Trợ động từ trong tiếng Hàn Quốc

I. KHÁI NIỆM CHUNG Từ loại Hàn Quốc được chia thành 4 loại: thể từ, quan hệ từ, dụng từ, bổ nghĩa từ; trong đó, trợ động từ thuộc nhóm dụng từ. Động từ là những từ để diễn tả một hành động hay là một trạng thái. Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Trong tiếng Hàn, động từ được dùng làm vị ngữ trong câu để nói về chủ ngữ của câu. Gồm hai loại: động từ mô tả và động từ hành động và động từ 이다 kết hợp với danh từ để làm vị ngữ. Động từ hành động(hay động từ) là những động từ thông thường diễn tả hành động và động từ mô tả(hay tính từ) là những từ có khả năng làm vị ngữ trong câu và diễn tả tính chất hay trạng thái của sự vật. Hai loại động từ này lại chia thành động từ chính và trợ động từ(hay động từ bổ trợ). Trong 1 câu văn, lời nói, lại thấy có trường hợp chỉ 1 động từ xuất hiện, nhưng có những trường hợp lại có trên hai động từ xuất hiện liền kề nhau: (1) Bọn trẻ leo lên cây hái quả (2) Các cầu thủ đang thi đấu Cả hai ví dụ tuy có 2 động từ xuất hiện trong một câu. Tuy nhiên, xét ví dụ (1) ta thấy nếu lược bỏ 1 trong 2 động từ thì câu vẫn được thành lập, vẫn mang đầy đủ nội dung, ngữ pháp. Trường hợp này được các nhà ngôn ngữ học gọi là “động từ kép”. Ở ví dụ (2): ta thấy rằng nếu lược bỏ động từ “đang”thì câu vẫn được thành lập, mang 1 nội dung thông tin nhất định, nhưng nếu lược bỏ động từ “thi đấu”thì câu không những không thành lập được về mặt ngữ pháp mà còn thiếu thông tin. Nghĩa là, trong câu chỉ có 1 động từ chính, còn động từ kia chỉ bổ sung thêm ý nghĩa cho động từ chính. Các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu vấn đề này và phát hiện ra loại động từ này, và hầu như đều thống nhất dùng thuật ngữ động từ bổ trợ (hay trợ động từ) để đặt tên cho nó . Ở Hàn Quốc, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra loại động từ này, xếp chúng vào loại dụng ngôn như: Choi Hyeon Bae, Lee Hee Sung, Kim Min Soo, Park Seon Ok với các tên gọi khác nhau như: từ trợ giúp, động từ chưa hoàn thành, trợ động từ, dụng ngôn phụ thuộc, động từ bổ trợ. Trợ động từ là những động từ chuyên dùng phụ thêm cho một động từ khác. Nghĩa là những từ có ý nghĩa và chức năng như những động từ độc lập nhưng được biến đổi và bổ nghĩa thêm cho động từ chính về tính chất, mức độ, khả năng, hình thái, của hành động. Ví dụ: “Cần”, “phải”, “muốn”, Đương nhiên, trợ động từ cũng có sự biến đổi đuôi từ để thể hiện ý nghĩa và chức năng ngữ pháp đa dạng giống như động từ. Trợ động từ bổ trợ thêm ý nghĩa cho động từ nên chúng không thể đứng riêng, không thay thế được cho động từ chính mà phải đi cùng động từ chính.

pdf17 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trợ động từ trong tiếng Hàn Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 128 TRỢ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN QUỐC SVTH: Nguyễn Thị Hiếu GVHD: Th.S Nghiêm Thị Thu Hương I. KHÁI NIỆM CHUNG Từ loại Hàn Quốc được chia thành 4 loại: thể từ, quan hệ từ, dụng từ, bổ nghĩa từ; trong đó, trợ động từ thuộc nhóm dụng từ. Động từ là những từ để diễn tả một hành động hay là một trạng thái. Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Trong tiếng Hàn, động từ được dùng làm vị ngữ trong câu để nói về chủ ngữ của câu. Gồm hai loại: động từ mô tả và động từ hành động và động từ 이다 kết hợp với danh từ để làm vị ngữ. Động từ hành động(hay động từ) là những động từ thông thường diễn tả hành động và động từ mô tả(hay tính từ) là những từ có khả năng làm vị ngữ trong câu và diễn tả tính chất hay trạng thái của sự vật. Hai loại động từ này lại chia thành động từ chính và trợ động từ(hay động từ bổ trợ). Trong 1 câu văn, lời nói, lại thấy có trường hợp chỉ 1 động từ xuất hiện, nhưng có những trường hợp lại có trên hai động từ xuất hiện liền kề nhau: (1) Bọn trẻ leo lên cây hái quả (2) Các cầu thủ đang thi đấu Cả hai ví dụ tuy có 2 động từ xuất hiện trong một câu. Tuy nhiên, xét ví dụ (1) ta thấy nếu lược bỏ 1 trong 2 động từ thì câu vẫn được thành lập, vẫn mang đầy đủ nội dung, ngữ pháp. Trường hợp này được các nhà ngôn ngữ học gọi là “động từ kép”. Ở ví dụ (2): ta thấy rằng nếu lược bỏ động từ “đang”thì câu vẫn được thành lập, mang 1 nội dung thông tin nhất định, nhưng nếu lược bỏ động từ “thi đấu”thì câu không những không thành lập được về mặt ngữ pháp mà còn thiếu thông tin. Nghĩa là, trong câu chỉ có 1 động từ chính, còn động từ kia chỉ bổ sung thêm ý nghĩa cho động từ chính. Các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu vấn đề này và phát hiện ra loại động từ này, và hầu như đều thống nhất dùng thuật ngữ động từ bổ trợ (hay trợ động từ) để đặt tên cho nó. Ở Hàn Quốc, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra loại động từ này, xếp chúng vào loại dụng ngôn như: Choi Hyeon Bae, Lee Hee Sung, Kim Min Soo, Park Seon Ok với các tên gọi khác nhau như: từ trợ giúp, động từ chưa hoàn thành, trợ động từ, dụng ngôn phụ thuộc, động từ bổ trợ. ( te=¤tPage=1&listtype=0) Trợ động từ là những động từ chuyên dùng phụ thêm cho một động từ khác. Nghĩa là những từ có ý nghĩa và chức năng như những động từ độc lập nhưng được biến đổi và bổ nghĩa thêm cho động từ chính về tính chất, mức độ, khả năng, hình thái, HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 129 của hành động. Ví dụ: “Cần”, “phải”, “muốn”, Đương nhiên, trợ động từ cũng có sự biến đổi đuôi từ để thể hiện ý nghĩa và chức năng ngữ pháp đa dạng giống như động từ. Trợ động từ bổ trợ thêm ý nghĩa cho động từ nên chúng không thể đứng riêng, không thay thế được cho động từ chính mà phải đi cùng động từ chính. II. Trợ động từ trong tiếng Hàn Trợ động từ trong tiếng Hàn thường gắn với vĩ tố liên kết 아/어/여, 고, vĩ tố dạng phó từ게, 지.có tính bổ trợ kết nối đứng sau động từ chính đứng trước với trợ động từ đứng sau và thuộc thành phần vị ngữ trong câu, diễn đạt ý nghĩa trần thuật thông thường. Trợ động từ được chia làm 11 loại và mang ý nghĩa: tiếp diễn, hoàn thành, tặng cách, thăm dò, lặp lại, giữ lại, mong ước, mô tả, phủ định, khả năng không thể, các mẫu với “하다”. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các dạng trên qua một số cấu trúc thông dụng. 1. Trợ động từ tiếp diễn: 가다, 오다, 있다, 들다. ● - 아/어/여 가다/오다 Là hình thái kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 và trợ động từ가다/오다, chủ yếu dùng với động từ để diễn tả sự duy trì hay liên tục kéo dài của trạng thái động tác trong một thời gian. Ở nghĩa gốc, các động từ가다/오다 biểu thị sự di chuyển vị trí – chúng là các động từ chỉ sự chuyển động 가다 biểu thị hành động tiến ra xa người nói, còn 오다 biểu thị chuyển động tiến gần người nói. Vì vậy, có thể hiểu 1 cách ngắn ngọn cấu trúc này là “thực hiện liên tục 1 hành động từ quá khứ kéo dài đến thiện tại và tiếp tục kéo dài đến tương lai”: 그 일이 잘 되어 간다. Công việc tiến triển 1 cách tốt đẹp. 저는 그 할머니를 어머니처럼 모셔 왔어요. Tôi đã chăm sóc cụ già ấy như mẹ của mình. Trường hợp sau đây là động từ kép chứ không phải là trợ động từ: 바빠서 숙제를 해 오지 못했어요. Bận quá nên tôi không thể làm bài tập và mang đến nộp. 음료수 좀 사 올까요? Tôi sẽ mua về 1 ít đồ uống nhé? Dạng này cũng kết hợp được với 1 số tính từ song khi đó nó lại diễn tả diễn biến, biến đổi của trạng thái, đồng thời động từ hóa tính từ phía trước: 그 얘를 보니 머리가 아파 온다. Nhìn nó mà tôi phát đau đầu. 도시의 환경오염이 심해 간다. Ô nhiễm môi trường ở đô thị đang ngày càng trở nên nghiêm trọng HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 130 ● - 고 있다 Là dạng kết hợp vĩ tố liên kết 고 với động/ tính từ 있다. Khi kết hợp với động từ, không dùng vĩ tố chỉ thì trước 고 mà dùng sau 있. Trong tiếng Hàn do thì hiện tại cũng diễn đạt diễn biến của hành động nên người nói chỉ dùng 고 있다 để diễn tả diễn biến của hành động một cách đặc biệt, vì vậy cách nói này không được dùng thường xuyên lắm. Cấu trúc này diễn đạt diễn tiến của hành động hay hành động có tính chất kéo dài, sự kéo dài của trạng thái kết quả - Trường hợp diễn tả hành động đơn thuần: 어머니가 잠을 자고 있어요 Mẹ đang ngủ. 누구를 기다리고 있어요? Cậu đang đợi ai đấy? - Dùng kính ngữ là 고 계시다 선생님 뭐 하고 계십니까? Thầy đang làm gì đấy ạ? 아버지가 전화를 받고 계실 때 동생이 들어 왔어요. Em tôi bước vào trong khi bố đang nghe điện thoại. - Diễn đạt hành động có tính chất liên tục 지난 달부터 중국어를 공부하고 있어요. Tôi học tiếng Trung từ tháng trước. 내가 말할 때마다 뭘 너 생각하고 있어? Trong khi tao nói mà mày cứ nghĩ ngợi gì đấy? - Trường hợp trạng thái kết quả của hành động kéo dài 추우니까 모자를 쓰고 있어! Lạnh nên đội mũ vào! 반지를 끼고 있어. Đeo nhẫn. 2. Trợ động từ hoàn thành: 내다, 나다, 버리다, 말다, 빠지다, 치우다 ● - 나다 Có thể được dùng như trợ động từ khi gắn vào sau vĩ tố liên kết 고 và 아/어/여 để diễn tả ý nghĩa phát sinh, xảy ra, có kết luận. 우리학과장님의 성함이 신문에 났어요 Tên cô trưởng khoa chúng tôi đã xuất hiện trên báo đấy. 아이들이 눈을 보더니 신이 나서 소리쳤다 Bọn trẻ thấy tuyết nên sung sướng hét lên. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 131 ● - 고 나다 Là sự kết hợp giữa vĩ tố liên kết 고 diễn tả trình tự về mặt thời gian và trợ động từ 나다 mang nghĩa kết cục, rốt cuộc, kết thúc. Mẫu câu này chỉ phù hợp với động từ và biểu thị hành động của động từ chính đã đạt đến điểm cuối cùng. Kết hợp với 1 số động từ khác và kết hợp với 1 số vĩ tố liên kết như (으)니, (으)니까, (으)면 dùng trong mệnh đề phía trước để nhấn mạnh hành động hoặc sư việc của động tính từ chính kết thúc, sau đó về mặt thời gian hành động hoặc sự việc của mệnh đề đi sau xảy ra hoặc trở thành trạng thái như thế. 청소를 끝내고 나서 쉬고 있어요 Tôi sẽ nghỉ ngơi sau khi đã don dẹp xong. 하고 싶었던말을 하고 났는데도 화가 풀이지 않았어요. Dù đã nói hết những gì muốn nói nhưng vẫn không giải tỏa được cơn giận. ● - 내다 Là dạng sai khiến của động từ 나다 gắn vào 어/아/여 trở thành trợ động từ để diễn tả ý nghĩa: chuyển ra ngoài, làm phát sinh hay xảy ra, dùng sức để cuối cùng hành động phía trước cũng được thực hiện 어머니는 나를 보고 화를 냈어요. Mẹ nhìn tôi rồi phát cáu 장학음을 받으니 한턱 내세요. Nhận học bổng rồi thì khao đi chứ ● - 아/어/여 내다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 với trợ động từ 내다 được dùng với động từ. Về mặt ý nghĩa không dùng dạng bị động của động từ và chỉ kết hợp với động/ tính từ thể hiện sự khắc phục khó khăn hoặc với động/ tính từ nhấn mạnh ý nghĩa hoàn tất. Cấu trúc này mang ý nghĩa dù khó khăn nhưng hành đông vẫn được thực hiện cho đến cuối cùng. 철수는 그 책을 끝까지 읽어 냈어요 Cuối cùng thì CheolSoo cũng đọc được hết cuốn sách đó. 그 범인 어디로 도망갔는지 꼭 알아 내고 말 거에요 Nhất định phải tìm được nơi tên tội phạm lẩn trốn. Để diễn đạt nhấn mạnh hơn nữa thì dùng kết hợp với “고 말다/ 아 버리다” 어떤놈 도독인지 밝혀 내고 말겠다. Tôi sẽ làm sáng tỏ xem ai là kẻ trộm. 그 사람 이름은 빼 내 버리다. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 132 Hãy bỏ tên người đó ra. Có trường hợp dùng dưới dạng giống như trơ động từ bằng cách kết hợp với vĩ tố liên kết 어서 rồi lượt bỏ 서, lúc này 내다 mang nghĩa “nộp” 지기소개서와 이력서를 써(서) 내세요 Hãy viết bản giới thiệu bản thân và lý lich rồi nộp cho tôi 돈이 없서어 등록비를 빌려(서) 냈어요. Không có tiền nên tôi đã mượn tiền của bạn để nộp học phí ● - 아/어/여 버리다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 với trợ động từ버리, chủ yếu kết hợp với động từ. Có liên quan đến nghĩa của động từ버리다 dùng khi nói về sự kết thúc hoàn toàn của hành động và bao hàm tâm trạng của người nói theo sau sự kết thúc của hành động. Diễn đạt sự thoải mái có được từ việc loại bỏ gánh nặng tâm lý, sự luyến tiếc từ việc không đúng như mong đợi, cũng như nhấn mạnh hành động. 지하철에서 지갑을 잃어 버렸어요. Tôi đã làm mất ví trên tàu điện ngầm 돈을 써 버리기 전에 은행에 갖다 넣겠어요. Phải lấy tiền gửi vào ngân hàng trước khi mình tiêu hết Cấu trúc này giống – 고말다 nhưng 아/어/여 버리다 diễn đạt tâm lý của người nói trong khi -고말다 diễn đạt sự kết thúc của hành động. ● - 아/어/여빠지다 Kết hợp với 1 số ít động từ va tính từ tạo thành những yêu tố thể hiện cách diễn đạt mạnh mẽ trong câu nhưng lại mang ý nghĩa phủ định nhấn mạnh tình trang đề cập đã xấu đi. 그 기게는 낡아 빠졌어요. Chiếc máy đó cũ kĩ và chạy yếu. 시어 빠진 김치는 김치 찌개를 해도 맛이 없어요. Kim chi chua quá nên nấu canh kim chi cũng chẳng ngon. ● - 고 말다 Vĩ tố liên kết 고 động từ 말다 diễn đạt ý nghĩa phủ định. Kết hợp với động từ. Không dùng hình thức mệnh lệnh và thỉnh dụ Diễn đạt trải qua nhiều quá trình, cuối cũng hành động cũng kết thúc, hoàn tất. 너무 슬퍼서 울고 말았어요 Buồn đến phát khóc 제가 그 일을 미침내 하고야 말았어요 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 133 Nhất định tôi phải hoàn tất công việc đấy. ● - 아/어/여 치우다 Cấu trúc này bổ sung thêm nghĩa: tất cả không còn gì, hoàn toàn, không ngọai lệ. Động từ chính chỉ gồm 1 số động từ như: 하다, 먹다, 팔다 쓸 데 없는 책들은 다 집어 치우세요 Hãy dẹp những quyển sách vô dụng này đi. 밥 한 그릇을 눈 깜작할 사이에 먹어 치우었어요 Anh ta ăn hết sạch bát cơm trong nháy mắt. 3. Trợ động từ tặng cách: 주다, 드리다 ● - 아/어/여 주다/드리다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 với động/tính từ주다/드리, chỉ dùng với động từ. Mẫu câu này diễn đạt chủ ngữ thực hiện hành động đó với tình thần phục vụ cho khách thể vì 1 lợi ích nào đó. Dạng tôn trọng dùng 아/어/여 드리다: 저는 동생숙제를 도와 주었어요. Tôi giúp em học bài. 바쁘실텐데 와 주셔서 고맙습니다 Dù bận bịu nhưng các bạn đã đến, tôi xin cảm ơn. ● - 아/어/여 주십사 하다 Là dạng kết hợp giữa trợ động từ아/어/여 주다 diễn đạt sự thực hiện một hành động nào đó cho người khác với 십사 là dạng tôn trọng của thể 하십시오 và được dùng dước hình thái câu dẫn nghĩa là cấu trúc này là dạng tôn trọng cao nhất có nghĩa làm cho thế này thế này. 바쁘시겠지만 추천서를 좀 써 주십사하고 부탁두리러 왔어요 Tuy biết rằng thầy rất bận nhưng em đến để nhờ thầy viết giúp em một bức thư đề cử. 김 교수님께서 이번 강연회에서 한 말씀을 해 주십사 하고들 있어요 Xin mời giáo sư kim phát biểu trong buổi diễn giảng lần này Cấu trúc này có ý nghĩa giống các cấu trúc sau: 아/어/여 주소서, 아/어/여 주십소서, 아/어/여 주십사, 아/어/여 줍시사,. 4. Trợ động từ thăm dò: 보다 ● - 아/어/여보다 Là dạng kết hợp giữa 아/어/여 với trợ đông từ 보다, chủ yếu kết hợp với động từ, còn vĩ tố chỉ thì được dùng sau 보 để diễn đạt một ai đó muốn thực hiện hay thử thưc HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 134 hiện 1 hành động đó để thăm dò kết quả. Vì thế, nó cũng biểu thị kinh nghiệm, cảm nhận, nhận thức. 이 문제를 잘 생각 해보세요 Hãy thử suy nghĩ kỹ về vấn đề này. 저는 고생을 많이 해 보았어요. Tôi đã trải qua nhiều trắc trở trong cuộc sống rồi. ● - (으)ㄹ 까 보다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố kết thúc dạng câu nghi vấn (으)ㄹ 까 với trợ động từ 보다 diễn tả sự làm thử, chỉ được dùng khi chủ ngữ là ngôi thứ nhất, không dùng vĩ tố chỉ thì và vĩ tố liên kết phía sau. Chủ yếu được dùng nhiều trong khẩu ngữ và diễn đạt người nói có suy nghĩ thử nghiệm thực hiện hành động đó. 그 놈들을 한 번 혼내 줄까 봤어요. Tôi đã dịnh dạy cho mấy tên đó 1 bài học. 머리가 아프니 일찍누울까 봐. Đau đầu nên tôi định đi nằm sớm ● - 아/어/여 본 일이 있다/없다 Là sự kết hợp giữa trợ động từ 아/어/여보다 diễn đạt sự làm thử với ㄴ일이 있다/없다. Mang nghĩa có hay không có kinh nghiệm thực hiện thử hành động hay trạng thái nào đó.Trong câu được dùng với nghĩa giống ㄴ 일이 있다/없다 diễn đạt ý nghĩa có hay không có kinh nghiệm làm gì trong quá khứ. 한국으로 가 본 일이 있어요? Bạn đã từng đến Hàn Quốc. 어려움을 껵어 본 일이 있어요? Mày đã từng chịu đựng gian khổ chưa? 5. Trợ động từ lặp lại: 대다 ● - 아/어/여 쌓다 Vĩ tố liên kết 아/어/여 kết hợp với trợ động từ 쌓다 có nghĩa chồng chất lên, được dùng kết hợp với 1 số động từ. Diễn tả hành động phía trước cứ liên tục mang hướng tiêu cực. 굶은 사람처럼 먹어 쌓더니 배탈이 났어요 Ăn tới tấp như người bị đói nên giờ bị đau bụng 유학을 간다고 자랑을 해 쌓더니 못 가게 되었나 봐요. Hắn khoe khoang mình sẽ đi du học mà có vẻ không đi được HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 135 ● - 아/어/여 대다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 với trợ đông từ 대다. 대다 có nghĩa là “làm cho khớp nhau”, liên tục cung cấp. Gắn vào sau 1 số động từ, không gắn với vĩ tố chỉ thì và vĩ tố thể hiện sự tôn trọng vào động/tính từ đi trước mà gắn vào sau 대다. Diễn tả hành động phía trước kéo dài nên được lặp lại 1 cách nghiêm trọng, đến cực độ. Vì là cách diễn đạt mạnh mẽ nên không dùng trong lời nói lịch thiệp. 왜 그렇데 떠들어 대니? Sao mày cứ làm ồn mãi thế? 어디가 아픈지 계속 울어 대요? Nó đau chỗ nào mà cứ khóc mãi thế ● - 고는 하다 Là sự kết hợp giữa vĩ tố liên kết 고 với trợ từ bổ trợ 는 chỉ sự nhấn mạnh và trợ động từ 하다 được dùng gắn vào sau động từ, ngoài ra còn được dùng dưới hình thái rút gọn 곤 하다 để diễn đạt hành động xảy ra nhiều lần trong quá khứ hay được lặp lại theo thói quen 기회가 있을 때마다 그 친구를 만나곤 했어요 Tôi thường gặp anh ta mỗi khi tôi có dịp 수업이 끝나면 우리 도서관에 가곤합니다 Tan học chúng tôi hay đến thư viện 6. Trợ động từ giữ lại: 놓다, 두다, 가지다 ● - 아/어/여 가지고 Là sự kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 với trợ động từ 가지다 và vĩ tố liên kết 고 để diễn tả hành động của mệnh đề đi trước được bảo lưu rồi bảo toàn, sau đó mới thực hiện hành động phía sau tại cùng một địa điểm. Nói có thể biểu thị các hành đông liên kết với nhau về mặt thời gian hay biểu thị mệnh đề đi trước là lý do, nguyên nhân cảu mệnh đề theo sau. Cấu trúc này thường được dùng trong khẩu ngữ và không được đứng cuối câu - Trường hợp dùng với động từ: Diễn tả sau khi thưc hiện hành động ở mệnh đề đi trước, trên cơ sở đó, hành động của mệnh đề đi sau được thực hiện 음식을 너무 많이 해 가지고 남았구나 Làm đồ ăn nhiều quá thừa mất thôi - Trường hợp dùng với tính từ: HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 136 Thay vì ý nghĩa là bảo lưu, có nhiều trường hợp trạng thái của mệnh đề phía trước ảnh hưởng đến mệnh đề phía sau 너무 놀라 가지고 그 자리에서 넘어지고 말았어요 Cô ta kinh ngạc đến mức ngã xuống tại chỗ ● - 아/어/여 놓다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 với trợ đông từ 놓다. Chỉ kết hợp với 1 số động từ nhằm diễn tả động từ chính đã được hoàn thành 책을 열어 놓으세요 Hãy mở sẵn sách ra! 그 사람이 편지를 써 놓았습니다 Anh ta viết thư rồi để đó ● - 아/어/여두다 Vĩ tố liên kết 아/어/여 kết hợp với đông từ 두다. Chỉ kết hợp với ngoai động từ, diễn tả trạng thái mà hành động kết thúc được bảo tồn nguyên vẹn, lâu dài, không thay đổi sang tình trạng mới 지금 너무 피곤 하니까 나를 그냥 내버려 두세요 Bây giờ tôi quá mệt mỏi rồi, hãy để kệ tôi. 초기에 치료하지 않고 그냥 놓아 두면 병이 악화될 거예요 Nếu không chữa trị sớm mà cứ để mặc thì bệnh sẽ nặng thêm. So với 아/어/여 놓다, 아/어/여 두다 diễn tả thời gian bảo tồn trạng thái lâu hơn 7. Trợ động từ mong ước: 싶다 ● - 싶다 Không dùng riêng mà kết hợp với vĩ tố liên kết để dùng dưới dạng 고 싶다, 지 싶다, 는/ㄴ/은가 싶다, ㄹ/을 까 싶다, 었/았/였 으면 싶다. Được dùng sau danh từ phụ thuộc 듯,성 tạo thành các dạng 듯싶다,성싶다 diễn đạt ý ngĩa mong muốn, hy vọng. ● - 고 싶다, 고싶어하다 Là sự kết hợp giữa 싶다, 싶어하다, với vĩ tố liên kết 고 gắn vào động từ chính. Không dùng với tính từ hay động từ 이다. Đây là trợ động từ diễn đạt ý nghĩa chủ ngữ hy vọng, mong muốn động từ chính được thực hiện. - Trường hợp 고 싶다 Khi chủ ngữ là ngôi thứ 1 thì chỉ dùng dạng trần thuật, khi chủ ngữ là ngôi thứ 2 thì dùng dạng nghi vấn. không dùng với chủ ngữ là ngôi thứ 3, khi chủ ngữ là ngôi thứ 3 thì dùng 고 싶어하다 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 137 나는 예뻐지고 싶다 Tôi muốn trở nên đẹp hơn 철수는 영어를 배우고 싶어한다. CheolSoo muốn học tiếng anh - Khi người nói khách quan hóa chính mình hay nói theo quan điểm cảu người khác thì dùng ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 không hạn chế 어렸을 때 나는 선생님이 되고 싶어 했어요. Khi còn nhỏ tôi đã muốn trở thành giáo viên đấy 너는 군인에 가고 싶지 않았잖아요. Em không muốn đi nhập ngũ còn gì! ● - 아/어/여보고 싶다 Là dạng trợ động từ아/어/여보다 chỉ sự làm thử kết hợp với trợ động từ 고 싶다 chỉ mong muốn để diễn đạt ý nghĩa hi vọng, mong muốn thưc hiện hành động như thế hay trở thành trạng thái như thế. Không dùng với động từ 이다. 저는 저렇게 날씨해 해보고 싶어요 Tôi cũng muốn được mảnh mai như thế kia 고향에 계신 부모님을 만나 보고 싶어요 Tôi muốn gặp bố mẹ đang ở quê lắm Khi diễn tả hy vọng mang tính chủ quan của người nói ngôi thứ nhất thì dùng.., khi chủ ngữ ngôi thứ 3 diễn tả hy vọng 1 cách khách quan thì dùng 아/어/여보고 싶어하다 아이들이 유람선을 타 보고 싶어 하다 Bon trẻ muốn đi du thuyền ● - 나 보다/(으)ㄴ가 보다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố kết thúc dạng câu nghi vấn 나/(으)ㄴ가 thuộc thể 하게 kết hợp với trợ động từ 보다 Chỉ dùng với đại từ nhân xưng ngôi thứ 2, thứ 3. Nếu chủ ngữ ngôi thứ 1 là giới hạn việc ngôi thứ 3 khách quan hóa chính mình. Diễn đạt sự quan sát 1 việc nào đấy, lấy điều đó xem xét suy đoán hành động hay trạng thái khác. - Trường hợp của 나 보다 + Kết hợp với động từ: 조용한 걸보니 아이들이 지나 봐요 Trong có vẻ yên tĩnh nên bọn trẻ cũng ngững nghịch ngợm HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 138 + Diễn đạt tương lai thì dùng (으)려나 보다 여행을 떠나시려나 보지요? Anh định đi du lịch hả + Kết hợp được với các vĩ tố chỉ thì: 었/았/였; 겠 칭찬을 들으니 신이 났나 보지요? Được khen nên phấn khởi lắm hả? - Trường hợp của (으)ㄴ가 보다 애기가 우는 걸 보니 불편한가 봐요 Đứa bé khóc thế kia thì chắc là nó khó chịu ở đâu rồi 저 사람들은 부부가 아닌가 봐요 Hai người đó có vẻ không phải là vợ chồng đâu. + Khi gắn vĩ tố chỉ thì sau tính từ thì có thể dùng cả나보다 lẫn (으)ㄴ가 보다 지금 한가 했나 보지요? Bây giờ cậu rảnh chứ 전에 두 사람이 친했는가 봐요 Hình như trước đây hai người đó rất thân nhau ● - 었/았/였 으면 싶다 Vĩ tố chỉ thì hoàn thành 었/았/였 kết hợp với vĩ tố liên kết 으면 và trợ động từ싶다. Kết hợp được cả với động từ và tính từ để diễn đạt ý nghĩa hy vọng, mong muốn mạnh mẽ trong lòng của người nói với 1 sự vật, sự việc nào đó. 이젠 비가 그만 했으면 싶다 Phải chi bây giờ mưa đã tạnh 바지색이 좀 더 진했으면 싶은데요 Phải chi quần màu sậm hơn một chút 8. Trợ động từ mô tả: 있다, 지다 ● - 아/어/여 있다 Là dạng kết hợp giữa vĩ tố liên kết 아/어/여 vói động tính từ있다 vĩ tố chỉ thì được dùng sau 있. Mẫu câu này gắn vào sau động từ, thường được dùng với động từ bị động để diễn tả trạng thái hoàn tất của hành động kéo dài liên tục. - Trường hợp kết hợp với động từ 할머니가 아직 살아 계십니다 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 139 Bà tôi vẫn đang còn sống 그 사람이 문 앞에 서 있었어요. Người đó đang đứng trước cửa nãy giờ - Trường hợp kết hợp với dạng bị động của động từ 안내 와 떨어져 있으니까 외롭고 쓸쓸합니다 Xa vợ nên buồn và cô đơn quá Trường hợp này giống 고 있다 của động từ tiếp diễn nhưng 고 있다 diễn ra trong thời gian ngắn, chú trọng vào hành động còn 아/어/여 있다 chú trọng vào quá trình, trạng thái, diễn biến của hành động liên tục như vậy. Khi đó 고 있다 được dùng với động từ mang tân ngữ còn 아/어/여 있다 dùng với động từ không mang tân ngữ. Nếu 고 있다 dùng với động từ không mang tân ngữ thì giống trường hợp diễn tả hành động đơn thuần. có thể xem ví dụ sau để so sánh: (1) 그는 의자에 않고 있어요 (2) 그는 의자에 않아 있어요. Ví dụ 1, có thể chủ ngữ mới ngồi hoặc đang trong tư thế chuẩn bị ngồi xuống ghế, nhưng ví dụ 2 là chủ ngữ đã ngồi từ rất lâu rồi và bây giờ vẫn đang ngồi. ● - 지다 Kết hợp với vĩ tố liên kết 어/아/여 để dùng dưới dạng 어/아/여 지다 để diễn đạt hành động hay trang thái của sự vật được thực hiện, biến đổi thành