Ứng dụng GIS viễn thám và chỉ số tổn thương bờ biển nhằm đánh giá nguy cơ tổn thương đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế dưới ảnh hưởng của nước biển dâng

Tóm tắt. Sử dụng chỉ số tổn thương bờ biển (Coastal Vulnerability Index - CVI) kết hợp với công cụ Viễn thám và GIS, là một trong những phương pháp hiệu quả để đánh giá, xác định nguy cơ tổn thương đới bờ ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 11.042,7 km2 (6,3%) diện tích đới bờ có mức độ tổn thương rất cao, tập trung tại các xã thuộc huyện Quảng Điền và Phú Vang; 72.832,4 km2 (41,7%) diện tích đới bờ có mức độ tổn thuơng cao, tập trung tại các xã thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và thành phố Huế; 48.769,9 km2 (27,9%) diện tích đới bờ có mức độ tổn thương trung bình, tập trung tại các xã thuộc huyện Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền và Phú Lộc và 42.012,97 km2 (24%) có mức độ tổn thương thấp, tập trung chủ yếu ở các xã thuộc huyện Hương Trà, Phú Lộc, thành phố Huế. Phân tích các đối tượng xã hội nằm trong các vùng chịu ảnh hưởng của nước biển dâng cho thấy, càng tiến sâu về phía lục địa, mức nguy cơ tổn thương càng giảm. Theo đó, địa phương sẽ chịu nhiều thiệt hại và có nguy cơ tổn thương cao là các huyện Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng GIS viễn thám và chỉ số tổn thương bờ biển nhằm đánh giá nguy cơ tổn thương đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế dưới ảnh hưởng của nước biển dâng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 97-107 ỨNG DỤNG GIS VIỄN THÁM VÀ CHỈ SỐ TỔN THƯƠNG BỜ BIỂN NHẰM ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TỔN THƯƠNG ĐỚI BỜ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG Nguyễn Hoàng Sơn1 và Nguyễn Ngọc Đàn2 1Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Huế 2Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung Tóm tắt. Sử dụng chỉ số tổn thương bờ biển (Coastal Vulnerability Index - CVI) kết hợp với công cụ Viễn thám và GIS, là một trong những phương pháp hiệu quả để đánh giá, xác định nguy cơ tổn thương đới bờ ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 11.042,7 km2 (6,3%) diện tích đới bờ có mức độ tổn thương rất cao, tập trung tại các xã thuộc huyện Quảng Điền và Phú Vang; 72.832,4 km2 (41,7%) diện tích đới bờ có mức độ tổn thuơng cao, tập trung tại các xã thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và thành phố Huế; 48.769,9 km2 (27,9%) diện tích đới bờ có mức độ tổn thương trung bình, tập trung tại các xã thuộc huyện Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền và Phú Lộc và 42.012,97 km2 (24%) có mức độ tổn thương thấp, tập trung chủ yếu ở các xã thuộc huyện Hương Trà, Phú Lộc, thành phố Huế. Phân tích các đối tượng xã hội nằm trong các vùng chịu ảnh hưởng của nước biển dâng cho thấy, càng tiến sâu về phía lục địa, mức nguy cơ tổn thương càng giảm. Theo đó, địa phương sẽ chịu nhiều thiệt hại và có nguy cơ tổn thương cao là các huyện Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc. Từ khóa: Chỉ số tổn thương bờ biển (CVI), nước biển dâng, Thừa Thiên Huế. 1. Mở đầu Đới bờ là một vùng chuyển tiếp mà ở đó môi trường biển và môi trường lục địa tương tác lẫn nhau và hình thành một môi trường thống nhất. Đới bờ Thừa Thiên Huế được xác định gồm phạm vi nghiên cứu về phía lục địa gồm các xã của tỉnh có toàn bộ hoặc phần lớn diện tích nằm về phía Đông của đường bình độ 25 m [1]. Đới bờ Thừa Thiên Huế là nơi tập trung đông dân cư, các vùng đất canh tác nông nghiệp chính, hệ sinh thái đa dạng và có ý nghĩa an ninh quốc phòng quan trọng; đây là khu vực có địa hình trũng thấp với các bờ cát nhạy cảm và có sự thay đổi của mực nước biển, tiềm ẩn các tai biến nguy hiểm như lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển, ngập chìm các vùng đất canh tác. Ngày nhận bài: 9/5/2014. Ngày nhận đăng: 15/7/2014. Tác giả liên lạc: Nguyễn Hoàng Sơn, địa chỉ e-mail: sonkdia06@yahoo.com 97 Nguyễn Hoàng Sơn và Nguyễn Ngọc Đàn Đánh giá nguy cơ tổn thương bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế dưới tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu, là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu các tác hại của thiên tai, duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu, các hệ sinh thái đặc trưng và đa dạng sinh học, góp phần hỗ trợ hoạch định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho từng địa phương nhằm đạt được sự phát triển bền vững đới bờ Thừa Thiên Huế [2]. Để đánh giá chỉ số tổn thương đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế, bài báo đã sử dụng chỉ số CVI (Coastal Vulnerability Index) để xác định mức độ tổn thương tự nhiên, chỉ số CsoVI (Coastal Social Vulnerability Index) để xác định mức độ tổn thương xã hội và chỉ số PVI (Place Vulnerability Index) để xác định mức độ tổn thương đới bờ. Sau khi xây dựng các bản đồ chỉ số tổn thương, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá nguy cơ tổn thương đới bờ Thừa Thiên Huế do mực nước biển dâng trong tương lai. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Dữ liệu sử dụng Để tài sử dụng gồm các loại dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian có liên quan đến đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể: - Dữ liệu thuộc tính: Bao gồm các báo cáo về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, các nghiên cứu liên quan tới bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế. - Dữ liệu không gian: Bao gồm các bản đồ và ảnh viễn thám. + Dữ liệu bản đồ: gồm có các dữ liệu địa hình, hành chính, địa mạo, sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế của dự án GIS Huế. Ngoài ra còn sử dụng bản đồ đường đẳng sâu tỉ lệ 1:50.000. + Dữ liệu ảnh Viễn thám: Ảnh vệ tinh Landsat 5 TM (LT5) và Landsat 7 ETM khu vực Thừa Thiên Huế (path 125/row 48 và path 125/row 49) chụp các năm 1989, 1996, 2000, 2005 và 2010; được tải từ website của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ - USGS (Bảng 1) có độ phân giải mặt đất là 30 m. Bảng 1. Thông tin ảnh viễn thám sử dụng trong nghiên cứu Stt Vị trí Năm Vệ tinh Bộ cảm Datum Nguồn 1 Zone 48N - path 1989 Landsat 5 TM WGS84 USGS 2 125/ row 48 1996 Landsat 5 TM WGS84 USGS 3 Zone 48N - path 2000 Landsat 7 ETM+ WGS84 USGS 4 125/ row 49 2005 Landsat 5 TM WGS84 USGS 5 2010 Landsat 5 TM WGS84 USGS 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu * Kĩ thuật GIS Sử dụng các phần mềm GIS để biên tập, trình bày các bản đồ và tính toán các hệ số trong công thức CVI, CSoVI như: tốc độ thay đổi đường bờ, độ dốc bờ biển, tích hợp 98 Ứng dụng GIS viễn thám và chỉ số tổn thương bờ biển nhằm đánh giá nguy cơ tổn thương... các yếu tố xã hội. Các phần mềm được sử dụng chính là: ArcGIS, Mapinfo. Ngoài ra, để tính tốc độ thay đổi bờ biển từ năm 1989 đến 2013 và dự báo được xu hướng thay đổi bờ biển, ứng dụng phần mềm DSAS (Digital Shoreline Analysis System) - Hệ thống phân tích đường bờ kĩ thuật số tích hợp trong AcrGis9.3. Ba bước cơ bản thực hiện tính toán tốc độ thay đổi đường bờ bao gồm: - Xác định đường chuẩn (baseline) và các đường bờ tính toán (shoreline); - Xác định độ dài và khoảng cách giữa các transect (đường thẳng vuông góc với đường bờ); - Tính toán tốc độ thay đổi đường bờ. Các kết quả này được sử dụng để xây dựng biến xu hướng thay đổi bờ biển (tốc độ bồi xói) dùng để tính toán chỉ số CVI. * Phương pháp Viễn thám Phương pháp Viễn thám được sử dụng nhằm tách đường bờ qua các năm. Trên cơ sở đó nghiên cứu, phân tích biến động đường bờ là một biến dùng để tính toán chỉ số CVI. Quy trình rút trích đường bờ [3], thành lập bản đồ biến động bờ biển từ ảnh vệ tinh được tóm tắt như sơ đồ ở Hình 1. Hình 1. Sơ dồ phương pháp Viễn thám * Chỉ số tổn thương bờ biển (CVI) Chỉ số CVI được tính toán trong nghiên cứu dựa theo công thức của Thieler and Hammar-Klose (1999). Công thức tính chỉ sổ này như sau: CVI = √ a× b× c× d× e× f 6 trong đó: * Phương pháp đánh giá tổn thương bờ biển Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chỉ số tổn thương bờ biển CVI và công thức tính chỉ số CVI tương tự của Hammar-Klose và Theler (2000) với 6 biến số được xác định gồm: Hình thái bờ, địa mạo; Độ dốc bờ biển; Xu hướng biến đổi bờ biển; Chiều cao sóng 99 Nguyễn Hoàng Sơn và Nguyễn Ngọc Đàn Các biến liên quan đến địa chất Các biến liên quan đến biến đổi quá trình vật lí a: Địa mạo d: Mực triều trung bình b: Tốc độ xói/bồi bờ biển e: Độ cao sóng trung bình c: Độ dốc bờ biển f: Sự thay đổi mực nước biển trung bình trung bình; Tốc độ thay đổi mực nước biển trung bình và Mực triều trung bình. Mỗi yếu tố được cho điểm từ 1 đến 5 tương ứng với từng mức độ tổn thương khác nhau: rất thấp (1 điểm), thấp (2 điểm), trung bình (3 điểm), cao (4 điểm), rất cao (5 điểm). * Phương pháp tính chỉ số tổn thương xã hội CSoVI Chỉ số tổn thương xã hội được tính theo công thức của Cutter, Boruff và Shirley (2003). Theo đó, chỉ số tổn thương xã hội là một thuật toán phụ thuộc không gian, bao gồm các biến về kinh tế - xã hội như: tình trạng phát triển kinh tế - xã hội, tuổi, nông thôn thành thị, phát triển dân số, giao thông cơ sở hạ tầng, cấu trúc gia đình, dịch vụ y tế,. . . [4, 5]. Bản đồ tổn thương xã hội đới bờ là bản đồ tích hợp các bản đồ tổn thương của mỗi yếu tố kinh tế - xã hội. * Phương pháp tính chỉ số tổn thương đới bờ PVI Chỉ số tổn thương đới bờ PVI bằng tổng của CVI và CSoVI [4, 5]. Với chỉ số này, cả 2 yếu tố tổn thương tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu được xét đến. Ngoài ra, chúng tôi còn xét đến yếu tố độ cao của khu vực nghiên cứu. Chỉ số PVI là tổng của 3 yếu tố: tổn thương bờ biển CVI, tổn thương xã hội đới bờ CSoVI, và yếu tố độ cao của khu vực nghiên cứu. 2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.2.1. Tổn thương đường bờ biển Thừa Thiên Huế (CVI) Kết quả cho thấy giá trị CVI lớn nhất là 40,8, nhỏ nhất là 11,3, giá trị CVI trung bình là 17,4. Tiến hành phân chia chỉ số CVI thành 4 nhóm tổn thương với các khoảng giới hạn (percentiles) 25%, 50%, 75% tương ứng là 19,6, 23,1 và 28,3. Các nhóm tổn thương tương ứng là: Mức 2: tổn thương rất thấp và thấp (CVI: 11,3 đến 19,6); Mức 3: tổn thương trung bình (CVI: từ 19,6 đến 23,1); Mức 4: tổn thương cao (CVI: từ 23,1 đến 28,3); Mức 5: tổn thương rất cao (CVI: từ 28,3 đến 40,8). Kết quả tính toán chỉ số tổn thương bờ biển CVI và bản đồ nguy cơ tổn thương bờ biển Thừa Thiên Huế cho thấy như sau: - Đoạn bờ có nguy cơ tổn thương cao nhất (CVI = 5 - rất cao): Tập trung tại vùng cửa biển như khu vực cửa Thuận An, phía Nam bờ Hải Dương, bờ biển Phú Thuận và Vinh Hiền. Đây là những khu vực có bề rộng dãy cồn đụn cát nhỏ và những đoạn bờ có dạng cánh cung lồi dễ bị tác động bởi sóng. 100 Ứng dụng GIS viễn thám và chỉ số tổn thương bờ biển nhằm đánh giá nguy cơ tổn thương... - Đoạn bờ có nguy cơ tổn thương cao: Tập trung tại khu vực bờ Điền Hương - Điền Môn, Hải Dương, Vinh Xuân, Vinh Thanh. - Đoạn bờ có nguy cơ tổn thương trung bình: Tập trung tại bờ biển các xã Phong Hải, Quảng Ngạn, Quảng Công, Lộc Hải, Lộc Vĩnh. - Đoạn bờ có nguy cơ tổn thương thấp: Tập trung ở bờ biển có địa mạo là sườn bóc mòn xâm thực trên đá xâm nhập, chủ yếu ở xã Lộc Vĩnh. Hình 2. Sơ đồ nguy cơ tổn thương bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế Chiều dài và tỉ lệ phần trăm của từng đoạn bờ biển tương ứng với các nguy cơ tổn thương khác nhau được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2. Chiều dài các đoạn bờ biển ứng với từng mức độ nguy cơ tổn thương Nguy cơ tổn thương Chiều dài (km) Tỉ lệ phần trăm Rất cao 20,14 16,78 Cao 41,02 34,19 Trung bình 21,21 17,67 Thấp 37,63 31,36 Tổng 120 100 101 Nguyễn Hoàng Sơn và Nguyễn Ngọc Đàn Bảng 2 cho thấy hơn 50% chiều dài bờ biển Thừa Thiên Huế có nguy cơ tổn thương cao và rất cao, đây là những khu vực dễ bị tổn thương hay khả năng thích ứng đối với những tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu là yếu nhất so với các khu vực khác của bờ biển Thừa Thiên Huế. Điều này có nghĩa là khi nước biển dâng cao, những đoạn bờ biển có mức độ tổn thương cao sẽ có xu hướng bị xói lở mạnh, các cồn cát ven biển sẽ bị thu hẹp và dẫn tới phá huỷ. 2.2.2. Tổn thương xã hội đới bờ (CSoVI) Sử dụng chỉ số tổn thương CSoVI để đánh giá nguy cơ tổn thương xã hội cho đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế. Dựa vào tiêu chí của Cutter, Boruff, Sirley (2003) và NOAA (1999) cùng với kết quả khảo sát các yếu tố xã hội trong khu vực nghiên cứu đã xác định được các đối tượng dễ bị tổn thương khi nước biển dâng. Các đối tượng xã hội và khoảng cách tới bờ biển được chia 5 nhóm tương ứng với điểm từ 1 - 5. Bảng 3. Thang điểm và mức độ tổn thương các biến tính CsoVI Thang điểm - Mức tổn thương Biến CsoVI 1 2 3 4 5 Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao Đối tượng bị ảnh hưởng (x1) Khu đất trống, nước mặt Đất nông nghiệp, đồng cỏ, thực phủ phi nông nghiệp, thực phủ chưa thành rừng Khu vực khai thác, nuôi trồng thủy sản Công trình Dân cư, khu du lịch Giao thông (x2) Mạng lưới giao thông kém phát triển Mạng lưới giao thông thưa thớt Chỉ phát triển tập trung, chưa phân bố đều khắp Tương đối phát triển, phân bố khá rộng Mạng lưới giao thông phát triển Y tế (số trạm y tế, bệnh viện) (x3) 0 1 2 3 5 Cơ sở hạ tầng (x4) Cơ sở hạ tầng kém phát triển Phát triển không đồng bộ Chỉ phát triển tại một số khu vực Cơ sở hạ tầng khá phát triển Cơ sở hạ tầng phát triển Giáo dục (số trường học) (x5) 0 1 - 3 4 - 6 6 - 12 Mật độ dân số (người/ha) (x6) 100 102 Ứng dụng GIS viễn thám và chỉ số tổn thương bờ biển nhằm đánh giá nguy cơ tổn thương... Kết quả phân loại CSoVI được thể hiện trên bản đồ, dưới dạng vùng tổn thương (Hình 3). Từ bản đồ và kết quả tính toán nguy cơ tổn thương xã hội cho đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế ta thấy tổng diện tích khu vực nghiên cứu phía lục địa là 1.746,58 km2, được phân thành 5 mức nguy cơ tổn thương: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao (Bảng 4). Hình 3. Bản đồ tổn thương xã hội đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế Bảng 4. Diện tích các khu vực có mức nguy cơ tổn thương khác nhau trong đới bờ Thừa Thiên Huế Mức độ tổn thương (CSoVI) Diện tích (km2) Tỉ lệ (%) Thấp 52,39645 3 Trung bình 192,1891 11 Cao 1288,936 73,8 Rất cao 213,0583 12,2 Tổng 1746,58 100 Từ bản đồ tổn thương xã hội đới bờ và kết quả tính toán trên Bảng 4, ta thấy ở những khu vực tập trung dân cư: con người, nhà cửa có chỉ số tổn thương xã hội cao nhất; ở những khu vực có cơ sở hạ tầng, dịch vụ kém phát triển có chỉ số tổn thương cao như các huyện Quảng Điền, Phong Điền. Những khu vực có cơ sở hạ tầng, dịch vụ chưa phát triển đồng bộ, mật độ dân số thấp có mức độ tổn thương xã hội trung bình. 103 Nguyễn Hoàng Sơn và Nguyễn Ngọc Đàn 2.2.3. Tổn thương đới bờ (PVI) Chỉ số PVI là tổng của 3 yếu tố: tổn thương bờ biển CVI, tổn thương xã hội đới bờ CSoVI và yếu tố độ cao của khu vực nghiên cứu. Sơ đồ độ cao đới bờ được xây dựng từ mô hình số độ cao DEM (Hình 4) cho thấy phần lớn diện tích đới bờ đều thấp hơn 10 m, trong đó thành phố Huế và các xã thuộc huyện Phú Vang đều nằm trong vùng trũng thấp. Khi ngập ở mức 1 m, toàn bộ các bãi bồi thấp và hầu hết diện tích của các thành tạo địa hình là bề mặt tích tụ đầm phá hiện đại đều bị ngập, làm cho phần lớn diện tích đất thuộc huyện Phú Vang và Quảng Điền bị ngập chìm và nhiễm mặn. Đối với vùng trũng thấp, lại nằm trong điều kiện được che chắn bởi các đê cát, nên sự tác động của mực nước biển dâng là quá trình chìm ngập một cách từ từ. Với mức ngập khi mực nước lũ đạt tới cấp 5 m thì huyện Phú Vang và Quảng Điền, thành phố Huế gần như bị ngập chìm, hầu hết diện tích canh tác và hoa màu đều bị chìm ngập bởi nước biển (Hình 4). Bảng 5. Diện tích và phần trăm bị ngập khi nước biển dâng Độ cao dâng lên của mực nước biển (m) Diện tích ngập (km2) Phần trăm diện ngập so với khu vực nghiên cứu (%) Phần trăm diện ngập so với toàn tỉnh (%) 1 276,71 15,84 5,5 2 332,73 19,05 6,6 3 599,18 34,30 11,9 5 1016,74 58,21 20,2 Mức độ bị ngập của các vùng có độ cao khác nhau được chia thành 5 mức: những khu vực thấp hơn 3 m có mức độ tổn thương rất cao, những khu vực có độ cao từ 3 - 7 m có mức độ tổn thương cao, khu vực có độ cao 7 - 15 m có mức độ tổn thương trung bình, 104 Ứng dụng GIS viễn thám và chỉ số tổn thương bờ biển nhằm đánh giá nguy cơ tổn thương... khu vực có độ cao 15 - 30 m có mức độ tổn thương thấp và khu vực cao hơn 30 m có mức độ tổn thương rất thấp. Bảng 6. Diện tích và phần trăm bị tổn thương Mức độ tổn thương Diện tích (km2) Phần trăm so với khuvực nghiên cứu 1 338.8365 19.4 2 117.0209 6.7 3 232.2951 13.3 4 459.3505 26.3 5 599.0769 34.3 Kết quả tổn thương đới bờ cho thấy, ở những khu vực bờ biển có nguy cơ tổn thương tự nhiên cao nhưng không có dân cư hay xây dựng cơ sở hạ tầng thì nguy cơ tổn thương không đáng kể. Các đoạn bờ biển có nguy cơ tổn thương cao chỉ chiếm 2,9% phân bố rải rác tại khu vực cửa Thuận An, bờ biển Phú Thuận, Phú Hải. Đây là khu vực có nguy cơ tổn thương tự nhiên rất cao lại tập trung dân cư và các dịch vụ du lịch. Phần lớn các đoạn bờ biển tại khu vực cửa Thuận An, Phú Thuận Phú Hải, Vinh Xuân, Vinh Hải, Vinh Hiền có mức độ tổn thương cao, chiếm 27,8% chiều dài bờ biển. Các đoạn bờ biển còn lại có mức độ tổn thương trung bình và thấp. Bảng 7. Tổn thương bờ biển (PVI) Mức độ tổn thương (PVI) Chiều dài tổn thương (km) Phần trăm (%) Thấp 34.08 28.4 Trung bình 49.08 40.9 Cao 33.36 27.8 Rất cao 3.48 2.9 Tổng 120 100 105 Nguyễn Hoàng Sơn và Nguyễn Ngọc Đàn Đối với các xã cách xa bờ biển, nguy cơ tổn thương chủ yếu do yếu tố kinh tế xã hội và độ cao chi phối, ta thấy rằng những khu vực ở cao sẽ có nguy cơ tổn thương thấp hơn so với các vùng trũng thấp. Bảng 8. Tổn thương đới bờ Thừa Thiên Huế (PVI) Mức độ tổn thương (PVI) Diện tích (km2) Phần trăm (%) Thấp 42012.97 24.05 Trung bình 48769.9 27.92 Cao 72832.4 41.70 Rất cao 11042.73 6.32 Tổng 1746.58 100 3. Kết luận Đánh giá nguy cơ tổn thương đới bờ dưới tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lí tổng hợp đới bờ, là cơ sở để đưa ra các quyết sách đúng đắn cho phát triển bền vững đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế. Phân tích các yếu tố địa chất - địa mạo, vật lí và kinh tế xã hội kết hợp với ứng dụng công nghệ GIS, viễn thám là cách tiếp cận hiệu quả trong đánh giá tổn thương đới bờ. Kết quả cho thấy đoạn bờ biển có nguy cơ tổn thương cao nhất do nước biển dâng tập trung tại đoạn bờ Nam Hải Dương - Thuận An - Phú Thuận và đoạn bờ Tư Hiền - Lộc Thuỷ, chiếm 16,78,1% tổng chiều dài bờ. Trong đó nguy cơ tổn thương rất cao tại các vùng cửa sông, là nơi có biến động bờ biển phức tạp và mạnh mẽ có xu hướng xói lở mạnh với tốc độ xói lở khoảng 11 m/năm. Các đoạn bờ lõm của vòng cung (xã Lộc Vĩnh) có nguy cơ tổn thương thấp, tại đây có xu hướng bồi tụ với tốc độ bồi tụ từ 2 - 13 m/năm. Ứng dụng chỉ số CSoVI để tính nguy cơ tổn thương xã hội đới bờ cho thấy các khu vực tập trung dân cư và có cơ sở hạ tầng, giao thông, dịch vụ phát triển có nguy cơ tổn thương xã hội cao. Kết hợp hai yếu tố tự nhiên và xã hội để đánh giá nguy cơ tổn thương đới bờ, kết quả cho thấy các xã phường thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và thành phố Huế đều có nguy cơ tổn thương cao. Các xã phường có nguy cơ tổn thương thấp hơn là những khu vực ở địa hình cao chủ yếu tập trung ở huyện Hương Thủy và Phú Lộc. Nước biển ngày càng dâng cao là xu thế trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Với các tác động bất lợi do nước biển dâng, cần xây dựng và thực thi các giải pháp có tính tổng hợp, toàn diện trên cơ sở nghiên cứu kĩ lưỡng nguy cơ tổn thương đới bờ nhằm đề xuất các biện pháp khả thi và lâu dài để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Hiệu, 2010. Nghiên cứu, đánh giá biến động địa hình bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ quản lí đới bờ. QT.09.41. 106 Ứng dụng GIS viễn thám và chỉ số tổn thương bờ biển nhằm đánh giá nguy cơ tổn thương... [2] Nguyễn Thám và Nguyễn Hoàng Sơn, 2010. Tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, (58). [3] Phạm Bách Việt, Lâm Đạo Nguyên và Phạm Thị Mai Thy, 2004. Sử dụng tư liệu viễn thám cho nghiên cứu diễn biến đường bờ biển phía Nam Việt Nam. Báo cáo Hội nghị Khoa học Trường Đại học Bách Khoa, Thành phố Hồ Chí Minh. [4] Susan L.Cutter, Christopher T.Emrich, Jennifer J.Webb and Daniel Morath, 2009. Social Vulnerability to climate variability hazards. A review of literature. Hazards and Vulnerability Research Institute department of Geography University of South Carolina Columbia, SC29208. [5] European Topic Centre on Climate Change Impacts, Vulnerability and Adaptation, 2011. Methods for assessing coastal vulnerability to climate change. European En- vironment Agency. ABSTRACT Applications of GIS and Coastal Vulnerability Index for assessing vulnerability and risk of coastal zone in Thua Thien Hue Province due to the influence of sea-level rise Using the Coastal Vulnerability Index (CVI) with remote sensing and GIS tools is an effective way to identify and assess coastal vulnerability in Thua Thien Hue Province. This study found that there are 11,042.7 square kilometers (6.3%) of coastal area that are highly vulnerable is concentrated in the Quang Dien and Phu Vang Districts; 72,832.4 square kilometers (41.7%) of coastal area that are highly vulnerable are the communes of Phong Dien, Quang Dien and Phu Vang and Hue City; 48,769.9 square kilometers (27.9%) of coastal area that have an average degree of damage is an area that includes the Phong Dien, Huong Tra, Quang Dien and Phu Loc Communes; and 42,012.97 square kilometers (24%) with low level damage is concentrated mainly in the communes of Huong Tra and Phu Loc. An analysis of the social impact on the areas affected by the sea level rise shows that the more it goes dee