một con người “Đặc biệt, khác người”.   CHƯƠNG 2: QUYỀN LỰC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG. 2.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ QUYỀN LỰC Quyền lực là năng lực của chủ thể trong việc ảnh hưởng đến đối tượng - Quyền lực là khả năng ( tiềm năng) ảnh hưởng đến người khác - Quyền lực là trong nhận thức của đối tượng - Con người có khả năng làm tăng hay giảm quyền lực của họ 2.2. CƠ SỞ VỀ QUYỀN LỰC 2.2.1. Các yếu tố của quyền lực Có rất nhiều yếu tố có thể tạo ra quyền lực cho một cá nhân trong một tổ chức. Các yếu tố đó có thể được thể hiện qua bảng sau : YẾU TỐ  NỘI DUNG   1. Quyền lực vị trí (Do vị trí mang lại quyền lực)  - Quyền hạn do hệ thống tổ chức quy định chính thức. - Quyền được kiểm soát tất cả các lĩnh vực của tổ chức. - Quyền được khen thưởng và trừng phạt. - Quyền kiểm soát và phân phối thông tin. - Quyền kiểm soát môi trường làm việc của tổ chức   2. Quyền lực cá nhân  - Do năng lực kinh nghiệm bản thân. - Do quan hệ giao tiếp và quen biết. - Do uy tín của bản thân, phẩm chất cá nhân.   3. Quyền lực chính trị  - Quyền kiểm soát quá trình ra quyết định - Quyền liên kết giữa cá nhân và các tổ chức khác. - Quyền thể chế hóa các quy định và các quyết định. - Quyền hợp tác, liên minh.   Để sử dụng quyền lực có hiệu quả cần lưu ý : -Quyền lực được tạo thành và có thể mất đi trong thời gian nhất định. -Để đánh giá thành công trong sử dụng quyền lực, có hai tiêu thức : + Sự thỏa mãn của đối tượng. + Kết quả cuối cùng của tổ chức đạt được Những nguyên tắc khi sử dụng quyền lực 1. Quyền lực thường ẩn chứa trong nó sự phủ định, phản kháng 2. Quyền lực chỉ sử dụng có hiệu quả một khi nó phù hợp với phong cách người lãnh đạo và mục đích lãnh đạo 3. Người lãnh đạo càng có nhiều khả năng vận dụng khai thác nguồn lực này thì khả năng thành công trong việc lãnh đạo càng nhiều. 4. Nhận thức về cơ sở quyền lực ảnh hưởng đến việc tăng cường quyền lực của cá nhân. 5. Quyền lực bị ảnh hưởng bởi sự khéo léo vận dụng cơ sở này. 6. Quyền lực là không có giới hạn 7. Quyền lực thể hiện ở hành động – người lãnh đạo là người hành động. 8. Người có khả năng ảnh hưởng người khác, chi phối được chiều hướng sự việc nhằm đạt kết quả thì người đó sẽ có người khác đi theo, và đó là người lãnh đạo 2.2.2. Các chiến lược gây ảnh hưởng nhằm tạo quyền lực cho người lãnh đạo Trên thực tế có 7 chiến lược người lãnh đạo có thể sử dụng để gây quyền lực cho mình. Dưới đây là các chiến lược gây ảnh hưởng nhằm tạo quyền lực CHIẾN LƯỢC  NỘI DUNG   1. Chiến lược thân thiện  Gây thiện cảm với người khác để họ có cách nghĩ tốt về ta.   2. Chiến lược trao đổi  Thương lượng giải quyết vấn đề trên cơ sở “Hai bên cùng có lợi”   3. Chiến lược đưa ra lý do  Đưa ra các thông tin, chứng cớ… để bào chữa và thuyết phục ý kiến của mình.   4. Chiến lược quyết đoán  Đưa ra các quyết định táo bạo, khi gặp khó khăn   5. Chiến lược tham khảo cấp trên  Ghi nhận và xin ý kiến cấp trên (tranh thủ ý kiến của cấp dưới)   6. Chiến lược liên minh  Sử dụng người khác nhằm tạo uy tín cho mình   7. Chiến lược trừng phạt  Rút bớt đặc quyền, đặc lợi, quyền hạn,… của một số đối tượng trong trường hợp cần thiết.   2.3. NĂM CẤP ĐỘ LÃNH ĐẠO Chúng ta có thể gia tăng ảnh hưởng và tiềm năng lãnh đạo của bản thân. Nhân thức được điều này, các nhà nghiên cứu đã phát triển một công cụ giảng dạy để hỗ trợ những người khác hiểu về các cấp độ lãnh đạo để từ đó có thể gia tăng các cấp độ ảnh hưởng của mình. Cấp độ 1: Chức vị Đây là cấp độ cơ bản đầu tiên của một nhà lãnh đạo. Bạn chỉ có ảnh hưởng khi bạn có chức vụ. Người ở cấp độ này có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các cơ cấu tổ chức đem lại. Những điều này tuy không có tác động tiêu cực (trừ phi chúng trở thành nền tảng của quyền lực và sự ảnh hưởng), nhưng không thể thay thế các kỹ năng lãnh đạo. Một người có thể được bổ nhiệm tại một vị trí đem lại cho anh ta quyền lực. Nhưng nhà lãnh đạo thực thụ phải vượt lên trên quyền hành, được đào tạo kỹ năng và có thể thực hiện các quy trình chuẩn xác. Lãnh đạo phải là người khiến những người khác vui vẻ và tự tin khi đi theo mình. Nhà lãnh đạo thật sự sẽ biết phân biệt sự khác nhau giữa một ông chủ và một nhà lãnh đạo như minh họa dưới đây: Ông chủ điều khiển công nhân; nhà lãnh đạo hướng dẫn họ. Ông chủ dựa trên quyền hành; nhà lãnh đạo dựa trên thiện chí. Ông chủ tạo ra sự sợ hãi; nhà lãnh đạo khơi dậy lòng nhiệt tình. Ông chủ nói “tôi”; nhà lãnh đạo nói chúng ta. Ông chủ để ý nguyên nhân gây nên sự cố; nhà lãnh đạo tìm cách khắc phục sự cố. Ông chủ biết mình đã hoàn thành như thế nào; nhà lãnh đạo biết cách hướng dẫn làm như thế nào để hoàn thành . Ông chủ bảo “đi đi”; nhà lãnh đạo nói “chúng ta cùng đi nào”. Những nhà lãnh đạo dựa vào địa vị sẽ gặp khó khăn khi làm việc với các tình nguyện viên, nhân viên văn phòng và những người trẻ tuổi. Tình nguyện viên không làm việc trong tổ chức nên nhà lãnh đạo không thể dựa vào tiền bạc để bắt họ tuân lệnh. Các nhân viên văn phòng đã quen với việc đóng góp ý kiến vào các quyết định nên không hài lòng với kiểu lãnh đạo độc tài. Còn những người trẻ tuổi thường không thích ai thể hiện quyền lực. Niềm vui sướng và thành công của nhà lãnh đạo phụ thuộc vào khả năng leo lên những nấc thang lãnh dạo tiếp theo. Cấp độ 2: Sự chấp thuận Ferd Smith, người sáng lập và là Giám đốc Điều hành Công Ty FedEx, nói: “Lãnh đạo là khả năng khiến mọi người làm việc cho bạn mà không vì nghĩa vụ”. Điều này chỉ xảy ra khi bạn đạt đến cấp độ gây ảnh hưởng thứ hai. Người ta thường không quan tâm trình độ của bạn ra sao đến khi họ biết bạn đã quan tâm họ như thế nào. Lãnh đạo xuất phát từ trái tim chứ không phải cái đầu. Khả năng này phát triển nhờ mối quan hệ tốt chứ không phải vì những quy định. Những nhà lãnh đạo dựa vào địa vị thường lãnh đạo theo cách đe dọa. Họ giống như những con gà mái mà nhà tâm lý học người Na Uy, T.Schjelderup-Ebbe, đã nghiên cứu khi xây dựng “nguyên tắc trật tự” hiện được sử dụng để miêu tả các hình thức tập hợp của xã hội. Schjelderup-Ebbe phát hiện ra ở đàn gà nào cũng luôn có một con gà mái thống trị tất cả những con khác. Nó có thể mổ bất kỳ con gà nào mà nó không bị những con khác mổ lại. Tiếp đến, con gà mái thứ hai có thể mổ tất cả những con khác ngoại trừ con đầu đàn. Những con còn lại được sắp xếp theo thứ bậc giảm dần. Cuối cùng, một con kém may mắn nhất sẽ bị cả đàn mổ mà không mổ được ai. Trái với cách lãnh đạo trên, một người ở cấp độ “ Chấp thuận” sẽ lãnh đạo dựa vào các mối quan hệ. Điều họ quan tâm không phải là thứ bậc mà là phát triển con người. Ở cấp độ này, thời gian, năng lượng, sự quan tâm tập trung vào nhu cầu và mong muốn của từng cá nhân. Những người không thể xây dựng các mối quan hệ bền vững sẽ sớm nhận ra rằng họ không thể duy trì khả năng lãnh đạo hiệu quả và lâu dài. Có một điều chắc chắn rằng, bạn có thể yêu mọi người mà không cần phải lãnh đạo họ, nhưng bạn không thể lãnh đạo họ nếu không yêu họ. Dan Reiland đã nói: “Nếu cấp độ một là cánh cửa đến với kỹ năng lãnh đạo, thì cấp độ hai là nền tảng cơ sở”. Hãy chú ý, đừng bỏ qua cấp độ nào. Cấp độ 3: Định hướng kết quả Ở cấp độ này, mọi việc bắt đầu diễn ra theo khuynh hướng tốt. Lợi nhuận tăng. Khí thế làm việc lên cao. Tỷ lệ xin thôi việc giảm. Các nhu cầu được thỏa mãn. Các mục tiêu được hiện thực hóa. Sự tăng trưởng tạo ra động lực lớn cho mọi người. Sự chỉ đạo và gây ảnh hưởng lên những người khác trở nên dễ dàng. Không cần nhiều nỗ lực, người ta có thể giải quyết các vấn đề. Có một sự khác biệt lớn giữa cấp độ hai và ba. Ở cấp độ “mối quan hệ”, con người đến với nhau theo đúng nghĩa đen mà không
Tài liệu liên quan