Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang

Hoàn cảnh kinh tế xã hội và môi trường hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang. Tỉnh Hà Giang nằm ở cực Bắc của Tổ Quốc, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc, phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh Yên Bái – Lào Cai có đường biên giới dài hơn 274 Km. Là tỉnh miền núi nên địa hình và điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, có tới 75% diện tích là núi cao, sông suối sâu, giao thông thì khó khăn, lâm thổ sản bị khai thác bừa bãi, lại có chiến tranh biên giới năm ( 1979 - 1986 ) tàn phá chưa khôi phục được. Tỉnh Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7884,37 Km² bao gồm 10 huyện và 1 Thị xã, dân số trên 60 vạn người, bao gồm 22 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc H’Mông chiếm 31,3%, Tày chiếm 26,2%, Dao chiếm 15,4%, Kinh chiếm 11%. Tỉnh Hà Giang có 10 huyện và 1 thị xã với 919 xã phường, thị trấn. Trong đó có 65% số Xã và 58% số Huyện thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn. 2. Khái quát hoạt động của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang. 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang. Sau 15 năm hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Tuyên (1976 – 1991), tháng 10 năm 1991 tỉnh Hà Giang chính thức được tái lập tách ra khỏi tỉnh Hà Tuyên. Cùng với sự chia tách của Tỉnh, thực hiện quyết định số: 136/NHQĐ ngày 30 tháng 8 năm 1991 NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang cũng bắt đầu được hình thành và đi vào hoạt động. Năm 1998 do thay đổi cơ cấu tổ chức NHNo Việt Nam nên được thay thế bằng quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN5 ngày 02/06/1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước “Về việc thành lập các đơn vị thành viên hạch toán. Phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam” trong đó có chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang.

doc22 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 - TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ GIANG 1. Hoàn cảnh kinh tế xã hội và môi trường hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang. Tỉnh Hà Giang nằm ở cực Bắc của Tổ Quốc, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc, phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh Yên Bái – Lào Cai có đường biên giới dài hơn 274 Km. Là tỉnh miền núi nên địa hình và điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, có tới 75% diện tích là núi cao, sông suối sâu, giao thông thì khó khăn, lâm thổ sản bị khai thác bừa bãi, lại có chiến tranh biên giới năm ( 1979 - 1986 ) tàn phá chưa khôi phục được. Tỉnh Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7884,37 Km² bao gồm 10 huyện và 1 Thị xã, dân số trên 60 vạn người, bao gồm 22 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc H’Mông chiếm 31,3%, Tày chiếm 26,2%, Dao chiếm 15,4%, Kinh chiếm 11%. Tỉnh Hà Giang có 10 huyện và 1 thị xã với 919 xã phường, thị trấn. Trong đó có 65% số Xã và 58% số Huyện thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn. 2. Khái quát hoạt động của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang. 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang. Sau 15 năm hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Tuyên (1976 – 1991), tháng 10 năm 1991 tỉnh Hà Giang chính thức được tái lập tách ra khỏi tỉnh Hà Tuyên. Cùng với sự chia tách của Tỉnh, thực hiện quyết định số: 136/NHQĐ ngày 30 tháng 8 năm 1991 NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang cũng bắt đầu được hình thành và đi vào hoạt động. Năm 1998 do thay đổi cơ cấu tổ chức NHNo Việt Nam nên được thay thế bằng quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN5 ngày 02/06/1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước “Về việc thành lập các đơn vị thành viên hạch toán. Phụ thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam” trong đó có chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang. Đến nay, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang đã có 19 đầu mối giao dịch ở khắp các chi nhánh, hoạt động trên hầu hết các tụ điểm kinh tế – văn hóa – xã hội trong toàn tỉnh với đội ngũ gồm 299 cán bộ nhân viên có trình độ trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và dịch vụ ngân hàng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang không ngừng tăng trưởng. Tổng nguồn vốn từ những ngày đầu mới thành lập chi nhánh quản lý vẻn vẹn chỉ có hơn 10 tỷ đồng. Đến nay vốn tự huy động đạt 1302,5 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay đạt 1597,5 tỷ đồng. Chi nhánh ngày càng mở rộng thị phần, chiếm ưu thế trong hoạt động Ngân hàng. Hiệu quả kinh doanh được thể hiện rõ rệt, làm tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Là chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh của ngành và phục vụ công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước, của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Giang, đơn vị đã thực sự trở thành người bạn đồng hành tin cậy của nông dân góp phần xóa đói giảm nghèo, phục vụ tăng trưởng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh thông qua việc đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là cho nông nghiệp nông thôn và nông dân. 2.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang 2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang là đại diện pháp nhân của NHNo & PTNT Việt Nam với chức năng nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn toàn tỉnh. Khách hàng có quan hệ chủ yếu với Ngân hàng là hộ nông dân, hộ kinh doanh dịch vụ và cán bộ công nhân viên chức đủ mọi thành phần kinh tế, do đó vai trò của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang với việc phát triển kinh tế thể hiện trên các mặt sau : Thứ nhất: Góp phần khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả tiềm năng kinh tế của Tỉnh như: Đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động trong nông nghiệp nông thôn. Thứ hai: Góp phần tích tụ và tập trung vốn sản xuất thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất hàng hóa. Thứ ba: Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, mở rộng công nghiệp, chế biến dịch vụ nông nghiệp, khôi phục mở rộng ngành nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho người lao động. Thứ tư: Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải có vốn đầu tư và đầu tư đúng hướng, trọng tâm và thích đáng. Có như vậy mới tạo điều kiện về kỹ thuật, công nghệ để phát triển nông thôn Tỉnh nhà. 2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang. Hệ thống NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang từng bước được hoàn thiện đã mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn tỉnh với 10 Ngân hàng cấp Huyện, một hội sở Ngân hàng nông nghiệp tại thị xã và 8 Ngân hàng cấp III, trong đó có 2 Ngân hàng cấp III trực thuộc Tỉnh, tạo mạng lưới hoàn chỉnh có đủ các phương tiện làm việc hiện đại, phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng. Trong công tác chỉ đạo, Ban giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang luôn hướng về cơ sở, phân công nhiệm vụ cụ thể từng đồng chí trong ban lãnh đạo phụ trách toàn diện các ngân hàng cơ sở, nắm bắt và tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để mở rộng kinh doanh đạt chất lượng hiệu quả. Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang có tổng số là hơn 300 cán bộ đã vào biên chế và 57 cán bộ hợp đồng hiện đang công tác tại các đơn vị ngân hàng chi nhánh cấp II, III trực thuộc Tỉnh và Huyện Với Ban lãnh đạo của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang có 1 giám đốc do đồng chí Nguyễn Ngọc Hải lãnh đạo cùng với 2 đồng chí phó giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, có trình độ và kinh nghiệm trong kinh doanh. NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang sẽ hoạt động có hiệu quả theo đúng đường lối phát triển kinh tế của địa phương. * Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang GIÁM ĐỐC P.KẾ TOÁN NGÂN QUỸ P. DỊCH VỤ MARKETING P.HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ P. KẾ TOÁN KIỂM SOÁT NỘI BỘ P. KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. ĐIỆN TOÁN * Các phòng nghiệp vụ: (1): Phòng Hành Chính - Quản trị: Quản lý hành chính và theo dõi toàn bộ tài sản, phương tiện làm việc. (2): Phòng Tổ chức cán bộ - Đào tạo: Cân đối kết quả lao động, sản xuất với ban lãnh đạo, bổ xung lao động, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, quản lý nhân sự và hồ sơ của cán bộ công nhân viên, là đầu mối giao tiếp với khách hàng, chăm lo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên. (3): Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp: Đề ra kế hoạch kinh doanh cho từng thời kỳ và thực hiện đa dạng các nghiệp vụ như: huy động vốn, xác định chiến lược khách hàng, đánh giá tổng kết, tổng hợp báo cáo và các nghiệp vụ khác. Trong đó có Tổ tiếp thị. (4): Phòng Tín dụng: Thực hiện chức năng thẩm định trực tiếp cho vay tại hội sở, là một trong các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng, và thực hiện chức năng chỉ đạo, kiểm tra chất lượng tín dụng toàn tỉnh. Trong đó có Tổ thẩm định thực hiện thẩm định các dự án ( phương án ) vượt quyền phán quyết của NHNo&PTNT trực thuộc và theo chỉ định của Giám đốc NHNo & PTNT tỉnh. (5): Phòng Kế toán ngân quỹ: Xử lý các nghiệp vụ, hạch toán kế toán. Tổng hợp, cân đối, quản lý hồ sơ, chỉ đạo công tác kế toán toàn tỉnh. Trong đó có Tổ dịch vụ thanh toán quốc tế và Dịch vụ giao dịch chứng khoán Với Dịch vụ thanh toán quốc tế bạn có thể thanh toán qua hệ thống SWIFT, bao gồm thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu, quy đổi mua bán ngoại tệ, đặc biệt là dịch vụ chi trả kiểu kiều hối Westem Union ( Dịch vụ chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới ). Với Dịch vụ giao dịch chứng khoán với việc đại lý chứng khoán cho Công ty chứng khoán NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang đã thực hiện các dịch vụ: Môi giới chứng khóan, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, cho vay mua bán chứng khoán (6): Phòng Vi tính: Phụ trách cài đặt các phầm mềm phát sinh, hướng dẫn và tập huấn tin học cho các Ngân hàng cơ sở. (7): Tổ Kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, bản cân đối kế toán, giải quyết đơn thư khiếu nại liên quan đến họat động của ngân hàng và các nghiệp vụ khác. (8): Tổ Nghiệp vụ thẻ: Dịch vụ thẻ Success là một tiện ích thanh toán có thể nói là thuận lợi văn minh và hiện đại. Với dịch vụ này bạn có thể tra cứu thông tin về ngân hàng, tiêu dùng trước, chi trả sau, thực hiện thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn quốc. Đặc biệt được rút tiền ở bất kỳ nơi nào có đặt máy ATM của NHNo & PTNT Việt nam. PHẦN 2 – TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT TỈNH HÀ GIANG 1.Đánh giá tình hình chung Quá trình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang trong những năm vừa qua đã có những thuận lợi đáng kể. Là một NHNo & PTNT tỉnh miền núi sớm mạnh dạn thay đổi cơ cấu đầu tư vốn từ kinh tế quốc doanh sang thí điểm và mở rộng đầu tư vào kinh tế hộ sản xuất, mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào phục vụ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chiến lược huy động vốn “Đi vay để cho vay” đã được thấu suốt trong từng bộ phận, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên tương đối ổn định và từng bước được cải thiện. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo và sự quản lý điều hành chung toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, cùng với sự nỗ lực vươn lên của bản thân mình, NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang là đơn vị kinh doanh đa năng, đạt hiệu quả cao. Hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng được khích lệ. 2. Hoạt động huy động vốn Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Hoạt động huy động vốn là chức năng chủ yếu của ngân hàng thương mại nó quyết định sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn từ các thành phần kinh tế bằng nhiều phương thức như: Nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân và các Tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn các tổ chức tín dụng, vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước Để thu hút tiền gửi vào Ngân hàng, ngoài các biện pháp khuyến khích cần sử dụng các phương thức gửi tiền thuận tiện và hợp lý. NHNo&PTNT tỉnh Hà Giang luôn xác định “vốn” giữ vai trò quyết định. Từ đó vấn đề khách hàng được đặt lên vị trí hàng đầu. Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng, coi trọng khách hàng và Ngân hàng là bạn hàng thực hiện đi vay để cho vay, nhằm huy động tạo lập được nguồn vốn lớn. Năm 2010 Ngân hàng có nguồn vốn huy động đạt 1.302.454 triệu đồng nội tệ và ngoại tệ ( Bảng 2.1). Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, Ngân hàng đã đa dạng hóa phương thức huy động vốn, đa dạng hóa quan hệ, không ngừng mở rộng. Do đó khách hàng của Ngân hàng ngày một phong phú, nhu cầu đa dạng với nhiều mục đích khác biệt trong quan hệ giữa khách hàng với Ngân hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường biến động vô cùng phức tạp như hiện nay, Ngân hàng muốn cạnh tranh giành giật chiếm lĩnh thị trường và thu hút khách hàng thì Ngân hàng phải đổi mới một cách toàn diện, tạo ra các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa dạng để thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu trong hoạt động kinh doanh. Phân loại theo từng đối tượng khách hàng: cá nhân, gia đình: chủ yếu là gửi tiền tiết kiệm, đầu tư hưởng lãi. TCKT,TCTD: chủ yếu là tiền gửi thanh toán Phân loại theo tính chất tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn tiền gửi có kỳ hạn Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, phong phú đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng ngày càng tăng, thủ tục mở tài khoản tại Ngân hàng ngày càng thuận tiện nhanh chóng, đơn giản. Hạn chế gây phiền hà và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. 2.1 Quy trình gửi tiền tiết kiệm tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang Khách hàng trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại phòng giao dịch. Khi đến gửi tiền: Tại phòng giao dịch, nhân viên sẽ hỏi khách hàng về loại tiết kiệm khách hàng muốn gửi, về loại tiền gửi, kỳ hạn. Nhân viên phòng giao dịch cũng giải thích cho khách hàng về từng loại sản phẩm gửi tiền tiết kiệm của Ngân hàng. Khi khách hàng quyết định dùng một sản phẩm tiết kiệm nào đó thì khách hàng xuất trình một số giấy tờ sau: + Đối với khách hàng gửi tiền là cá nhân Việt Nam thì phải xuất trình Chứng minh thư nhân dân. + Đối với khách hàng là cá nhân nước ngoài: Đối với trường hợp nhập, xuất cảnh được miến thị thực thì phải xuất trình Hộ chiếu có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền. Đối với trường hợp nhập, xuất cảnh có thị thực thì phải xuất trình Hộ chiếu kèm thị thực có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền. + Đối với khách hàng là người giám hộ hoặc người đại diện theo Pháp luật thì ngoài việc xuất trình CMND hoặc Hộ chiếu, thị thực thì phải xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ hoặc người đại diện theo Pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Khách hàng điền các yếu tố quy định trên mẫu Giấy gửi tiền ( đã in sẵn ) của Agribank, đăng ký chữ ký mẫu tại Quỹ tiết kiệm (QTK) của Chi nhánh. Trường hợp khách hàng không thể viết được dưới bất kỳ hình thức nào thì nhân viên tại QTK sẽ hướng dẫn cho khách hàng đăng ký mã số hoặc ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký mẫu. - Khách hàng thực hiện nộp tiền tại QTK. Sau khi nộp tiền, người gửi được nhận sổ tiết kiệm có ghi đầy đủ các yếu tố quy định. Khi rút tiền: khách hàng xuất trình sổ tiết kiệm, Chứng minh thư hợp lệ hoặc Hộ chiếu và điền đầy đủ các yếu tố quy định trên Giấy yêu cầu rút tiền ( đã in sẵn ). Chữ ký trên giấy rút tiền phải đúng theo một trong hai chữ ký mẫu đã đăng ký tại Agribank khi gửi tiền. Hoặc là mã số hoặc ký hiệu đặc biệt mà khách hàng đã đăng ký tại QTK thay cho chữ ký mẫu. Khi mất sổ tiết kiệm, người gửi tiền phải báo ngay cho cơ sở NHNo&PTNT nơi gửi tiền đầy đủ các thông tin cần thiết như tên người gửi, số tiền gốc, ngày gửi, kỳ hạn, số Sổ tiết kiệm, Giấy khai báo mất sổ phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan nơi công tác hay cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác và phải gửi ngay tới cơ sở NHNo&PTNT nơi gửi tiền để làm cơ sở theo dõi, thanh toán. Sớm nhất, sau 30 ngày kể từ ngày nhận được báo mất, nếu không có vấn đề gì tranh chấp thì Agribank sẽ thanhh toán cho người gửi tiền tiết kiệm. Trường hợp người gửi tiền tiết kiệm gặp rủi ro ( bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi) Agribank sẽ thanh toán tiền lãi và gốc cho người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. 2.2 Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang BẢNG 2.1 – BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN,CƠ CẤU NGUỒN VỐN Đơn vị: triệu đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 TĂNG GIẢM Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ % Tổng vốn huy động 1.007.206 100,00 1.302.454 100,00 295.248 29,3 I Theo loại tiền gửi 1.007.206 100,00 1.302.454 100,00 295.248 29,3 1 Nội tệ 995.390 98,82 1.290.018 99,06 113.467 29,6 2 Ngoại tệ: USD ( quy đổi VNĐ ) 694.558 (11.816) 1,18 646.096 (12.233) 0,94 -48.462 -7 II Theo kỳ hạn 1.007.206 100,00 1.302.454 100,00 295.248 29,3 1 Không kỳ hạn 379.343 37,67 503.203 38,6 123.860 32,65 2 Có kỳ hạn 627.863 62,33 799.251 61,4 171.388 27,29 2.1 Kỳ hạn dưới 12 tháng 415.440 41,24 593.372 45,6 177.932 42,8 2.2 Kỳ hạn trên 12 tháng 212.423 21,09 205.879 15,8 -6.544 -3,18 III Theo đối tượng khách hàng 1.007.206 100,00 1.302.454 100,00 295.248 29,3 1. Dân cư 562.296 55,83 722.216 55,4 159.920 28,4 2 Tiền gửi kho bạc 93.559 9,29 201.260 15,4 107.701 115,12 3 Tiền gửi TCTD 50.306 5 52.404 4 -2.098 -47,86 4 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 296.850 29,46 326.371 25 19.561 6,82 5 Tiền gửi các đối tượng khác 4.195 0,42 203 0,2 -3.992 -2066 (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang năm 2010) Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT tỉnh Hà Giang ổn định có chiều hướng tăng. Tính đến 31/12/2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.302.454 triệu đồng tăng 29,3% so với 31/12/2009. Bình quân nguồn vốn: 4,356 tr/ 01 cán bộ. Trong đó: - Huy động nội tệ (VNĐ): 1.290.221 triệu, so với đầu năm 2010 tăng 294.628 triệu, tỷ lệ tăng 29,6%. So với kế hoạch huy động vốn nội tệ NHNo&PTNT Việt Nam giao năm 2010 ( không bao gồm tiền gửi, tiền vay các Tổ chức tín dụng, 40% tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước và Bảo hiểm xã hội) thì Ngân hàng đã vượt chỉ tiêu: đạt 104.5%. Công tác huy động vốn của Ngân hàng được chú trọng và giữ vững lòng tin đối với khách hàng, đã thu hút được nguồn tiền gửi lớn trong thời kỳ lãi suất liên tục biến động, các Ngân hàng khác luôn đưa ra mức lãi suất cao hơn nhưng với uy tín lâu năm, NHNo&PTNT vẫn là Ngân hàng tạo đươc sự tin cậy, an toàn đối với khách hàng. - Huy động ngoại tệ: 646.096 USD ( quy đổi bằng 12.233 triệu VNĐ), so với đầu năm giảm 48.462 USD, tỷ lệ giảm 6,98%. So với kế hoạch NHNo&PTNT Việt Nam giao đạt 86.1% (646,096 USD /750.000 USD). Nguyên nhân là do tỷ giá USD tăng cao nên khách hàng có xu hướng tích trữ chứ không đi gửi tại Ngân hàng. Phân tích nguồn vốn huy động theo thời gian: + Nguồn vốn huy động không kỳ hạn là 503.203 triệu, chiếm 38,6% trên tổng nguồn vốn, so với 31/12/2009 tăng 123.860 triệu, tỷ lệ tăng 32,65%. Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là huy động từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế dùng trong hoạt động thanh toán. Điều này phản ánh mối quan hệ giữa Ngân hàng với các Ngân hàng khác là rất tốt, các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng đã phát triển đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong thanh toán cùng hệ thống và cả thông qua các Ngân hàng đối tác. Nhưng tính ổn định của nguồn vốn này lại thấp. + Nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng: 593.372 triệu, chiếm 45,6% trên tổng nguồn vốn huy động, so với 31/12/2009 tăng 177.932 triệu, tỷ lệ tăng 42,8%. Nguồn huy động có thời hạn từ 12 tháng trở lên: 205.879 triệu, chiếm 15,8% trên tổng nguồn vốn huy động, so với 31/12/2009 giảm 6.544 triệu, tỷ lệ giảm 3,18%. Năm 2010 là một năm biến động về lãi suất, với mức lãi suất huy động rất cao, đỉnh điểm là có lúc lên đến 11,5%/năm. Do đó tâm lý người dân là sợ tiền mất giá, nên chỉ tập chung vào gửi ngắn hạn. Điều đó khiến cho nguồn huy động trung, dài hạn giảm. Phân tích nguồn vốn theo đối tượng khách hàng: + Tiền gửi dân cư: 722.216 triệu, so với đầu năm tăng 159.920 triệu, tỷ lệ tăng 28,4%, tiền gửi dân cư chiếm 55,5% trên tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi dân cư là nguồn huy động có tính ổn định rất cao, điều đó chứng tỏ nguồn vốn ngân hàng không những đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng mà còn góp phần giữ thế cân đối, chủ động trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. + Tiền gửi kho bạc: 201.260 triệu, so với đầu năm tăng 107.701 triệu. Tiền gửi của kho bạc Nhà nước tăng 115,1%, chiếm 15.5% trong tổng nguồn vốn huy động. Chứng tỏ Ngân hàng rất có uy tín và ổn định. + Tiền gửi tổ chức kinh tế: 326.371 triệu, so với đầu năm tăng 29.521 triệu, chiếm 25% trong tổng nguồn vốn huy động. + Tiền gửi các tổ chức tín dụng: 52,404 triệu, so với đầu năm giảm 2,098 triệu, chiếm 4% trong tổng nguồn vốn. Đây là nguồn vốn kém ổn định nhất trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn này giảm là phù hợp. So với mặt bằng chung thì ta thấy lãi suất huy động ở NHNo&PTNT có mức huy động thấp hơn so với các Ngân hàng và các TCTD khác. Chỉ cao hơn NH đầu tư và phát triển và NH Công Thương ở kỳ hạn trên 12 tháng. Điều này là hợp lý vì đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, được dùng trong đầu tư trung, dài hạn. Mặt khác, như đã phân tích ở trên, nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng ở NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Giang giảm so với năm 2009. Ngân hàng cần tăng nguồn vốn huy động với kỳ hạn trung, dài hạn để tăng tính ổn định cho nguồn vốn. Còn đối với các Quỹ tín dụng nhân dân cấp cơ sở có uy tín thấp nên mức lãi suất rất cao để có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng thương mại. Nhận xét chung: Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn cho thấy nguồn vốn huy động tiền gửi
Tài liệu liên quan