Trực trạng và giải pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Tóm tắt: Trong những năm qua, cùng với sự nghiệp giáo dục đào tạo chung của cả nước, giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chăm lo, chất lượng giáo dục các bậc học dần được nâng cao, khoảng cách giữa các vùng miền dần được rút ngắn. Song, mặc dù đã tạo ra được nhiều chuyển biến đáng kể nhưng rõ ràng, giáo dục miền núi hiện còn nhiều hạn chế. Phát triển và nhân rộng mô hình các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú để thu hút các em tới trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, học sinh đi học không chuyên cần; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển giáo dục và đào tạo. Quản lý tốt về các mặt: học tập chính khóa, tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh bán trú sẽ góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường THPT có học sinh bán trú miền núi, vùng sâu, vùng xa.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trực trạng và giải pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 42/2020 89 TRỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Phạm Mạnh Hùng Trường Trung học phổ thông Sơn Động số 2 Tóm tắt: Trong những năm qua, cùng với sự nghiệp giáo dục đào tạo chung của cả nước, giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chăm lo, chất lượng giáo dục các bậc học dần được nâng cao, khoảng cách giữa các vùng miền dần được rút ngắn. Song, mặc dù đã tạo ra được nhiều chuyển biến đáng kể nhưng rõ ràng, giáo dục miền núi hiện còn nhiều hạn chế. Phát triển và nhân rộng mô hình các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú để thu hút các em tới trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, học sinh đi học không chuyên cần; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển giáo dục và đào tạo. Quản lý tốt về các mặt: học tập chính khóa, tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh bán trú sẽ góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường THPT có học sinh bán trú miền núi, vùng sâu, vùng xa. Từ khóa: Quản lý, quản lý hoạt động học tập, học sinh bán trú, trung học phổ thông. Nhận bài ngày 12.6.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 21.7.2020 Liên hệ tác giả: Phạm Mạnh Hùng; Email: mhung144234@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Đảng ta đã xác định ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất- kỹ thuật các cấp học, mở thêm các trường nội trú, bán trú và có chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng này”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 cũng đã nêu rõ sự coi trọng đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo miền núi, dân tộc thiểu số, nhằm nhanh chóng đưa miền núi, vùng dân tộc thiểu số thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước rút ngắn dần khoảng cách về mọi mặt giữa các vùng miền. Quy định về giáo dục dân tộc, Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh 90 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách. Thực tế giáo dục những năm qua cho thấy, cùng với sự nghiệp giáo dục đào tạo chung của cả nước, giáo dục miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chăm lo, chất lượng giáo dục các bậc học dần được nâng cao, khoảng cách giữa các vùng miền dần được rút ngắn. Song, mặc dù đã tạo ra được nhiều chuyển biến đáng kể nhưng rõ ràng, giáo dục miền núi hiện còn nhiều hạn chế. Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra rất nhiều giải pháp, trong đó có các giải pháp cải thiện điều kiện kinh tế các địa phương miền núi, cải thiện điều kiện sinh hoạt và học tập của học sinh miền núi, phát triển và nhân rộng mô hình các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú để thu hút các em tới trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, học sinh đi học không chuyên cần; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển giáo dục và đào tạo. Quản lý tốt về các mặt: Học tập chính khóa, tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp,... của học sinh bán trú sẽ góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường THPT có học sinh bán trú miền núi, vùng sâu, vùng xa. 2. NỘI DUNG 2.1. Quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở trường trung học phổ thông Quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú phải bao quát được cả không gian và thời gian học tập để điều hòa cân đối chung. Không gian hoạt động học tập của học sinh bán trú là từ trong lớp, ngoài lớp đến khu bán trú nhà trường và nơi ở trọ. Thời gian hoạt động học của học sinh bao gồm giờ học trên lớp, giờ tự học khu bán trú hoặc ở nhà trọ và thời gian thực hiện các hình thức học tập khác. Quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú là một khía cạnh cơ bản trong hoạt động quản lý nói chung của nhà trường THPT có học sinh bán trú trên tất cả các lĩnh vực liên quan đến hoạt động học tập của học sinh bán trú: Việc lập kế hoạch quản lý; quản lý hoạt động học tập trong giờ chính khóa; quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, kiểm tra đánh giá. 2.2. Quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú 2.2.1. Kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú Kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú của nhà trường gồm: 1) Xác định mục đích, yêu cầu; 2) Dự báo, đánh giá triển vọng của việc thực hiện quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú; 3) Đề ra mục tiêu quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú; 4) Lập kế hoạch thực hiện; 5) Nghiên cứu, xác định tiến độ thực hiện kế hoạch; 6) Xác định các nguồn lực để thực hiện kế hoạch; 7) Xây dựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hiện kế hoạch; 8) Xây dựng cách thức tổ chức thực hiện kế hoạch; 9) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng khi thực hiện kế hoạch. 2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 42/2020 91 Tổ chức quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các trường THPT bao gồm việc chọn lọc, sắp xếp, phân công trách nhiệm và nhiệm vụ các thành viên Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, các thành viên ban quản lý học sinh bán trú, đoàn thanh niên và các GVCN lớp; xây dựng các điều kiện tổ chức - sư phạm, cơ sở vật chất và các điều kiện khác phụ vụ công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú. Nhà trường cần phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân đồng thời phải tranh thủ được sự lãnh đạo hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch của các cấp chính quyền, đoàn thể, cha mẹ học sinh, trong việc thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú, 2.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú Lãnh đạo, chỉ đạo là quá trình tác động, ảnh hưởng qua lại của chủ thể quản lý đến hành vi và thái độ của những thành viên trong tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Chỉ đạo là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu đạt các mục tiêu của tổ chức; huy động lực lượng để thực hiện kế hoạch, là biến những mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện; phải giám sát các hoạt động, các trạng thái vận hành của hệ đúng tiến trình, đúng kế hoạch. Khi cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, uốn nắn nhưng không làm thay đổi mục tiêu, hướng vận hành của hệ, nhằm giữ vững mục tiêu chiến lược đề ra. Nội dung của chức năng chỉ đạo bao gồm: 1) Chỉ huy, ra lệnh; 2) Động viên, khen thưởng; 3) Theo dõi, giám sát; 4) Uốn nắn và điều chỉnh. 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông 2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú Để làm rõ hơn về thực trạng này, chung tôi cũng đã tiến hành khảo sát với 67 các cán bộ quản lý, giáo viên các trường. Qua khảo sát, chúng tôi đã thống kê được thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú và mức độ thực hiện các nội dung đó, thể hiện qua bảng 1 như sau: Bảng 1. Công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú TT Nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Chưa tốt Bình thường Tốt Rất tốt (1) (2) (3) (4) 1 Kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú trong giờ chính khóa trên lớp 0 11 28 30 3,27 1 2 Kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú trong các giờ bồi dưỡng, phụ đạo nâng cao kiến thức trên lớp theo kế hoạch chung của nhà trường 0 16 27 26 3,14 2 3 Kế hoạch quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh bán trú 2 22 23 22 2,94 4 X 92 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 4 Kế hoạch quản lý hoạt động tự học tại khu bán trú của học sinh bán trú 7 22 22 18 2,73 5 5 Kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bán trú 10 24 18 17 2,60 6 6 Kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú 0 20 25 24 3,05 3 Giá trị TB chung ( ) 2,95 Kết quả bảng số liệu trên cho thấy, 6/6 nội dung chúng tôi đưa ra trong bộ câu hỏi đã nhận được ý kiến đánh giá của tất cả các khách thể được trưng cầu ý kiến. Kết quả cũng cho thấy mức độ thực hiện các nội dung mà kế hoạch các trường đề ra đều thấp, giá trị trung bình chung cho cả 6 nội dung chỉ đạt 2,95/4 điểm. Trong 6 nội dung thực hiện kế hoạch được khảo sát thì nội dung thực hiện “Kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bán trú” được đánh giá là thấp nhất (chỉ đạt chỉ số trung bình là 2,60/4 điểm xếp thứ 6/5). Với điểm trung bình 3,27/4 điểm nội dung “Kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú trong giờ chính khóa trên lớp” được đánh giá cao nhất, vị trí tiếp theo là “Kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú trong các giờ bồi dưỡng, phụ đạo nâng cao kiến thức trên lớp theo kế hoạch chung của nhà trường” với 3,14/4 điểm. Hầu hết các trường THPT được khảo sát đều chưa tiến hành xây dựng kế hoạch chuyên đề, cụ thể về quản lý học sinh bán trú nói chung, quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú nói riêng. Các công tác quản lý học sinh bán trú chủ yếu thực hiện lồng ghép vào trong các kế hoạch hoạt động chung của các nhà trường theo từng tháng, học kỳ và năm học. 2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động học tập của học sinh bán trú Bảng 2. Đánh giá về công tác tổ hoạt động học tập của học sinh bán trú TT Nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Chưa tốt Bình thường Tốt Rất tốt (1) (2) (3) (4) 1 Xây dựng nề nếp, nội quy học tập 0 20 25 24 3,05 3 2 Xây dựng nội quy khu bán trú học sinh 0 11 28 30 3,27 2 3 Tổ chức hoạt động học tập chính khóa 0 11 26 33 3,36 1 4 Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, phụ đạo ngoài giờ chính khóa trên lớp theo kế hoạch của nhà trường 5 22 22 20 2,82 4 5 Tổ chức các hoạt động tự học 7 22 22 18 2,73 5 6 Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại khu bán trú 10 24 18 17 2,60 6 Giá trị TB chung ( ) 2,97 Kết quả khảo sát chứng tỏ các hình thức tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh bán X X X TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 42/2020 93 trú mặc dù vẫn có ý kiến đánh giá thực hiện tốt song chỉ số giá trị trung bình chung của cả 6 nội dung chỉ đạt 2,97/4 điểm (mức độ thực hiện trung bình). Thực tế này cho thấy công tác tổ chức thực hiện việc quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú chưa được các trường THPT có học sinh bán trú coi trọng và quan tâm tổ chức đa dạng, có hiệu quả. Thực trạng này gây ra nhiều khó khăn cho các trường THPT có học sinh bán trú trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý học sinh bán trú nói chung, quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú nói riêng. 2.3.3. Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh bán trú Bảng 3. Đánh giá về công tác chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh bán trú TT Nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Chưa tốt Bình thường Tốt Rất tốt (1) (2) (3) (4) 1 Ra các quyết định chỉ đạo 0 11 28 30 3,27 1 2 Phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân thực hiện 0 20 25 24 3,05 2 3 Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, các cá nhân 2 22 23 22 2,94 3 4 Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá 2 22 23 22 2,94 3 5 Thu thập, phân tích, xử lý các thông tin 7 22 22 18 2,73 4 6 Điều chỉnh kịp thời các bất cập trong quá trình thực hiện kế hoạch 0 20 25 24 3,05 2 Giá trị TB chung ( ) 2,99 Qua bảng khảo sát 3 cho thấy: Trong 6 nội dung, chỉ có duy nhất một nội dung được đánh giá thực hiện tốt với giá trị trung bình là 3,27/4 điểm xếp thứ nhất, đó là việc “Ra các quyết định chỉ đạo thực hiện” của Hiệu trưởng. Xếp thứ 2 và thứ 3 lần lượt thuộc về 4 nội dung: “Phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân thực hiện” và “Điều chỉnh kịp thời các bất cập trong quá trình thực hiện kế hoạch” được đánh giá với cùng điểm trung bình 3,05 cùng xếp thứ 2. “Xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, các cá nhân” và “Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá” có cùng điểm trung bình là 2,94 điểm. 2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh bán trú Bảng 4. Công tác kiểm tra, đánh giá động học tập của học sinh bán trú TT Nội dung Mức độ thực hiện Thứ bậc Chưa tốt Bình thường Tốt Rất tốt (1) (2) (3) (4) 1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá 2 22 23 22 2,94 2 2 Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động học tập chính khóa 0 20 25 24 3,05 1 X X X 94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 3 Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động học tập bồi dưỡng, phụ đạo trên lớp 2 22 24 21 2,92 3 4 Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động tự học của học sinh bán trú 10 22 21 16 2,62 6 5 Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 22 22 18 2,73 5 6 Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng 9 22 22 16 2,65 4 Giá trị TB chung ( ) 2,81 Kết quả thông kê bảng 4 cho chúng ta thấy nội dung “Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động học tập chính khóa” được đánh giá cao nhất với mức điểm trung bình 3,05/4 điểm xếp ở vị trí thứ nhất, xếp thứ 2 là “Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá” với điểm trung bình 2,94/4 điểm. Xếp cuối là nội dung “Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động tự học của học sinh bán trú” với điểm trung bình 2,62/4 điểm. Việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh bán trú cũng đã được các trường quan tâm, song chưa tách biệt cụ thể ra khỏi việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập chung của học sinh toàn trường để từ đó có giải pháp quản lý phù hợp với đối tượng học sinh bán trú. Do vậy, chưa thúc đẩy sự tự giác, tính tích cực học tập của học sinh bán trú, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh bán trú vẫn còn nhiều hạn chế. 2.4 Các giải pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú Nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý hoạt động học tập với học sinh bán trú ở trường trung học phổ thông. Nhằm làm chuyển biến nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của hoạt dộng học tập của học sinh nói chung, của học sinh bán trú nói riêng; giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV nhận thức rõ yêu cầu, tính tất yếu và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, các giáo viên thấy cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, có quan tâm nhiều hơn tới đối tượng học sinh bán trú trong quá trình dạy học. Đối với học sinh bán trú giúp nâng cao ý thức trong học tập, xác định rõ thái độ, động cơ và mục đích học tập, phương pháp học tập đúng đắn, tích cực học tập trên lớp và tự học ở khu bán trú, nơi ở trọ nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú. Kế hoạch của nhà trường có vị trí hết sức quan trọng, nó được coi như là một bộ xương sống, nếu một bản kế hoạch khoa học, có tính khả thi thì sẽ thúc đẩy mọi phong trào nói chung và nâng cao được chất lượng giáo dục và ngược lại. Do đó nhà trường phải xây dựng kế hoạch một cách bài bản, khoa học, sát với tình hình thực tế của đơn vị, các chỉ tiêu phải phù hợp và có tính khả thi cao. Việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú phải bám sát theo định hướng chỉ đạo của kế hoạch nhà trường. Nội dung kế hoạch tập trung vào những nhiệm vụ X TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 42/2020 95 cụ thể trọng tâm của quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú. Các chỉ tiêu, giải pháp sát thực tế của trường, hướng vào đối tượng học sinh bán trú để tổ chức các hoạt động học tập nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Hoàn thiện bộ máy quản lý học sinh bán trú. Ban quản lý học sinh bán trú là lực lượng rất quan trọng, nòng cốt giúp hiệu trưởng quản lý tốt học sinh bán trú nói chung, hoạt động học tập của học sinh bán trú nói riêng. Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của ban quản lý học sinh bán trú sẽ góp phần đáng kể thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà trường, quản lý học sinh. Đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh bán trú. Đối với các trường THPT có học sinh bán trú hiện nay chủ yếu là các trường trên địa bàn khu vực khó khan và hầu hết học sinh ở các trường là những học sinh người dân tộc thiểu số, đến từ các thôn xã khó khăn và đặc biệt khó khăn, có tác phong và lối sống tự do, có kỹ năng sống (kỹ xã hội) chưa tốt. Vì vậy quản lý, giáo dục nền nếp, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt các nội quy của nhà trường trong học tập và sinh hoạt trên lớp cũng như trên khu bán trú cho các em là rất cần thiết, giúp các em hòa nhập nhanh hơn với môi trường tập thể lành mạnh, tích cực, tạo tiền đề để các em học tập và rèn luyện tốt hơn, đạt kết quả cao hơn trong học tập. Song khi tiến hành thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi sự kiên trì, sự linh hoạt, sự khéo léo, sự khoa học, của các nhà quản lý cũng như của tất cả giáo viên. Đổi mới nội dung, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bán trú trong quá trình học tập nhằm thúc đẩy hoạt động học của học sinh bán trú, từ đó nâng cao chất lượng dạy học chung của nhà trường. Thông qua kiểm tra để đánh giá học sinh bán trú, đồng thời giúp học sinh bán trú có ý thức rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu vươn lên nhằm đạt kết quả cao trong học tập; hình thành cho các em động cơ, thái độ học tập nghiêm túc, nâng cao trách nhiệm trong học tập, có ý thức tự giác, nhu cầu và thói quen tự kiểm tra, đánh giá. Trên cơ sở đó nhà trường thực hiện tốt hoạt động giáo dục, đánh giá học sinh, thực hiện tốt công tác quản lý học sinh bán trú. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để tiến hành tổ chức các hoạt động học tập của học sinh bán trú. Cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học và cơ sở vật chất khu bán trú học sinh là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học và quản lý học sinh, là nền tảng vật chất không thể thiếu được của nhà trường. Cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học là yếu tố quan trọng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động học tập của học sinh đạt hiệu quả đồng thời tăng cường, củng cố khả năng thực hành, thực nghiệm của học sinh. Tăng cường đầu tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện phục vụ cho hoạt động học tập của học sinh giúp giáo viên và học sinh dạy và học tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tiến hành tổ chức các hoạt động học tập của học sinh bán trú. Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường (BGH, Đoàn thanh niên, GVCN, Ban quản lý học sinh bán trú, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, các hộ gia đình có học sinh ở 96 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI trọ) để nâng cao hiệu quả quản lý, giáo dục học sinh bán trú. Tăng cường công tác xã hội hóa của các lực lượng xã hội, đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực bán trú và nơi học sinh ở trọ. Giúp học sinh yên tâm học tập, phụ huynh yên tâm khi gửi con em đến khu bán trú, nâng cao chất lượng sinh hoạt, học tập và hiệu quả giáo dục. 3. KẾT LUẬN Quản lý học sinh bán trú và quản lý hoạt động học tập của học sinh bán trú là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục, đặc biệt có ý nghĩa
Tài liệu liên quan