Triết học Mac - Lê nin - Chương V: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học (trước 273 - 309)

1. Thế giới quan & thế giới quan khoa học 2. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng 3. Nguyên tắc tôn trọng khách quan, chống chủ quan duy ý chí; phát huy tính năng động chủ quan, chống trông chờ, ỷ lại

pdf45 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triết học Mac - Lê nin - Chương V: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học (trước 273 - 309), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Chương V. Chủ nghĩa duy vật biện chứng- cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học (tr.273-309) 1. Thế giới quan & thế giới quan khoa học 2. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng 3. Nguyên tắc tôn trọng khách quan, chống chủ quan duy ý chí; phát huy tính năng động chủ quan, chống trông chờ, ỷ lại 2Mục tiêu - Nắm được lịch sử phát triển và nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng - Nắm được khái niệm, nội dung, vai trò của các loại thế giới quan - Lý giải được tại sao chủ nghĩa duy vật biện chứng lại là cơ sở lý luận của thế giới quan duy vật biện chứng - Nắm được ý nghĩa phương pháp luận của thế giới quan duy vật biện chứng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn 31. Thế giới quan & thế giới quan khoa học (tr.273) - Thế giới quan và các hình thức cơ bản của thế giới quan - Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật 4- Thế giới quan và các hình thức cơ bản của thế giới quan (tr.273) + Khái niệm thế giới quan (world outlook) + Các hình thức cơ bản của thế giới quan 5+ Khái niệm thế giới quan  Các (5) vấn đề thuộc thế giới quan  Định nghĩa thế giới quan (tr.273)  Nguồn gốc thế giới quan (tr.273)  Nội dung thế giới quan (tr.274)  Hình thức thế giới quan (tr.274)  Cấu trúc thế giới quan (tr.274)  Chức năng của thế giới quan (tr.274-275) 6• Các (5) vấn đề thuộc thế giới quan  Vấn đề bản thể luận: Thế giới là gì? Bản chất thế giới này là gì? Thế giới được hình thành & vận động ra sao? Thành phần & hình thức tồn tại của nó thế nào?  Vấn đề giải thích quy luật tồn tại: Tại sao thế giới lại vận động theo cách này mà không theo cách khác? Thế giới và con người tuân theo các nguyên lý phổ quát nào?  Vấn đề về giá trị/luân lý học: Quan điểm về giá trị, về nguyên tắc sống, các định hướng mục đích và 7các chuẩn mực phối hợp giữa đạo đức, pháp luật và thẩm mỹ  Vấn đề dự báo tương lai: Tương lai nào cho mỗi người và loài người? Chúng ta chọn tương lai bằng các tiêu chí nào? Bằng cách nào hiểu được triển vọng, tin vào bản thân, vào tương lai nhân loại?  Vấn đề hành động: Chúng ta sẽ phải hành động thế nào? Theo các cách khác nhau chúng ta có ảnh hưởng tới thế giới và biến đổi nó như thế nào? Chúng ta nên sắp xếp các hành động của mình theo nguyên tắc nào? 8Để giải quyết những (5) vấn đề thuộc thế giới quan như vậy, cần có một tập hợp các tri thức khoa học (cả về lĩnh vực tự nhiên cũng như lĩnh vực xã hội), như tri thức vật lý, hóa học; tâm lý, đạo đức, kinh tế, chính trị học v.v (các khoa học chuyên ngành) và đặc biệt là tri thức triết học (để nêu ra, lý giải, khái quát, tổng quát) 9thế giới quan  nhân sinh quan  Nhân: Người; Sinh: lẽ sống; Quan: quan niệm => Nhân Sinh Quan: Quan niệm về sự (lẽ, cuộc) sống của con người  Nhân sinh quan gồm những quan điểm, quan niệm về cuộc sống như: con người do đâu mà có? cuộc sống là gì? lẽ sống, mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống và sống thế nào cho xứng đáng? Quan niệm thiện ác, tốt xấu. Hạnh phúc là gì & làm thế nào để có hạnh phúc? 10 • Định nghĩa thế giới quan (tr.273) Thế giới quan (quan niệm về thế giới) là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới ấy Ra đời từ thực tiễn cuộc sống; là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức; nhưng suy đến cùng, thế giới quan là kết quả của cả hoạt động thực tiễn với hoạt động nhận thức, của quan hệ giữa khách thể với chủ thể nhận thức 11 • Nguồn gốc thế giới quan (tr.273) Con người luôn muốn đạt tới sự hiểu biết hoàn toàn, đầy đủ và trong quá trình tìm hiểu về quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh đã hình thành nên những quan niệm nhất định, có sự hoà quyện thống nhất giữa cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi đã trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người 12 • Nội dung thế giới quan (tr.274) Thế giới quan phản ánh thế giới từ ba góc độ 1) Các khách thể nhận thức. 2) Bản thân chủ thể nhận thức. 3) Mối quan hệ giữa khách thể với chủ thể nhận thức Ba góc độ này vừa thể hiện ý thức của con người về thế giới, vừa thể hiện ý thức của con người về chính bản thân mình 13 • Các hình thức của thế giới quan (tr.274) Hình thức biểu hiện của thế giới quan có thể là các quan điểm, quan niệm rời rạc, cũng có thể là hệ thống lý luận chặt chẽ  Thế giới quan huyền thoại, thần thoại (tr.275)  Thế giới quan tôn giáo (tr.277)  Thế giới quan triết học (tr.278)  Thế giới quan khoa học và thế giới quan phản khoa học (tr.279) 14 Thế giới quan huyền thoại có nội dung pha trộn giữa thực với ảo, giữa người với thần đặc trưng cho tư duy nguyên thuỷ giải thích các lực lượng tự nhiên trong tưởng tượng và nhờ trí tưởng tượng Thế giới quan tôn giáo là niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của lực lượng siêu nhiên đối với thế giới, đối với con người, thể hiện qua các hoạt động có tổ chức để suy tôn, sùng bái lực lượng siêu nhiên ấy 15 Đặc trưng chủ yếu của thế giới quan tôn giáo là niềm tin vào một thế giới khác hoàn mỹ làm giảm nỗi khổ trần gian. Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày; là sự phản ánh, trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế 16 Thế giới quan triết học thể hiện bằng hệ thống lý luận thông qua các khái niệm, phạm trù, quy luật. Nó không chỉ nêu ra các quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, mà còn chứng minh chúng bằng lý luận. Thế giới quan duy vật triết học và thế giới quan duy tâm triết học là hai hình thức của thế giới quan triết học (xem cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học) 17 Thế giới quan khoa học và thế giới quan phản khoa học. Thế giới quan khoa học phản ánh thế giới và định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người trên cơ sở tổng kết những thành tựu của nghiên cứu, thực nghiệm và dự báo khoa học. Nó không ngừng được bổ sung, hoàn thiện và phát triển; thông qua hoạt động thực tiễn của con người, thế giới quan khoa học được hiện thực hoá, trở thành sức mạnh vật chất. Thế giới quan phản khoa học, ngược lại do không phản ánh đúng bản chất của thế giới nên dễ rơi vào thế giới quan duy tâm 18 • Cấu trúc của thế giới quan (tr.274) gồm hai yếu tố cơ bản là tri thức và niềm tin, trong đó tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan; song tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi đã trở thành niềm tin để hình thành lý tưởng, động cơ hoạt động của con người Một thế giới quan có sự thống nhất giữa tri thức với niềm tin có vai trò là cơ sở để con người xác định những vấn đề của cuộc sống như tiếp tục tìm hiểu thế giới; xác định thái độ, cách thức hoạt động, cách sống nói riêng và nhân sinh quan nói chung 19 • Các chức năng của thế giới quan (tr.274- 275) Các (3) chức năng (vai trò) cơ bản là  chức năng lý luận (nhận thức-nhận định-đánh giá);  chức năng xác lập giá trị (đúng-sai, xấu-tốt, v.v)  chức năng thực tiễn-cải tạo (điều chỉnh hành vi)  thế giới quan chỉ dẫn cách thức tư duy và hành động đối với thực tại, góp phần điều chỉnh, định hướng mọi hoạt động sống của con người 20 • Tại sao triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan?  Triết học là hạt nhân lý luận, là bộ phận quan trọng nhất của thế giới quan bởi nó chi phối các quan điểm, quan niệm đạo đức, thẩm mỹ, kinh tế, chính trị, văn hoá v.v của thế giới quan  Thế giới quan triết học dựa vào tri thức, diễn tả thế giới quan bằng lý luận, thể hiện bằng hệ thống khái niệm, quy luật, phạm trù; đồng thời triết học chứng minh hệ thống đó Với ý nghĩa đó, triết học được coi là hạt nhân lý luận của thế giới quan, là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó 21 - Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật + Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật (tr.280) + Lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật (tr.282) 22 + Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật (tr.280)  Thế giới quan duy tâm  Thế giới quan duy vật Cơ sở để phân biệt thế giới quan duy tâm với thế giới quan duy vật là xem thế giới quan đó quan niệm thế nào về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng (cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học) 23 • Thế giới quan duy tâm * Định nghĩa (tr.280) * Các hình thức của thế giới quan duy tâm (thế giới quan duy tâm chủ quan và thế giới quan duy tâm khách quan) * Cấp độ của thế giới quan duy tâm phụ thuộc vào trình độ nhận thức của con người; có cấp độ thế giới quan thô sơ, tôn giáo hay triết học * Giá trị và hạn chế của thế giới quan duy tâm, tôn giáo 24 * Giá trị và hạn chế của thế giới quan duy tâm, tôn giáo Giá trị: Xoa dịu nỗi đau trần thế + giá trị đạo đức Hạn chế: "sự phản ánh hư ảo-vào trong đầu óc của con người- của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế“ ? Sự giống nhau và khác nhau giữa các loại thế giới quan duy tâm 25 + Thế giới quan duy vật * Định nghĩa (tr.281) * Các hình thức của thế giới quan duy vật (tr. 282-288): thế giới quan duy vật thô sơ, thế giới quan duy vật siêu hình, thế giới quan duy vật biện chứng * Giá trị và hạn chế của thế giới quan duy vật 26 * Giá trị và hạn chế của thế giới quan duy vật Giá trị: (tr.284 của thế giới quan duy vật cổ đại) (tr.286 của thế giới quan duy vật siêu hình) Hạn chế: (tr.283 của thế giới quan duy vật cổ đại) (tr.287 của thế giới quan duy vật siêu hình) ? Sự giống nhau và khác nhau giữa các loại thế giới quan duy vật 27 2. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng (tr.288) - Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng - Bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng 28 - Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng (tr.288) + Quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên (chuyên đề vật chất, ý thức) + Quan điểm duy vật biện chứng về xã hội (chuyên đề Hình thái, Giai cấp, Nhà nước, Con người) + Quan điểm duy vật biện chứng về nhận thức (chuyên đề Phép biện chứng duy vật, Lý luận nhận thức, ý thức xã hội) 29 + Quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên (tr.288)  Bản chất của thế giới là vật chất  Ý thức là đặc tính của não người, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người  Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng (xem chuyên đề vật chất, ý thức) 30 + Quan điểm duy vật biện chứng về xã hội (tr.291)  Xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên  Sản xuất vật chất quy định sự tồn tại, phát triển của xã hội  Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội  Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng 31 + Quan điểm duy vật biện chứng về nhận thức  Nhận thức (ý thức) là tính chất của não người; là sự phản ánh (vật chất) có mục đích, chủ động và sáng tạo  Nhận thức (ý thức) tồn tại độc lập tương đối và tác động (thông qua thực tiễn) trở lại quá trình vận động, phát triển của vật chất  Nhận thức (ý thức) là quá trình gồm hai giai đoạn; nhờ đó con người nhận thức, giải thích và cải tạo thế giới bằng thực tiễn & lý luận  Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội 32 Tại sao gọi triết học Mác-Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng? Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, cách giải quyết chúng dẫn đến sự phân chia các trường phái, học thuyết duy vật và duy tâm triết học  Duy vật triết học khẳng định vật chất có trước, quy định ý thức; duy tâm triết học thì ngược lại  Biện chứng là ý thức do vật chất có trước, quy định nhưng tồn tại độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất duy vật biện chứng là hai yếu tố, tính chất của chủ nghĩa (zm) duy vật biện chứng 33 - Bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng (tr.295-302) + Giải quyết đúng vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn + Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng + Quan niệm duy vật triệt để + Tính thực tiễn-cách mạng 34 + Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn  Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi vật chất là cái có trước và quy định ý thức. Ý thức tác động ngược lại, thậm chí trở thành lực lượng vật chất khi thâm nhập vào và được quần chúng vận dụng  Thực tiễn, là mắt khâu trung gian duy nhất trong mối quan hệ giữa ý thức (con người) với vật chất (thế giới). Thông qua hoạt động thực tiễn, ý thức được vật chất hoá; tư tưởng trở thành hiện thực 35 + Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng  Nếu tách rời thế giới quan với phép biện chứng, các nhà triết học sẽ không nhận thức được mối liên hệ phổ biến, sự thống nhất và nối tiếp nhau giữa các sự vật trong thế giới  Ngược lại, sự thống nhất giữa chúng đem lại quan niệm rằng xung quanh ta chỉ có một thế giới vật chất luôn vận động, biến đổi, chuyển hoá và phát triển không ngừng 36 + Quan niệm duy vật triệt để  Hạn chế của các nhà triết học duy vật trước Mác về xã hội tạo nên tính không triệt để của các học thuyết triết học duy vật  Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc vật chất của xã hội (xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên; vận động, phát triển theo các quy luật chung nhất và đặc thù ) => chủ nghĩa duy vật triệt để (tự nhiên + xã hội) 37 + Tính thực tiễn-cách mạng  Chủ nghĩa duy vật biện chứng là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản  Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định sự tất thắng của cái mới 38 3. Nguyên tắc tôn trọng khách quan; phát huy tính năng động chủ quan Nguyên tắc tôn trọng khách quan, chống chủ quan duy ý chí. Phát huy tính năng động chủ quan, chống trông chờ, ỷ lại (tr.302- 309) Chú ý. Đây là một nguyên tắc phương pháp luận nhưng có 2 ý lớn nên Giáo trình chia thành 1, 2 để phân tích cho rõ hơn 39 Khách quan là gì?  là những yếu tố bên ngoài con người, có thể con người đã biết, có thể chưa biết, có thể không biết đến, tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người (là khách thể nhận thức, thực tiễn)  khách quan có nghĩa là vấn đề đang diễn ra do các yếu tố tác động từ bên ngoài chứ không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể Ví dụ. 40 Tôn trọng khách quan? (tr.303)  Nghĩa là mọi mục đích, đường lối, chủ trương (thuộc chủ quan) phải xuất phát từ hiện thực, phản ánh nhu cầu chín muồi và tính tất yếu của hiện thực trong từng giai đoạn cụ thể. Khi đã có mục đích, đường lối, chủ trương; phải tổ chức lực lượng vật chất để thực hiện nó  Chống bệnh chủ quan, duy ý chí, lối nghĩ đơn giản, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan. Bệnh này xuất hiện chủ yếu là do thiếu kiến thức, lý luận hoặc kém, hoặc lạc hậu; ít kinh nghiệm 41 Chủ quan là gì?  Là những yếu tố của thuộc về ý thức con người (là chủ thể nhận thức, thực tiễn)  Bản chất ý thức con người gồm phản ánh và sáng tạo. Nếu tách sáng tạo khỏi phản ánh, cường điệu s.tạo là bệnh chủ quan  Tuyệt đối hoá yếu tố chủ quan, tách ý chí khỏi hiện thực khách quan Ví dụ. 42 Phát huy tính năng động chủ quan, chống trông chờ, ỷ lại (tr.306)  là phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức con người. Tôn trọng tri thức phản ánh đúng thế giới khách quan, từ đó tạo khả năng xác định và hình thành mục đích, phương hướng, biện pháp và ý chí cần thiết cho hoạt động thực tiễn  chống thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ và chú ý vai trò của lợi ích bởi nếu phù hợp sẽ thúc đẩy, ngược lại, sẽ cản trở thậm chí cố tình bóp méo, xuyên tạc chân lý 43 Câu hỏi ôn tập 1. Thế giới quan (định nghĩa, nguồn gốc, nội dung, hình thức, cấu trúc, loại hình, chức năng)? 2. Nội dung chủ nghĩa duy vật biện chứng? 3. Nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan và sự vận dụng? 44 Học liệu Giáo trình từ tr.273 đến tr.295 Tài liệu tham khảo + Chủ nghĩa duy vật biện chứng- Lý luận và vận dụng (1995), Nxb. Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội + Chủ nghĩa duy vật lịch sử- Lý luận và vận dụng (1995), Nxb. Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội 45 Hết chương 5