Tìm hiểu việc giảng dạy và nghiên cứu Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông Trung Quốc

Tóm tắt. Hơn ba mươi năm nay, việc giảng dạy và nghiên cứu Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông Trung Quốc tồn tại những hiện tượng rất phức tạp mang tính dị biệt, tràn đầy bầu không khí học thuật “trăm nhà đua tiếng”, khác hẳn so với trước chỉ đưa ra một kết luận quyền uy hoặc định ra một đáp án tiêu chuẩn máy móc, nay đã tạo ra một sân chơi tranh luận học thuật kiểu “anh có lẽ đúng mà tôi có lẽ sai, cho chúng tôi cùng tiếp cận chân lý”, khiến Lỗ Tấn vốn có góc nhìn với khả năng đọc hiểu và phân tích bằng đa duy văn hóa của thế giới, càng dễ bước vào tâm hồn của tuổi trẻ một cách thông thuận. Những công trình về Lỗ Tấn đã bắc một chiếc cầu văn hóa giữa tác phẩm Lỗ Tấn và thầy trò ở nhà trường phổ thông Trung Quốc, đã đóng một vai trò không thể thay thế trong lịch sự giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông Trung Quốc. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm hiểu những tình hình chân thực về mọi mặt, bật một ngọn đèn sáng cho việc giảng dạy Lỗ Tấn sau này.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu việc giảng dạy và nghiên cứu Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 10, pp. 145-151 TÌM HIỂU VIỆC GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU LỖ TẤN Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG QUỐC Lu Jin Ying Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: camanh@foxmail.com Tóm tắt. Hơn ba mươi năm nay, việc giảng dạy và nghiên cứu Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông Trung Quốc tồn tại những hiện tượng rất phức tạp mang tính dị biệt, tràn đầy bầu không khí học thuật “trăm nhà đua tiếng”, khác hẳn so với trước chỉ đưa ra một kết luận quyền uy hoặc định ra một đáp án tiêu chuẩn máy móc, nay đã tạo ra một sân chơi tranh luận học thuật kiểu “anh có lẽ đúng mà tôi có lẽ sai, cho chúng tôi cùng tiếp cận chân lý”, khiến Lỗ Tấn vốn có góc nhìn với khả năng đọc hiểu và phân tích bằng đa duy văn hóa của thế giới, càng dễ bước vào tâm hồn của tuổi trẻ một cách thông thuận. Những công trình về Lỗ Tấn đã bắc một chiếc cầu văn hóa giữa tác phẩm Lỗ Tấn và thầy trò ở nhà trường phổ thông Trung Quốc, đã đóng một vai trò không thể thay thế trong lịch sự giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông Trung Quốc. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm hiểu những tình hình chân thực về mọi mặt, bật một ngọn đèn sáng cho việc giảng dạy Lỗ Tấn sau này. Từ khóa: Nhà trường phổ thông Trung Quốc, tác phẩm Lỗ Tấn, giảng dạy và nghiên cứu Lỗ Tấn. 1. Mở đầu Lỗ Tấn là một nhà văn, nhà văn hóa lớn không chỉ của Trung Quốc mà của cả thế giới. Văn nghiệp của ông là tiếng nói cách mạng để gột rửa cái “liệt căn tính quốc dân Trung Hoa”. Là nhân vật tiêu biểu cho tư tưởng Trung Hoa thời hiện đại, tác phẩm của Lỗ Tấn được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và được giảng dạy trong các bậc học ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Lỗ Tấn đã vinh dự trở thành chiếc cầu nối văn hóa Trung Việt. Bài viết này của chúng tôi xin được giới thiệu đôi nét về việc giảng dạy Lỗ Tấn ở trường phổ thông Trung Quốc, góp một tiếng nói vào việc nghiên cứu về Lỗ Tấn ở Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu Sau khi đập tan “Bè lũ bốn tên” ( ) năm 1976, việc giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn như được đón nhận một mùa xuân mới mẻ trong bộ môn Ngữ Văn ở nhà trường phổ thông Trung Quốc. Ba mươi năm trở lại đây, công việc này đã dành được nhiều thành tích lớn. Tuy nhiên, có một thực tế là, nội dung giảng dạy vẫn còn nhiều chỗ chưa 145 Lu Jin Ying được như ý muốn, nhiều tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa vẫn trong tình trạng phải cân nhắc, việc phân tích tác phẩm cũng thường lạc hậu so với thành tựu nghiên cứu khoa học về Lỗ Tấn. Dưới đây, chúng tôi nhìn lại tình hình giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông Trung Quốc từ ba mươi năm trở lại đây. Từ khi kết thúc phong trào cực “Tả”, việc biên soạn sách giáo khoa và phân tích tác phẩm Lỗ Tấn có phần tiếp tục những giấc mơ cũ trong 17 năm trước “Cách mạng văn hóa”, đồng thời chịu ảnh hưởng sâu sắc công cuộc cải cách mở cửa trong học thuật, đã dần dần có nhiều chuyển biến về quan niệm giá trị, phương thức tư duy và phương pháp giảng dạy khác nhau. Về cơ bản, việc giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông Trung Quốc có thể chia ra thành hai giai đoạn như sau. 2.1. Giai đoạn thứ nhất: từ cuối thập niên 70 đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX Những tác phẩm của Lỗ Tấn trong sách giáo khoa ngữ văn nhà trường phổ thông giai đoạn này, ngoài 5 tác phẩm lần đầu tiên được đưa thêm vào là: A Trường và Sơn hai kinh, Phạm Ái Nông, Bài tự Lỗ Tấn, Chủ nghĩa lấy lại, Đẻ non và tuyệt tự; sau đó là những tác phẩm: Diều, Kỷ niệm Lưu Hòa Trân, Từ vườn bách thảo đến nhà tư thục Tam Vị, Vì những kỷ niệm đã quên, Tự của Gào Thét, Người Trung Quốc đã mất tự tin chăng, Nhật ký người điên, Khổng Ất Kỷ, Thuốc, Một mẩu chuyện nhỏ, Cố Hương, AQ chính truyện, Hát tuồng ngày rước thần, Cầu phúc, v.v... Tất cả đều là những tác phẩm vốn có trong sách giáo khoa trong khoảng thời gian sau khi thành lập nước Trung Quốc và trước “Cách mạng văn hóa” được khôi phục lại. Nghiên cứu tác phẩm Lỗ Tấn của thời kỳ này vẫn theo sự phân tích vốn có của giới học thuật trước “Cách mạng văn hóa”, nên về cơ bản chưa có sự đột phá trong quan niệm giá trị. Việc phân tích truyện ngắn Lỗ Tấn, bắt đầu từ thập niên 50 của thế kỷ 20, thường “Xuất phát từ góc nhìn cách mạng chính trị và xã hội Trung Quốc, phân tích và quan sát ý nghĩa chính trị của Gào thét và Bàng hoàng” [1]. Việc giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn cũng chủ yếu (thậm chí có khi) chỉ từ góc độ này mà lý giải, phân tích. Ví dụ như AQ chính truyện có nhiều chương hay và sâu sắc không được chọn vào sách giáo khoa, chỉ chọn mỗi hai chương mang nội dung “hạt nhân”: “Cách mạng” và “Không cho cách mạng” nhằm mục đích làm nổi bật tính cách mạng, tính tiến bộ của AQ – một người nông dân nghèo lang thang, và qua đó phê phán cách mạng Tân Hợi đã thoát ly quần chúng. Nhắc tới Thuốc là nghĩ ngay tới tính thoát ly quần chúng và tính cách mạng không triệt để của giai cấp tiểu tư sản mà đại diện là nhân vật Hà Du. Cũng vì vậy, các tác giả thường tập trung tìm kiếm từ truyện ngắn Lỗ Tấn nhân tố tích cực của quần chúng nhân dân, đã làm choMột mẩu chuyện nhỏ, một tác phẩm không mấy giá trị, vì ca ngợi anh phu xe vĩ đại và cao cả - một người lao động bình thường mà đã được thổi phồng quá mức, và kết quả đã trở thành một “tác phẩm kinh điển” rất quan trọng trong sách giáo khoa. Những tác phẩm khác trong sách giáo khoa về Lỗ Tấn cũng phân tích và giảng dạy cơ bản giống như vậy. Ở đây, chúng tôi muốn đặc biệt lưu ý tới sau giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, với sự ra đời của những thành quả mới của thế hệ nghiên cứu Lỗ Tấn, đại diện là “Gào thét”, 146 Tìm hiểu việc giảng dạy và nghiên cứu Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông Trung Quốc “Bàng hoàng” tổng luận của Vương Phú Nhân, đã phá vỡ sự ràng buộc chính trị vốn có trong giới nghiên cứu Lỗ Tấn, giương cao khẩu hiệu “trở lại với Lỗ Tấn”, chủ trương nghiên cứu lại Lỗ Tấn từ mặt tư tưởng xã hội và văn hóa lịch sử; đã gây được tiếng vang rất lớn cho giới nghiên cứu Lỗ Tấn. Làn sóng xung kích học thuật này, tuy cũng ít nhiều ảnh hưởng đến giới ngữ văn nhà trường phổ thông Trung Quốc (nhất là số ít giáo viên nhạy cảm với học thuật), nhưng trên tổng thể, việc phân tích tác phẩm Lỗ Tấn trong nhà trường phổ thông Trung Quốc vẫn trong không khí trầm lắng, bóng hình “Tả” vẫn thấp thoáng, thành quả mới của nghiên cứu Lỗ Tấn còn chưa thật sự lọt vào tầm nhìn của giới giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Trung Quốc. Tác phẩm phong phú và sâu sắc của Lỗ Tấn đã bị giản đơn hóa và đã được truyền dạy một cách máy móc như vậy cho học sinh. Ngày nay, xem xét kỹ lại giai đoạn lịch sử giảng dạy này, nhiều người không khỏi băn khoăn suy nghĩ. 2.2. Giai đoạn thứ hai: giữa thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay Dẫn theo sự giải phóng tư tưởng ngày càng sôi nổi trong giới học thuật, việc giảng dạy tác phẩm của Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông cũng dần dần từ bỏ những phương thức tư duy và giảng dạy, những quan niệm giá trị và thẩm mỹ của quá khứ. Cuối cùng việc giảng dạy ngữ văn ở nhà trường phổ thông cũng bắt đầu dẫn dắt đông đảo giáo viên và học sinh dần dần “trở về lại Lỗ Tấn”. Thời kỳ này, dù là biên soạn giáo khoa hay phân tích tác phẩm, đều xuất hiện một loạt thay đổi đáng mừng. Những tác phẩm trước đây được coi là quan trọng đã lần lượt bỏ đi, và AQ chính truyện thì không phải chỉ chọn hai chương mà là toàn bộ tác phẩm. Nhật ký người điên trải qua nhiều lần lặp đi lặp lại, hiện đã cho vào Đọc hiểu ngữ văn của giáo trình phi chính thức, thêm vào những tác phẩm vốn có như: Tuyết, Diều, Từ vườn bách thảo đến nhà tư thục Tam Vị, Kỷ niệm Lưu Hòa Trân, Vì những kỷ niệm đã quên, Khổng Ất Kỷ, Thuốc, Cố hương, Hát tuồng ngày rước thần, Cầu phúc, Người Trung Quốc đã mất tự tin chăng, v.v... Tổng số tác phẩm Lỗ Tấn trong sách giáo khoa ngữ văn Nhà trường phổ thông, loại bản in mới nhất có khoảng 15 tác phẩm. Việc tuyển chọn những tác phẩm tiêu biểu như tạp văn của Lỗ Tấn, đã thực sự thể hiện sự quan tâm, suy nghĩ và phân tích của ông đối với đạo đức văn hóa truyền thống Trung Hoa, bao gồm dân tính, dân tình, phong tục và linh hồn dân tộc, nhằm cải tạo “quốc dân tính” mà quan trọng nhất là “lập nhân”, xây dựng lại tinh thần dân tộc. Còn về truyện ngắn, cũng đã chọn những tác phẩm kinh điển của Lỗ Tấn. Ngày càng có nhiều những chuyên gia, học giả quan tâm đến vấn đề biên soạn sách giáo khoa và phân tích tác phẩm của Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông, đã nêu ra nhiều kiến giải sâu sắc. Như ý kiến của Tiển Lý Quần - một chuyên gia nghiên cứu Lỗ Tấn nói: “Tôi cho rằng: lựa chọn tác phẩm Lỗ Tấn vào nhà trường phổ thông nên xem xét hai phương diện, một là có thể biểu hiện tinh túy tư tưởng và văn học của Lỗ Tấn, hai là phải mang tính có thể tiếp nhận, chú ý đặc điểm tuổi tác của học sinh phổ thông. Trong hệ thống sách giáo khoa, phải theo những nấc thang tiếp nhận, ví dụ trong giai đoạn trung học cơ sở có thể chọn nhiều tác phẩm về sinh mệnh, những cảm nhận, miêu tả và suy nghĩ về cái yêu và cái đẹp, và loại chữ nghĩa tương đối rõ ràng của Lỗ Tấn; trong giai đoạn trung học phổ thông thì có thể chọn những tác phẩm thể hiện tư tưởng cơ bản nhất của Lỗ Tấn, cùng lối văn nghiêm nhặt và khó hiểu hơn.” 147 Lu Jin Ying Trong bối cảnh học thuật hiện nay, chúng tôi vui mừng nhìn thấy sự tuyển chọn và phân tích tác phẩm của Lỗ Tấn đã bước vào quỹ đạo của lý trí và lành mạnh. Nhất là trong buổi giao thời thế kỷ, người soạn sách giáo khoa ngữ văn và những chuyên gia nghiên cứu Lỗ Tấn đã có sự giao lưu và hợp tác, những thành quả bước đầu trong nghiên cứu Lỗ Tấn đã được đưa vào việc giảng dạy Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông. Những học giả chuyên gia Lỗ Tấn nổi tiếng như: Tiển Lý Quần, Vương Phú Nhân ngày càng được nhiều giáo viên và học sinh biết đến, một số quan điểm của họ cũng dần dần được đưa vào nhà trường phổ thông. Vì vậy, phân tích tác phẩm Lỗ Tấn đã có một sự thay đổi đáng mừng, thậm chí là mang tính nhảy vọt so với trước. Chúng ta thử xem lại mục đích giảng dạy chính của một số tác phẩm Lỗ Tấn trong quyển Giảng dạy dành cho giáo viên ngữ văn trung học cơ sở (Nxb Nhân dân, năm 2001) và quyển Giảng dạy dành cho giáo viên ngữ văn trung học phổ thông (Nxb Nhân dân, năm 2005) dưới đây: Từ vườn bách thảo đến nhà tư thục Tam Vị: có ba cách phân tích, lý giải như sau. Thứ nhất, sự hài hòa thống nhất của hai hình ảnh này quán xuyến cả tác phẩm, là những hồi ức vui sướng và thoải mái, là một lòng dạ chất phác ngây thơ, đó là chỗ đẹp về ý cảnh và ý vị của thiên tản văn này (lý giải này trong quá khứ là chuyện không thể tưởng tượng). Thứ hai, là quan hệ so sánh, dùng cuộc sống vườn bách thảo vui như vườn trẻ so sánh với cuộc sống nhà tư thục Tam Vị âm u, khắc nghiệt lành lùng, khô khan đơn điệu, cũ kĩ hủ bại, một bên thích hợp với tâm lý trẻ, thể hiện niềm vui cuộc sống của trẻ con; bên kia thì đã gây trở ngại cho sự phát triển thể xác lẫn tinh thần của trẻ em. Thứ ba, là quan hệ làm nền, dùng cuộc sống tự do vui vẻ của vườn bách thảo làm nổi bật cuộc sống khô khan vô vị của nhà tư thục, để phê phán sự trói buộc và làm tổn hại của chế độ giáo dục phong kiến đối với trẻ em. Cố hương: Thứ nhất, là sự phản ánh tinh thần người Trung Quốc. Nhuận Thổ từ đứa trẻ ngây thơ, đầy sức sống trở thành một người trung niên tê liệt, ngu đần, thể hiện sinh mệnh và sức sống của đám bình dân Trung Quốc bị bóp chết như thế nào. Thứ hai, thể hiện sự luẩn quẩn mê muội, lạc hậu, nghèo túng của xã hội Trung Quốc. Thứ ba, sự khát khao mối quan hệ trong sáng và thuần phác giữa người và người. Khổng Ất Kỷ: Thứ nhất, phê phán chế độ phong kiến và tư tưởng phong kiến. Truyện ngắn phản ánh nọc độc của văn hóa và giáo dục phong kiến đối với người học, tố cáo tội ác của chế độ khoa cử, vạch trần nguyên nhân và ảnh hưởng tất yếu sụp đổ của chế độ phóng kiến. Thứ hai, người bình thường (kiểu nhân vật nhỏ bé) không làm gì được trong sự biến đổi xã hội. Họ không làm chủ được số phận của mình, họ nhẫn nhục với những tâm trạng vốn có, không thể cùng nhịp bước với thời đại, không lần ra lối thoát, cuối cùng đành bị cuộc sống nuốt chửng. Thứ ba, phê phán tính quốc dân lãnh đạm thờ ơ, tê liệt. Qua việc miêu tả thái độ của quần chúng xung quanh đối với Khổng Ất Kỷ, tác giả vạch trần thói đời nóng lạnh của xã hội phong kiến, trạng thái tinh thần lạnh nhạt tê liệt, tư tưởng mơ hồ và sự lạnh lùng của xã hội đối với những người bất hạnh. Có thể nói, công trình có ý nghĩa vượt thời đại cho việc giảng dạy Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông, trong thập niên 80 của thế kỷ XX chính là cuốn Một tấm gương của tư 148 Tìm hiểu việc giảng dạy và nghiên cứu Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông Trung Quốc tưởng cách mạng chống phong kiến Trung Quốc của Vương Phú Nhân [1]. Nhưng rất tiếc là sự trì trệ và tính khép kín trong việc giảng dạy Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông trước những thành quả học thuật đã thể hiện sự thiếu nhạy cảm của đội ngũ giáo viên ngữ văn. Mặt khác, cuốn Thăm dò mới trong giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn của Phùng Quang Liêm [2] cũng là một cuốn sách rất tốt cho giáo viên ngữ văn ở nhà trường phổ thông. Cuốn sách này tuyển chọn 18 tác phẩm tiểu biểu của Lỗ Tấn, tập trung thăm dò trọng điểm, điểm khó, điểm chia rẽ (ý kiến khác nhau) và điểm trắng của các tác phẩm, vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng. Ví dụ Cầu phúc thăm dò cái chết của thím Tường Lâm, sau khi liệt kê những kiến giải của các nhà nghiên cứu như: thuyết tự sát, thuyết chết rét chết đói, thuyết chết già tự nhiên, v.v... Tác giả đã phân tích một cách sâu sắc cho rằng nhiều khảo chứng về nguyên nhân chết của thím Tường Lâm đều không hoàn toàn kín kẽ, nguyên nhân căn bản là do tác phẩm ở ban đầu không miêu tả xác định và rõ ràng (kể cả những ám thị đáng tin cũng không có). Lỗ Tấn ban đầu cũng không có ý nói rõ nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của thím Tường Lâm, hơn nữa ông hình như cũng cho đó không phải là chuyện cần thiết để nói rõ cụ thể, độc giả cũng không thấy cần thiết để khảo cứu tỉ mỉ. Ông chỉ nói với độc giả, thím Tường Lâm đã chết một cách bi thảm. Ở đây, có thể lồng vào sự miêu tả kết cục của Khổng Ất Kỷ - có lẽ thím Tường Lâm chết thật rồi chăng? Ở đây không xác định miêu tả thím Tường Lâm chết như thế nào, nhưng đã viết ra tính tất yếu trong cái chết bi thảm của thím khiến người rất tín phục. Hơn nữa, tác giả không nói rõ cụ thể nguyên nhân trực tiếp của cái chết bi thảm của thím, sẽ không tạo được dòng suy nghĩ của độc giả hướng vào sự quan tâm nguyên nhân cái chết, mà có thể khiến độc giả suy nghĩ vừa có bề rộng vừa có chiều sâu về nguyên nhân quan trọng cơ bản đẫn đến bi kịch của thím, mở ra không gian tư duy rộng lớn hơn, làm tăng thêm nội hàm và nghệ thuật sâu sắc của tiểu thuyết [2]. Trong nhiều năm dạy học và nghiên cứu, không ít giáo viên thử dùng cách “quy nạp phân loại” để hướng dẫn học sinh nắm một cách tổng thể tác phẩm Lỗ Tấn trong nhà trường phô thông. Ví dụ: “Sự phân loại của tác phẩm Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông có thể xét theo thể loại có: tiểu thuyết, văn xuôi, tạp văn, v.v... xét theo phương thức diễn đạt có: văn kí sự, văn nghị luận, văn thuyết minh, v.v... xét theo đề tài có: sáng tác về nông thôn và sáng tác về người trí thức,..., còn có thể xét theo phong cách hành văn: lạnh lùng sắc bén, khoan thai thong thả, thâm trầm kín đáo, bộc bạch tình cảm... [3]. Có những giáo viên cũng nêu ra vấn đề “tính hệ thống” của việc giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông Trung Quốc: sắp xếp văn xuôi trước, tiểu thuyết và tạp văn sau trong sách giáo khoa. Học sinh từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông, có thể hiểu biết Lỗ Tấn một cách hệ thống không nhiều. Thông thường, vừa mới tiếp xúc tác phẩm Lỗ Tấn, có thể tập trung để giới thiệu khái quát. Ở trung học cơ sở, đại khái tìm hiểu Lỗ Tấn là một người như thế nào, và vị trí quan trọng của ông trong lịch sử văn học Trung Quốc, và có những tác phẩm chủ yếu nào. Ở giai đoạn trung học phổ thông, học sinh nên tìm hiểu quá trình phát triển của tư tưởng Lỗ Tấn, những nhân tố chủ khách quan của sự thay đổi phát triển đó, đặc sắc và thành tựu nghệ thuật của tạp văn Lỗ Tấn. Cách làm lý tưởng là theo yêu cầu khác nhau của hai giai đoạn: THCS và THPH, lấy hình thức là đoạn 149 Lu Jin Ying văn tri thức hoặc tài liệu bổ sung, mở chuyên đề giới thiệu về Lỗ Tấn. Đó đã là những ý kiến rất cụ thể và thiết thực cho việc giảng dạy tác phẩm của Lỗ Tấn. Trong quá trình giảng dạy ngữ văn, phương pháp so sánh có thể nói là đâu đâu cũng thấy. Phương pháp này cũng được áp dụng phổ biến trong việc giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn. Trong báo cáo của nhóm nghiên cứu Lỗ Tấn thuộc khoa Trung văn Học viện giáo dục Quảng Đông, khi nhắc đến tiến hành giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn phải linh hoạt, áp dụng nhiều phương pháp, có nhắc tới phương pháp so sánh, đồng thời đã nêu ra năm loại hình so sánh. Một là, so sánh tác phẩm khác thời đại của Lỗ Tấn; hai là so sánh tác phẩm cùng thể loại của Lỗ Tấn; ba là so sánh những quan điểm tiểu biểu; bốn là so sánh tác phẩm giữa Lỗ Tấn và cả tác gia cùng thời; năm là đối với những câu nói có sức biểu hiện mạnh để tiến hành so sánh. Trong Nghiên cứu vấn đề thiết kế việc giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn trong sách giáo khoa ngữ văn ở nhà trường phổ thôngKim Truyền Phú, đã trình bày và phân tích một cách hệ thống, đưa ra quan điểm cho rằng, từ khi tác phẩm Lỗ Tấn đưa vào sách giáo khoa, ai cũng ý thức phải coi trọng những vấn đề về phương pháp giảng dạy, nhưng trong thực tế, hội thảo về kinh nghiệm hơi nhiều, về nguyên tắc hơi ít; về thực tiễn hơi nhiều và về lý luận hơi ít; về thuyết trình hơi nhiều và về phương pháp học hơi ít. Một ít một nhiều, đã dẫn đến tình trạng giáo viên rất ngại dạy và học sinh thấy khó học trong khi giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn hiện nay; nhiều tác phẩm kinh điển của Lỗ Tấn rất khó lọt vào tầm mắt của học sinh. Tác phẩm Lỗ Tấn muốn đến gần và in dấu trong lòng người thì việc giảng dạy ở nhà trường phổ thông phải đóng một vai trò rất quan trọng. Trên thực tế, nhiều nhà văn hóa của Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng nhiều từ Lỗ Tấn. Có hai người cao thủ viết tạp văn rất tiêu biểu, đó là Từ Mậu Dung ( ), Nhiệp Cam Nỗ( ). Vì vậy, khi giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn, nên so sánh để thấy được ảnh hưởng của Lỗ Tấn đối với hai cây bút nói trên. Mặt khác, những năm gần đây, đông đảo giáo viên ngữ văn tự giác áp dụng quan niệm giáo dục mới để hướng dẫn giảng dạy, đã xuất hiện một không khí giảng dạy mới. Ví dụ việc giảng dạy dưới góc nhìn tư tưởng triết học. Nhà giáo Trịnh Đạt Nông dùng tư tưởng triết học chủ nghĩa nhân bản để hướng dẫn thưởng thức AQ chính truyện, đã thu được hiệu quả rất tốt. Ông cho rằng: Văn học là nhân học, giáo viên nên hướng dẫn học sinh lấy lòng nhân ái làm căn bản, quan tâm số phận của nhân vật chính, cảm nhận ánh sáng êm dịu của văn học, xây dựng tinh thần nhân văn cao cả. Ví dụ, từ góc độ mỹ học để giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn, đặc biệt là khai khác cái đẹp như trái tim trẻ trong tác phẩm Lỗ Tấn, là một cách nhìn mới bắt đầu gây sư quan tâm của giáo viên Ngữ văn Trung Quốc. Tiết Tùng và Trần Ngọc Hoa cho rằng: “Đọc tác phẩm Lỗ Tấn, ngoài sự cảm nhận những tình cảm yêu nước mãnh liệt phát lộ dưới ngòi bút châm biếm bệnh trạng xã hội một cách lạnh lùng, đau xót thở than trước sự tê liệt của quốc dân, đả kích thực cảnh tăm tối, xấu xa, còn có thể thấy được sự thương tiếc nhớ và hồi ức của Lỗ Tấn đối với bản tính của sinh mệnh. Đó là sự kêu gọi bản chất của sinh mệnh – thuần phác, trong sáng và tự do thoải mái”. Qua Từ vườn bách thảo đến nhà tư thục Tam Vị, Cố hương, Hát tuồng ngày rước thần, Khổng Ất Kỷ, tác giả cho thấy tình thơ ý họa và tâm tình tốt đẹp trong tác phẩm của 150 Tìm hiểu việc giảng dạy và nghiên cứu Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông Trung Quốc Lỗ Tấn. Cách giảng dạy này rất có ích cho sự nung nấu tinh thần của học sinh. Trong những cuộc thảo luận về việc cải cách giảng dạy Ngữ văn những năm gần đây, nhiều người đã nêu ra nhiều ý kiến phê phán, thậm chí có những người nghi ngờ ý nghĩa và giá trị của việc giảng dạy tác phẩm Lỗ Tấn ở nhà trường phổ thông. Nhưng nếu là những người có tấm lòng và trách nhiệm về văn hóa, đều sẽ không phủ nhận ý nghĩa quan trọng của tác phẩm Lỗ