Tổng quan về Photoshop CS4

So với các phiên bản photoshop “đời cũ” như 5.0; 7.0; CS2 thì phiên bản CS4 này có sự cải tiến đột phá về giao diện,không gian làm việc được sắp xếp khá chặt chẽ, tạo cảm giác thoải mái khi làm việc. Chúng ta bắt đầu tìm hiểu về giao diện của CS4 Sau khi cài đặt hoàn chỉnh, khởi động Photoshop CS4, giao diện mặc định sẽ như sau (nếu hình minh họa bị thu nhỏ lại ,click vào ngay hình đó để xem full size)

doc91 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về Photoshop CS4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan về Photoshop CS4 Bài 1: Tổng quan về giao diện Photoshop CS4 So với các phiên bản photoshop “đời cũ” như 5.0; 7.0; CS2… thì phiên bản CS4 này có sự cải tiến đột phá về giao diện,không gian làm việc được sắp xếp khá chặt chẽ, tạo cảm giác thoải mái khi làm việc. Chúng ta bắt đầu tìm hiểu về giao diện của CS4 Sau khi cài đặt hoàn chỉnh, khởi động Photoshop CS4, giao diện mặc định sẽ như sau (nếu hình minh họa bị thu nhỏ lại ,click vào ngay hình đó để xem full size) -bên trái là thanh công cụ(Tool bar),chứa toàn bộ các công cụ của photoshop -bên phải là các Panel giúp ta làm việc với từng thành phần cụ thể trong photoshop. -Phía trên cùng là thanh menu (menu bar), chúng ta có thể sử dụng toàn bộ các lệnh của photoshop từ thanh menu này. -Ngay phía dưới thanh menu là thanh tùy chọn (option bar) dùng để điều chỉnh một số thông số cho từng công cụ mà chúng ta đang sử dụng hiện hành. Đối với phiên bản CS4 này,để sử dụng hết “tài nguyên”,một số lệnh được chuyển lên làm họ hàng với thanh Menu.Chẳng hạn như: -Nút “view extras” cho phép chúng ta bật/tắt lưới (Grid), đường Guide và thanh thước (ruler) trong file ảnh bạn đang mở hiện hành. -Nút Zoom level cho phép phóng to hay thu nhỏ file ảnh đang làm việc -Nút Arrange Doccuments cho phép bạn chọn một số cách sắp xếp file ảnh trên vùng làm việc khi có nhiều hơn một file đang được mở trên màn hình. -Nút Screen mode để mở rộng không gian làm việc (bạn bấm phím F nhiều lần trên bàn phím sẽ hiểu chức năng của nó). -Nút cho phép chọn một số giao diện định sẵn. Thông thường để thuận tiện khi làm việc, chúng ta nên ẩn thanh công cụ và các palette để không gian làm việc không bị “vướng”.Các bạn bấm phím Tab để ẩn toàn bộ và bấm Tab một lần nữa để hiện lại chúng.Hoặc các bạn có thể vào Menu Window rồi kích chọn vào những Panel nào mà bạn muốn hiện hoặc ẩn. Bài 2: Tìm hiểu thanh công cụ (cs4) Ở bài đầu tôi đã giới thiệu sơ qua với các bạn về giao diện của photoshop.Trong bài tiếp theo này chúng ta sẽ tìm hiểu về thanh công cụ(Tool bar). Chúng ta có thể di chuyển thanh công cụ đến vị trí khác bằng cách kích và giữ chuột vào ngay dưới phần màu xám đen trên đầu thanh công cụ và rê đi,bấm vào nút “mũi tên” trên đầu thanh công cụ để chuyển thành dạng “2 cột” hoặc “một cột” hoặc có thể ẩn chúng đi bằng cách bấm phím Tab trên bàn phím. Các bạn xem hình bên dưới ( nếu hình bị thu nhỏ lại thì các bạn kích vào ngay hình đó để xem được toàn hình (full size). Ở hình minh họa này tôi đã tắt hết các Panel chỉ để lại thanh công cụ để các bạn nhìn không bị rối. Các bạn chú ý ở góc dưới phải của hầu hết các công cụ có một hình tam giác màu đen nhỏ xíu,điều này cho biết sẽ còn một số công cụ cùng nhóm đang ẩn bên trong, khi kích chuột vào “hình tam giác” thì sẽ bung ra một bảng con để các bạn chọn tiếp. Khi đã chọn thì công cụ này sẽ hiện ra và trở thành “luôn luôn thấy” trên thanh công cụ. Trong bài này, tôi chỉ giới thiệu sơ về các công cụ của photoshop CS4, còn chi tiết về chức năng của từng công cụ sẽ được đề cập trong các phần sau. Bài 5: Nhóm công cụ tạo vùng chọn mở rộng (CS4) Ở bài trước các bạn đã hiểu rõ công dụng của các công cụ tạo vùng chọn trong nhóm công cụ marquee (gồm có Rectangular, Elliptical,Single row và Single column).Trong bài này tôi sẽ giới thiệu thêm một số tùy chọn liên quan đến nhóm công cụ trên.Các bạn xem hình sau: (nhớ là kích vào hình để xem full size vì hình minh họa chỉ xuất hiện dạng thumbnails). Các bạn chú ý trên thanh tùy chọn (tôi tô màu xanh nhạt) và các số 1,2,3,4 tôi đánh dấu trên hình. Khi các bạn kích hoạt công cụ Rectangular Marquee (hay Elliptical marquee) thì trên thanh tình trạng nút số 1 sẽ mặc nhiên được chọn, nút này là “new selection” có nghĩa là khi bạn tạo một vùng chọn,rồi tiếp tục tạo thêm một vùng nữa (hoặc 2, 3,…. vùng nữa)thì vùng chọn cũ bị mất đi chỉ còn duy nhất một vùng chọn mà bạn tạo sau cùng.Cũng đúng thôi vì bản thân nó là new selection nên chỉ giữ lại một vùng chọn mới nhất mà thôi. Kế bên là nút số 2, nút này là “add to selection” nghĩa là cộng vùng chon.Bạn chọn công cụ Reactangular hay Elliptical,xong bạn kích hoạt nút số 2 trên thanh tùy chọn rồi tiến hành tạo vùng chọn trên file ảnh.Tạo vùng đầu tiên rồi đến vùng thứ 2 (có thể 3, 4 hoặc nhiều vùng tùy bạn),khi đó kết quả là vùng tổng hợp của các vùng trên. Nút số 3 là “subtract from selection” nghĩa là trừ vùng chọn.Cũng tương tự như cộng nhưng kết quả là trừ vì vùng chọn đầu tiên bị vùng thứ hai “thẻo mất” một phần. Cuối cùng là nút số 4 “intersec with selection” có nghĩa là giao giữa các vùng chọn,kết quả là phần giao nhau giữa hai vùng chọn. Nếu các bạn không thích chọn các nút 1,2,3,4 trên thanh tùy chọn thì có thể dùng phím.Bạn tạo vùng chọn đầu tiên sau đó bấm phím shift rồi tạo vùng chọn thứ hai để có kết quả là cộng vùng chọn;bấm Alt để có kết quả là trừ và bấm Alt+Shift để có kết quả là giao. Hình minh họa đơn giản bên dưới giúp các bạn dễ hình dung. Bên cạnh các nút 1,2,3,4 là tùy chọn Feather, giá trị mặc định của hộp số này là 0, muốn hiểu rõ hơn dùng Feather để làm gì các bạn hãy bấm vào đây. Tiếp theo là tùy chọn style: -Mặc định của style là normal, nghĩa là bạn được phép tạo vùng chọn một cách thoải mái,lớn nhỏ tùy thích, bạn rê chuột đến đâu sẽ tạo vùng chọn đến đó.Khi chọn normal thì ô nhập thông số Width;Height kế bên sẽ không có hiệu lực. -Nếu chọn style là Fixed aspect ratio thì khung Width và Height sẽ có hiệu lực, bạn nhập giá trị vào hai ô này,khi đó vùng chọn bạn tạo ra sẽ có tỷ lệ chiều rộng và cao như bạn chọn.Ví dụ bạn nhập thông số chiều rộng (width) là 1 và chiều cao (hieght) là 3 thì vùng chọn dù lớn hay nhỏ vẫn giữ đúng tỷ lệ rộng/cao là 1/3. -Nếu chọn style là Fixed size (kích thước cố định) thì vùng chọn bạn tạo ra sẽ có kích thước cố định theo thông số bạn nhập vào ô width (độ rộng) và Height (độ cao).Ví dụ bạn muốn tạo vùng chọn ngang 10cm và cao 15cm thì bạn nhập vào ô width 10cm và ô height 15cm.Khi đó trên file ảnh bạn chỉ cần kích chuột là sẽ có một vùng chọn đúng bằng kích thước trên. Cuối cùng là nút Refine Edge,kích vào nút này (sau khi đã tạo vùng chọn) sẽ xuất hiện cửa sổ như sau: -Radius : xác định kích thước khu vực xung quanh biên vùng chọn, gia tăng thông số này sẽ tạo vùng chọn chính xác hơn và phạm vi "hòa trộn pixels" cũng lớn hơn. - Contrast : làm sắc nét lại đường biên vùng chọn. -Smooth : Giảm sự "lòi lõm" góc cạnh của đường biên vùng chọn tạo sự mềm mại cho đường biên. -Feather : Tạo sự chuyển tiếp mềm mại giữa những pixels bên trong và ngoài vùng chọn,giá trị feather từ 0 đến 250px. -Contract/Expand : Thu nhỏ hoặc mở rộng đường biên vùng chọn,giá trị từ 0-100% là mở rộng và từ 0 đến -100% là thu nhỏ.Việc thu nhỏ đường biên giúp loại bỏ thêm những pixels ngoài vùng chọn so với vùng chọn ban đầu. Bài 6: Nhóm công cụ tạo vùng chọn Lasso (cs4) Các công cụ trong nhóm Lasso cũng là công cụ tạo vùng chọn, mỗi loại có một chức năng riêng. Khi kích vào tam giác màu đen trên công cụ lasso sẽ bung ra bảng những công cụ trong nhóm lasso. A-Lasso (L) : Kích chọn biểu tượng trên thanh công cụ,xong kích vào 1 điểm nào đó trên file ảnh(rồi giữ không nhả chuột) và “vẽ” , một vùng chọn “đẹp tuyệt vời” sẽ được tạo ra theo nét vẽ của các bạn.các bạn thử chọn công cụ rồi vẽ lên file ảnh (giống như các bạn cầm bút chì để vẽ) một vùng chọn hình tròn hoặc hình chữ nhật xem đẹp đến mức nào nhé. B-Polygonal (L): Bạn chọn biểu tượng Polygonal Lasso, xong kích vào vị trí nào đó trên hình (tạm gọi là điểm đầu tiên),tiếp tục kích chọn điểm thứ 2, thú 3….. (nhớ là kích chuột chứ không rê chuột nhé)cuối cùng quay lại kích vào “điểm đầu tiên” để đóng vùng chọn.Khi đưa trỏ chuột đến “điểm đầu tiên” thì biểu tượng trỏ chuột sẽ có một vòng tròn nhỏ phía dưới báo cho chúng ta biết là vùng chọn sẽ được đóng.Nếu điểm cuối cùng của bạn không trùng với điểm đầu tiên mà bạn kết thúc lệnh thì điểm cuối đó và điểm đầu sẽ tự động nối lại bằng một đoạn thẳng.Bạn xem hình minh họa sẽ hiểu thôi,nhớ kích vào ngay hình minh họa nếu xem không rõ. C-Magnetic Lasso (L): Công cụ này có tính chất như một thỏi nam châm sẽ tự động bắt dính vào “cạnh” (cạnh được hiểu nôm na là vùng tiếp giáp giữa hai vùng màu khác nhau)khi chúng ta rê chuột trên file ảnh.Khi sử dụng công cụ này, trước tiên bạn nhấp chọn một điểm để tạo “điểm neo”,sau đó bạn di chuyển trỏ chuột theo “cạnh” mà bạn muốn tạo vùng chọn (nhớ là chỉ di chuyển chuột thôi nhé,nếu khu vực chọn có “cạnh” quá phức tạp thì bạn nhấp chuột để tạo “điểm neo” tiếp theo,nếu bắt dính vào vị trí không chính xác như ý bạn thì bạn bấm phím delete và tiếp tục lại.Bạn xem hình minh họa dưới đây: Các giá trị trên thanh tùy chọn: -Width : Nhập vào một giá trị pixel để xác định phạm vi dò tìm, Magnetic lasso chỉ dò tìm “cạnh” trong phạm vi độ rộng mà bạn nhập vào ô Width tính từ vị trí trỏ chuột. -Edge Contrast : Xác đính “độ nhạy” của lasso,bạn nhập vào giá trị từ 1% đến 100%.Giá trị cao sẽ dò tìm những vùng có độ tương phản cao, giá trị thấp thì ngược lại. Các bạn nên thực hành nhiều để có kinh nghiệm trong việc sử dụng các công cụ chọn, nếu chỉ đọc lý thuyết suông thì sẽ gặp khó khăn,trăm hay không bằng tay quen mà. Thưc ra việc tạo vùng chọn còn tùy thuộc vào bức hình bạn đang xử lý và yêu cầu cụ thể của từng hình mà bạn sẽ sử dụng công cụ nào cho phù hợp.Ví dụ đối với tấm hình áo veston ở phần trên, bạn sử dụng công cụ nào để tạo vùng chọn cho phần áo nhanh và thích hợp nhất? Sử dụng Rectangular ư? Không thể được,sử dụng Magnetic Lasso thì được nhưng bạn phải mất công di chuột quanh đường biên áo.Cách tốt nhất trong trường hợp này bạn sử dụng Magic Wand tool (mà tôi đã trình bày ở phần trên).Tôi dùng công cụ này kích vào phần nền màu đỏ, khi đó toàn bộ màu đỏ của phần nền sẽ được chọn, xong tôi đảo vùng chọn (Ctrl-Shift-I) thì chiếc áo sẽ được chọn.Vậy là tôi đã chọn xong chiếc áo veston một cách nhanh chóng. Đến đây xem như các bạn đã nắm vững cách sử dụng các công cụ chọn rồi nhé, hãy thực hành nhiều để có kinh nghiệm. Bài 7 : Tạo vùng chọn bằng công cụ Magic Wand Và Quick Selection (cs4). Trong bài học này tôi sẽ giới thiệu với các bạn hai công cụ tạo vùng chọn khác đó là Magic Wand và Quick Selection. Trước tiên xin nói thêm một vài điều.Photoshop cung cấp cho chúng ta nhiều hệ màu khác nhau như CMYK, Lab,RGB…..nhưng thông thường chúng ta hay sử dụng hệ màu RGB.Vậy RGB là gì?RGB là viết tắt của Red Green và Blue – là 3 màu cơ bản để tạo ra rất nhiều màu mà chúng ta có thể nhìn thấy được.RGB là tổng hợp của 3 kênh: kênh Red, kênh Green và kênh Blue, mỗi kênh là 8 bit, biểu diễn 256 giá trị từ 0 đến 255, khi kết hợp cả 3 kênh lại thì hệ màu RGB có khả năng thể hiện khoảng 16,7 triệu màu.Khi cả 3 kênh đều mang giá trị 0 (R=0;G=0;B=0) thì sẽ cho ra màu đen,khi 3 kênh mang giá trị cao nhất là 255 sẽ cho ra màu trắng,nếu cả 3 kênh mang cùng một giá trị từ 1-254 thì sẽ cho ra màu “xám”,khi cả 3 kênh mang 3 gía trị khác nhau thì sẽ cho ra một màu.Một bức ảnh màu tập hợp rất nhiều ảnh điểm mang giá trị màu khác nhau mỗi ảnh điểm là một pixel,số lượng pixel trên một đơn vị độ dài gọi là độ phân giải.Sơ qua vài điều để các bạn dể hình dung,chúng ta sẽ tiếp tục bài học. 1-Công cụ Magic Wand (đũa thần): Chọn biểu tượng trên thanh công cụ,xong kích vào một vùng trên file ảnh thì một vùng chọn sẽ xuất hiện. -Ý nghĩa các nút trên thanh tùy chọn: Các nút New;Add,Subtract, intersec,Refine Edge của phần lớn các công cụ chọn đều giống nhau tôi đã giải thích trong những phần trước nên không nhắc lại ở đây, nếu không nhớ các bạn có thể xem lại tại đây. Tùy chọn Tolerance : Quyết định ‘những màu tương tự” với màu mà bạn chọn.Bạn nhập vào một giá trị tính bằng pixel,trong giới hạn từ 0 đến 255.Giá trị nhỏ thì số pixel chọn sẽ ít,giá trị lớn thì số pixel chọn sẽ nhiều,photoshop sẽ tính toán để tìm chọn những pixel “gần giống” với pixel ngay vị trí bạn kích chuột căn cứ vào dung sai mà bạn cho trong hôp số tolerance.Nếu giá trị là 255 thì toàn bộ hình ảnh sẽ được chọn, ngược lại giá trị là 0 thì chỉ chọn những pixel “giống hệt” pixel ngay vị trí bạn kích chuột. Tùy chọn Anti-alias : Bạn kiểm nhận vào nút này để tạo độ mượt đường biên vùng chọn. Tùy chọn Contiguous : Nếu kiểm nhận tùy chọn này thì những pixel tương tự nằm gần kề với vị trí kích chuột mới được chọn, nếu không thì chọn trên phạm vi toàn hình. Tùy chọn Sample all layer : Nếu được kiểm nhận thì phạm vi tính toán được áp dụng trên toàn bộ layer nhìn thấy được, nếu không thì chỉ tính toán dựa trên layer hiện hành (layer mà bạn đang làm việc). 2-Công cụ Quick Selection : Chọn biểu tượng trên thanh công cụ, chọn 1 trong 3 tùy chọn New, Add to Subtract from trên thanh tùy chọn, xong click giữ chuột và rê trên file ảnh ở nơi muốn tạo vùng chọn,vùng chọn sẽ tự động tạo ra khi rê chuột. Thanh tùy chọn như sau: - Các bạn có thể thay đổi “nét cọ” lớn nhỏ tùy ý thông qua hộp chọn Brush trên thanh tùy chọn.Tìm hiểu thêm về nét cọ bấm vào đây. -nút New là giá trị mặc định ban đầu khi chưa có vùng chọn nào được tạo, Khi tạo xong vùng chọn thì nút new sẽ tự động chuyển sang Add to. + Muốn cộng thêm vùng chọn : Chọn Add to +Muốn trừ vùng chọn : Chọn Subtract from Bài 9: Cắt xén và phân chia hình (cs4) Trong bài này tôi sẽ giới thiệu với các bạn công cụ cắt xén Crop và phân chia hình ảnh Slice. 1 – Công cụ cắt xén Crop (C): Sử dụng công cụ này để loại bỏ những phần dư thừa của một bức ảnh nhằm tạo lại bố cục chặt chẽ hơn. -Chọn biểu tượng trên thanh công cụ. Thanh tùy chọn như sau: +Nếu cắt xén chỉ để bố cục lại hình ảnh mà không quan tâm đến kích thước và độ phân giải sau khi crop, bạn để trống tất cả các thông số trên thanh tùy chọn hoặc bấm nút clear. +Nếu muốn xác định kích thước file ảnh sau khi crop, bạn nhập giá trị chiều rộng vào ô Width, chiều cao vào ô Height. +Nếu muốn tính toán lại độ phân giải, nhập độ phân giải vào ô Resolution. +Nếu muốn crop sử dụng kích thước của một file ảnh khác thì mở file ảnh đó ra và chọn Front Image trên thanh tùy chọn. -Rê chuột trên file ảnh để chọn phần ảnh cần giữ lại,các bạn không cần chọn chính xác vì chúng ta có thể chỉnh lại sau đó.Khi nhả chuột, một khung bao có 8 nút điều khiển xuất hiện, phần bên trong khung bao sẽ được giữ lại,phần bên ngoài đường bao có màu tối hơn sẽ bị loại bỏ khỏi file ảnh nếu tùy chọn Delete trên thanh tùy chọn đang được chọn hoặc bị ẩn đi nếu tùy chọn hide đang được chọn.Hai nút delete và hide trên thanh tùy chọn chỉ làm việc khi file ảnh có hơn một Layer hoặc nếu chỉ có một Layer thì Layer này không phải background. +Nếu đã đồng ý với vùng chọn này bạn kết thúc lệnh Crop bằng cách nhấp đúp chuột vào bên trong khung bao hoặc bấm phím Enter hoặc click chuột vào nút trên thanh tùy chọn. +Nếu cần chỉnh lại vùng chọn,bạn bấm và rê một trong bốn nút điều khiển trên mỗi cạnh khung bao để thay đổi kích thước ngang hoặc dọc, 1 trong 4 nút ở góc khung bao để thay đổi đồng thời kích thước ngang và dọc,kết hợp phím Shift để thay đổi theo tỉ lệ. +Nếu chọn Perspective trên thanh tùy chọn,khi rê nút điều khiển ở 1 trong 4 góc khung bao sẽ tạo “hiệu ứng phối cảnh”. +Nếu muốn thay đổi vị trí vùng chọn, kích chuột vào bên trong khung bao và rê sang nơi khác,rê nút tròn ngay trung tâm khung bao để dời tâm biến đổi. +Nếu muốn xoay vùng chọn, đặt trỏ chuột bên ngoài khung bao, một mũi tên cong xuất hiện cho phép xoay vùng chọn. Ví dụ tôi có bức ảnh như sau: Tôi muốn cắt gọn lại để lấy hai hàng bông ở giữa,xoay hình lại ngay ngắn và file ảnh sau khi crop có kích thước là 6cm x 9cm độ phân giải là 72 pixels/inch, làm như sau (xem hình) 2 – Công cụ Slice (C) : Công cụ Slice phân chia hình ra làm nhiều phần,thường dùng phân chia hình cho web.Bạn giữ chuột và rê trên hình giống như tạo vùng chọn,sau khi phân chia xong bạn save file lại bằng lệnh save for web (Alt+Shift+Ctrl+S) thì mỗi ô phân chia trên hình sẽ tự động được lưu thành một file riêng. Công cụ Slice Select dùng để chỉnh sửa lại vùng phân chia bạn đã tạo ra bằng Slice. Bài 10: Công cụ lấy mẫu màu (cs4) Kích vào nút bung Eyedropper trên thanh công cụ sẽ xuất hiện nhóm công cụ như sau: A – Công cụ Eyedropper (I): Công cụ này lấy một mẫu màu để tạo màu mới cho hôp màu Foreground hoặc background.Bạn có thể lấy mẫu màu trên file ảnh hiện hành hay bất kỳ vị trí nào trên màn hình làm việc. 1-Chọn công cụ Eyedropper (I): 2-Để thay đổi kích thước mẫu, chọn 1 tùy chọn trong mục sample size trên thanh tùy chọn. Point sample : Lấy chính xác giá trị của pixel màu tại vị trí click chuột 3 by 3 Average, 5 by 5 Average, 11 by 11 Average, 31 by 31 Average, 51 by 51 Average, 101 by 101 Average :Lấy giá trị trung bình của số pixels màu mà bạn đã chọn tại vùng bạn click chuột.Ví dụ bạn chọn 5 by 5 Average thì sẽ lấy giá trị pixels trung bình trong phạm vi 5 x 5 pixels. 3-Chọn một trong các tùy chọn dưới đây trong mục sample trên thanh tùy chọn. -All Layer : Lấy mẫu màu trên tấc cả các Layer đang hiển thị -Current Layer: Lấy mẫu trên Layer hiện hành. 4- Thực hiện những việc sau đây: -Để chọn màu Foreground mới,bạn click chuột lên file ảnh tại vị trí bạn muốn lấy mẫu màu. Bạn cũng có thể click giữ chuột và rê trên file ảnh,màu Foreground sẽ được cập nhật ngay lập tức khi rê chuột,khi nhả chuột thì màu tại vị trí đó sẽ được chọn. -Để chọn màu Background mới bạn bấm phím giữ phím Alt và thực hiện như lấy mẫu màu Foreground. B-Công cụ Color Sampler Tool (I): Công cụ này dùng để “đánh dấu” vị trí cần lấy mẫu màu. Chọn công cụ, click lên file ảnh nơi cần lấy mẫu,một nút tròn sẽ xuất hiện đánh dấu vị trí đó và ngay lập tức Panel Info sẽ bung ra cho ta biết thông số màu tại vị trí bạn đã đánh dấu.Bạn có thể chọn tối đa 4 nút trên file ảnh. Bài 11: Tìm hiểu về Layer (cs4) Để thuận tiện cho việc xử lý Photoshop cho phép chúng ta bố trí các đối tượng trên từng Layer để khi làm việc với đối tượng trên Layer này không làm ảnh hưởng đến đối tượng trên Layer khác. Các bạn hình dung Layer giống như những tấm phim trong suốt được xếp chồng lên nhau, trên các tấm phim đó được bố trí các đối tượng như hình ảnh,văn bản..Vùng trong suốt trên Layer cho chúng ta nhìn thấy những Layer nằm bên dưới nó.Nếu đối tượng nằm trong Layer trên cùng bao trùm toàn bộ file ảnh thì bạn sẽ không nhìn thấy bất kỳ đối tượng nào bên dưới nó, tuy nhiên bạn có thể giảm “độ mờ đục” của Layer này làm cho nó trở nên trong suốt để nhìn thấy đối tượng bên dưới.Nếu Layer bạn tạo ra không chứa đối tượng nào thì nó là Layer trong suốt (transparent). Số Layer trong một file ảnh là không giới hạn,bạn có thể tạo bao nhiêu Layer cũng được nếu như cấu hình máy cho phép.Hãy luôn luôn nhớ rằng có quá nhiều layer trong một file ảnh sẽ làm dung lượng file trở nên rất lớn, máy tính của bạn sẽ bị treo nếu như nó không đủ “công lực”.Bạn kiểm soát các tác vụ về Layer thông qua Layer Panel.Mô hình sau đây giúp bạn dể hình dung về Layer. Các bạn xem hình sau đây: File ảnh có 4 layer,layer dưới cùng la Background (màu trắng),trên nó là Layer 1 chứa đối tượng ảnh, trên nữa là Layer chữ HOCPSD.COM và trên cùng là Layer 2 chứa đối tượng hình Elippse màu đỏ.Các bạn chú ý chữ HOC của Layer HOCPSD.COM hơi bị mờ là do hình Elippse ở layer trên che khuất phần này nhưng do giảm Opacity xuống còn 77% nên có thể nhìn thấy phần bị khuất (chữ HOC) ở layer bên dưới.Nếu Opacity là 100% thì chữ HOC sẽ bị che khuất hoàn toàn. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về những vấn đề liên quan đến layer trong Layer Panel.Bạn phải bảo đảm rằng Layer Panel đang hiển thị trên màn hình nếu không bạn bấm phím F7 hoặc chọn lệnh Windows\Layers để hiển thị chúng. Khi bạn tạo mới một file ảnh từ Photoshop hay mở một file ảnh chưa qua xử lý thì mặc nhiên chỉ có một layer duy nhất là Background. -Tạo một layer : nhấp chuột vào nút Create new layer trên Layer panel,một layer mới được tạo ra với tên mặc định là Layer 1. -Đổi tên layer : Nhấp đúp chuột vào vùng tên layer và nhập tên mới. -Xóa layer : Chọn layer cần xóa (nhấp chuột, không nhấp đúp) xong bấm phím Delete trên bàn phím hoặc nhấp vào biểu tượng trên Layer panel hoặc rê layer cần xóa thả vào nú
Tài liệu liên quan