Trắc nghiệm Lý thuyết cốt lõi

1. Nhiệm vụ chính của bình chứa thấp áp: a. Chứa môi chất từ bình tách lỏng. c. Ngăn ngừa hơi ẩm về máy nén b. Phân phối môi chất cho dàn lạnh d. Chứa môi chất sau khi ngưng tụ. Đáp án :b 2. Trong hệ thống lạnh có bình chứa cao áp thì ở chế độ làm việc bình thường ? a. Mức lỏng trong bình chứa cao áp đạt khoảng 40% thể tích bình. b. Mức lỏng trong bình chứa cao áp đạt khoảng 50% thể tích bình c. Mức lỏng trong bình chứa cao áp đạt khoảng 60% thể tích bình d. Mức lỏng trong bình chứa cao áp đạt khoảng 70% thể tích bình Đáp án :b

doc10 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Lý thuyết cốt lõi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệm vụ chính của bình chứa thấp áp: Chứa môi chất từ bình tách lỏng. c. Ngăn ngừa hơi ẩm về máy nén Phân phối môi chất cho dàn lạnh d. Chứa môi chất sau khi ngưng tụ. Đáp án :b Trong hệ thống lạnh có bình chứa cao áp thì ở chế độ làm việc bình thường ? Mức lỏng trong bình chứa cao áp đạt khoảng 40% thể tích bình. Mức lỏng trong bình chứa cao áp đạt khoảng 50% thể tích bình Mức lỏng trong bình chứa cao áp đạt khoảng 60% thể tích bình Mức lỏng trong bình chứa cao áp đạt khoảng 70% thể tích bình Đáp án :b Hệ số làm lạnh của chu trình khô: ε = q0/l c. ε = (qk – q0)/l ε = l/q0 d. ε = l/(qk – q0) Đáp án :a Máy nén thể tích gồm : a. Máy nén piston trượt, máy nén trục vít. b. Máy nén piston trượt, máy nén li tâm c. Máy nén roto lăn, máy nén turbin d. Máy nén li tâm, máy nén turbin Đáp án :a Đường bão hòa lỏng là đường phân cách giữa : a. Vùng lỏng và vùng hơi ẩm. b. Vùng hơi ẩm và vùng hơi quá nhiệt. c. Vùng hơi quá nhiệt và vùng thăng hoa. d. Vùng thăng hoa và vùng hơi ẩm Đáp án :a Đường bão hòa khô là đường phân cách giữa : a. Vùng lỏng và vùng hơi ẩm. b. Vùng hơi ẩm và vùng hơi quá nhiệt. c. Vùng hơi quá nhiệt và vùng thăng hoa. d. Vùng thăng hoa và vùng lỏng. Đáp án :b Biểu thị trạng thái lỏng sôi nằm trên đường: a. x = 0. b. x = 1. c. 0 < x < 1. d. x > 1. Đáp án :a Biểu thị trạng thái hơi bão hòa nằm trên đường: a. x = 0. b. x = 1. c. 0 < x < 1. d. x > 1. Đáp án :b Môi chất R404A dùng để thay thế cho: a. R12. b. R22. c. R502. d. R507. Đáp án :c Yêu cầu đối với chất tải lạnh lỏng là: a. Điểm đông đặc phải cao hơn nhiệt độ bay hơi. b. Điểm đông đặc phải bằng nhiệt độ bay hơi. c. Điểm đông đặc phải thấp hơn nhiệt độ bay hơi. d. Không có yêu cầu. Đáp án :c Thể tích nén lí thuyết Vlt: a. Vlt = π.R2.s.z.n (m3/s). b. Vlt = π.R.s.z.n (m3/s). c. Vlt = π.D2.s.z.n (m3/s). d. Vlt = π.D.s.z.n (m3/s). Đáp án :a Hệ số nạp λ : a. λ = Vtt/Vlt. b. λ = Vlt/Vtt. c. λ = Vtt - Vlt. d. λ = Vtt + Vlt. Đáp án :a Hiện tượng va đập thủy lực sẽ không gây nguy hiểm cho loại máy nén: a. Pittông trượt. b. Rôto lăn. c. Trục vít. d. Tuabin. Đáp án :c Relay áp suất dầu làm việc dựa trên: a. Hiệu của áp suất cao áp và áp suất carte. b. Hiệu của áp suất thấp áp và áp suất carte. c. Hiệu của áp suất đầu xả bơm dầu và áp suất carte. d. Hiệu của áp suất cao áp và áp suất đầu xả bơm dầu. Đáp án :c Hệ thống lạnh 1 cấp có nhiệt độ ngưng tụ tk = 400C, nhiệt độ môi chất trước khi vào van tiết lưu 350C. Vậy đây là chu trình: a. Có quá lạnh. b. Có quá lạnh và quá nhiệt. c. Hồi nhiệt. d. Có quá nhiệt. Đáp án :a Trong hệ thống lạnh, máy nén thực hiện: Quá trình ép nén đẳng entropy Quá trình ép nén đẳng enthalpy Quá trình ép nén đẳng nhiệt Quá trình đẳng tích. Đáp án :a So với chu trình khô, chu trình quá lạnh và quá nhiệt có: Công nén riêng nhỏ hơn Công nén riêng không thay đổi Năng suất lạnh riêng lớn hơn Năng suất lạnh riêng nhỏ hơn Đáp án :c Nhược điểm của máy nén hở: a. Khó điều chỉnh tốc độ quay. b. Khó bảo dưỡng. c. Dễ rò rĩ môi chất. d. Khó sữa chữa Đáp án :c Khi nhiệt độ cuối tầm nén của hệ thống lạnh là 1350C, thì hệ thống này nên: a. Sử dụng chu trình khô 1 cấp nén. b. Sử dụng chu trình 1 cấp nén có thiết bị hồi nhiệt. c. Sử dụng chu trình 2 cấp nén. d. Sử dụng cả chu trình 1 cấp và 2 cấp. Đáp án :c Trong không gian, vị trí lắp đặt của bình chứa cao áp so với thiết bị ngưng tụ thường: a. Cao hơn. b. Thấp hơn. c. Ngang nhau. d. Thích hợp ở mọi vị trí. Đáp án :b Giả sử quá trình nén của hệ thống lạnh là lý tưởng. Gọi s1 và s2 là giá trị entropy ở đầu và cuối quá trình nén. Khi đó: a. s1 < s2 b. s1 > s2 c. s1 = s2 d. s1 ≠ s2 Đáp án :c Kiểu trao đổi nhiệt giữa nước và không khí ở tháp giải nhiệt là: Thuận chiều. Ngược chiều. Vuông góc. Thuận chiều và ngược chiều. Đáp án :b Thiết bị nào sau đây là thiết bị chính trong hệ thống lạnh: Van an toàn. Van tiết lưu. Van điện từ. Van chặn.HTLH Đáp án :b Khi nhiệt độ bay hơi giảm từ -60C xuống -200C (mọi điều kiện khác không đổi), thì năng suất lạnh của hệ thống sẽ: a. Giảm. b. Tăng. c. Không thay đổi. d. Không kết luận được. Đáp án :a Tại các thiết bị ngưng tụ thường bố trí: a. Hơi môi chất đi vào phía trên, môi chất lỏng đi ra ở dưới. b. Hơi môi chất đi vào phía dưới, môi chất lỏng đi ra ở trên c. Môi chất lỏng và hơi cùng đi vào và ra ở trên. d. Môi chất lỏng và hơi cùng đi vào và ra ở dưới. Đáp án :a Đầu cảm biến của van tiết lưu nhiệt được đặt ở vị trí: a. Đầu vào của thiết bị bay hơi. b. Trong không gian làm lạnh. c. Ở giữa thiết bị bay hơi. d. Trên đường ống hút về. Đáp án :d Trên kính xem lỏng không chỉ thị ẩm bằng màu sắc: Màu xanh: khô, không nước. Màu đỏ: cẩn thận. Màu nâu: nhiều nước, cần thay phin sấy lọc. Dòng môi chất bị đục, do chất hút ẩm phân rã. Đáp án :b Dầu bôi trơn không làm nhiệm vụ: Tải nhiệt cho môi chất. Tải nhiệt cho các bề mặt ma sát, ổ bi.. Chống rò rỉ ở các cụm bịt kín và đệm kín đầu trục. Để bôi trơn các chi tiết chuyển động. Đáp án :a Khí không ngưng trong hệ thống lạnh nén hơi không gây ra hiện tượng: Tăng áp suất ngưng tụ c. Giảm nhiệt độ cuối tầm nén. Tăng nhiệt độ cuối tầm nén. d. Giảm năng suất lạnh và tuổi thọ của máy. Đáp án :c Không nằm trong nhóm máy nén thể tích là: Máy nén pittông. c. Máy nén ly tâm. Máy nén trục vít. d. Máy nén xoắn ốc. Đáp án :c Chu trình hồi nhiệt không được sử dụng cho môi chất: R12. c. R22. NH3. d. R134a. Đáp án :b Khi sử dụng bộ điều chỉnh nhiệt độ ta không thể điều khiển để: Tăng tải máy nén. Giảm tải máy nén. Đóng cắt máy nén. Đóng cắt tuần tự số máy nén. Đáp án :a Nguyên nhân nào không gây ra quá nhiệt: Sử dụng van tiết lưu nhiệt Do phụ tải nhiệt quá lớn và thiếu lỏng cấp cho thiết bị bay hơi Do tổn thất lạnh trên đường ống từ thiết bị bay hơi đến máy nén Không có phụ tải nhiệt. Đáp án :d Chu trình một cấp nào có thiết bị trao đổi nhiệt trong giữa môi chất lỏng nóng trước khi vào van tiết lưu và hơi lạnh trước khi về máy nén a. Chu trình khô b. Chu trình Carnot ngược chiều c. Chu trình hồi nhiệt d. Chu trình quá lạnh và quá nhiệt Đáp án :c Thiết bị nào sau đây dùng để “Hút hơi môi chất lạnh ra khỏi bình bốc hơi nhằm duy trì áp suất sôi không thay đổi trong thiết bị bay hơi và nén hơi môi chất lạnh đến áp suất ngưng tụ trong thiết bị ngưng tụ” a. Máy nén b. Thiết bị ngưng tụ c. Thiết bị bay hơi d. Van tiết lưu Đáp án :a Thiết bị nào sau đây dùng để chứa lỏng sau khi ngưng tụ, giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ và duy trì sự cấp lỏng liên tục cho van tiết lưu a. Bình tách dầu b. Bình chứa cao áp c. Bình tách lỏng d. Bình trung gian Đáp án :b Thiết bị nào sau đây dùng để khử độ quá nhiệt của hơi ra khỏi xylanh hạ áp, làm lạnh chất lỏng của tác nhân lạnh trước khi đi vào van tiết lưu và tách một phần dầu ra khỏi hơi môi chất a. Bình tách dầu b. Bình chứa cao áp c. Bình tách lỏng d. Bình trung gian Đáp án :d Chu trình hồi nhiệt, quá trình quá lạnh lỏng môi chất bằng a. Bằng nước b. Bằng hơi lạnh ra khỏi dàn bay hơi c. Bằng không khí d. Quá lạnh tại bình trung gian Đáp án :b Ưu điểm của bình trung gian có ống xoắn: Ngăn không cho dầu ở máy nén hạ áp đi vào dàn lạnh. Tăng năng suất lạnh riêng. Tăng công nén riêng. Tăng quá trình trao đổi nhiệt. Đáp án :a Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của bình chứa cao áp: Dùng để chứa môi chất sau khi ngưng tụ. Dùng để giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết bị ngưng tụ. Dùng để cấp lỏng liên tục cho van tiết lưu. Dùng để ngưng tụ môi chất. Đáp án :d Theo chiều chuyển động của môi chất trong hệ thống lạnh, thứ tự lắp đặt thiết bị: Van tiết lưu – Phin lọc – Van điện từ - Thiết bị bay hơi. Van điện từ - Van tiết lưu – Thiết bị bay hơi – Phin lọc. Phin lọc – Van điện từ - Van tiết lưu – Thiết bị bay hơi. Van tiết lưu – Thiết bị bay hơi – Van điện từ - Phin lọc. Đáp án :c Tại thiết bị hồi nhiệt, nhiệt lượng do lỏng môi chất thải ra so với nhiệt lượng do hơi thu vào: Lớn hơn. Nhỏ hơn. Bằng nhau. Không xác định được. Đáp án :c Nguyên nhân gây quá lạnh do: Bố trí thêm thiết bị quá lạnh lỏng sau thiết bị ngưng tụ. Bố trí thêm thiết bị quá lạnh lỏng sau thiết bị bay hơi. Bố trí thêm thiết bị quá lạnh lỏng sau van tiết lưu. Bố trí thêm thiết bị quá lạnh lỏng sau bình trung gian. Đáp án :a Qua kính xem ga có hiện tượng vẩn đục. Vậy đây là dấu hiệu: Bị ẩm. Khô. Hạt hút ẩm bị phân rã. Dầu lẫn nhiều trong môi chất. Đáp án :c Để bảo vệ quá tải do áp suất nén tăng cao, hệ thống lạnh thường lắp thiết bị: Van an toàn. Van tiết lưu. Van điện từ. Van chặn. Đáp án :a Phin lọc được sử dụng để tách : Ẩm. Cặn bã. Ẩm và cặn bã. Các axit. Đáp án :b Để tách được khí không ngưng, ta sử dụng phương pháp : Gia nhiệt hỗn hợp khí không ngưng và môi chất. Làm lạnh hỗn hợp khí không ngưng và môi chất. Sục vào nước. Nạp thêm môi chất. Đáp án :b Để tránh máy nén không bị va đập thủy lực, hệ thống lạnh thường bố trí thiết bị nào sau đây : Bình tách dầu. Bình chứa cao áp. Bình tách lỏng. Bình trung gian. Đáp án :c Bình ngưng ống vỏ nằm ngang là : Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước và không khí. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng môi chất lạnh. Đáp án :a Để đảm bảo hiệu quả trao đổi nhiệt tại thiết bị hồi nhiệt, thường bố trí : Lỏng môi chất nóng đi ngoài ống, hơi môi chất lạnh đi trong ống xoắn. Lỏng môi chất nóng đi trong ống xoắn, hơi môi chất lạnh đi ngoài ống. Lỏng môi chất lạnh đi ngoài ống, hơi môi chất nóng đi trong ống xoắn. Lỏng môi chất lạnh đi trong ống xoắn, hơi môi chất nóng đi ngoài ống. Đáp án :b Các thiết bị sau đây, thiết bị nào là thiết bị chính của hệ thống lạnh : Bình ngưng. Bình tách lỏng. Bình chứa cao áp. Bình trung gian. Đáp án :a Thiết bị nào sau đây được đặt giữa cấp nén cao áp và cấp nén hạ áp : Bình tách dầu. Bình chứa cao áp. Bình tách lỏng. Bình trung gian. Đáp án :d Các ống dẫn trong thiết bị ngưng tụ ống vỏ sử dụng cho môi chất NH3 là : Các ống thép có cánh. Các ống đồng có cánh. Các ống thép không cánh. Các ống đồng không cánh. Đáp án :c Thiết bị tách dầu thường được bố trí : Trên đường hút về máy nén. Trên đường đẩy của máy nén. Cả đường hút và đường đẩy. Tất cả đường ra thiết bị theo chiều chuyển động của môi chất. Đáp án :b NH3 có thể trung hòa được bằng cách : Dùng bơm chân không. Dùng chất dập lửa dạng bột. Đốt cháy. Dùng nước phun xịt. Đáp án :d Ký hiệu của môi chất nước là : R718. R717. R744. R729. Đáp án :a Khái niệm đúng nhất về dầu bôi trơn : Làm giảm năng suất lạnh. Có khả năng dẫn điện. Có khả năng tác dụng với môi chất lạnh. Không tạo lớp trở nhiệt. Đáp án :d Nguy cơ tắc ẩm của môi chất tăng dần theo thứ tự sau : R12 – R22 – NH3. R22 – NH3 – R12. NH3 – R12 – R22. NH3 – R22 – R12. Đáp án :d Phát biểu nào sau đây đúng (Năng suất lạnh riêng khối lượng q0 ở cùng 1 chế độ làm việc.) : q0 NH3 > q0 R12 > q0 R22. q0 NH3 > q0 R22 > q0 R12. q0 R22 > q0 R12 > q0 NH3. q0 R22 > q0 NH3 > q0 R12. Đáp án :b Phát biểu nào sau đây đúng (Năng suất lạnh riêng thể tích qv ở cùng 1 chế độ làm việc.) : qv NH3 > qv R12 > qv R22. qv NH3 > qv R22 > qv R12. qv R22 > qv R12 > qv NH3. qv R22 > qv NH3 > qv R12. Đáp án :b Bình tập trung dầu thường được sử dụng trong : Hệ thống dùng môi chất Freon. Hệ thống dùng môi chất NH3. Hệ thống kín. Hệ thống nửa kín. Đáp án :b Khí không ngưng khi có mặt trong hệ thống lạnh sẽ : Làm cho công nén giảm. Tỷ số nén tăng. Năng suất lạnh tăng. Nhiệt độ bay hơi giảm. Đáp án :b Chu trình quá lạnh là chu trình có : Nhiệt độ môi chất lỏng trước khi đi vào tiết lưu nhỏ hơn nhiệt độ ngưng tụ. Nhiệt độ môi chất lỏng trước khi đi vào tiết lưu lớn hơn nhiệt độ ngưng tụ. Áp suất môi chất lỏng trước khi đi vào tiết lưu nhỏ hơn áp suất ngưng tụ. Áp suất môi chất lỏng trước khi đi vào tiết lưu lớn hơn áp suất ngưng tụ. Đáp án :a Gọi q0 : năng suất lạnh riêng khối lượng, qk : nhiệt thải ra ở thiết bị ngưng tụ, l : công nén riêng. Nhiệt lượng thải qk của chu trình khô là : qk = l + q0 qk = l - q0 qk = l/q0 qk = q0/l. Đáp án :a Đối với chu trình 2 cấp nén lý thuyết, làm mát trung gian hoàn toàn thì hơi hút về máy nén cao áp là : Hơi bão hòa khô. Hơi quá nhiệt. Hơi ẩm. Lỏng bão hòa. Đáp án :a Đối với chu trình 2 cấp nén lý thuyết, làm mát trung gian 1 phần thì hơi hút về máy nén cao áp là : Hơi bão hòa khô. Hơi quá nhiệt. Hơi ẩm. Lỏng bão hòa. Đáp án :b Chu trình khô là chu trình có nhiệt độ hơi môi chất vào máy nén : Thấp hơn nhiệt độ bay hơi. Cao hơn nhiệt độ bay hơi. Bằng nhiệt độ bay hơi. Không định lượng. Đáp án :c Hệ số làm lạnh ε của chu trình lạnh được định nghĩa : Là tỷ số giữa công nén riêng và năng suất lạnh riêng. Là tỷ số giữa năng suất lạnh riêng và công nén riêng. Là tỷ số giữa công nén riêng và nhiệt thải riêng. Là tỷ số giữa nhiệt thải riêng và năng suất lạnh riêng. Đáp án :b Ưu điểm của máy nén hở : Kích thước gọn nhẹ. Khó rò rỉ môi chất nhờ bộ đệm kín cổ trục. Dễ thay thế các chi tiết hư hỏng. Có tốc độ cao. Đáp án :c Trong thiết bị ngưng tụ ống vỏ nằm ngang sử dụng cho môi chất R22 : Môi chất chuyển động bên trong ống, nước chuyển động bên ngoài. Môi chất chuyển động bên ngoài, nước chuyển động bên trong ống. Môi chất và nước cùng chuyển động bên trong ống. Môi chất và nước cùng chuyển động bên ngoài ống. Đáp án :b Nhược điểm của thiết bị ngưng tụ ống vỏ nằm ngang : Khó sửa chữa. Khó làm sạch đường ống. Khó lắp đặt. Phải có thêm tháp giải nhiệt. Đáp án :d Thiết bị ngưng tụ kiểu bay hơi là : Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước và không khí. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng môi chất lạnh bay hơi. Đáp án :c Năng suất lạnh của máy nén : Phụ thuộc vào nhiệt độ bay hơi, không phụ thuộc vào nhiệt độ ngưng tụ. Phụ thuộc vào nhiệt độ ngưng tụ, không phụ thuộc vào nhiệt độ bay hơi. Phụ thuộc vào nhiệt độ bay hơi và nhiệt độ ngưng tụ. Không phụ thuộc vào nhiệt độ bay hơi và nhiệt độ ngưng tụ. Đáp án :c Khi nhiệt độ ngưng tụ tăng, thì hệ thống lạnh : Tiêu thụ điện nhiều hơn. Tiêu thụ điện ít hơn. Tuổi thọ tăng. Có năng suất lạnh lớn hơn. Đáp án :a Phương pháp điều chỉnh năng suất lạnh máy nén trục vít Điều chỉnh bằng con trượt Khóa đường hút Xả hơi nén từ đường đẩy về trước dàn bay hơi Nâng van hút. Đáp án: a Nguyên tắc điều chỉnh năng suất lạnh máy nén lớn: Xả ngược. Thông khoang hút và đẩy. Tiết lưu đường đường đẩy về đường hút. Tiết lưu đường hút. Đáp án: a Phương pháp điều chỉnh năng suất lạnh không thể thực hiện được trong thực tế: Đóng ngắt ON-OFF. Tiết lưu đường hút. Nâng van đẩy. Xả hơi nén về đường hút. Đáp án: c Phương pháp điều chỉnh năng suất lạnh máy nén turbin: Đóng ngắt ON-OFF. Điều chỉnh con trượt. Nâng van hút. Điều chỉnh hướng xoắn dòng. Đáp án: d Phương pháp nào sau đây điều chỉnh năng suất lạnh vô cấp: Đóng ngắt ON-OFF. Tiết lưu đường hút. Thông khoang hút và đẩy. Xả ngược. Đáp án: b Phương pháp điều chỉnh năng suất lạnh nào bị tổn thất công khởi động: Đóng ngắt ON-OFF. Tiết lưu đường hút. Thông khoang hút và đẩy. Xả ngược. Đáp án: a
Tài liệu liên quan