Ứng dụng sơ đồ tư duy (Mind – Map) trong dạy – học Địa lí 11

TÓM TẮT Sơ đồ tư duy (SĐTD) được biết đến như một công cụ hiệu quả trong việc hỗ trợ ghi nhớ có hệ thống và phát triển tư duy sáng tạo nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về những đặc điểm nổi bật của SĐTD, thực trạng ứng dụng SĐTD vào dạy – học Địa lí tại một số trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra hướng ứng dụng SĐTD vào dạy – học Địa lí 11 và phân tích kết quả thực nghiệm của mình, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp này

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng sơ đồ tư duy (Mind – Map) trong dạy – học Địa lí 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 74 ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY (MIND – MAP) TRONG DẠY – HỌC ĐỊA LÍ 11 Trần Thúy Duyên, Trần Thị Hương Giang (Sinh viên năm 3, Khoa Địa lí) GVHD: TS Phạm Thị Bình TÓM TẮT Sơ đồ tư duy (SĐTD) được biết đến như một công cụ hiệu quả trong việc hỗ trợ ghi nhớ có hệ thống và phát triển tư duy sáng tạo nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về những đặc điểm nổi bật của SĐTD, thực trạng ứng dụng SĐTD vào dạy – học Địa lí tại một số trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra hướng ứng dụng SĐTD vào dạy – học Địa lí 11 và phân tích kết quả thực nghiệm của mình, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp này. Từ khóa: sơ đồ tư duy, ghi nhớ, tư duy sáng tạo. ABSTRACT The use of Mind Maps in teaching and learning Geography in grade 11 Mind Maps is widely recognised as a powerful method to organise ideas in a logical and memorable way, as well as to develop creative thinking. In this report, we will focus on typical characteristics of Mind Maps and its implication in teaching and learning Geography at various high schools in Ho Chi Minh city. In addition, we will suggest some mindmaps 's effective applications for teachers and students to teaching and learning Geography in grade 11. We will also analyze our experiment results to propose improvements of effectiveness when using this method. Key words: mindmap, memorize, creative thinking. 1. Mở đầu Trong thời kì đổi mới giáo dục hiện nay, việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính độc lập, chủ động của học sinh (HS) trở thành nhiệm vụ hàng đầu. Với một môn học mang tính tổng hợp, liên môn như Địa lí, riêng chương trình Địa lí 11 với đặc thù truyền tải các vấn đề Địa lí thế giới và các quốc gia thì sử dụng SĐTD như một nhu cầu tất yếu để giúp HS ghi nhớ kiến thức một cách hệ thống hơn, cũng như rèn tư duy hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế, chưa nhiều giáo viên (GV) cũng như HS tại các trường THPT ứng dụng công cụ đắc lực này trong quá trình dạy - học của mình. Do đó, việc phân tích khả năng ứng dụng linh hoạt, đặc biệt là thiết kế một số SĐTD đưa vào sử dụng trong giảng dạy chương trình Địa lí 11 và thực nghiệm chứng minh hiệu quả của nó là vô cùng cần thiết, nhằm kích thích việc ứng dụng SĐTD trở nên rộng rãi hơn, đặc biệt là trong dạy – học Địa lí. Năm học 2015 - 2016 75 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Sơ đồ tư duy SĐTD (mind – map) là một hình thức ghi chép sử dụng các từ khóa, màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. SĐTD có bốn đặc điểm chính sau: - Đối tượng được quan tâm được kết tinh thành hình ảnh trung tâm. - Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng được tỏa rộng thành các nhánh. - Các nhánh đều được cấu tạo từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết. Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với những nhánh có thứ bậc cao hơn. - Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên kết với nhau. Với đặc điểm trên, SĐTD tận dụng tối đa khả năng của hai bán cầu não trong việc khai thác hình ảnh, màu sắc và ngôn ngữ, giúp người dùng ghi nhớ lâu hơn. Đồng thời, lập nên SĐTD cũng giúp bạn có cái nhìn bao quát vấn đề trong “bức tranh lớn” mà vẫn đầy đủ các chi tiết nội dung, dễ dàng nhận ra sự kết nối, mối liên hệ giữa chúng. SĐTD vận dụng mọi khả năng liên tưởng của cá nhân giúp phát triển kĩ năng sáng tạo, trí tưởng tượng, óc phân tích, khả năng tư duy mở rộng. Người GV sử dụng SĐTD trước hết giúp cho quá trình học tập và giảng dạy của bản thân tốt hơn nhờ tác động tích cực vào trí nhớ và khả năng kích thích sáng tạo của nó. Hướng dẫn cho HS của mình sử dụng SĐTD sẽ tạo cho các em hứng thú học tập tích cực hơn, hỗ trợ các phương pháp dạy học khác, nâng cao hiệu quả của mỗi giờ học. Hơn nữa, khi vận dụng SĐTD vào giảng dạy, GV cũng rèn luyện cho HS thói quen tự tay ghi chú, phân tích và tổng hợp vấn đề bằng SĐTD, tự tư duy các kiến thức ngoài sách vở. Đối với các em HS, việc thường xuyên lập SĐTD sẽ đồng thời phát triển khả năng thẩm mĩ do việc thiết kế ra chúng đòi hỏi phải có bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho hợp lí, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, hệ thống hơn. 2.2. Chương trình Địa lí lớp 11 Chương trình Địa lí 11 là một bộ phận quan trọng trong tổng thể chương trình Địa lí trung học phổ thông (THPT). Nó tiếp nối, kế thừa và nâng cao những kiến thức đã có chủ yếu từ trung học cơ sở (THCS) và lớp đầu cấp (lớp 10). Đồng thời, chương trình cũng đặt nền tảng quan trọng cho việc tiếp cận chương trình Địa lí 12 về địa lí Việt Nam thông qua việc hình thành khả năng vận dụng các quy luật tự nhiên – kinh tế – xã hội vào nghiên cứu địa lí của các quốc gia và khu vực. Chương trình trang bị cho HS hệ thống kiến thức theo cách đi từ khái quát đến cụ thể, từ những khái niệm, những xu hướng chung của địa lí kinh tế - xã hội (KT – XH) toàn cầu đến đặc điểm riêng về KT – XH của các khu vực, nhóm nước, và một số quốc gia. Những nội dung được đề cập đều có cấu trúc logic, rõ ràng. Các thông tin mang tính thời sự, cần cập nhật liên tục, lượng kiến thức phong phú, sinh động, gần gũi với HS. Các kiến thức được trình bày Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 76 một cách súc tích và khoa học, mang tính hệ thống cao. Đây là những đặc điểm vô cùng phù hợp để vận dụng SĐTD vào trong quá trình dạy – học Địa lí 11. 2.3. Thực trạng ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy – học Địa lí Chúng tôi tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến 13 GV đang giảng dạy bộ môn Địa lí ở 03 trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là trường THPT Hiệp Bình, THPT Nguyễn Thượng Hiền và THPT Trường Chinh. Mục đích là tìm hiểu thực trạng ứng dụng SĐTD vào giảng dạy bộ môn Địa lí ở các trường THPT. Sau khi tổng hợp chúng tôi có được kết quả sau: Bảng 1. Mức độ hiểu biết và sử dụng SĐTD của GV địa lí THPT Mức độ hiểu biết và sử dụng SĐTD Số lượng Tỉ lệ (%) Chưa nghe đến thuật ngữ này 2 15.4 Có nghe nói, nhưng chưa bao giờ sử dụng 7 53.8 Có nhìn thấy, nhưng không lưu tâm 1 7.7 Đã có tìm hiểu về lí thuyết, song việc vận dụng vào thực tiễn thì chưa 2 15.4 Đã xây dựng và sử dụng cho mục đích cá nhân 1 7.7 Đã xây dựng và sử dụng vào quá trình dạy học 0 0 Qua đó ta thấy, mức độ hiểu biết của GV địa lí tại các trường THPT vẫn còn hạn chế, đa số vẫn chỉ dừng ở mức có biết đến nhưng chưa sử dụng, cũng chưa tìm hiểu và ứng dụng vào giảng dạy thực tế. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát 114 HS tại 0 trường THPT trên về thực trạng ứng dụng SĐTD trong việc học tập Địa lí của các em. Kết quả được thể hiện trong các bảng 2 và 3. Bảng 2. Mức độ hiểu biết và sử dụng SĐTD của HS THPT Mức độ hiểu biết và sử dụng SĐTD Số lượng Tỉ lệ (%) Chưa nghe đến thuật ngữ này 3 2.6 Có nghe nói, nhưng chưa bao giờ tìm hiểu 28 24.7 Có nhìn thấy, nhưng không lưu tâm 16 14.0 Đã có tìm hiểu về lí thuyết, song chưa sử dụng thực tế 16 14.0 Đã xây dựng và sử dụng cho nhiều mục đích 20 17.5 Đã xây dựng và sử dụng vào quá trình học tập 31 27.2 Năm học 2015 - 2016 77 Bảng 3. Mức độ sử dụng SĐTD trong học tập Địa lí của HS THPT Mức độ sử dụng Chưa bao giờ Rất ít Thỉnh thoảng Thường xuyên Số lượng 83 16 13 2 Tỉ lệ (%) 72.8 14.0 11.4 1.8 Kết quả điều tra cho thấy, tỉ lệ HS biết đến SĐTD là khá cao, một số lượng đáng kể các em đã có sử dụng SĐTD phục vụ việc học của mình. Điều này cho thấy một số HS có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các phương pháp học tập mới thông qua sách báo, phim ảnh và phương tiện truyền thông, đã tìm hiểu và ứng dụng SĐTD như phương pháp học tập cho cá nhân HS. Tuy nhiên, việc sử dụng SĐTD trong bộ môn Địa lí vẫn còn hạn chế, cụ thể đến 72.8% HS có câu trả lời là chưa bao giờ. 2.4. Ứng dụng SĐTD trong dạy – học Địa lí 11 2.4.1. Lên kế hoạch năm học và học kì Hình 1. SĐTD kế hoạch học kì 2 GV có thể dùng SĐTD để có cái nhìn tổng quát về chương trình học Địa lí 11 THPT, bao gồm phân phối chương trình theo từng học kì và từng chủ đề. Sơ đồ này cho phép GV xác định nhiệm vụ trọng tâm, nội dung giảng dạy và các phương pháp giảng dạy có thể sử dụng, từ đó, chủ động và linh hoạt hơn trong xây dựng kế hoạch cả năm học, từng học kì hay từng bài dạy cụ thể để đảm bảo mục tiêu giáo dục. Đồng thời, GV có thể hướng dẫn và trao đổi với HS về SĐTD kế hoạch giảng dạy của mình, để các em tự lập ra kế hoạch học tập tương ứng. Điều này làm cho HS chủ động hơn trong quá trình học tập, đặc biệt có kế hoạch tích lũy, ôn tập kiến thức phù hợp với từng kì thi, kiểm tra. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 78 2.4.2. Chuẩn bị trước khi lên lớp Dùng SĐTD để làm ghi chú cho bài giảng của GV là một trong những cách ứng dụng SĐTD hữu hiệu nhất. So với việc viết ra bằng câu chữ, hay bám sát giáo án thì việc soạn bài giảng theo hình thức một SĐTD sẽ nhanh chóng hơn và sinh động hơn. Đồng thời, việc soạn SĐTD giúp GV tổng quát vấn đề, nắm được các ý chính, trọng tâm cần truyền tải đến HS. Nhờ vào các đặc tính hỗ trợ trí nhớ, GV chỉ cần xem lướt qua trước khi đến lớp là có thể nhanh chóng nắm bắt nội dung bài giảng của mình. Đồng thời, kiến thức Địa lí ngày càng mở rộng, đặc biệt là các thông tin Địa lí thế giới luôn được cập nhật thường xuyên, với SĐTD, GV hoàn toàn có thể bổ sung những kiến thức này vào ghi chú của mình. Với SĐTD, GV còn có thể nảy ra nhiều ý tưởng mới, nhận ra sự thay đổi theo thời gian của các chủ thể Địa lí. Những ghi chú ngày càng phong phú hơn, nhiều nhánh liên kết hơn, tạo ra nhiều sự lựa chọn về phương pháp và thông tin, các ví dụ Do vậy, với cùng một SĐTD, người GV có thể linh động thay đổi bài giảng của mình từ năm này sang năm khác. Điều này giúp người GV tránh được sự tẻ nhạt của bài giảng, tạo hứng thú không chỉ cho HS của mình mà còn với chính công việc của họ. Hình 2. SĐTD ghi chú bài giảng GV Trong hoạt động chuẩn bị bài trước khi lên lớp, GV có thể yêu cầu HS tự mình nghiên cứu sách giáo khoa và các nguồn tư liệu khác, thành lập SĐTD về nội dung bài học sắp tới. Cách này là phương thức đánh giá vô cùng hiệu quả mức độ chuẩn bị bài của HS. Vì SĐTD của mỗi cá nhân đều mang dấu ấn cá nhân và nội dung hiển thị trên SĐTD là vô cùng đa dạng. Để thành lập nên một SĐTD khoa học, súc tích và thu hút, HS cũng không mất quá nhiều thời gian, tuy nhiên cũng phải bỏ ra không ít công sức để tìm kiếm, tổng hợp thông tin, phân loại, so sánh Thông qua các SĐTD mà HS Năm học 2015 - 2016 79 chuẩn bị, người GV còn có thể nắm bắt vốn kiến thức sẵn có và nhu cầu học tập của HS để xây dựng bài giảng của mình phù hợp hơn. 2.4.3. Sử dụng SĐTD trong bài giảng Mở đầu bài dạy bằng một bức tranh tổng thể để cung cấp cho HS một cái nhìn tổng quan. Giống như việc chúng ta được nhìn thấy trước hình ảnh toàn vẹn của trò chơi ghép hình, thì sau đó việc tìm ra vị trí của các mảnh ghép và mối liên hệ giữa chúng là vô cùng dễ dàng. Để tạo ra bức tranh tổng thể trước khi bắt đầu bất kì một bài học nào, GV có nhiều lựa chọn về phương pháp, như việc đưa ra hình ảnh chủ đề, câu hỏi chủ đề, câu chuyện. Tuy nhiên, SĐTD lại có ưu thế bởi nó là phương tiện tổng hợp các yếu tố như màu sắc bắt mắt, hình ảnh, cấu trúc bài học, trọng tâm cần chú ý vừa giúp HS hình thành bức tranh tổng quát về những gì mình sắp được học, lại tạo được hứng thú với bài giảng của GV. Thay vì tuần tự giảng giải các phần, sau đó lại phải nhấn mạnh lại các kiến thức trọng tâm khi HS vẫn chưa hình dung được mình sẽ phải học và chú trọng những phần nào, thì việc GV bắt đầu với SĐTD, giúp các em nhanh chóng nắm bắt ý tưởng của bài giảng, chủ động hoàn thành mục tiêu học tập. Hình 3. SĐTD “bức tranh tổng thể” SĐTD mở đầu bài học có nhiều cách sử dụng như: - SĐTD về những nhánh chính của bài học, với các nhánh đầy đủ theo nội dung lần lượt của sách giáo khoa hay theo ý tưởng của GV. - SĐTD vẽ đầy đủ các nhánh, lên màu sắc, kí hiệu nhưng chưa điền nội dung, hay khuyết nội dung của một vài nhánh, sau đó GV yêu cầu HS xác định nội dung khuyết Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 80 theo tư duy của mình. Nếu SĐTD đó sau khi hoàn thành vẫn chưa hoàn chỉnh, thì bài dạy của GV chính là kết quả đối chiếu hiệu chỉnh SĐTD của HS. Để lôi cuốn người học vào bài giảng của mình, GV có thể sử dụng SĐTD, không những truyền tải thông tin địa lí, mà còn là đang rèn luyện trí nhớ và tư duy cho HS của mình. Trong quá trình giảng bài, GV thường xuyên đưa ra những SĐTD theo các ý chính, vừa để tóm tắt nội dung, vừa tạo thói quen ghi chép mới cho HS của mình. Theo cách này, bài học có thể chỉ mở đầu với một từ khóa trung tâm và kết thúc bằng một SĐTD hoàn chỉnh, chứa đầy đủ nội dung kiến thức. Hay bằng một phương thức mới lạ hơn, với nội dung bài học phù hợp, GV sẽ đưa ra hình ảnh trung tâm, yêu cầu HS bằng hiểu biết của riêng mình, phác thảo những nhánh con của hình ảnh này và trình bày thảo luận trước lớp. Mỗi tiết học được lồng ghép với các chủ đề thảo luận nhỏ này sẽ tạo được hứng thú với HS, vì bên cạnh những kiến thức lí thuyết, các em còn được trao đổi ý kiến, thông tin thực tế đời sống, bổ sung vốn hiểu biết của mình. Thông qua việc thuyết trình chủ đề dựa trên SĐTD, HS còn có thể trau dồi khả năng diễn đạt của mình. Vì sử dụng SĐTD, các em chỉ có ghi chú là những từ khóa và hình ảnh, không phải một bài viết hoàn chỉnh, do đó, sự lệ thuộc vào ghi chú sẽ giảm đi, đặt ra yêu cầu sử dụng ngôn ngữ diễn đạt tốt hơn. Hình 4. SĐTD với từ khóa “khí thải CO2” Trong quá trình HS làm việc nhóm, đặc biệt lúc thảo luận vấn đề thường nảy sinh rất nhiều ý tưởng của các cá nhân. Việc sử dụng SĐTD cho phép ghi chú các ý tưởng này một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Đồng thời, do tính chủ quan của mỗi người, hoạt động Năm học 2015 - 2016 81 nhóm thường bị lạc hướng nếu mọi người đều giữ quan điểm riêng của mình, dẫn đến mất thời gian và thường khó giải quyết được vấn đề. Với SĐTD, vấn đề chính được nhấn mạnh, yêu cầu sự tập trung của từng thành viên, tránh việc tranh cãi và đi lan man ý tưởng. Không những vậy, SĐTD đa chiều tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân bằng ý kiến trong tập thể, mỗi người đều có góc riêng cho ý tưởng của mình phát triển, gắn liền với chủ đề ở trung tâm. Việc trình bày như vậy còn giúp các thành viên nhận ra được những tương đồng và liên hệ giữa các ý tưởng, từ đó rút ra được ý tưởng chung của cả tập thể. Hình 5. SĐTD hoạt động nhóm HS Sau một bài dạy, trước khi kết thúc, GV có thể sử dụng một SĐTD có các nhánh và hình ảnh kèm theo, nhưng chưa có nội dung, từ khóa và các mối liên kết, để thực hiện điền khuyết. Dùng SĐTD này, GV có thể kiểm tra HS đã nắm kiến thức đầy đủ hay chưa, đồng thời biết được khả năng trình bày kiến thức bằng SĐTD của các em như thế nào. SĐTD cũng có thể ứng dụng xây dựng trò chơi củng cố bài học. Với một sơ đồ dạng phân nhánh, GV phát cho HS các từ khóa và hình ảnh, yêu cầu HS chọn ra những từ khóa và hình ảnh liên quan đến bài học và sắp xếp vào sơ đồ sao cho phù hợp nhất. Nhóm nào có SĐTD chính xác và hoàn thành nhanh nhất sẽ chiến thắng. Hầu hết HS sẽ có hứng thú với trò chơi này, vì thay cho các hình thức củng cố truyền thống như trò chơi ô chữ, trắc nghiệm hay điền khuyếttrò chơi này có yêu cầu tư duy cao hơn, đòi hỏi vận dụng kiến thức tổng hợp hơn mà vẫn đảm bảo sự thu hút trực quan với các em. 2.4.4. Ôn tập Ôn tập kiến thức là hoạt động vô cùng cần thiết trong quá trình dạy – học Địa lí. Đối với GV, ôn tập kiến thức giúp cho mỗi bài giảng của họ trở nên chuẩn xác, đảm bảo tính khoa học. Đối với HS, nhiệm vụ học tập trên hết là tích lũy kiến thức để làm Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 82 nền tảng cho tư duy và phát triển nhân cách, do đó, việc ôn tập cần được thực hiện thường xuyên nhất. Đặc biệt, đối với HS, các em liên tục phải chuẩn bị cho các kì thi, các bài kiểm tra đánh giá quá trình, nên việc ôn tập hiệu quả sẽ giúp cho kết quả học tập tốt hơn. Tuy nhiên, bằng các phương pháp ghi nhớ thông thường như học thuộc lòng hay ghi chép lặp đi lặp lại kiến thức thường chỉ có thời gian lưu giữ thông tin ngắn nhưng lại tốn nhiều thời gian, dễ gây nhàm chán. Với SĐTD, bằng hình ảnh, màu sắc trực quan sinh động, tác động tích cực đến trí nhớ, kích thích tư duy sẽ làm cho việc ôn tập vừa nhanh chóng, lại hiệu quả lâu dài hơn. 2.5. Kết quả thực nghiệm Mục đích thực nghiệm là xác định tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng SĐTD trong dạy - học Địa lí để nâng cao chất lượng giáo dục. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm với 2 cặp lớp thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC), lớp 11 ở trường THPT Trường Chinh, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Với lớp TN, GV giảng dạy bằng giáo án có ứng dụng SĐTD và lớp ĐC là với giáo án truyền thống. Cả hai cặp lớp được học cùng một đơn vị kiến thức là bài 11, tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á. Đây là bài học có dung lượng nội dung vừa phải, có thể vận dụng được SĐTD ở nhiều hoạt động một cách linh hoạt mà vẫn đảm bảo về mặt thời gian. Đồng thời, khi học về một khu vực Địa lí gần gũi với mình, sẽ giúp các em HS dễ dàng hơn trong việc liên tưởng hình ảnh và nắm bắt kiến thức tốt. Do đây là lần đầu các em được tiếp xúc với SĐTD nên trong giáo án, chúng tôi yêu cầu HS thực hiện SĐTD với các chủ đề nhỏ, theo từ ý chính, rồi sau đó mới tiến hành tổng hợp thành SĐTD toàn bài. Trong 4 tiết dạy thực nghiệm mà chúng tôi đã tiến hành, dễ dàng nhận thấy sự khác biệt trong không khí của lớp học. Với HS các lớp TN, do được yêu cầu chuẩn bị màu vẽ và giấy trước khi đến lớp, nên đa số các em đều rất tò mò và tỏ ra hứng thú với bài học ngay từ khi bắt đầu. Trước khi vào bài học, GV hướng dẫn một cách sơ lược với các em như thế nào là một SĐTD và quy trình thực hiện. Do hạn chế về thời gian, chúng tôi chỉ có thể cho các em hoạt động theo nhóm, cùng nhau thiết kế một SĐTD chung. Trong suốt thời gian thảo luận, các em thường xuyên tranh cãi về việc SĐTD của nhóm đã chính xác hay chưa, có giống SĐTD mẫu của GV hay chưa, lựa chọn từ ngữ đã đúng hay chưa, sử dụng màu sắc và hình vẽ minh họa như thế nào cho thu hút Điều này khác hẳn không khí diễn ra tại các lớp học ĐC. Hoạt động nhóm của các lớp học ĐC dễ xảy ra tình trạng chỉ một HS tạo ra kết quả cho cả nhóm, hay chỉ sao chép thông tin từ sách giáo khoa mà thiếu sự chắt lọc, hệ thống lại thông tin Sự khác biệt còn thể hiện trong khâu trình bày kết quả nhóm. Ở lớp TN, do tất cả các thành viên đều tham gia tích cực vào quá trình tạo ra sản phẩm, nên các em đều nắm rất rõ SĐTD nhóm. Các em rất hào hứng khi được thể hiện sản phẩm của nhóm mình, nhất là các nhóm đã có sự đầu tư nghiêm túc và SĐTD độc đáo. Nguyên nhân là do khi GV yêu cầu HS thể hiện SĐTD, đồng nghĩa với việc các em có thêm nhiệm vụ, đòi hỏi mọi thành viên phải tập trung nghiêm túc. Đồng thời, SĐTD là một phương Năm học 2015 - 2016 83 pháp mới, không có các “chuẩn” đánh giá cụ thể, thúc đẩy các em tư duy và thể hiện phong cách cá nhân của mình nhiều hơn. Việc trình bày kết quả thảo luận bằng SĐTD cũng tạo cơ hội cho các em trao đổi, học hỏi lẫn nhau và có thể lưu giữ lại phục vụ cho việc ôn tập sau này. Các sản phẩm SĐTD mà các em tạo ra cũng vô cùng sáng tạo, ít có sự trùng lặp về ý tưởng thể hiện. Tuy nhiên, không phải SĐTD nào cũng đảm bảo tính chính xác về nội dung và tính trực quan về hình thức. Sau tiết học TN, chúng tôi khảo sát ý kiến của HS 02 lớp TN (80 HS) về ưu và nhược điểm của SĐTD sau các tiết học cho kết quả thể hiện trong bảng sau: Bảng 4. Ưu và nhược điểm của SĐTD theo ý kiến HS lớp TN Nội dung Mức độ Rất đúng Đúng Đúng một phần Phân vân Không đúng SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Giúp nhớ bài tốt 43 54 26 33 6 8 5 6 0 0 Có cơ hội phát huy năng lực 20 25 31 39 13 16 11 14 5 6 Chủ động trong giờ học 16 20 39 49 14 18 7 9 4 5 Tạo