Tìm hiểu ý nghĩa của bánh Songpyeon trong đời sống tinh thần của người dân Hàn Quốc

1. Lý do chọn đề tài Hàn Quốc là một trong số các quốc gia trên thế giới có nền văn hóa ẩm thực đặc biệt, mang những nét đặc trưng riêng có. Điều đó được thể hiện đậm nét ngay trong những món ăn mà người ta chuẩn bị trong các ngày lễ truyền thống, tiêu biểu là hai dịp lễ lớn nhất trong năm: Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Cũng giống như ở các quốc gia Châu Á khác, vào những ngày lễ tết lớn, mọi người thường tụ tập, quây quần bên gia đình, cùng nhau làm ra những món ăn ngon nhất để dâng lên tổ tiên và chào đón một năm mới tốt đẹp, ở Hàn Quốc, từ xa xưa người ta đã chọn ra một ngày để cùng làm những món ăn thật ngon, dâng lên ông bà, tổ tiên. Đó là ngày lễ Chuseok, tức là tết Trung Thu. Chuseok còn có nhiều tên gọi khác như Hangawi, Gawi, Gabae, Chungchucheol Ngày này diễn ra vào rằm tháng tám âm lịch hằng năm. Vào ngày lễ Chuseok, người ta tổ chức rất nhiều hoạt động như: lễ bái tổ tiên (Charye), đi tảo mộ, chơi các trò chơi truyền thống Một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ Chuseok là làm bánh Songpyeon. Với sự quan tâm và yêu thích dành cho ẩm thực Hàn Quốc, đặc biệt là với những món ăn được làm trong ngày lễ tết, chúng tôi nhận thấy Songpyeon không chỉ là một món ăn đơn thuần mà còn ẩn chứa trong đó nhiều ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của người dân Hàn Quốc. Do vậy, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi quyết định chọn đề tài về chiếc bánh Songpyeon – bánh trung thu của người Hàn Quốc để có thể từng bước hiểu thêm về văn hóa truyền thống, cũng như nét đẹp ẩm thực của người dân xứ sở kimchi.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu ý nghĩa của bánh Songpyeon trong đời sống tinh thần của người dân Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 54 TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA BÁNH SONGPYEON TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN HÀN QUỐC SVTH: Đặng Thị Ngọc Dung, Vũ Thị Trinh 1H13 GVHD:Hoàng Thiên Thanh I. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hàn Quốc là một trong số các quốc gia trên thế giới có nền văn hóa ẩm thực đặc biệt, mang những nét đặc trƣng riêng có. Điều đó đƣợc thể hiện đậm nét ngay trong những món ăn mà ngƣời ta chuẩn bị trong các ngày lễ truyền thống, tiêu biểu là hai dịp lễ lớn nhất trong năm: Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Cũng giống nhƣ ở các quốc gia Châu Á khác, vào những ngày lễ tết lớn, mọi ngƣời thƣờng tụ tập, quây quần bên gia đình, cùng nhau làm ra những món ăn ngon nhất để dâng lên tổ tiên và chào đón một năm mới tốt đẹp, ở Hàn Quốc, từ xa xƣa ngƣời ta đã chọn ra một ngày để cùng làm những món ăn thật ngon, dâng lên ông bà, tổ tiên. Đó là ngày lễ Chuseok, tức là tết Trung Thu. Chuseok còn có nhiều tên gọi khác nhƣ Hangawi, Gawi, Gabae, Chungchucheol Ngày này diễn ra vào rằm tháng tám âm lịch hằng năm. Vào ngày lễ Chuseok, ngƣời ta tổ chức rất nhiều hoạt động nhƣ: lễ bái tổ tiên (Charye), đi tảo mộ, chơi các trò chơi truyền thống Một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ Chuseok là làm bánh Songpyeon. Với sự quan tâm và yêu thích dành cho ẩm thực Hàn Quốc, đặc biệt là với những món ăn đƣợc làm trong ngày lễ tết, chúng tôi nhận thấy Songpyeon không chỉ là một món ăn đơn thuần mà còn ẩn chứa trong đó nhiều ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của ngƣời dân Hàn Quốc. Do vậy, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi quyết định chọn đề tài về chiếc bánh Songpyeon – bánh trung thu của ngƣời Hàn Quốc để có thể từng bƣớc hiểu thêm về văn hóa truyền thống, cũng nhƣ nét đẹp ẩm thực của ngƣời dân xứ sở kimchi. 2. Mục đích nghiên cứu Có thể nói, ẩm thực Hàn Quốc nổi tiếng trên thế giới theo cách riêng của mình. Món ăn của Hàn Quốc thanh đạm, có sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu sao cho đạt đƣợc tiêu chuẩn về hƣơng- sắc- vị, lại tốt cho sức khỏe. Không chỉ thế, mỗi món ăn đều mang trong mình ý nghĩa riêng của nó. Chiếc bánh trung thu của ngƣời Hàn Quốc, với tên gọi là bánh Songpyeon cũng không phải là một ngoại lệ. Thông qua bài nghiên cứu lấy đề tài về chiếc bánh Songpyeon, chúng tôi mong muốn có thể nâng cao đƣợc kiến thức của bản thân về ẩm thực Hàn, đồng thời góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu về nét văn hóa, ý nghĩa tinh thần ẩn chứa trong từng món ăn của ngƣời dân Hàn Quốc nói chung, và trong những món ăn ngày lễ tết nói riêng- cụ thể là chiếc bánh Songpyeon. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 55 3. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu Thông qua bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ bƣớc đầu đƣa ra những khái niệm chung nhất về nguồn gốc ra đời của bánh Songpyeon, một số loại bánh Songpyeon tiêu biểu và những ý nghĩa chứa đựng trong chiếc bánh này theo quan niệm của ngƣời Hàn Quốc. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã sƣu tầm, chọn lọc ra những tài liệu có liên quan đến bánh Songpyeon, sau đó cùng phân tích, đánh giá rồi đƣa ra một số ý kiến của bản thân xoay quanh chủ đề này. II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI 1. Nguồn gốc tên gọi và các loại bánh Songpyeon 1.1. Nguồn gốc tên gọi của bánh Songpyeon Bánh Songpyeon đƣợc làm trong dịp lễ Chuseok. Trƣớc kia, Chuseok là lễ hội diễn ra vào mùa thu, là mùa thu hoạch lúa và các nông sản khác. Do đó, ngày lễ này còn mang ý nghĩa là lễ thu hoạch hay hội mùa. Ngƣời Hàn Quốc sử dụng các sản phẩm mới gặt hái đƣợc nhƣ các loại rau, hoa quả để chế biến các món ăn dâng lên tổ tiên. Bánh Songpyeon chính là món ăn đƣợc chế biến từ những sản phẩm thu hoạch đƣợc trong vụ mùa. Nguyên liệu chính của bánh là bột gạo và một chút lá thông tƣơi đƣợc hấp cùng bánh. Ít ai biết đƣợc rằng cái tên Songpyeon có nguồn gốc từ hai cụm từ”sonamu song”(lá thông) và”tteok byeong”(bánh gạo). Ban đầu ngƣời Hàn gọi là”song byeong”, qua năm tháng, cái tên ấy dần thay đổi và trở thành”Songpyeon”nhƣ ngày nay. 1.2. Các loại bánh Songpyeon Ban đầu, Songpyeon có màu trắng của bột gạo đã đƣợc hấp chín, nguyên liệu làm bánh cũng rất đơn giản, nhƣng sau này dần dần xuất hiện thêm nhiều nguyên liệu khác, nhƣ khoai tây, bí đỏ, rau ngải cứu tạo ra các loại bánh Songpyeon với nhiều màu sắc sinh động, hấp dẫn, và mùi vị đa dạng. Mỗi loại bánh Songpyeon lại có một cái tên khác nhau tƣơng ứng với nguyên liệu đặc trƣng của nó nhƣ Kamcha songpyeon (bánh đƣợc làm từ khoai tây), Hobak Songpyeon (bánh đƣợc làm từ bí ngô), Ssuk songpyeon (bánh đƣợc làm từ rau ngải cứu), Kkot songpyeon (bánh đƣợc gắn hình hoa) 1. Samsaek Songpyeon Đây là loại Songpyeon gần gũi nhất với ngƣời dân Hàn Quốc. Ngƣời ta chia gạo tẻ thành ba phần, một phần để làm bánh Songpyeon màu trắng, các phần còn lại thì nhuộm thành các màu sắc đa dạng, bằng chính những nguyên liệu thiên nhiên nhƣ: gấc, ngải cứu, nƣớc ép từ ngũ vị tử, nƣớc ép nho, bột hạt dẻ, Sau đó ngƣời ta lấy các loại ngũ cốc nhƣ đậu xanh, đậu đỏ, hạt dẻ, hay vừng để làm nhân bánh. Sau khi nặn bánh xong thì chỉ việc đem đi hấp cùng với lá thông. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 56 2. Kamcha Songpyeon Kamcha Songpyeon là loại bánh đƣợc làm từ khoai tây, nhìn bề ngoài trông thô kệch, xấu xí nhƣng rất đƣợc ƣa thích bởi mùi vị rất bùi và thơm ngon. Đây là loại bánh đƣợc ƣa chuộng ở vùng Kang Won Do - nơi có nguồn khoai tây dồi dào. 3. Hobak Songpyeon Hobak Songpyeon là loại bánh chủ yếu đƣợc làm từ bí ngô - một loại nông sản có nhiều vào mùa thu, đƣợc làm nhiều ở vùng Chung Cheong Do. Hobak Songpyeon có sắc vàng đẹp mắt, lại có vị ngọt dịu nên không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả ngƣời lớn cũng yêu thích. So với các loại bánh Songpyeon làm từ gạo, bánh làm từ bí ngô để lâu vừa không bị cứng mà ăn lại dẻo. Không những đẹp về màu sắc, ngon về mùi vị mà Songpyeon bí ngô còn chứa nhiều vitamin A nên rất tốt cho sức khỏe. 4. Kkot Songpyeon Kkot Songpyeon là một loại bánh Songpyeon đƣợc trang trí khá cầu kỳ ở bên trên mỗi chiếc bánh, dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên, phổ biến ở vùng Cheon La Do. Nguyên liệu chính là gạo tẻ, nhƣng loại bánh Kkot Songpyeon này có nhiều màu sắc và mùi vị rất đa dạng. Ngoài các loại bánh Songpyeon tiêu biểu trên, còn có những loại bánh Songpyeon khác nhƣ: bánh Songpyeon hồng trà, hạt dẻ, khoai lang, trà xanh, hồng càng ngày càng đa dạng về chủng loại và màu sắc. 2. Nguyên liệu, cách làm bánh Songpyeon và ý nghĩa của nó 2.1. Nguyên liệu và cách làm bánh Songpyeon a. Nguyên liệu Cùng với thời gian, bánh Songpyeon ngày càng đƣợc sáng tạo với nhiều loại nguyên liệu và cách thức khác nhau, nhƣng theo truyền thống, nguyên liệu chính đƣợc sử dụng làm nên những chiếc bánh Songpyeon vẫn là bột gạo tẻ để làm vỏ bánh, đi cùng là một số loại rau, củ, quả để tạo màu cho vỏ bánh. Nhân bánh thì đƣợc làm từ các loại ngũ cốc, các loại đậu nhƣ là đậu xanh, đậu đỏ, hạt dẻ, vừng, đƣờng, muối Ngoài ra, ngƣời Hàn Quốc còn sử dụng một nguyên liệu đặc biệt để hấp cùng bánh, đó là lá thông, khiến cho chiếc bánh 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 57 Songpyeon vừa không bị dính vào nhau, lại vừa có đƣợc hƣơng thơm thanh khiết, dễ chịu của thông xanh. b. Cách làm bánh Điều để lại ấn tƣợng đặc biệt cho ngƣời thƣởng thức chiếc bánh Songpyeon là khi ăn có thể cảm nhận đƣợc một cách rõ rệt mùi vị, hƣơng thơm riêng biệt của từng loại bánh. Muốn vậy, ngƣời làm bánh phải chú ý đến từng công đoạn trong cả quy trình làm bánh. Trong quy trình này, bƣớc đầu tiên là làm nhân bánh. Trƣớc hết, ngƣời ta giã nhỏ vừng, sau đó cho đƣờng, muối vào rồi trộn đều với nhau. Sau khi hấp chín đậu xanh, đậu đỏ, ta cho thêm chút đƣờng, muối để tạo thêm hƣơng vị cho nhân bánh. Kế đến là làm vỏ bánh. Để làm vỏ bánh, ngƣời ta lấy bột gạo trộn với nƣớc và nhào cho đến khi bột mịn. Đến khi bột đã mịn thì viên thành khối tròn và để bột nghỉ khoảng từ 20-30 phút. Công đoạn này có phần giống với cách làm bánh trôi của ngƣời Việt. Để miếng bánh có hình tròn đẹp, ngƣời ta chia khối bột thành các miếng nhỏ đều nhau rồi viên tròn lại. Sau đó, ấn dẹt miếng bột và tạo độ sâu nhƣ chiếc nồi cho miếng bột. Cuối cùng, cho nhân vào bên trong vỏ bánh, sau đó gấp lại và dùng tay miết hai bên mép bánh lại. Lúc này bánh sẽ có hình bán nguyệt xinh xắn. Sau khi đã nặn xong hết bánh, công đoạn tiếp theo là hấp bánh. Đầu tiên, ngƣời ta đun sôi nƣớc trong một chiếc nồi hấp. Để bánh không bị dính nồi và tạo hƣơng vị đặc biệt cho bánh, ngƣời Hàn Quốc đặt một lớp lá thông lên trên vỉ hấp và đun sôi ở nhiệt độ cao. Đến khi hơi nƣớc bốc lên, ngƣời ta xếp bánh vào nồi hấp một cách gọn gàng, sao cho những chiếc bánh không bị đè lên nhau. Cuối cùng, phủ một lớp lá thông mỏng lên trên bề mặt bánh rồi đậy vung lại và hấp trong khoảng 20 phút. Đến khi bánh chín, cần chuẩn bị một chậu nƣớc lạnh để khi lấy bánh từ trong nồi ra thì thả nhanh tay vào chậu nƣớc lạnh. Khi bánh nguội thì có thể vớt ra đĩa để cho ráo nƣớc. Để bánh khỏi dính, ngƣời ta còn thoa một ít dầu mè lên bánh. Từ xƣa, ngƣời Hàn đều tận dụng những nguyên liệu tự nhiên để tạo màu sắc và mùi vị cho món ăn. Ví dụ, để tạo vị ngọt thanh, ngƣời nấu sẽ bỏ vào đó chút hoa quả (nhƣ lê, táo..), hay các loại rau củ có vị ngọt. Còn nếu muốn món ăn có màu sắc đẹp mắt, thì việc sử dụng những loại rau quả có màu sắc trộn cùng nguyên liệu chế biến vừa giúp đem lại màu sắc tự nhiên, vừa tốt cho sức khỏe. Khi làm bánh Songpyeon, ngƣời Hàn cũng áp dụng những kinh nghiệm truyền thống để làm nên những chiếc bánh có màu sắc đẹp mắt, mà không cần dùng đến phẩm màu. Ngƣời ta sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên nhƣ cà rốt, bí ngô, rau ngải cứuđể trộn vào hỗn hợp làm bánh, giúp bánh có màu sắc nhƣ ý (xanh của rau ngải, vàng của bí ngô,...), đồng thời làm toát lên mùi vị đặc trƣng của nguyên liệu. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 58 2.2. Ý nghĩa về nguyên liệu làm bánh Bột gạo, đỗ xanh, đậu đỏ, vừng hay lá thông đều là những nguyên liệu có từ thiên nhiên, là các sản phẩm ngũ cốc mới đƣợc ngƣời dân thu hoạch từ vụ mùa gần đó. Ngƣời dân Hàn Quốc sử dụng số ngũ cốc đó để làm ra những chiếc bánh Songpyeon đẹp nhất, ngon nhất dâng lên cúng tổ tiên, tạ ơn trời đất, vì theo quan niệm của ngƣời Hàn Quốc, chính trời đất và tổ tiên đã phù hộ và ban cho họ nhiều sức khỏe, làm cho mƣa thuận gió hòa, giúp họ có đƣợc vụ mùa bội thu. Nguyên liệu đặc biệt trong quy trình làm ra chiếc bánh Songpyeon là lá thông xanh. Sở dĩ, ngƣời Hàn Quốc chọn lá thông để hấp cùng với bánh là do lá thông là một loài thực vật dễ tìm, phổ biến ở xứ lạnh. Ngƣời dân Hàn đã tận dụng điều này vào việc chế biến bánh Songpyeon. Họ sử dụng lá thông để hấp cùng với bánh, giúp cho bánh không bị dính vào nhau và tạo hƣơng vị tự nhiên đặc trƣng riêng cho bánh. Mặt khác, lá thông còn có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn có trong không khí, giúp bánh không bị ôi thiu. Và khi bánh đƣợc hấp cùng một ít lá thông tƣơi, mùi hƣơng thanh nhẹ mà lãng đãng của lá thông dƣờng nhƣ khiến cho bánh Songpyeon càng hấp dẫn hơn. Không những thế, hƣơng thơm thoang thoảng của lá thông non lẩn khuất trong lớp vỏ bánh khiến cho ngƣời thƣởng thức có cảm giác thanh nhẹ trong tâm hồn, không thể nào quên. Thêm vào đó, không chỉ có mùi hƣơng nhƣ mời gọi, mà những vết lá thông in hằn một cách tự nhiên trên mỗi chiếc bánh đã vô tình tạo nên những hình trang trí đẹp mắt, càng thu hút ngƣời thƣởng thức. Đặc biệt, theo một nghiên cứu khoa học, lá thông còn chứa một loại chất tên gọi là phytocide, không chỉ giúp ngăn ngừa cơ thể hấp thụ những chất có hại mà còn tốt cho những ngƣời mắc các bệnh nhƣ đau dạ dày, cao huyết áp, đau thần kinh Do vậy, Songpyeon không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe nữa. 3. Hình dạng bánh Songpyeon và ý nghĩa của nó Nếu nhƣ bánh trung thu của ngƣời Việt Nam và ngƣời Trung Quốc là bánh nƣớng, bánh dẻo có hình vuông hoặc hình tròn, biểu tƣợng cho hình ảnh trời - đất (thiên - địa) thì bánh Songpyeon của ngƣời Hàn Quốc có hình trăng khuyết (hình bán nguyệt). Đối với ngƣời Việt Nam hoặc ngƣời Trung Quốc, ý niệm tròn (viên) của trăng là biểu tƣợng cho sự hạnh phúc viên mãn, gắn liền với cảnh quây quần, đoàn tụ của gia đình. Trong khi đó, bánh trung thu của ngƣời Hàn Quốc – bánh Songpyeon lại có một câu chuyện riêng về hình dạng của mình. Ban đầu, bánh có hình tròn nhƣng sau đó ở công đoạn cuối, bánh đƣợc gấp lại thành hình trăng khuyết. Không phải ngẫu nhiên mà bánh Songpyeon có hình dạng nhƣ vậy, mà nó đã có lịch sử từ thời đại vƣơng triều Baekje. Trong cuốn”Tam quốc sử ký”có viết rằng, hình mặt trăng tròn và hình trăng khuyết (hình 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 59 bán nguyệt) đƣợc coi là biểu trƣng cho hai vƣơng quốc Baekje và Silla. Trong suốt thời kỳ cai trị của vua Uija tại Baekje, ngƣời ta tìm thấy chiếc mai rùa có khắc một dòng chữ rằng: Baekje là mặt trăng tròn, còn Silla là mặt trăng khuyết. Đây là một mật mã gây nhiều tranh cãi và nhiều ngƣời Hàn Quốc xƣa cho rằng điều này mang ý nghĩa dự đoán về việc triều đại Baekje sắp diệt vong và triều đại Silla sẽ lên tiếp nối. Cuối cùng, điều đó cũng trở thành sự thật, quân Silla đã đánh bại quân Baekje. Vì vậy, ngƣời Hàn Quốc tin rằng bánh hình bán nguyệt tƣợng trƣng cho một tƣơng lai tƣơi sáng. Hình ảnh”trăng khuyết rồi sẽ tròn”nhƣ là một sự sinh sôi, nảy nở, sự mở rộng và phát triển trọn vẹn. Hình ảnh”trăng khuyết”không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc trong quan niệm mà còn thể hiện cách tƣ duy đẹp và độc đáo của những con ngƣời xứ sở kimchi này. Thêm vào đó, giống nhƣ Việt Nam hay Trung Quốc, Hàn Quốc cũng là một nƣớc nông nghiệp. Do vậy, những gì gắn liền với tự nhiên, cũng đều có quan hệ gần gũi, thân thiết với ngƣời nông dân. Văn hóa một đất nƣớc vốn phản ánh tƣ duy, quan niệm, thẩm mỹ của chính nƣớc đó. Bởi thế, những hình ảnh mang tính tự nhiên, liên quan đến nông nghiệp nhƣ mặt trăng, mƣa, gió, cây cỏ,.. đã đi vào trong văn chƣơng, hội họa một cách tự nhiên. Không những thế, tƣ duy sùng bái tự nhiên còn hiện hữu ngay trong nét văn hóa ẩm thực của ngƣời dân Hàn Quốc. Trong đó, đặc biệt là hình ảnh mặt trăng – vốn đƣợc coi là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Hình ảnh chiếc bánh Songpyeon với hình dạng mô phỏng hình mặt trăng khuyết – một biểu tƣợng của tự nhiên - có thể đƣợc coi là minh chứng sinh động và rõ nét cho tƣ duy nông nghiệp, tƣ tƣởng tôn sùng tự nhiên của nền văn hóa Hàn Quốc. 4. Ý nghĩa của bánh Songpyeon trong quan niệm về gia đình Ban đầu, bánh Songpyeon đƣợc ngƣời dân Hàn Quốc làm ra với ý nghĩa cảm tạ trời đất đã ban cho con ngƣời một vụ mùa bội thu, có đƣợc nhiều nông sản. Nhƣng càng về sau, bánh Songpyeon càng mang nhiều ý nghĩa hơn. Bánh đƣợc làm từ đôi bàn tay khéo léo, đảm đang của ngƣời phụ nữ Hàn Quốc để dâng lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ Chuseok, bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, những ngƣời đã khuất vì đã phù hộ cho họ có đƣợc cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời cầu mong tổ tiên tiếp tục bảo vệ, che chở, đem đến cho họ sự may mắn, no đủ. Vào ngày lễ Chuseok, bánh Songpyeon không chỉ đƣợc làm bởi các bà các mẹ, mà còn có sự chung tay góp sức của mọi thành viên trong gia đình, với ý nghĩa thể hiện sự quây quần, sum vầy, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Theo quan 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 60 niệm dân gian truyền lại từ xa xƣa, các cô dâu tƣơng lai nếu nặn đƣợc chiếc bánh Songpyeon đẹp đẽ, thơm ngon sẽ gặp đƣợc ý trung nhân tuấn tú. Còn những ai đã có gia đình và đang mang bầu thì sẽ hạ sinh đƣợc ngƣời con gái giỏi giang, ngoan ngoãn, xinh xắn và đáng yêu nhƣ mặt trăng vậy. Vì thế, hàng năm, khi thu về, ngƣời phụ nữ phải chuẩn bị nguyên liệu làm bánh rất công phu. Họ làm bánh bằng tất cả trái tim của mình để có thể làm ra đƣợc những chiếc bánh Songpyeon ngon nhất, đẹp nhất dâng lên tổ tiên. Khi bánh bày ra đĩa, phải xếp úp bánh xuống, còn khi bày bánh ra bàn để mọi ngƣời thƣởng thức thì ngửa bánh lên. Dƣờng nhƣ tinh thần trọng đạo hiếu của ngƣời Hàn còn đƣợc thể hiện ngay chính trong cách thức bày bánh Songpyeon. Với ngƣời Việt, khi dâng cúng tổ tiên hay khi dùng bữa, điều quan trọng là việc chế biến, bày biện đĩa thức ăn sao cho hợp lí, nhìn đẹp mắt, để biểu hiện lòng tôn trọng, sự tƣởng nhớ của con cháu đến tổ tiên, ông bà và những ngƣời đã khuất. Đối với ngƣời Hàn Quốc, cách thức bày bánh Songpyeon lại rất đặc biệt, ẩn chứa tâm ý sâu xa của con ngƣời nơi đây. Khi bày bánh ra đĩa để dâng lên tổ tiên, ngƣời Hàn xếp úp bánh xuống, khiến ta dễ dàng liên tƣởng đến hình ảnh con cháu cúi đầu, vái lạy ông bà tổ tiên để dâng lễ với cả tấm lòng thành kính. Còn khi bày ra bàn ăn, bánh lại đƣợc bày ngửa lên, giống nhƣ đôi bàn tay con cháu dâng lên tổ tiên, ông bà những sản phẩm do chính họ đã vất vả làm ra trong năm qua. Có thể nói, đây là nét đẹp văn hóa thể hiện sâu sắc tinh thần trọng hiếu cũng nhƣ nét đẹp trong tín ngƣỡng thờ cúng của ngƣời dân Hàn Quốc nói riêng và ngƣời dân vùng Đông Á nói chung. III. TỔNG KẾT Văn hóa luôn là một đề tài rộng mở, vô tận. Việc tìm hiểu về phông văn hóa của mỗi quốc gia hay mỗi vùng miền trên thế giới có lẽ sẽ không bao giờ là có giới hạn. Bởi văn hóa là sự tổng hòa, kết tinh của tri thức, trí tuệ, cũng nhƣ quan niệm, tƣ duy thẩm mỹ của con ngƣời, và đƣợc lƣu truyền qua biết bao thế hệ. Qủa thật là nhƣ vậy. Chiếc bánh Songpyeon và những ý nghĩa ẩn chứa trong chính chiếc bánh tƣởng chừng nhƣ nhỏ bé này thật thú vị và đặc biệt. Thông qua đó, ta có thể hiểu thêm đƣợc phần nào về quan niệm, tƣ tƣởng của ngƣời dân Hàn Quốc cũng nhƣ lòng tôn kính, nhân hiếu mà những ngƣời hậu thế dành cho tổ tiên, cho các thế hệ đi trƣớc. Do sự hạn chế về kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm, năng lực nghiên cứu, nên việc tìm hiểu về chiếc bánh Songpyeon của ngƣời Hàn trong ngày lễ Chuseok mà nhóm sinh viên chúng tôi thực hiện trên đây chắc chắn chƣa thể đầy đủ và hoàn thiện. Tuy vậy, chúng tôi vẫn hy vọng rằng bài nghiên cứu về bánh Songpyeon này sẽ phần nào giúp ích cho những ngƣời quan tâm đến đất nƣớc Hàn Quốc, muốn khám phá về văn hóa ẩm thực của ngƣời dân Hàn Quốc trong ngày lễ tết nói chung và trong ngày tết Chuseok – tết Trung thu nói riêng. Để có thể hoàn thành đƣợc bài nghiên cứu này, nhóm sinh viên chúng tôi thực sự cảm ơn rất nhiều đến cô Hoàng Thiên Thanh – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo chúng tôi 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 61 trong quãng thời gian bƣớc đầu đi tìm hiểu về bánh Songpyeon trong ngày tết Chuseok của ngƣời dân Hàn Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hanquocngaynay.com 2. Kỷ yếu tết trung thu của ngƣời Hàn Quốc/kr_hanu 3. Thông tin Hàn Quốc.com/tim hieu ve Chuseok le ta on cua nguoi Han Quoc 4. Vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=351 5. 6. 7.
Tài liệu liên quan