Ứng dụng mô hình mô phỏng thực tế vào phương pháp giảng dạy E-Learning

Tóm tắt E-Learning được dự báo sẽ trở thành một xu hướng phát triển mới của ngành giáo dục cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ như hiện nay, E-Learning sẽ ngày càng được ưa chuộng bởi tính linh hoạt và tiện dụng. Bên cạnh đó vẫn còn một số điểm hạn chế như hạn chế về sự tương tác giữa học viên và giảng viên, hạn chế về học cụ và động lực học tập. Với mục tiêu “học viên là trọng tâm” và xuất phát từ những điểm mạnh, điểm yếu của phương pháp học tập này, tác giả đề xuất việc ứng dụng mô hình mô phỏng thực tế vào giảng dậy tại Việt Nam. Mô hình giảng dạy này cũng đã được nhiều trường áp dụng trên thế giới. Mô hình mô phỏng thực tế là các mô hình được thiết kế dựa trên các dữ liệu, số liệu, giao dịch xảy ra trên thực tế, và được mô phỏng và thiết kế lại một cách sơ lược để giúp cho người học hiểu được sự vận hành của thực tế và áp dụng lý thuyết vào thực tế như thế nào. Tác giả đưa ra những ví dụ cụ thể của việc áp dụng cho môn học Quản trị rủi ro. Đồng thời đưa ra những khó khăn gặp là sự đầu tư về nguồn lực, công nghệ. Bên cạnh đó lợi ích đem lại là rất lớn với hiệu quả đào tạo tăng cao, và sự khác biệt trong cách thức đào tạo.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng mô hình mô phỏng thực tế vào phương pháp giảng dạy E-Learning, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
259 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG THỰC TẾ VÀO PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY E-LEARNING ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Liên Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Tóm tắt E-Learning được dự báo sẽ trở thành một xu hướng phát triển mới của ngành giáo dục cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ như hiện nay, E-Learning sẽ ngày càng được ưa chuộng bởi tính linh hoạt và tiện dụng. Bên cạnh đó vẫn còn một số điểm hạn chế như hạn chế về sự tương tác giữa học viên và giảng viên, hạn chế về học cụ và động lực học tập. Với mục tiêu “học viên là trọng tâm” và xuất phát từ những điểm mạnh, điểm yếu của phương pháp học tập này, tác giả đề xuất việc ứng dụng mô hình mô phỏng thực tế vào giảng dậy tại Việt Nam. Mô hình giảng dạy này cũng đã được nhiều trường áp dụng trên thế giới. Mô hình mô phỏng thực tế là các mô hình được thiết kế dựa trên các dữ liệu, số liệu, giao dịch xảy ra trên thực tế, và được mô phỏng và thiết kế lại một cách sơ lược để giúp cho người học hiểu được sự vận hành của thực tế và áp dụng lý thuyết vào thực tế như thế nào. Tác giả đưa ra những ví dụ cụ thể của việc áp dụng cho môn học Quản trị rủi ro. Đồng thời đưa ra những khó khăn gặp là sự đầu tư về nguồn lực, công nghệ. Bên cạnh đó lợi ích đem lại là rất lớn với hiệu quả đào tạo tăng cao, và sự khác biệt trong cách thức đào tạo. Từ khóa: E-Learning, mô hình mô phỏng, banking game Nếu sử dụng công cụ tìm kiếm với từ khóa “phương pháp giáo dục E- Learning” chúng ta sẽ tìm thấy rất nhiều bài báo trong khoảng 4-5 năm gần đây với các nội dung như: E-Learning là một xu thế tất yếu của xã hội, E-Learning cách học mới trong kỷ nguyên công nghệ thông tin, E-Learning giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo hiện nay Dường như, E-Learning là giải pháp mới về giáo dục đi cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin để phục vụ nhu cầu đào tạo cho một phân khúc khách hàng nhất định mà cách học truyền thống chưa thực hiện được. Học viên hay chính là “khách hàng” của phương pháp giáo dục E-Learning đa số nằm trong phân khúc những người đã có kinh nghiệm làm việc, đang đi làm, hạn chế về mặt thời gian cho việc tham gia các phương pháp giáo dục truyền thống. Ưu điểm của phương pháp học E-Learning là: Thứ nhất là sự linh hoạt trong thời gian học, người học có thể học theo thời gian biểu của cá nhân, rất phù hợp với người đang đi làm và muốn nâng cao trình độ. Thứ hai, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin nên các chương trình E-Learning có giao diện phong phú, sử dụng nhiều hiệu ứng đa 260 phương tiện, nhiều phần mềm, ứng dụng hỗ trợ việc dạy và học Thứ ba, các chương trình E-Learning thường gồm giảng viên chuyên môn và giảng viên doanh nghiệp để cung cấp lý thuyết cũng như kiến thức thực tế cho sinh viên. Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp E-Learning vẫn còn những điểm hạn chế: Thứ nhất, sự tương tác giữa giáo viên và học viên vẫn bị hạn chế, đặc biệt đối với các môn học có nhiều khái niệm mới, đòi hỏi phải có sự giải thích từ phía giáo viên, cũng như tư duy logic từ phía học viên. Thứ hai, phương pháp học E-Learning cũng như phương pháp học truyền thống hiện nay ở Việt Nam đều thiếu học cụ giúp cho sinh viên có thể hình dung cụ thể thực tế vận hành như thế nào. Thứ ba, E-Learning cho phép học viên hoàn toàn làm chủ quá trình học của bản thân, do vậy nếu nội dung bài học và các học cụ hỗ trợ (bài tập tình huống, bài kiểm tra, diễn đàn) mà nội dung không hấp dẫn và phục vụ cho bản thân người học thì phương pháp học này sẽ không phát huy được hiệu quả. Xuất phát từ những phân tích ưu thế đặc biệt về ứng dụng công nghệ thông tin và hạn chế là thiếu sự tương tác và tính thực tiễn của phương pháp giáo dục E-Learning, và xuất phát từ mục tiêu “học viên là trọng tâm”, tác giả đề xuất giải pháp sử dụng mô hình mô phỏng thực tế để tăng hiệu quả của phương pháp giáo dục này. Mô hình mô phỏng thực tế là các mô hình được thiết kế dựa trên các dữ liệu, số liệu, giao dịch xảy ra trên thực tế, và được mô phỏng và thiết kế lại một cách sơ lược để giúp cho người học hiểu được sự vận hành của thực tế và áp dụng lý thuyết vào thực tế như thế nào. Việc xây dựng mô hình mô phỏng thực tế có thể áp dụng trong nhiều môn học như quản trị kinh doanh, ngân hàng thương mại, quản trị rủi ro và các môn học có các bài tập tình huống, qua đó người học có thể hình dung được thực tế vận hành ra sao. Đề xuất cụ thể phương án xây dựng mô hình mô phỏng thực tế cho môn học Ngân hàng thương mại của chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến. Mô hình này có tên là “Banking game”, đây là một phần mềm được xây dựng dựa trên nội dung của môn học, các dữ liệu và thực tế vận hành của các ngân hàng ở Việt Nam. Tác giả đưa ra một số gợi ý như sau: - Thay vì đưa ra nhiều case study cho một môn học hiện nay, và mỗi case study thường không liên quan tới nhau, chúng ta sẽ thiết kế chung một Banking game là một mô hình mô phỏng sự vận hành của một ngân hàng trên thị trường. Mỗi ngân hàng sẽ có dữ liệu về bảng cân đối tài chính, bảng báo cáo thu nhập chi tiết. - Sử dụng thế mạnh của E-Learning là công nghệ thông tin để thiết kế mô hình là một ứng dụng trên web-based, cho phép mỗi nhóm chơi có user riêng truy cập vào để nắm được thông tin và ra quyết định. 261 - Học viên sẽ chia thành các nhóm chơi khác nhau, mỗi người có thể đóng một vai trò quản lý khác nhau trong ngân hàng: CEO, Giám đốc tài chính, Giám đốc bán lẻ, Giám đốc vận hành, Giám đốc nguồn vốn - Các đội sẽ được đưa ra dữ liệu của ngân hàng mình và dữ liệu thị trường có xuất phát điểm giống nhau. Dựa trên các dữ liệu đó, các đội sẽ đưa ra quyết định xem vận hành ngân hàng của mình như thế nào. - Banking game bao gồm khoảng 5 vòng chơi (số lượng các vòng chơi có thể thay đổi tùy theo môn học). Mỗi vòng chơi sẽ kéo dài trong vòng một tuần, cho phép các đội chơi đọc tài liệu, thảo luận nhóm và phải ra quyết định trước thời điểm đóng vòng chơi đó. Hết mỗi vòng chơi, Banking game sẽ thông báo kết quả của từng đội, đồng thời đưa dữ liệu thị trường của vòng chơi tiếp theo. - Mỗi vòng chơi sẽ chú trọng vào 1 hoạt động lớn của ngân hàng, tương ứng với nội dung học như: quản lý nguồn vốn, quản lý tín dụng, quản trị rủi ro, chính sách cổ tức Qua việc tham gia vào các vòng thi của Banking game, học viên sẽ nắm được những kiến thức cơ bản nhất của các hoạt động ngân hàng, hiểu được việc vận hành trong thực tế ra sao. Bên cạnh đó, học viên còn được phát triển các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, trao đổi ý kiến cá nhân, ra quyết định, lãnh đạo Dưới đây là một ví dụ về một Banking game đơn giản do tác giả viết ra cho môn học Quản trị rủi ro và Basel II. VND USD Tổng Tài sản 1170 900 2070 Hệ số rủi ro Tiền 100 230 330 0% Cho vay 730 640 1370 KH TCTD 30 40 70 60% KH cá nhân 500 100 600 75% KH doanh nghiệp 200 500 700 100% Chứng khoán 340 30 370 kinh doanh 120 120 8% khác 220 30 250 Trái phiếu doanh nghiệp 200 200 0% trái phiếu khác 20 30 50 100% 262 VND USD Tổng Tài sản khác 0 Nợ 1120 850 1970 Huy động 1120 570 1690 từ TCTD 200 300 500 từ cá nhân 800 240 1040 từ doanh nghiệp 120 30 150 Chứng khoán phát hành 200 200 Các khoản nợ khác 80 80 0 Vốn 100 100 0 Nợ + Vốn 1220 850 2070 Khe hở -50 50 0 8% Yêu cầu chung của trò chơi: sau 5 vòng chơi, nhóm chơi nào có tỷ suất lợi nhuận ROE lớn nhất, đồng thời giữ được hệ số an toàn vốn CAR trên 8%, nhóm đó sẽ chiến thắng. Ví dụ về dữ liệu thị trường vòng 1: Yêu cầu: thực hiện đấu thầu mua Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp Tổng khối lượng mua: 2000 trái phiếu Chính phủ, lợi suất 5%, hệ số rủi ro 0%; 500 trái phiếu doanh nghiệp với hệ số rủi ro 100%, lợi suất 10%. Ngân hàng phải sử dụng tiền để mua trái phiếu. Hành động của các nhóm chơi dựa trên dữ liệu thị trường đưa trên ra sao? Từng nhóm có thể đưa ra chiến lược của mình là Phát triển mạnh, hoặc Thận trọng để ra quyết định. Ví dụ: hành động của nhóm có chiến lược Phát triển mạnh là đầu tư vào các tài sản có rủi ro cao để thu về lợi nhuận cao (high risk-high return). Nhóm đưa ra chiến lược: mua 100 trái phiếu doanh nghiệp, mua 80 trái phiếu Chính phủ. Hết vòng thi 1, chủ trò chơi Banking games sẽ dựa vào quyết định của từng nhóm và dữ liệu thị trường để xem kết quả thay đổi trên Bảng cân đối của từng đội. 263 Ví dụ về dữ liệu thị trường vòng 2: Yêu cầu: bán một số khoản mục trên sổ kinh doanh để cho vay khách hàng hoặc mua thêm Trái phiếu Chính phủ. Thông tin thị trường: Trái phiếu Chính phủ đấu thầu trên thị trường là 300 với lãi suất coupon là 7%. Hành động của các nhóm chơi dựa trên dữ liệu thị trường trong vòng này có thể đưa ra như thế nào? Nhóm có chiến lược Phát triển mạnh sẽ tiếp tục đầu tư vào các tài sản có rủi ro cao và độ sinh lời cao. Cụ thể là: bán 100 trên sổ kinh doanh để cho vay khách hàng 50 và mua Trái phiếu Chính phủ 50. Trái phiếu Chính phủ trong vòng chơi này có lợi suất khá tốt, lãi suất cho vay cũng khá cao, dự báo mức lợi nhuận lớn. Đồng thời Trái phiếu Chính phủ có hệ số rủi ro bằng 0, dẫn tới cải thiện hệ số CAR. Một mô hình mô phỏng thực tế nổi tiếng được rất nhiều chương trình MBA trên thế giới áp dụng cho môn học về Quản trị doanh nghiệp, quản trị chiến lược là mô hình Capsim Hiện nay được các trường đại học sử dụng rộng rãi trên thế giới. Dưới đây là ví dụ về dữ liệu thị trường và từng công ty được đưa ra trong một vòng của Capstone. Các yêu cầu về nguồn lực để thiết kế Mô hình mô phỏng thực tế: - Mô hình mô phỏng thực tế được thiết kế dựa trên ngôn ngữ Web-based, do vậy phải có giải pháp về công nghệ thông tin cho mô hình này. Nhân lực về IT và các chi phí về server cần được dự toán để thiết kế mô hình này. - Người thiết kế mô hình mô hình đòi hỏi có kiến thức sâu rộng, am hiểu sâu về thực tế vận hành; đảm bảo mọi tình huống có thể xảy ra khi các nhóm đưa ra chiến lược của mình. 264 - Mô hình phải được thiết kế phù hợp với trình độ của học viên và gắn liền với lý thuyết của môn học. Tùy từng môn học và chương trình, mức độ đơn giản – phức tạp, số lượng dữ liệu đề bài có thể được đưa ra nhiều hay ít. - Quá trình kiểm thử UAT (User Acceptance Testing) khi xây dựng mô hình phải được thực hiện nghiêm ngặt, đảm bảo việc vận hành của mô hình được liên tục. - Mất một số thời gian và chi phí để thiết kế ra mô hình Lợi ích của việc ứng dụng mô hình mô phỏng thực tế trong việc đào tạo theo phương pháp E-Learning: - Tăng hiệu quả đào tạo đáng kể. Do mô hình mô phỏng thực tế mang tính thực tiễn cao, mô tả lại đúng những gì đang vận hành trên thị trường, nên người học sẽ cảm thấy lôi cuốn, có động lực học tập và nghiên cứu. Để tham gia từng vòng chơi, học viên phải tìm hiểu kiến thức liên quan, tư duy logic để ra quyết định hành động. Kiến thức được áp dụng vào ngay thực tế. - Giúp học viên cảm thấy hào hứng trong việc học: mô hình tạo ra sự ganh đua về kết quả qua từng vòng thi, mỗi nhóm sẽ biết được kết quả của nhóm mình sau mỗi vòng thi. - Tương tác giữa giáo viên và học viên tốt hơn: sau mỗi vòng chơi, giảng viên sẽ giải thích cặn kẽ cho từng nhóm chơi về kết quả, đưa ra các thảo luận trên diễn đàn của môn học - Đem lại sự khác biệt của chương trình đào tạo E-Learning có sử dụng phương pháp này với các chương trình đào tạo E-Learning khác. E-Learning dự báo sẽ trở thành một xu hướng phát triển mới của ngành giáo dục cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ như hiện nay, E-Learning sẽ ngày càng được ưa chuộng bởi tính linh hoạt và tiện dụng. Trên thế giới có rất nhiều nước đã áp dụng phương thức giáo dục E- Learning từ cấp phổ thông tới đại học, sau đại học, các khóa ngắn hạn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore Việc ứng dụng mô hình mô phỏng thực tế rất phù hợp và đem lại nhiều lợi ích cho phương pháp giáo dục E-Learning, tuy nhiên cũng đòi hỏi sự đầu tư nhất định vào các nguồn lực để thực hiện. Việc áp dụng mô hình này vào đào tạo đã được một số trường đại học sử dụng, và các chương trình đào tạo online của Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng. Tùy theo từng chương trình mà có thể điều chỉnh về quy mô, mức độ khó - dễ của mô hình sao cho phù hợp với mục tiêu đào tạo và trình độ của học viên. 265 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Business simulation and assessments applications; 2. E-Learning - Cách học mới trong kỷ nguyên CNTT; cntt.html 3. E-Learning – Xu hướng tất yếu của giáo dục; tat-yeu-cua-giao-duc/ 4. E-Learning - Một phương pháp dạy học và giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đào tạo hiện nay; mot-phuong-phap-day-hoc--va-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-chat-luong-giao-duc- dao-tao-hien-nay.---c29a353.html
Tài liệu liên quan