Ứng dụng chức năng livestream trên mạng xã hội để sản xuất và chuyển tải thông tin - Hướng đi mới của báo chí chính thống ở Việt Nam

TÓM TẮT Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội trong những năm gần đây đã đặt ra nhiều vấn đề trong tiến trình phát triển của xã hội nói chung và báo chí nói riêng. Một trong số đó là sự xuất hiện của ứng dụng Live stream trên Facebook. Sự ra đời của ứng dụng Live stream làm tăng năng lực của Facebook trong mảng cung cấp thông tin cho công chúng – nhanh nhạy hơn, chính xác hơn, hấp dẫn hơn. Điều này đặt ra cho báo chí chính thống trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng những cơ hội và thách thức mới trong công tác sàn xuất và chuyển tài thông tin đến công chúng. Do đó, ứng dụng chức năng Live stream trên mạng xã hội để đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin cho công chúng chính là việc làm cần thiết của báo chí Việt Nam hiện nay

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng chức năng livestream trên mạng xã hội để sản xuất và chuyển tải thông tin - Hướng đi mới của báo chí chính thống ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 171 ỨNG DỤNG CHỨC NĂNG LIVESTREAM TRÊN MẠNG Xà HỘI ĐỂ SẢN XUẤT VÀ CHUYỂN TẢI THÔNG TIN - HƢỚNG ĐI MỚI CỦA BÁO CHÍ CHÍNH THỐNG Ở VIỆT NAM Trần Thị Phƣơng Nhung Khoa Báo chí – Truyền thông, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: phuongnhungbck29@gmail.com Ngày nhận bài: 16/3/2020; ngày hoàn thành phản biện: 26/3/2020; ngày duyệt đăng: 02/4/2020 TÓM TẮT Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội trong những năm gần đây đã đặt ra nhiều vấn đề trong tiến trình phát triển của xã hội nói chung và báo chí nói riêng. Một trong số đó là sự xuất hiện của ứng dụng Live stream trên Facebook. Sự ra đời của ứng dụng Live stream làm tăng năng lực của Facebook trong mảng cung cấp thông tin cho công chúng – nhanh nhạy hơn, chính xác hơn, hấp dẫn hơn. Điều này đặt ra cho báo chí chính thống trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng những cơ hội và thách thức mới trong công tác sàn xuất và chuyển tài thông tin đến công chúng. Do đó, ứng dụng chức năng Live stream trên mạng xã hội để đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin cho công chúng chính là việc làm cần thiết của báo chí Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Báo chí, Mạng xã hội, Facebook, Live stream. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, mạng xã hội không còn là khái niệm quá xa lạ đối với người sừ dụng internet trên thế giới. Theo thống kê, lượng người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới tăng 8% trong 3 tháng đầu năm 2018 lên mức 3,3 tỷ người, chiếm 43% dân số thế giới. Ấn Độ là nước có lượng người dùng Facebook cao nhất thế giới, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 (theo Dantri.com.vn). Có thể thấy rằng, mạng xã hội đang trở thành một trong những ứng dụng được yêu thích nhất của hầu hết dân số internet trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nắm bắt được điều này, nhà sáng lập Facebook ông Mark Zuchkerberg cùng các cộng sự của mình đã không ngừng cải tiến các ứng dụng trên Facebook nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người sử dụng và khai thác triệt để sức mạnh của “công cụ” Facebook trong nhiều hoạt động của đời sống xã hội bao gồm cả thời sự, chính trị, văn hóa và giải trí Với tầm ảnh hưởng và vị thế hiện tại, mạng xã hội đặc biệt là Facebook đang được một số chuyên gia trên internet đánh giá có thể trở thành “quyền Ứng dụng chức năng livestream trên mạng xã hội để sản xuất và chuyển tải thông tin 172 lực thứ năm” trong xã hội và có khả năng “soán ngôi” của báo chí trong việc chuyển tải thông tin cho công chúng. Tất nhiên, mọi đánh giá chỉ mang tính chất cá nhân và dự đoán dựa vào một vài hiện tượng cụ thể, nhưng không phải vì vậy mà báo chí có quyền chắc chắn về vị trí của minh trong việc cung cấp, quản lý và định hướng thông tin trong xã hội. Đặc biệt, với sự nhạy bén của mình, các ông chủ mạng xã hội thường xuyên cập nhật những ứng dụng nhằm thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đáng chú ý nhất là các ứng dụng giúp khách hàng truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, tiện lợi và thú vị nhất, một trong số đó là ứng dụng Live stream trên Facebook - ứng dụng được xem là mối đe dọa lớn của báo chí trong cuộc đua về tốc độ đưa tin. Điều này buộc báo chí chính thống phải không ngừng thay đổi và hoàn thiện để đáp ứng tối đa nhu cầu của công chúng trong việc tiếp cận thông tin, báo chí Việt Nam cũng không thể đứng ngoài sự chuyển mình này. Xác định rõ mối quan hệ giữa báo chí và mạng xã hội, các chuyên gia cho rằng, cạnh tranh với mạng xã hội là điều không cần thiết mà cần phải tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để ưu việt hóa báo chí chính thống, chính vì vậy, ứng dụng chức năng Live stream trong quá trình sản xuất và chuyển tải thông tin của báo chí chính thống tại Việt nam là một sự thay đổi cần thiết trong quá trình phát triền của báo chí 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết và khung phân tích Như đã đề cập ở trên, mạng xã hội không phải là khái niệm mới trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tác giả Đỗ Đình Tấn trong cuốn “ Báo chí và mạng xã hội”đã sử dụng khái niệm của Wikipedia nói về Mạng xã hội như sau: Mạng xã hội là toàn thể những cá nhân hay những tổ chức được nối kết với nhau bởi những tương tác xã hội thường xuyên [ 18,3] Như vậy, xuất phát từ khái niệm và cách định nghĩa mạng xã hội, có thể thấy rằng, đây là một không gian mở, nơi mà sự ràng buộc của mỗi cá thể chi đơn thuần xuất phát từ nhu cầu tương tác của mỗi cá nhân với nhau chứ không hề có sự ràng buộc hay bất kì một giới hạn nào về không gian, thời gian, địa vị xã hội hay sự phân cấp về tri thức và sự hiểu biết. Chính điều này là điểm thu hút của mạng xã hội đối với người dùng trong xã hội hiện đại - nơi mà áp lực phân chia xã hội ngày càng diễn ra mạnh mẽ, tác động mạnh mẽ tới tâm lý của mỗi cá thể trong xã hội. Một số những viên gạch đầu tiên của “đế chế mạng xã hội” có thể kể đến như: Geocites (1994), Theblobe.com (1995) Tuy nhiên, mạng xã hội chỉ thực sự được chú ý khi Friendster ra đời năm 2002 chính thức đi vào hoạt động với con số 3 triệu người tham gia sau 3 tháng ra mắt, trung bình cứ 126 người dùng internet thì có một người có TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 173 mặt tại đây. Một năm sau, 2003, Mysapce ra mắt người dùng và trở thành “ông vua mạng xã hội” thời điểm đó. Thời kỳ đỉnh cao, Myspace có hơn 100 triệu người dùng . Tuy nhiên vì nhiều lý do chủ quan như những người dùng Mysapce thời điểm trước thường hay đăng tải những nội dung xấu cũng như chế độ cài đặt bài hát tự động làm rất nhiều người sừ dụng khó chịu, và đặc biệt, lý do khách quan quan trọng nhất là sự ra đời của Facebook vào năm 2004 nên lượng khách hàng của Myspace sụt giảm nghiêm trọng và dần bị quên lãng. Facebook là sáng tạo của một sinh viên năm thứ hai tại Đại học Harvard - Mark Zuchkerberg. Tiền thân của Facebook là Facemash – một trang web sử dụng các hình ành của sinh viên mà Mark hack được từ kho dữ liệu của Harvard. Facemash phần nào thể hiện khái niệm sơ khai nhất của Facebook về sau này, đó là mọi người có thể tìm thấy nhau online. Facemash bị buộc phải tháo gỡ vì vi phạm kỉ luật nhà trường. Tháng 2/2014, Mark tiếp tục tạo trang Thefacebook.com – mạng xã hội lớn nhất hành tinh đến thời điềm hiện tại. Năm 2008, smartphone bắt đầu nở rộ, kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ người dùng cho Facebook. Tính đến cuối năm 2010, Facebook có đến 1 tỷ lượt truy cập mỗi tháng. Không chỉ dừng lại ở việc kết nối người dùng, Facebook bắt đầu lấn sân sang các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội kể cả chính trị. Vị thế và tầm ảnh hưởng của Facebook ngày càng tăng dù có thời điểm bị cấm ở một số quốc gia như: Syria, Trung Quốc, Việt Nam, Iran Đến 6 tháng đầu năm 2018, dù gặp nhiều cáo buộc của khách hàng về chất lượng dịch vụ đặc biệt là chế độ bảo mật thông tin cho khách hàng nhưng theo con số thống kê của Facebook, số lượt truy cập của Facebook vẫn không ngừng tăng lên, thậm chí đạt đến con số 2 tỷ lượt truy cập (nguồn Facebook) Không phải đơn giản mà Facebook có thể giữ được vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường công nghệ. Sự sáng tạo không ngừng, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, cũng như cung cấp các dịch vụ mà bản thân khách hàng không hề biết mình thực sự cần đến tính năng đó cho đến khi sử dụng và thấy được những tiện ích tuyệt vời của nó. Live stream có thể được xem là một trong những ứng dụng tuyệt vời như vậy của Facebook. “Live stream” hiểu theo nghĩa dịch ra từ tiếng Anh là “ phát sóng trực tiếp”, là ứng dụng dùng để truyền tải nội dung trực tiếp qua internet và để thực hiện ứng dụng này cần phải có máy quay video, hệ thống trao đổi âm thanh, phần mềm chụp màn hình. Và một điều chắc chắn là Live stream không phải là một sáng tạo mới của Facebook. Tháng 8/2015, Facebook tung ra thị trường tính năng mới dành riêng cho những người nổi tiếng có thể chia sẻ những video trực tiếp trên phiên bản Facebook Mentions. Sáu tháng sau, tính năng này đổi tên thành Facebook live và bắt đầu được sừ dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trên thực tế, dịch vụ Livestream đầu tiên trên thế giới Ứng dụng chức năng livestream trên mạng xã hội để sản xuất và chuyển tải thông tin 174 được sử dụng trước đó vào năm 2007 dành cho binh lính Mỹ ở nước ngoài có thể trò chuyện trực tiếp với người thân, dần dần, livestream được cải tiến và sử dụng khá mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Đáng kể nhất là năm 2011, TwichTV – một kênh stream nổi tiếng dành cho giới game thủ muốn truyền hình trực tiếp khoảnh khắc chơi game của mình cho những người chơi khác cùng xem được ra mắt công chúng. Dịch vụ này được mua lại bởi Amazon với con số lên đến 970 triệu USD. Trung Quốc - một thị trường lớn của game online hiện đang sở hữu nhiều kênh Live stream lớn cũng như nhiều dịch vụ đi kèm. Ở Việt Nam, Talk TV được xem là kênh Live stream nổi tiếng nhất hiện nay. Về khái niệm báo chí, theo luật pháp, ở Việt Nam đều phải thuộc quyền sở hữu của nhà nước, không chi phép sở hữu tư nhân về báo chí. Theo đó, Luật báo chí Việt Nam ban hành ngày 05/4/2016 , Điều 3 ghi rõ: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bầng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kì và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.[2] Theo đó, báo chí chính thống ở Việt Nam sẽ chịu sự kiểm duyệt thông tin của Bộ thông tin và truyền thông, nội dung phải chính xác và khách quan, đảm bảo quyền lợi của công chúng, đây chính điểm cần lưu ý trong quá trình ứng dụng các chức năng mới trên mạng xã hội để sản xuất và chuyển tải thông tin 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Từ cơ sở lý thuyết, các công trình liên quan và tình hình thực tế ở Việt Nam, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau đây để tiến hành nghiên cứu đề tài Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Tác giả đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp và liên kết từng mặt từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc về đối tượng Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu lý thuyết, tác giả cũng đồng thời phân tích cụ thể các tài liệu thực tiễn trên báo chí để đưa ra các kết luận mang tích khách quan và có giá trị khoa học trên cơ sở tham khảo ý kiến các chuyên gia có cùng đề tài nghiên cứu 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả nghiên cứu Nhìn vào lịch sử phát triển của ứng dụng phát trực tiếp, có thể thấy rằng, Facebook không phải là người đi tiên phong, thậm chí nếu xét ở mảng dịch vụ mạng xã hội, Twitter mới là mạng xã hội đầu tiên mua lại ứng dụng này vào tháng 01/2015. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 175 Tuy nhiên, Facebook live có những điểm mạnh mà không một ứng dụng trên bất kỳ phương tiện nào có thể cạnh tranh được Trước hết phải kể đến giá trị của chính thương hiệu Facebook, đến thời điểm cuối năm 2015, đầu năm 2016, Facebook đã là một gã khổng lồ không chỉ trong lĩnh vực của mình mà còn ở nhiều mảng khác của xã hội. Do đó, khách hàng luôn trong tâm thế háo hức chờ đợi những sản phẩm mới từ thương hiệu này. Thứ hai là lượng khách hàng sử dụng Facebook là lợi thế mạnh nhất của mạng xã hội này so với các đối thủ khác trong cuộc đua này. Con số 330 triệu người dùng hàng tháng của Twitter không thể nào so được với gần 2 tỷ khách hàng của Facebook tính đến tháng 10/2018. Như vậy rõ ràng xét về số lượng tiếp cận ứng dụng, Facebook rõ ràng chiếm ưu thế hơn nhiều. Thứ ba, sáng tạo và đổi mới không ngừng chính là chìa khóa chính đưa tới sự thành công cho Facebook hiện nay. Đối với ứng dụng Live cũng như vậy, từ một ứng dụng chỉ dành cho người nổi tiếng, đến trở thành ứng dụng phổ thông cho mọi khách hàng, trong hai năm từ 2016 đến 2018, ứng dụng này thường xuyên được cải tiến để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và trở thành một trong số những ứng dụng được yêu thích nhất hiện nay trên Facebook. Rõ ràng, với những ưu điểm của mình, cùng với sự thay đổi trong thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng, từ lâu, mạng xã hội đã là một “mối đe dọa” đối với báo chí. Tuy nhiên, với sự nóng lại của ứng dụng phát sóng trực tiếp, mở màn là Twitter sau đó là Facebook, mối đe dọa này càng ngày càng lớn khi các sự kiện nóng hổi, quan trọng, thậm chí là những sự kiện mang tầm quốc tế không còn được độc quyền đưa tin bởi báo chí nữa mà bất kì một người dân bình thường nào cũng có thể dễ dàng trở thành “phóng viên hiện trường” cung cấp mọi diễn biến trực tiếp nhất đến với công chúng. Sau đây là ba ưu điểm lớn của quá trình cung cấp thông tin từ ứng dụng Live của Facebook so với quá trình đưa tin của báo chí chính thống. Thứ nhất, “phóng viên” ở khắp mọi nơi Con số 2 tỷ người dùng lớn hơn rất nhiều so với số lượng phóng viên, cộng tác viên trên toàn thế giới - đây là một thực tế mà bất kì ai cũng có thể dễ dàng thấy được. Mỗi một người dùng đều có quyền sở hữu nút “Live” trên tài khoản cá nhân của mình, có nghĩa là, bất kì ai trong số gần 2 tỷ người dùng Facebook cũng có thể phát sóng trực tiếp các sự kiện nóng hổi đang diễn ra mà họ vô tình hoặc cố ý chứng kiến được. Rõ ràng, không một cơ quan báo chí nào đủ năng lực “rải” đội ngũ phóng viên, cộng tác viên rộng khắp tất cả các địa bàn. Hậu quả là, rất nhiều các sự kiện lớn như: cướp của, các vụ cháy lớn, thiên tai thông tin đến với công chúng trên mạng xã hội nhanh hơn cả thông tin từ các phương tiện báo đài. Họ thậm chí còn được xem trực tiếp diễn biến của sự việc một cách chân thực, sống động mà không phải qua bất kỳ sự tường thuật Ứng dụng chức năng livestream trên mạng xã hội để sản xuất và chuyển tải thông tin 176 gián tiếp nào. Một ví dụ minh họa cụ thể, khi cả thế giới đang hoang mang vì đại dịch COVID – 19, những thông tin nhanh và kịp thời nhất rõ ràng không xuất hiện trên báo chí chính thống mà bắt nguồn từ các thông tin trên mạng xã hội khi y tá, bác sĩ, người dân trong tâm dịch phát những video trực tiếp để chia sẻ những hình ảnh chân thực nhất trong cuộc chiến chống dịch. Thứ hai, thông tin không cần thời gian kiểm duyệt, không giới hạn chủ đề Thông tin của báo chí luôn phải trung thực, chính xác, khách quan. Tất cả những yếu tố này đảm bảo “niềm tin” của công chúng đối với báo chí. Rõ ràng, để thực hiện được yêu cầu này, việc cần thời gian xác minh thông tin là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, người dùng Facebook lại không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào của cả công chúng lẫn cơ quan chức năng, do đó, họ không cần xác minh câu chuyện, không bị giới hạn đề tài khi phát trực tiếp sự kiện. Một ví dụ cụ thể nhất trong năm 2018 tại Việt Nam, khi Đài Truyền hình Việt Nam không mua được bản quyền phát sóng giải bóng đá nam trong khuôn khổ Asiad 2018, nhiều công chúng đã xem trực tiếp giải bóng đá qua các tài khoản cá nhân, các fanpage phát trực tiếp trên mạng xã hội. Mặc dù, sự việc này vi phạm luật bản quyền, nhưng trước khi bị xử lý, mỗi video clip trực tiếp này đều có hàng triệu lượt xem từ công chúng. Thứ ba, tương tác cảm xúc và chia sẻ nhanh chóng Được chia sẻ chính là sự khác biệt khi xem một sự kiện qua truyền hình và một sự kiện trên ứng dụng phát trực tiếp của Facebook. Mỗi cá nhân đều có những cảm xúc riêng khi theo dõi một sự kiện nào đó, tuy nhiên thay vì tự mình giữ lấy cảm xúc của mình hoặc nhiều nhất là chia sẻ cho một vài người đang xem cùng, thì giờ đây, người xem có thể thể hiện cảm xúc cho hàng triệu người khác khắp mọi nơi đang cùng theo dõi sự kiện được phát trực tiếp trên Facebook. Phần bình luận, biểu tượng cảm xúc trên Facebook giúp công chúng tự do bộc lộ ý kiến, thái độ và tình cảm của mình. Ngoài ra, việc một người dùng bấm nút “chia sẻ” video trực tiếp sẽ khiến cho tốc độ lan truyền video tăng theo cấp số nhân. Từ đó, tăng lượt view của video trực tiếp. Nhận thấy rõ những thách thức đến từ chức năng Livestream trên Facebook, rất nhiều tờ báo của Việt Nam hiện nay đã ứng dụng chức năng này theo nhiều phương thức khác nhau nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng. Một ví dụ của VTV thể thao, khi cơn sốt bóng đá bùng nổ tại Việt Nam, fanpage của họ thường xuyên phát sóng những video về quá trình tập luyện, nghỉ ngơi ngoài giờ của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam trong thời điểm người hâm mộ đang vô cùng háo hức với những thông tin về đội tuyển. Điều này vừa chiều lòng công chúng vừa đem lại nguồn lợi lớn đối với trang Fanpage này. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 16, Số 3 (2020) 177 Tuy nhiên, việc ứng dụng chức năng Livestream của báo chí Việt Nam hiện nay vẫn còn một số những khó khăn sau Thứ nhất, khả năng kiểm soát thông tin. Khi “live”, các tòa soạn mất quyền kiểm soát thông tin đang phát, việc kiểm soát thông tin lúc này thuộc về các vấn đề, sự kiện đang được live cũng như các đối tượng xung quanh sự kiện đang diễn ra. Việc kiểm duyệt và định hướng thông tin trong quá trình live trở nên khá khó khăn khi quyền chủ động không hoàn toàn nằm trong tay phóng viên và tòa soạn Thứ hai, trình độ và kỹ năng cùa phóng viên – đây cũng là một rào cản trong vấn đề sử dụng Livestream. Để ứng dụng chức năng này, các tòa soạn tại Việt Nam cần một đội ngũ phóng viên có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật cũng như trang bị nhiều kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp để vừa có thể viết bài, vừa quay video bằng smartphone với chất lượng chấp nhận được đồng thời đóng vai trò MC cho video trực tiếp đó. Trên thực tế số lượng phóng viên có thể đáp ứng yêu cầu này tại Việt Nam hiện nay vẫn còn khá hạn chế Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan và khách quan như : quy định về kiểm duyệt báo chí, tôn chỉ mục đích riêng của tòa soạn, năng lực tác nghiệp của phóng viên, điều kiện kĩ thuật tại hiện trường mà việc ứng dụng chức năng Livestream trên báo chí Việt Nam còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục để có thể phục vụ nhu cầu của công chúng 3.2 Thảo luận Trong một chia sẻ với báo chí, Bà Mirta Lourenco - Trưởng bộ phận Truyền thông và Xã hội, thuộc Vụ Thông tin và Truyền thông của UNESCO: “Thách thức thì có nhiều, nhưng tôi cho rằng thách thức không đến từ sự phát triển của công nghệ, mà ngược lại đó là một cơ hội”. Như vậy, có thể thấy rằng, đối với các chuyên gia, việc báo chí đối mặt với mọi thách thức do sự phát triển của mạng xã hội đưa đến sẽ khiến báo chí mạnh lên nếu biết nắm lấy cơ hội. Tuy nhiên, vấn đề ở việc làm thế nào đề biến thách thức thành cơ hội. Thực tế cho thấy, công chúng hiện nay đang dần chuyển dịch thói quen theo dõi thông tin trên báo chí sang theo dõi thông tin trên mạng xã hội, do đó, việc đưa thông tin báo chí lên mạng xã hội là vô cùng cần thiết đề giữ công chúng truyền thống và kéo thêm công chúng mới. Quan trọng hơn, sự tương tác trong quá trình phát trực tiếp các chương trình trên Facebook có thể giúp các cơ quan báo chí chia sẻ và nhận được phản ảnh đa chiều từ công chúng. Cùng với việc đăng tải các hình ảnh từ các chương trình chính thức, phát sóng trực tiếp các nội dung đang thu hút công chúng cũng là điều vô cùng cần thiết với các fanpage này, chẳng hạn: phát sóng trực tiếp quá trình chuần bị hoặc hậu kỳ cho mỗi chương trình nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nhà sản xuất và công chúng Ứng dụng chức năng livestream trên mạng xã hội để sản xuất và chuyển tải thông tin 178 Ý thức được vấn đề này, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế, các tòa soạn tại Việt Nam cũng đã dần dần thay đổi để tồn tại trong thời đại mạng xã hội “lên ngôi” như hiện nay. Nhà báo Hoàng Mạnh Thắng – Biên tập viên báo Tiền Phong trả lời trong bài phỏng vấn Livestream – bài toán mới cho các tòa soạn báo ( Co