Ứng dụng chỉ tiêu NPV để lựa chọn phương án đầu tư

Phương pháp cơ bản nhất để đánh giá dựán là sử dụng các chỉ tiêu tài chính. Trong bài viết này xin gửi tới bạn đọc cách đánh giá một dựán đầu tưqua chỉtiêu NPV – Giá trị hiện tại thuần (ròng). Đểhiểu rõ hơn vềNPV, chúng ta sẽxem xét ví dụsau đây: Một XN muốn mua một máy mới vào ngày 1/1/N, XN do dựgiữa máy A mới hoàn toàn, giá mua là 700tr và máy B là một máy cũcó giá mua 500tr. Hai máy đều khấu hao theo phương pháp tuyến tính trong 5 năm, riêng máy A có thể KH nhanh theo PP số dư giảm dần với hệ số điều chỉnh là 2. ThuếTNDN: 28%. Tỷsuất hiện tại hoá: 10%. Số liệu về 2 máy như sau:

pdf7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2033 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng chỉ tiêu NPV để lựa chọn phương án đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ứng dụng chỉ tiêu NPV để lựa chọn phương án đầu tư Phương pháp cơ bản nhất để đánh giá dự án là sử dụng các chỉ tiêu tài chính. Trong bài viết này xin gửi tới bạn đọc cách đánh giá một dự án đầu tư qua chỉ tiêu NPV – Giá trị hiện tại thuần (ròng). Để hiểu rõ hơn về NPV, chúng ta sẽ xem xét ví dụ sau đây: Một XN muốn mua một máy mới vào ngày 1/1/N, XN do dự giữa máy A mới hoàn toàn, giá mua là 700tr và máy B là một máy cũ có giá mua 500tr. Hai máy đều khấu hao theo phương pháp tuyến tính trong 5 năm, riêng máy A có thể KH nhanh theo PP số dư giảm dần với hệ số điều chỉnh là 2. Thuế TNDN: 28%. Tỷ suất hiện tại hoá: 10%. Số liệu về 2 máy như sau: * Máy A: TT Năm Chỉ tiêu N1 N2 N3 N4 N5 1. Doanh thu 150 350 550 550 550 2. Chi phí hoạt động ( không kể KH) 80 150 300 300 300 3. KH TSCĐ 140 140 140 140 140 4. LNTT = (1)-(2)-(3) -70 60 110 110 110 5. LNST = LNTT * 72% -70 43,2 79,2 79,2 79,2 6. ∑Bt (= (3) + (5)) 70 183,2 219,2 219,2 219,2 NPV(A) = [ 70/(1+10%)1 + 183,2/(1+10%)2 + 219,2/(1+10%)3 + 219,2/(1+10%)4 + 219,2/(1+10%)5] - 70 = -34,45 * Máy B: TT Năm Chỉ tiêu N1 N2 N3 N4 N5 1. Doanh thu 200 400 600 550 600 2. Chi phí hoạt động ( không kể KH) 90 200 250 250 250 3. Chi phí sửa chữa 10 20 30 30 30 4. KH TSCĐ 100 100 100 100 100 5. LNTT = (1)-(2)-(3)- (4) 0 80 220 170 220 6. LNST = LNTT * 72% 0 57,6 158,4 122,4 158,4 7. ∑BBt (= (4) + (6)) 100 157,6 258,4 222,4 258,4 NPV(B) = [ 100/(1+10%) + 157,6/(1+10%) + 258,4/(1+10%) +222,4/(1+10%) + 258,4/(1+10%)] - 500 = 227,65 Từ VD trên ta thấy rằng, không phải lúc nào cũng cứ nhất thiết là phải mua máy mới hoạt động mới tốt. XN đã dựa theo chỉ tiêu NPV để có một quyết định sáng suốt khi chọn mua máy B ( Vì NPV= 227,65 > 0). Để áp dụng chỉ tiêu này vào thực tế, chúng ta cần hiểu đúng bản chất của nó. Vậy NPV là gì? (NPV _Net present value) Giá trị hiện tại thuần (hay giá trị hiện tại ròng) là hiệu số giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng doanh thu (cash inflow)trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí (cash outflow) tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn.Khái niệm giá trị hiện tạI thuần được sử dụng nhiều trong việc thẩm định hiệu quả của các dự án đầu tư trong hoạch định ngân sách đầu tư,phân tích khả năng sinh lợi của dự án đầu tư( Nếu lãi suất chiết khấu hợp lý,NPV càng lớn thì khả năng trả nợ của dự án của dự án càng cao) hay cả trong tính toán giá cổ phiếu. NPV: Là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra để xây dựng dự án được hiện tại hóa ở thời điểm phân tích. * Công thức tính: n Bt - Ct NPV = ∑ --------------------- i = 0 ( 1 + r ) n Trong đó: - Bt: Dòng tiền vào của dự án năm thứ t gồm có: Lợi nhuận của dự án ( Lợi nhuận trước thuế để xác định hiệu quả kinh tế, lợi nhuận sau thuế để xác định hiệu quả tài chính) KH TSCĐ Tiền thanh lý tài sản (nếu có) Tiền thu hồi vốn lưu động (nếu có) - Ct: Dòng tiền ra của dự án năm thứ t hay chính là VĐT mà nhà đầu tư bỏ ra thực hiện dự án ( VD trên Ct(A)=700tr, Ct(B)=500tr) -n: Số năm đời của dự án. (VD trên là 5 năm) -r: Lãi suất chiết khấu được lựa chọn. (LSCK) (LSCK: Chính là tỉ lệ lợi tức người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án. Nói cách khác, LSCK là chi phí sử dụng vốn, hay chi phí cơ hội của vốn. VD: Nếu rút tiền tiết kiệm với lãi suất 4% để đầu tư thì có thể tính LSCK= 4%) NPV là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một DA đầu tư vì nó thể hiện GT tăng thêm mà DA đêmlại cho nhà đầu tư. Với cùng một LSCK, DA nào có NPV lớn chứng tỏ DA đó có hiệu quả hơn vì nó tạo ra được giá trị cho nhà đầu tư. - Một DA có NPV > 0 có nghĩa là DA có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của vốn ( Tỷ suất sinh lời > LSCK) - Một DA có NPV = 0 có nghĩa là DA có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của vốn ( Tỷ suất sinh lời = LSCK) - Một DA có NPV < 0 có nghĩa là DA có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của vốn ( Tỷ suất sinh lời < LSCK) Nói chung DA chỉ đáng đầu tư khi NPV >= 0 vì chỉ khi ấy thu nhập từ DA mới đủ trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư. * Ưu điểm: - Có tính đến giá trị thời gian của đồng tiền - Xem xét toàn bộ dòng tiền phát sinh từ DA. - Có thể so sánh giữa các DA có quy mô khác nhau. * Nhược điểm: - Việc tính toán XĐ chỉ tiêu này phụ thuộc vào LSCK, do đó, đòi hỏi phải quy định LSCK phù hợp mới AD tiêu chuẩn này được. - Không đề cập đến quy mô vốn của các DA cũng như thời gian hoàn vốn của các DA. - Thường sử dụng khi ra quyết định đầu tư trên một nguồn vốn sẵn có, các quyết định với mục tiêu lợi nhuận và thời gian đầu tư được xác định. Tóm lại, việc tính toán NPV rất hữu ích khi chuẩn bị ngân sách cho một DA, bằng phép tính này nhà đầu tư có thể đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại ròng (NPV) dự kiến trong tương lai có bù đắp nổi chi phí ban đầu hay không? Phân tích NPV đem lại những đánh giá tinh vi và toàn diện hơn về các phương án đầu tư.
Tài liệu liên quan