Tổng hợp các danh nhân lịch sử trong và ngoài nước

Acơba sinh ra trong lúc vua cha là Humayun đang trên đường đi lánh nạn. Từ nhỏ, Acơba đã biểu lộ một tư chất đặc biệt về thể thao và võ nghệ. Khi Hamayun khôi phục lại được ngôi báu, Acơba mới 13 tuổi đã được phong làm tổng trấn xứ Pungiap và năm 14 tuổi, khi vua cha mất, lên ngôi hoàng đế ở Đêli. Acơba một mặt thiết lập chính quyền chuyên chế tập trung cao độ, tiến hành chinh phục và đàn áp khốc liệt các vùng lân cận không chịu quy thuận; mặt khác, lại thi hành chính sách khoan dung đối với mọi tôn giáo. Tuy là một tín đồ trung thành của đạo Hồi, ông đã có một thái độ rất độ lượng đối với mọi tôn giáo đang tồn tại ở ấn Độ. Ông đã ra lệnh bãi bỏ "thuế đầu người" hay "thuế ngoại đạo", một thuế đánh vào bất cứ người dân nào không theo đạo Hồi. Ông khuyến khích quý tộc Mông Cổ kết thân với quý tộc ấn Độ theo ấn giáo. Chính Acơba cũng lấy một công chúa xứ Ratputana theo ấn giáo làm vợ và tuyển nhiều cung phi là con gái của các gia đình quý tộc ấn Độ. Acơba thực hiện chính sách trọng đãi người tài, tuyển dụng cả những người ấn Độ theo ấn giáo vào những chức vụ cao trong chính quyền. Do đó, Acơba đã đưa đế quốc Môgôn trở thành đế quốc hùng cường nhất trong lịch sử ấn Độ.

doc98 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3163 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp các danh nhân lịch sử trong và ngoài nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ACƠBA (1542 - 1605) web tư liệu lịch sử Acơba (Akbar) - hoàng đế hùng cường nhất của triều đại Môgôn ở ấn Độ, trị vì 1556 - 1605. Acơba sinh ra trong lúc vua cha là Humayun đang trên đường đi lánh nạn. Từ nhỏ, Acơba đã biểu lộ một tư chất đặc biệt về thể thao và võ nghệ. Khi Hamayun khôi phục lại được ngôi báu, Acơba mới 13 tuổi đã được phong làm tổng trấn xứ Pungiap và năm 14 tuổi, khi vua cha mất, lên ngôi hoàng đế ở Đêli. Acơba một mặt thiết lập chính quyền chuyên chế tập trung cao độ, tiến hành chinh phục và đàn áp khốc liệt các vùng lân cận không chịu quy thuận; mặt khác, lại thi hành chính sách khoan dung đối với mọi tôn giáo. Tuy là một tín đồ trung thành của đạo Hồi, ông đã có một thái độ rất độ lượng đối với mọi tôn giáo đang tồn tại ở ấn Độ. Ông đã ra lệnh bãi bỏ "thuế đầu người" hay "thuế ngoại đạo", một thuế đánh vào bất cứ người dân nào không theo đạo Hồi. Ông khuyến khích quý tộc Mông Cổ kết thân với quý tộc ấn Độ theo ấn giáo. Chính Acơba cũng lấy một công chúa xứ Ratputana theo ấn giáo làm vợ và tuyển nhiều cung phi là con gái của các gia đình quý tộc ấn Độ. Acơba thực hiện chính sách trọng đãi người tài, tuyển dụng cả những người ấn Độ theo ấn giáo vào những chức vụ cao trong chính quyền. Do đó, Acơba đã đưa đế quốc Môgôn trở thành đế quốc hùng cường nhất trong lịch sử ấn Độ. Tuy bản thân không biết chữ, nhưng Acơba rất trọng đãi các trí thức và văn nghệ sĩ. Trong cung điện của Acơba thường tổ chức những buổi bàn luận của các học giả. Nhà vua hăng hái tham gia thảo luận với họ về các vấn đề văn học, triết học, tôn giáo. Acơba đã cho thành lập một thư viện lớn gồm hàng vạn cuốn sách chép tay và những bản dịch sách cổ ấn Độ sang tiếng Ba Tư (ngôn ngữ được sử dụng ở triều đình Môgôn). Một sử gia đã gọi Acơba là "nhà vua học giả uyên bác không biết chữ". ACSIMET (281 - 212 TCN) Acsimet (Archimède) - nhà bác học lớn của Hi Lạp cổ đại sinh ở thành Xiracudơ trên đảo Xixilia, một thành bang của Hi Lạp cổ đại. Cha của Acsimet là một nhà thiên văn và toán học nổi tiếng, đã đích thân giáo dục và hướng dẫn ông đi sâu vào hai bộ môn này. Về sau, ông được gửi sang thành phố Alêchxanđria ở Ai Cập, một trung tâm khoa học của Hi Lạp cổ đại, tiếp tục học tập, nghiên cứu và trau gồi tài năng. Acsimet có nhiều cống hiến trong lĩnh vực vật lý, toán và thiên văn học. Về vật lý, ông có nhiều phát minh đặc sắc. Ông đã sáng chế ra chiếc máy bơm dùng để tưới tiêu nước cho đồng ruộng Ai Cập. Ông là người đầu tiên sử dụng hệ thống các đòn bẩy và ròng rọc để nâng các vật lên cao. Ông đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước. Về toán, Acsimet đã giải những bài toán về tính độ dài đường cong, đường xoắn ốc, đặc biệt đã tính ra số pi bằng cách đo hình nhiều góc nội tiếp và ngoại tiếp. Về thiên văn, ông đã nghiên cứu sự chuyển động của Mặt Trăng và các vì sao. Acsimet suốt cuộc đời say sưa học tập, nghiên cứu. Tương truyền rằng ông đã tìm ta định luật về sức đẩy của nước khi đang tắm. Ông đã sung sướng nhảy ra khỏi bồn tắm, chạy thẳng về phòng làm việc, quên cả mặc quần áo, miệng kêu lớn: "Ơrêca ! Ơrêca" (Tìm thấy rồi! Tìm thấy rồi). Trong cuộc chiến tranh của Hi Lạp chống quân xâm lược Rôma, ông đã sáng chế ra nhiều vũ khí mới như máy bắn đá, những cái móc thuyền, đặc biệt trong đó có một thứ vũ khí quang học để đốt thuyền giặc. Thành Xicacudơ đã được bảo vệ đến 3 năm mới bị thất thủ. Khi bọn xâm lược hạ được thành, chúng thấy ông vẫn đang say sưa ngồi nghiên cứu những hình vẽ trên đất. Ông đã thét lên: "Không được xóa các hình vẽ của ta", trước khi bị ngọn giáo của kẻ thù đâm vào ngực. Acsimet đã anh dũng hi sinh như một chiến sĩ kiên cường. AGIENĐÊ (1908 - 1973) Sanvađo Agienđê (Salvader Allende) - Tổng thống nước Cộng hòa Chilê, người đứng đầu chính phủ tiến bộ Liên minh đoàn kết nhân dân (1970 - 1973) bị phe đảo chính giết hại. Từ khi còn là một sinh viên khoa Y trường đại học, Agienđê đã tỏ rõ nhiệt tình yêu nước và chí khí đấu tranh cách mạng. Ông đã được bầu làm Chủ tịch tổ chức sinh viên khoa Y và Phó chủ tịch Liên đoàn sinh viên đại học Chilê. Năm 1933, bác sĩ Sanvado Agienđê 25 tuổi, là một trong những người sáng lập Đảng XH Chilê. Ông đã lần lượt gánh vác nhiều trách nhiệm quan trọng: Phó tổng thư ký (từ 1938) và Tổng thư ký Đảng XH (từ 1942), Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ Mặt trận nhân dân (1939 - 1942), đại biểu Đại hội quốc dân (từ 1937), Thượng nghị sĩ (1945 - 1970), Phó chủ tịch và Chủ tịch Thượng nghị viện (trong nhiều năm). Tháng 12-1969, Liên minh đoàn kết nhân dân bao gồm các Đảng XH, Cộng sản, Cấp tiến, XH - dân chủ và một số tổ chức quần chúng nhân dân khác đã được thành lập. Trong cuộc tổng tuyển cử bầu Tổng thống năm 1970, Liên minh đã đưa bác sĩ S.Agienđê, thủ lĩnh Đảng XH ra tranh cử và giành được thắng lợi. Chính phủ Liên minh đoàn kết nhân dân do Tổng thống Agienđê cầm đầu được thành lập. Chính phủ Agienđê đã tiến hành nhiều cải cách KT - XH như quốc hữu hóa các mỏ đồng lớn, cải cách ruộng đất, cải thiện đời sống cho nhân dân lao động... và thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XH chủ nghĩa, tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc... Các thế lực phản động Chilê được sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ đã tiến hành chống đối lại cách mạng Chilê trên khắp các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa, gây nhiều khó khăn cho chính phủ Agienđê. Tháng 9-1973, bọn chúng đã tiến hành một cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ Agienđê. Tổng thống Agienđê đã chiến đấu chống quân thù và bị hi sinh. AIXENHAO (1890 - 1969) Đuaitơ Đêvit Aixenhao (Dwight David Eisenhower) - Tổng chỉ huy quân Đồng minh (Anh - Mỹ) trên mặt trận thứ hai của Chiến tranh thế giới II, Tổng thống Hoa Kỳ 1953 - 1960. Aixenhao tham gia binh nghiệp từ trẻ. Năm 1926, tốt nghiệp Viện Hàn lâm Tổng tham mưu. Trong những năm 1933 - 1935, ông công tác trong bộ Tổng tham mưu Mỹ và 1935 - 1939, là ủy viên phái đoàn quân sự Mỹ tại Philippin. Trong Chiến tranh thế giới II, ông là Tổng chỉ huy quân đội Đồng minh (Anh - Mỹ) đổ bộ lên Bắc Phi, lên đảo Xixilia (Italia) (1943). Năm 1944, Aixenhao chỉ huy quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, đổ bộ vào nước Pháp, rồi đánh sang Đức. Năm 1945, Aixenhao là Tổng chỉ huy quân đội Mỹ chiếm đóng Tây Đức. Từ 1945 - 1948, ông giữ chức Tham mưu trưởng và từ 1948, làm Giám đốc trường đại học Côlômbi, đồng thời là cố vấn quân sự của Tổng thống Mỹ. Từ 12-1950 đến 6-1952, Aixenhao được cử làm Tổng tư lệnh tối cao của Tổ chức hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Năm 1952, Aixenhao được Đảng Cộng hòa đưa ra ứng cử tổng thống và đã giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử (nhiệm kỳ tổng thống 1953 - 1956). Khi lên làm tổng thống do quân đội Mỹ bị thiệt hại năng nề trong cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 - 1953). Aixenhao đã phải chấp nhận ký hiệp định đình chiến với Triều Tiên và Trung Quốc (27-7-1953). Tháng 11-1956 Aixenhao trúng cử Tổng thống lần thứ hai (nhiệm kỳ 1957 - 1960). Đầu năm 1957, ông đề ra "chủ nghĩa Aixenhao" nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mỹ - Diệm đặc biệt là cuộc đồng khởi 1959 - 1960, đã làm cho "chủ nghĩa Aixenhao" bị phá sản. ALÊCHXAN ĐẠI ĐẾ (356 - 323 TCN) Alêchxan Đại đế (hay Alêchxanđrốt Makêđônia - Alexandros Makedonia) - vua của nước Makêđônia (336 - 323 TCN) một nhà quân sự nổi danh của thế giới cổ đại. Alêchxan là con của vua Makêđônia Philip II và hoàng hậu Ôlimpiát. Alêchxan được hưởng thụ một nền giáo dục toàn diện, không chỉ giỏi về võ nghệ mà còn rất yêu thích văn học. Ông được nhà triết học nổi tiếng nhất thời cổ đại là Arixtốt bồi dưỡng cho những tinh hoa của nền văn hóa Hi Lạp cổ đại. Năm 336 TCN, Philip II bị ám sát chết, Alêchxan lên kế nghiệp vua cha, năm 20 tuổi. Ông là một người chỉ huy quân sự tài giỏi, một nhà chính trị và tổ chức giàu năng lực. Sau khi đàn áp các cuộc khởi nghĩa của các thành bang Hi Lạp, ông đã đem quân đội liên minh Hi Lạp - Makêđônia chinh phục đế quốc Ba Tư. Quân đội của ông thực hiện chiến thuật "Phương trận" (Phalange) hay hình khối vuông. Bộ binh xếp thành từng khối dày đặc, hàng trước mang giáo ngắn, hàng sau giáo dài (có ngọn giáo dài tới 5 mét), tua tủa như những con nhím. Binh sĩ còn có mộc che bảo vệ. Kị binh tinh nhuệ được bố trí hai bên sườn của bộ binh. Khi tác chiến, bộ binh có nhiệm vụ công kích chính diện, còn kị binh nhanh nhẹn thì vòng sang hai bên đối thủ và bao vây đằng sau lưng nhằm tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Nhờ có một đội quân tinh nhuệ và một chiến thuật tiên tiến nhất thời bấy giờ, trong vòng 4 năm (334 đến 331 TCN), ông đã tiêu diệt toàn bộ đế quốc Ba Tư, xâm chiếm một lãnh thổ rộng lớn từ Ai Cập đến Ba Tư. Ông còn kéo quân vào miền tây bắc ấn Độ, nhưng không giành được thắng lợi phải quay trở về, đóng kinh đô tại Babilon. Alêchxan tích cực truyền bá nền văn hóa Hi Lạp cổ đại sang phương Đông và xây dựng nhiều thành thị kiểu Hi Lạp tại đây ( các thành thị này đều mang tên Alêchxanđria). Hai nền văn hóa Đông - Tây đã hòa hợp với nhau, tạo thành một nền văn hóa rực rỡ mới gọi là nền văn hóa Hi Lạp hóa. Trong khu đang chuẩn bị cuộc viễn chinh mới, thì Alêchxan bị mắc bệnh sốt ác tính, và mất ở Babilon lúc mới 33 tuổi (323 TCN). Sau khi ông mất, không có con thừa kế, đế quốc đã bị các tướng tranh giành và cuối cùng chia xẻ thành ba vương quốc: Hi Lạp - Makêđônia, Ai Cập và Ba Tư. ARABI (1839 - 1911) Amét Arabi (Ahmed Arabi hay Arabi Pacha) - sĩ quan quân đội Ai Cập, người lãnh đạo phong trào giành độc lập dân tộc của nhân dân Ai Cập chống đế quốc Anh cuối thế kỷ XIX. Arabi xuất thân nông dân, theo nghề binh từ khi còn trẻ và đã lên đến chức đại tá. Khi Đảng Dân tộc, đảng của các sĩ quan và trí thức yêu nước tiến bộ Ai Cập, có xu hướng đòi độc lập dân tộc thoát khỏi sự nô dịch của thực dân Anh được thành lập, Arabi được bầu làm thủ lĩnh của Đảng. Tháng 9 - 1881, Arabi lãnh đạo binh sĩ bao vây hoàng cung, yêu cầu quốc vương triệu tập quốc hội mới và thay đổi chính phủ. Tháng 12 - 1881, trong cuộc bầu cử quốc hội mới, Đảng Dân tộc chiếm đa số ghế và một chính phủ mới của Đảng Dân tộc được thành lập. Arabi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Chiến tranh. Việc Đảng Dân tộc lên cầm quyền đã uy hiếp sự thống trị của Anh ở Ai Cập. Sau nhiều lần mua chuộc dụ dỗ Arabi không thành công, thực dân Anh quyết định dùng vũ lực. Arabi trở thành lãnh tụ cuộc kháng chiến của nhân dân Ai Cập chống thực dân Anh. Quốc vương và bè lũ phản động Ai Cập chạy sang phía Anh. Quân xâm lược Anh đã vi phạm công ước quốc tế, đưa quân tiến vào kênh Xuyên - vùng trung lập hóa, điều mà Arabi không ngờ tới, rồi từ vùng kênh đào tiến vào phía đông Cairô. Cuộc chiến đấu diễn ra không cân sức, Arabi đã bị thất bại. Tháng 9-1982, thực dân Anh bắt được Arabi, và đày ông ra đảo Xâylan (bây giờ là Xri - Lanca khi đó đang là thuộc địa của Anh). ARAPHAT (1929 - ...) Yatxe Araphat (Yasser Araphat) - Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Tổ chức giải phóng Palextin (PLO), Tổng thống nước Cộng hòa Palextin, Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang cách mạng Palextin. Araphat sinh ngày 27-8-1929 ở Giêrusalem, theo đạo Hồi. Năm 1948, khi quân đội Ixraen xâm chiếm xứ Palextin, ông đã tham gia cuộc chiến tranh chống Ixraen. Sau đó, ông sang Cairô (thủ đô Ai Cập) học đại học và được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp học sinh Palextin ở Ai Cập. Năm 1956, khi đang là lính công binh của Liên bang Arập, ông đã tham gia cuộc chiến tranh chống đế quốc Anh, Pháp, Ixraen của nhân dân Ai Cập ở cảng Sait. Năm 1958, ông đến Côoét làm công trình sư các công trình công cộng ở đó. Sau khi quân đội Ixraen chiếm đóng Palextin, phong trào đấu tranh của nhân dân Arập - Palextin lúc đầu có tính chất tự phát, lẻ tẻ, nhưng từ năm 1964 đã được tập hợp thành một mặt trận dân tộc thống nhất - Tổ chức giải phóng Palextin (PLO). Năm 1969, ông được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Tổ chức giải phóng Palextin (PLO) kiêm Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang cách mạng Palextin. Năm 1974, ông dẫn đầu đoàn đại biểu Tổ chức giải phóng Palextin (PLO), tham gia cuộc thảo luận về vấn đề Palextin ở Hội nghị lần thứ 20, khóa 9 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Tháng 12-1987, Nhà nước Cộng hòa Palextin được thành lập, Yatxe Araphat được bầu làm Tổng thống. Tháng 9-1993, Araphat thay mặt Tổ chức giải phóng Palextin (PLO) đã ký kết hiệp định với Ixraen, hai bên công nhận dải Gada (Gaza) và thành phố Giêricô (Jericho) do PLO quản lý được hưởng quyền tự trị. Sự hòa giải giữa PLO và Ixraen là bước đầu đem lại ổn định cho khu vực Trung Đông. ARIXTÔT (384 - 322 TCN) Arixtôt (Aristote) - nhà triết học và bác học nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại. Arixtôt sinh ở Xtagia, một thành phố của nước Makêđônia, trên biển Êgiê, con của một vị lương y tại triều vua Philip II xứ Makêđônia. Arixtôt đã sang Aten học Platôn và ở lại bên đó lâu ngày. Nhờ đó, ông đã trở thành nhà bác học am hiểu, tinh thông nhiều ngành khoa học. Ông đã được vua Philip II nuôi làm thầy dạy Alếchxan đại đế. Arixtôt đã để lại nhiều tác phẩm về nhiều môn khoa học khác nhau: chính trị học, lôgích học, siêu hình học, tu từ học, thi học, sinh vật học, vật lý học, thiên văn học... Tác phẩm quan trọng nhất về mặt triết học của ông là cuối "Lô gích học", trong đó ông cho rằng con người là một "sinh vật chính trị" chỉ có thể sống một cách đạo đức trong khuôn khổ một đô thị, mà chế độ chính trị của nó là chế độ cộng hòa ôn hòa. Học thuyết của Arixtôt đã chi phối khoa học Âu châu trong suốt hơn 1000 năm dưới thời trung đại. Giáo hội Thiên chúa giáo đã biến học thuyết Arixtôt thành một thứ giáo điều, bắt mọi người phải tuyệt đối tuân thủ. Nhưng thực ra, đúng như V.Lênin nhận xét: "Chế độ tăng lữ đã bóp chết cái chất sống trong học thuyết Arixtôt mà chỉ còn giữ lại cái chất chết của nó mà thôi". ASÔCA (292 - 237 TCN) Asôca (Asoka) - hoàng đế ấn Độ thuộc vương triều Môria (273 - 237 TCN), một trong những hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử ấn Độ cổ đại. Asôca đã tiến hành lần đầu tiên trong lịch sử cổ đại ấn Độ, công cuộc thống nhất gần như toàn vẹn bán đảo ấn Độ, (trừ phần cực nam), thiết lập nên một đế quốc rộng lớn, hùng cường. Asôca đã cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là việc xây dựng kinh đô Pataliputơra với nhiều chùa chiền, cung điện, dinh thự trên một quy mô lớn và một trình độ kiến trúc cao. Từ thời Asôca còn để lại đến ngày nay một số cột ghi pháp lệnh của nhà vua bằng đá nguyên khối, đỉnh cột có tạc hình thú vật (sư sử, voi, bò rừng, ngựa). Dưới thời Asôca, đạo Phật phát triển mạnh và được coi là quốc giáo. Nhà vua đã gia nhập hội Phật giáo. Dưới sự bảo trợ của Asôca, lần đầu tiên trong lịch sử ấn Độ và lịch sử Phật giáo, một đại hội Phật giáo có tính chất quốc gia đã được triệu tập tại kinh đô Pataliputơra. Nhờ đại hội này, giáo hội Phật giáo đã được củng cố và hoàn thiện với hệ thống tổ chức, giáo lý, lễ nghi và cùng với nó là việc xuất hiện nhiều chùa chiền, nhiều ngôi mộ hình tháp (stupa)... Asôca còn khuyến khích việc truyền bá đạo Phật ra nước ngoài. Một phái đoàn trong đó có em trai và em gái của Asôca tham gia đã được phái sang truyền đạo ở Xrilanca (đảo Xâylan) và trồng cây bồ đề làm lưu niệm ở bên đó. BẠCH CƯ DỊ (772 - 846) Bạch Cư Dị - nhà thơ nổi tiếng đời Đường (Trung Quốc). Bạch Cư Dị, tự là Lạc Thiên, xuất thân trong một gia đình địa chủ quan lại, người tỉnh Thiểm Tây. Thuở nhỏ, Bạch Cư Dị đi theo cha làm quan ở tỉnh Giang Nam. Ông có điều kiện đi thăm nhiều nơi danh lam thắng cảnh và tiếp xúc với cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân. Năm 28 tuổi, ông thi đỗ tiến sĩ và hai năm sau được bổ làm quan. Con đường quan chức của ông có nhiều gập ghềnh, khi thăng khi giáng, lúc được vời vào triều, khi bị đẩy về các vùng xa xôi hẻo lánh. Bạch Cư Dị là người thanh liêm, chính trực, có tư tưởng tiến bộ, nhưng sống vào lúc nhà Đường đang bị suy thoái, bộ máy quan liêu thối nát, cho nên tuy là quan lại nhưng ông đã viết những bài thơ vạch trần tội ác của giai cấp thống trị và nói lên nỗi thống khổ của nhân dân. Về hình thức, thơ ca của ông bình dị, lưu loát được nhân dân ưa thích. Ông đã để lại cho đời sau gần 3000 bài thơ. Ông còn là nhà lý luận văn học xuất sắc. BACUNIN (1814 - 1876) Mikhain Alêchxanđrôvitsơ Bacunin (Mikhail Aleksanđrovitch Bukunin)? - nhà hoạt động cách mạng Nga, lý thuyết gia về chủ nghĩa vô chính phủ. Bacunia là sĩ quan pháp binh có nguồn gốc quý tộc; vì có tư tưởng cách mạng, ông đã từ chức và buộc phải lánh ra nước ngoài. Ông tới Pari, thủ đô nước Pháp (1842 - 1847) được gặp và quen biết Các Mác, Pruđông. Năm 1849, ông trở về Nga, bị bắt và đày đi Xibia (1859). Nhưng sau đó, ông trốn thoát (1861) và lánh nạn ở Anh, Thụy Sĩ và hầu khắp các nước châu Âu. Ông đã tham gia hoặc ủng hộ hầu như tất cả các cuộc cách mạng ở châu Âu (khởi nghĩa ở Pari 1848, Praha 1848, Ba Lan 1863, Lyông 1870 và Macxây 1870). Năm 1867, ông tham gia Quốc tế I và đã thành lập một chi bộ của người Italia ở Napôli. Năm 1868, ông thành lập "Đồng minh dân chủ XH", một tổ chức cách mạng có tính chất vô chính phủ, chủ trương xóa bỏ giai cấp, đưa mọi của cải vào làm của chung, thủ tiêu Nhà nước và mọi quyền lực. Trong Quốc tế I, Bacunin âm mưu chia rẽ, đối lập với Các Mac, hòng chiếm quyền lãnh đạo. Tại đại hội của Quốc tế I ở La Hay (Hà Lan 1872), ông đã bị trục xuất ra khỏi tổ chức Quốc tế. Tác phẩm thể hiện đầy đủ tư tưởng vô chính phủ của ông là cuốn Nhà nước và vô chính phủ (1873). Tư tưởng của ông đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào vô chính phủ, nhất là ở Nga. BĂC (1685 - 1750) Iôhan Xêbaxtian Băc (Johann Sebastian Bach) - nhạc sĩ và nhà soạn nhạc thiên tài của nước Đức. Xêbastian Băc sinh ngày 21-3-1685 ở Aidơnach (Đức) trong một gia đình có truyền thống giỏi âm nhạc. Cha mẹ Xêbastian đều là nhạc công. Năm lên mười tuổi Xêbastian đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải đến sống nhờ người anh họ Crixtôp, vừa học văn hóa, vừa học nhạc, vừa nhận đánh đàn đại phong cầm (orgue) cho dàn nhạc thánh đường của thành phố Aidơnach. Năm 18 tuổi, Băc bắt đầu sáng tác nhạc. Ông sáng tác mọi thể loại, trừ nhạc kịch. Một thời gian sau, Băc chuyển đến sống ở thành phố Vâyma, nhận làm nhạc trưởng trong dàn nhạc của công tước Vâyma. Về sau, không hài lòng với thái độ đối xử của công tước Vâyma, ông chuyển đến thành phố Laixích, nhận chỉ huy dàn hợp xướng của nhà thờ Xanh Tôma. Cuộc sống của Băc, cũng như Bitôven có nhiều nỗi bất hạnh. Về cuối đời, Băc mắc bệnh hiểm nghèo và bị mù hai mắt. Tuy vậy, ông vẫn vượt qua mọi đau khổ, tiếp tục sáng tác. Ông có bốn người con sau này đều trở thành nhạc sĩ nổi tiếng. BAIRƠN (1788 - 1824) Bairơn (George Gordon, huân tước Byron) - nhà thơ lớn của nước Anh. Bairơn sinh tại Luân Đôn thủ đô nước Anh, trong một gia đình quý tộc. Ông khỏe mạnh và đẹp trai, nhưng chân đi hơi thọt. Ông có thái độ khinh thường dư luận, thường hay châm biếm, mỉa mai XH thượng lưu với khuôn sáo đạo đức giả của nó. Ông đã dùng văn thơ trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền thống trị tàn bạo đàn áp nhân dân và vạch rõ những bất công trong XH. Những bài thơ của ông tố giác cái xấu của cuộc đời (bài thơ trường thiên Cuộc du hành của Traidơ Harôn, xuất bản năm 1812); ca ngợi những người anh hùng khởi nghĩa (tập truyện thơ Manphơrết xuất bản năm 1817). Tập truyện thơ Đôn Giuan là một tác phẩm dí dỏm nói về bản thân tác giả, xuất bản năm 1824. Những tác phẩm của ông nổi tiếng ở khắp châu Âu. Chán ghét thói đạo đức giả của XH Anh, ông đã sang cư trú ở Italia, Thụy Sĩ, rồi Thổ Nhĩ Kỳ, Hi Lạp. Ông đã tham gia vào cuộc chiến đấu vì tự do của nhân dân Hi Lạp, chống quân xâm kược Thổ Nhĩ Kỳ và hi sinh lúc mới 36 tuổi. Bairơn thuộc thế hệ các nhà thơ lãng mạn Anh đã đứng lên chống lại XH quý tộc thượng lưu và những bất công XH. Những tác phẩm của ông đã có ảnh hưởng đến trào lưu văn học lãng mạn ở châu Âu. BANDĂC (1799 - 1850) Ônôrê đơ Bandăc (Honoré de Balzac) - nhà văn hiện thực lớn của nước Pháp. Bandăc vốn không phải dòng dõi quý tộc, mà xuất thân trong một gia đình bình dân (cha là nông dân, mẹ là con nhà buôn), nhưng vì có cảm hình với tầng lớp quý tộc, nên tự nhận mình là quý tộc (chữ "đờ" để chỉ dòng dõi quý tộc) Bandăc sinh ra và lớn lên tại thành phố Tua, miền Tây nước Pháp. Sau khi tốt ng
Tài liệu liên quan