Ứng dụng phần mềm Power Point vào dạy vẽ đơn giản một số loài chim cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

1.1. Lí do chọn đề tài Hoạt động tạo hình (đặc biệt là hoạt động vẽ) là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo. Hoạt động vẽ giúp trẻ phát triển các vận động tinh đồng thời phát triển các thao tác trí tuệ như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa. Có nhiều sách báo dạy vẽ đơn giản nhưng chúng thường có màu sắc không bắt mắt, khô khan và chủ yếu là không trực quan sinh động. Việc sử dụng công nghệ thông tin sẽ giúp trẻ dễ dàng quan sát hơn, với những hình ảnh trực quan sinh động, màu sắc tươi sáng quy trình vẽ được sắp xếp một cách có hệ thống. Phần mềm Power Point rất thông dụng và phổ biến đối với giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng. Chim là một loài vật gần gũi với trẻ, đa số loài chim đều thân thiện, hiền lành và đẹp mắt. Hình ảnh của chim được xuất hiện rất nhiều trong những bài hát, lời ru, bài đồng dao, thơ Chính vì vậy, để góp phần hoàn thiện phát triển kĩ năng sáng tạo cho trẻ chúng tôi chọn đề tài “Ứng dụng phần mềm Power Point vào dạy vẽ đơn giản một số loài chim cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non”.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng phần mềm Power Point vào dạy vẽ đơn giản một số loài chim cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 84 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWER POINT VÀO DẠY VẼ ĐƠN GIẢN MỘT SỐ LOÀI CHIM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON Tô Thị Nga, Nguyễn Thị Hồng, Trần Thị Diễm My, Nguyễn Thị Kim Phượng (SV năm 4, Khoa Giáo dục Mầm non) GVHD: ThS Võ Trường Linh 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Hoạt động tạo hình (đặc biệt là hoạt động vẽ) là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo. Hoạt động vẽ giúp trẻ phát triển các vận động tinh đồng thời phát triển các thao tác trí tuệ như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa. Có nhiều sách báo dạy vẽ đơn giản nhưng chúng thường có màu sắc không bắt mắt, khô khan và chủ yếu là không trực quan sinh động. Việc sử dụng công nghệ thông tin sẽ giúp trẻ dễ dàng quan sát hơn, với những hình ảnh trực quan sinh động, màu sắc tươi sáng quy trình vẽ được sắp xếp một cách có hệ thống. Phần mềm Power Point rất thông dụng và phổ biến đối với giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng. Chim là một loài vật gần gũi với trẻ, đa số loài chim đều thân thiện, hiền lành và đẹp mắt. Hình ảnh của chim được xuất hiện rất nhiều trong những bài hát, lời ru, bài đồng dao, thơ Chính vì vậy, để góp phần hoàn thiện phát triển kĩ năng sáng tạo cho trẻ chúng tôi chọn đề tài “Ứng dụng phần mềm Power Point vào dạy vẽ đơn giản một số loài chim cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy vẽ ở trường mầm non và giúp trẻ hứng thú hơn với hoạt động vẽ. 1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Ứng dụng phần mềm Power Point vào dạy vẽ đơn giản một số loài chim cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. 1.3.2. Khách thể nghiên cứu - Phương pháp dạy học, - Phương pháp dạy vẽ có sử dụng công nghệ thông tin. 1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Năm học 2011 - 2012 85 - Ứng dụng phần mềm Power Point vào dạy vẽ đơn giản một số loài chim cho trẻ 5 – 6 tuổi ở hai trường: Trường Mầm non Hoa Mai (121 Trương Định, Phường 7, Quận 3) và Trường Mầm non Tân Bình (290 Hoàng Văn Thụ, Phường 4, quận Tân Bình). 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài, - Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy vẽ ở trường mầm non, - Thử nghiệm ứng dụng phần mềm Power Point vào dạy vẽ đơn giản một số loài chim cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. 1.6. Giả thuyết nghiên cứu khoa học Sau khi đề tài này hoàn thành, hy vọng sẽ trang bị thêm một phần nhỏ kiến thức dạy vẽ một số loài chim cho trẻ 5 – 6 tuổi, giúp trẻ vẽ một số loài chim dễ dàng hơn. 1.7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết và phương pháp phân loại, hệ thống hóa kiến thức. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: phương pháp quan sát; phương pháp trò chuyện, phỏng vấn, đàm thoại; phương pháp điều tra viết; phương pháp thống kê toán học, thu thập và xử lí thông tin; phương pháp thử nghiệm sư phạm. 2. Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu 2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Ở nước ta đã có một số nghiên cứu về dạy vẽ cho trẻ. Nhưng nhìn chung chỉ là thực hiện tĩnh trên giấy. 2.2. Tầm quan trọng của hoạt động vẽ đối với trẻ 2.2.1. Phát triển nhận thức Hoạt động vẽ giúp trẻ phát triển các hoạt động của thao tác trí tuệ như phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa; tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh cả về chất và lượng. 2.2.2. Phát triển thẩm mĩ Hoạt động vẽ giúp trẻ hình thành những xúc cảm và tình cảm thẩm mĩ. 2.2.3. Phát triển ngôn ngữ Trong quá trình vẽ, trẻ có sự giao tiếp trao đổi thông tin với giáo viên và các bạn; qua đó, mở rông thêm vốn từ và phát triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 2.2.4. Phát triển thể chất Hoạt động vẽ giúp cho đôi bàn tay của trẻ linh hoạt, phát triển khả năng kết hợp khéo léo của đôi tay và đôi mắt. Có thể xem việc dạy vẽ cho trẻ như “món ăn tinh thần”, như một loại “vitamin” đặc biệt cho sự phát triển tâm lí, sinh lí của trẻ em. 2.2.5. Phát triển tình cảm xã hội Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 86 Hoạt động vẽ giúp trẻ có nhiều điều kiện để tiếp thu các chuẩn mực thẩm mĩ, đạo đức trong xã hội; trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp; học hỏi về các kĩ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa xã hội qua các hình tượng, các sự kiện, hoạt động được miêu tả. 2.3. Đặc điểm của trẻ 5 – 6 tuổi 2.3.1. Đặc điểm sinh lí  Não bộ và hệ thần kinh Từ 5 – 6 tuổi các tế bào thần kinh ở vỏ não của trẻ được biệt hoá và hoàn thiện cấu trúc, chức năng rất nhanh dẫn đến sự tăng về sức mạnh và sự linh hoạt của các quá trình thần kinh.  Hệ cơ Hệ cơ bàn tay đặc biệt phát triển. Trẻ em rất chóng mệt khi viết, vẽ, khâu kim 2.3.2. Đặc điểm tâm lí - Vốn biểu tượng của trẻ phong phú, - Ngôn ngữ mạch lạc phát triển mạnh, - Tư duy trực quan hình ảnh phát triển mạnh và chiếm ưu thế, xuất hiện kiểu tư duy mới đó là tư duy trực quan sơ đồ. 2.3.3. Đặc điểm hoạt động tạo hình của trẻ 5 – 6 tuổi Đặc điểm phát triển hoạt động tạo hình của trẻ mầm non chia ra làm 3 giai đoạn là: giai đoạn tiền tạo hình, giai đoạn tạo hình không chủ định và gia đoạn tạo hình có chủ định. Đặc điểm tạo hình của trẻ 5 – 6 tuổi thể hiện rõ trong giai đoạn tạo hình có chủ định. 2.3.3.1. Thể hiện đặc điểm hình dạng của vật Trẻ 5 – 6 tuổi, cùng với sự phát triển nhanh về thể lực, cơ bắp và độ khéo léo của vận động, đã có khả năng tạo nên những đường nét với tính chất khác nhau khá phức tạp. Và với sự tăng lên ngày càng phong phú hơn của các kinh nghiệm nhận thức, các ấn tượng, xúc cảm, tình cảm, trẻ bắt đầu nhận ra được sự hạn chế và vẽ thiếu hấp dẫn của các hình vẽ khái quát với những đường nét đơn điệu, sơ lược. 2.3.3.2. Thể hiện chuyển động Lúc đầu, những chuyển động của vật được thể hiện bằng trò chơi, ngôn ngữ, âm thanh, động tác hoặc do trùng hợp ngẫu nhiên. Dần dần dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ thể hiện được một vài chuyển động đơn giản. Những dấu hiệu đầu tiên thể hiện sự chuyển động của người đó là tay giơ ngang sang hai bên hoặc cầm bóng, cầm cờ giơ lên cao. Hai bàn chân cùng quay về một hướng hoặc hai hướng thể hiện đang đi. 2.3.3.3. Thể hiện bố cục – không gian Trẻ biết tạo nên bố cục tranh với thế cân bằng qua cách sắp xếp đối xứng và không đối xứng (các hình ảnh không đồng đều: to – nhỏ, cao – thấp). Tính nhịp điệu trong bố cục tranh của trẻ 5 – 6 tuổi được thể hiện ở nhiều nét vẽ: bằng sự sắp xếp đan xen các hình ảnh cùng loại, bằng sự phân biệt, thể hiện quan hệ chính phụ. Năm học 2011 - 2012 87 2.3.3.4. Về khả năng sử dụng màu sắc Tính tích cực quan sát, nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng màu sắc một cách sinh động để thể hiện một cách sáng tạo nội dung của tranh vẽ, qua đó biểu lộ suy nghĩ, tình cảm, ước mơ của mình. 3. Thực trạng hoạt động dạy vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 3.1. Giáo viên mầm non - Hầu hết các giáo viên đều cho rằng môn tạo hình phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ rất cao. Trong đó, môn vẽ được chọn để dạy cho trẻ nhiều nhất (65%). Các giáo viên rất quan tâm đến việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong việc lên tiết dạy vẽ cho trẻ. - Đa số giáo viên đã nhận thức được tính khả thi của phần mềm Power Point trong việc dạy vẽ cho trẻ mầm non (hình ảnh đẹp, hiệu ứng sinh động, thu hút trẻ) 3.2. Phụ huynh Đa số phụ huynh đều quan tâm đến việc học vẽ để phát triển khả năng sáng tạo cho con mình. 3.3. Trẻ 5 – 6 tuổi ờ trường mầm non - Hầu hết các bé đều yêu thích môn vẽ, thường hay vẽ ở lớp và ở nhà. Trẻ thường hay vẽ những sự vật hiện tượng gần gũi với cuộc sống xung quanh mình. Các trẻ cho rằng giáo viên mầm non thỉnh thoảng tổ chức hoạt động tạo hình trên lớp. - Có 72% trẻ thích học vẽ cùng cô dạy năng khiếu vì cô vẽ đẹp. Còn lại 28% trẻ thích học vẽ trong giờ của cô giáo trên lớp vì cô thường khơi gợi để trẻ vẽ theo ý của mình. - 100% trẻ hứng thú và tích cực tham gia học vẽ trên phần mềm Power Point. Phần lớn trẻ thực hiện tốt và dễ dàng vẽ khi được hướng dẫn trên máy tính. - Sản phẩm của trẻ rất sinh động và sáng tạo, thể hiện được nhiều ý tưởng rất riêng và độc đáo của mình. 4. Thiết kế bài dạy ứng dụng phần mềm Power Point vào việc dạy vẽ đơn giản một số loài chim cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Chúng tôi đã ứng dụng phần mềm Power Point và đưa ra cách vẽ của 19 loại chim khác nhau. 4.1. Quy trình dạy vẽ đơn giản một số loài chim trên Power Point cho trẻ 5 – 6 tuổi - Bước 1: Cho trẻ xem hình ảnh trực quan (môi trýờng sống, hình dáng bên ngoài, màu sắc, tên gọi, thức ăn) của một loài chim để giúp trẻ nắm được những kiến thức cơ bản về đối tượng. - Bước 2: Đặt các câu hỏi để trẻ nắm được cấu trúc chung của đối tượng. Sau đó cho trẻ xem hình ảnh khái quát (đầu, mình, đuôi, cánh, chân,) Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 88 - Bước 3: Cho trẻ xem cách vẽ đối tượng bằng các hình hình học đơn giản (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật,) trên máy được trình chiếu bằng Power Point. - Bước 4: Cho trẻ quan sát thêm một số hình ảnh mở rộng về đối tượng đã được trang trí đa dạng và nhiều màu sắc làm cơ sở để trẻ phát huy tính sáng tạo. - Bước 5: Vẽ (trẻ tự thực hiện vẽ bằng sự sáng tạo và ý thích riêng của mình). 4.2. Thiết kế một số bài dạy vẽ ứng dụng phần mềm Power Point vào dạy vẽ đơn giản một số loài chim cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Bài dạy được thiết kế ứng với quy trình trên: BÀI CHIM SẺ Hình thật Hình khái quát Năm học 2011 - 2012 89 5. Kết quả thực nghiệm 5.1. Nhận xét của giáo viên - Các hình vẽ về một số loài chim rất hấp dẫn với trẻ, màu sắc hài hòa, trình diễn trực quan sinh động, bắt mắt, các bước hướng dẫn vẽ liên tục với nhau làm cho cả cô và trẻ dễ theo dõi và vẽ theo, gây hứng thú cho trẻ và có thể linh động thời gian cho trẻ vẽ. - Bộ sản phẩm này giúp ích rất nhiều trong việc dạy vẽ của giáo viên mầm non. Hình ảnh trực quan sinh động giúp giáo viên khái quát các bước vẽ nhanh chóng và tự tin hơn trong việc dạy vẽ cho trẻ. Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 1 Bước 5 Các bước vẽ Hình mở rộng Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 90 5.2. Kết quả thực nghiệm trên trẻ 5 -6 tuổi - Các bé đều chăm chú theo dõi và tỏ ra rất thích thú khi các cô trình diễn qua một lần các bước vẽ. - Thông qua các hình ảnh các loài chim có thật trình bày trên Power Point, trẻ còn hứng thú tích cực trong việc tìm hiểu về môi trường sống, đặc điểm bên ngoài, thức ăn, của một số loài chim. 6. Kết luận và kiến nghị 6.1. Kết luận Khác với các tài liệu hướng dẫn vẽ đơn giản của một số tác giả bằng sách in, trong quá trình dạy vẽ thử nghiệm, bằng cách trình chiếu một cách trực quan các hình vẽ đơn giản chúng tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú khi xem trực quan trên máy vi tính. Và các cô cũng cảm thấy việc dạy vẽ cho trẻ dễ dàng và sinh động hơn. Chúng ta không yêu cầu trẻ vẽ thật đẹp mà chỉ cần hướng dẫn trẻ dùng những hình vẽ để trẻ thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và tính cách, để có hướng giáo dục trẻ tốt hơn. Trình tự hướng hướng dẫn trẻ hoàn thành một tác phẩm là: rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thể hiện từng đường nét, từ những đường nét cơ bản kết hợp thành một hình đơn giản và cuối cùng là phối hợp nhiều hình đó để thành một hình phức tạp hơn. Chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là nguồn tài liệu phù hợp giúp các giáo viên cũng như các bậc cha mẹ bồi dưỡng, đào tạo kĩ năng vẽ ở trẻ. Nhờ tính phổ biến của phần mềm Power Point, các tài liệu của chúng tôi sẽ được nhiều giáo viên, phụ huynh biết đến và việc chia sẻ sẽ trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. Mong rằng đề tài của chúng tôi sẽ có tính ứng dụng và giúp ích được nhiều cho trẻ trong việc học vẽ. 6.2. Kiến nghị Trường mầm non cần được trang bị thêm các trang thiết bị như máy vi tính có kết nối mạng. Máy tính cần cài phần mềm Power Point. Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận thường xuyên với các cách vẽ bài bản, có hệ thống. Mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về các kĩ năng vẽ đặc biệt là vẽ nét cơ bản và các lớp hướng dẫn giáo viên ứng dụng phần mềm Power Point vào dạy vẽ cho trẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lê Thị Thanh Bình (2005), Giáo trình phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương TPHCM, Nxb Giáo dục. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Tâm lí học trẻ em, Nxb Giáo dục. 3. Thị Chỉnh, Trần Tiểu Lâm (2008), Giáo trình mĩ thuật – dành cho hệ cao đẳng sư phạm mầm non, Nxb Giáo dục. Năm học 2011 - 2012 91 4. Đỗ Văn Khang (2001), Nghệ thuật học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2004), Giáo trình và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hoạt động tạo hình - dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp, Nxb Hà Nội. 6. Thiên Thanh (2009), Phương pháp vẽ đơn giản dành cho mọi lứa tuổi, Nxb Thanh niên. 7. Nguyễn Quốc Toản (chủ biên), Tuấn Nguyên Bình, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Võ Quốc Thạch (2007), Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật - tài liệu đào tạo giáo viên, Nxb Giáo dục. 8. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai (2008), Giáo trình phát triển tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non – dành cho hệ cao đẳng, Nxb Giáo dục. Tiếng Anh 9. Thomas Armstrong (1983), Bạn thông minh hơn bạn nghĩ, Nxb Lao động xã hội. 10. Kazakova.I.C (1985), Hãy phát triển tính sáng tạo ở trẻ em mẫu giáo, Matxcơva. 11. Ignachw E.I (1961), Tâm lí hoạt động tạo hình ở trẻ em, Matxcơva. Website 12.
Tài liệu liên quan