Vài nét về sự xuất hiện và ảnh hưởng của tiếng Pháp tới sự hình thành của tiếng Việt trước và trong thời kỳ Pháp thuộc

Tóm tắt. Qua con đường truyền giáo và thương mại, tiếng Pháp đã theo chân những nhà truyền đạo và thương lái Pháp, Bồ đến Việt Nam từ những năm giữa thế kỷ XVI. Cùng với tiến trình của lịch sử, tiếng Pháp đã dần thâm nhập, vừa cưỡng chế vừa tự nguyện, vào đời sống nhân dân nước Việt. Đặc biệt là trong quãng thời gian gần 100 năm Pháp thuộc, tiếng Pháp đã có được một vị trí tương đối vững chắc trong văn hóa, ngôn ngữ của Việt Nam. Cho đến nay, nhiều từ tiếng Pháp vẫn được người Việt Nam sử dụng hàng ngày và nằm trong từ điển tiếng Việt. Như vậy, có thể nói sau tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp là ngôn ngữ có ảnh hưởng tương đối mạnh mẽ đối với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Bài viết này sẽ cung cấp thêm một số thông tin cụ thể hơn về sự phát triển của tiếng Pháp tại Việt Nam từ buổi đầu tiên cho tới hết thời kỳ Pháp thuộc.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 86 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vài nét về sự xuất hiện và ảnh hưởng của tiếng Pháp tới sự hình thành của tiếng Việt trước và trong thời kỳ Pháp thuộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 105-110 VÀI NÉT VỀ SỰ XUẤT HIỆN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG PHÁP TỚI SỰ HÌNH THÀNH CỦA TIẾNG VIỆT TRƯỚC VÀ TRONG THỜI KỲ PHÁP THUỘC Nguyễn Thảo Hương Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: thaohuong@hnue.edu.vn Tóm tắt. Qua con đường truyền giáo và thương mại, tiếng Pháp đã theo chân những nhà truyền đạo và thương lái Pháp, Bồ đến Việt Nam từ những năm giữa thế kỷ XVI. Cùng với tiến trình của lịch sử, tiếng Pháp đã dần thâm nhập, vừa cưỡng chế vừa tự nguyện, vào đời sống nhân dân nước Việt. Đặc biệt là trong quãng thời gian gần 100 năm Pháp thuộc, tiếng Pháp đã có được một vị trí tương đối vững chắc trong văn hóa, ngôn ngữ của Việt Nam. Cho đến nay, nhiều từ tiếng Pháp vẫn được người Việt Nam sử dụng hàng ngày và nằm trong từ điển tiếng Việt. Như vậy, có thể nói sau tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp là ngôn ngữ có ảnh hưởng tương đối mạnh mẽ đối với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Bài viết này sẽ cung cấp thêm một số thông tin cụ thể hơn về sự phát triển của tiếng Pháp tại Việt Nam từ buổi đầu tiên cho tới hết thời kỳ Pháp thuộc. Từ khóa: tiếng Pháp, tiếng Việt, thời kì Pháp thuộc, sự hình thành, xuất hiện, ảnh hưởng, văn hóa, ngôn ngữ. 1. Mở đầu Tiếng Pháp là một ngôn ngữ có khá nhiều ảnh hưởng đến ngôn ngữ, văn hóa của Việt Nam. Cho đến ngày nay, tiếng Pháp đã tồn tại ở Việt Nam ngót 5 thế kỷ và nó đã trải qua nhiều bước phát triển thăng trầm gắn liền với các sự kiện lịch sử của xã hội Việt Nam. Trong suốt quãng thời gian đó, thời Pháp thuộc có thể nói là thời kỳ phát triển cực thịnh của tiếng Pháp, không chỉ bởi quãng thời gian đô hộ gần 100 năm của chế độ thực dân mà còn bởi những chính sách giáo dục hoàn toàn mới mẻ với đa phần người Việt mà Pháp đã áp đặt cho xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Thời gian chiếm đóng của Pháp tại Việt Nam là từ 1858 đến 1945 [1], vì thế, tác giả xin lấy năm 1858 để làm mốc đánh dấu cho sự phát triển của tiếng Pháp tại đất nước Đông Dương này. 105 Nguyễn Thảo Hương 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giai đoạn trước 1858 Giai đoạn này kéo dài trong suốt thế kỷ XVI cho đến nửa đầu thế kỷ XVII, từ lúc tiếng pháp theo chân những người Pháp đến Việt Nam buôn bán thương mại qua cửa khẩu Hội An (Faifo). Đây vốn là cửa khẩu đường biển rất lớn thời bấy giờ, hoạt động buôn bán diễn ra nhộn nhịp với những thương thuyền lớn từ Pháp, Bồ, Hòa Lan... đến trao đổi hàng hóa. Từ con đường này, trên những thương thuyền ấy, những nhà truyền giáo dòng Tên (Jésuist) Bồ Đào Nha đầu tiên đã tìm đến Việt Nam với mục đích truyền bá rộng rãi giáo lý Công giáo đến một xứ sở hoàn toàn xa lạ với những truyền thuyết và sự tích về Đức Chúa Jésus. Công việc của họ đã đạt được những thành tựu đáng kể. Một bộ phận lớn người Việt Nam đã tiếp nhận và tin vào những giáo lý đến từ phương Tây xa xôi, học tập và thực hành các nghi thức cũng như những bài kinh cầu bằng thứ tiếng ngoại lai: tiếng Pháp. Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc truyền giáo được thuận lợi, đồng thời để tìm hiểu con người nơi đây nhằm có được sự hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng văn hóa dân tộc của người Việt Nam, các nhà truyền giáo đã bỏ công để học tiếng Việt. Xin nói qua đôi chút về tiếng Việt của những thế kỷ ấy: như chúng ta đã biết, thời đó, người Việt Nam vẫn nói, vẫn giao tiếp bằng ngôn ngữ mà ngày nay chúng ta nói với nhau, nhưng chữ viết lại là chữ Trung Quốc, mà chúng ta vẫn gọi là chữ Hán, sau đó có chữ Nôm là thứ chữ được biến tấu từ chữ Hán nhưng còn phức tạp hơn về mặt cấu trúc. Tiếp tục câu chuyện của chúng ta, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và Pháp đã nhận thấy sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và viết ở đất nước này, và vì chữ Nôm hay chữ Hán đều quá khó cho việc giao tiếp và truyền đạt ý trực tiếp, nên họ đã tìm cách học ngôn ngữ nói của người dân Việt Nam bằng cách phiên âm các từ ngữ tiếng Việt ra theo mẫu tự Latinh, giống như cách phiên âm trong ngôn ngữ của họ (tiếng Pháp). Có thể kể đến những nhà truyền giáo rất giỏi tiếng Việt thời đó như: Francisco de Pina, Gaspar D’Amaral, Antonio Barbosa, và đặc biệt là Alexandre de Rhodes, ông là một trong những người có công lớn trong việc góp phần sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, tiền đề của chữ viết tiếng Việt ngày nay. Trong các tài liệu cũ chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy một số ví dụ về việc phiên âm tiếng Việt theo chữ Latinh như sau: Mẫu tự Latinh Tiếng Việt ngày nay nuocman nước mặn Quinhin Quy Nhơn Quangnghia Quảng Nghĩa (nay là Quảng Ngãi) Dĩ cham Dinh Chàm Bendá Bến Đá Anná An Nam Chúa oũ Chúa ông 106 Vài nét về sự xuất hiện và ảnh hưởng của tiếng Pháp tới sự hình thành... Chúa bàng Chúa Bằng (Trịnh Tráng) Min Minh Thuam Thuận thanh do vuan Thanh đô vương gna huyen nhà huyện Sin do sinh đồ huan com hương cống dau thich đạo Thích Tinphan Tịnh Phàn Lautu Lão Tử ba hon, bai via ba hồn bảy vía ciua sai Chúa Sãi Thinh Hoa Thanh Hóa Ghe an Nghệ an bochin Bố Chính tiẽ trẻ tle tre Như vậy có thể thấy sự gắn bó khá mật thiết của tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ trong những buổi đầu sơ khai. Và cuốn từ điển đầu tiên giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ nước ngoài chính là với tiếng Pháp (Từ điển Việt – Bồ – La được xuất bản năm 1651 tại Roma, Ý), đây là kết quả lao động của một tập thể những người Tu sĩ dòng Tên (Jésuistes) nhằm mục đích ban đầu là truyền giáo. Sự kiện lịch sử tiếp theo khiến cho tiếng Pháp có được sự phát triển cực thịnh đó là sự kiện vua Gia Long (Nguyễn Ánh) cầu viện tới vua Pháp Louis XVI nhằm củng cố ngôi vị đang lung lay của mình. Bất hạnh thay, sự việc không được như Đức Vua mong muốn mà đâu ngờ nó lại làm tiền đề cho cuộc chiến tranh gian nan của dân tộc ta kéo dài suốt gần 100 năm. Tuy nhiên, với góc độ ngôn ngữ, tác giả xin được để ra bên ngoài phạm vi nghiên cứu của bài viết này những gì liên quan đến chính trị. Ngay từ đầu thế kỷ XVII, vua Gia Long đã rất chú ý tới các sản phẩm công nghiệp hiện đại của phương Tây như: tàu chạy hơi nước, máy móc, vũ khí... Nhà vua đã nhờ các Giáo sĩ Pháp – Bồ mua về nước rất nhiều vũ khí cũng như chiến thuyền trước hết nhằm phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu, đồng thời còn cho nhu cầu bảo vệ đất nước khỏi nguy cơ xâm lăng từ các vùng đất láng giềng. Như vậy có thể thấy sự giao tiếp giữa người Việt và người Pháp đã trở nên sâu rộng hơn và quan hệ Pháp-Việt cũng đã nâng lên tầm quốc gia. Nhà vua cũng đã cho con trai mình là hoàng tử Đảm (tức vua Minh Mạng sau này) sang Pháp và vì thế cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi vị hoàng tử trẻ tuổi này đã học được phép trắc địa bằng cách đo góc độ các vì sao, đồng thời nhanh chóng đọc thông viết thạo chữ Quốc ngữ là thứ chữ rất mới thời bấy giờ. Vua Gia Long cũng đã ra lệnh dịch các tài liệu quân sự bằng tiếng Pháp tốt nhất để đem dùng. Cùng với sự giúp đỡ của một số kỹ 107 Nguyễn Thảo Hương thuật viên và sĩ quan Pháp, ông đã cho xây thành lũy theo kiểu Vauban, thành trì của triều đình Gia Long thời bấy giờ được coi là tiêu chuẩn bậc nhất tại Phương Đông, thậm chí các thành lũy ở Cacutta hay ở Madras cũng không thể sánh bằng. Trong số quan lại trong triều của vua Gia Long còn có một người mang quốc tịch Pháp là Chaigneau, tên Việt là Nguyễn Văn Thắng, đã phục vụ vua Gia Long 26 năm liên tục. Như vậy, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, trải qua gần 100 năm, tiếng Pháp từ buổi đầu đặt chân đến đất Việt giờ đã có mặt và phục vụ trong triều đình nhà Nguyễn. Đó thực sự là những bước tiến dài mà không phải bất kỳ ngôn ngữ của quốc gia nào cũng có được ở trên một đất nước khác. Đây có thể nói là bước đệm quan trọng cho sự thâm nhập và phát triển mạnh mẽ của tiếng Pháp ở Việt Nam, không chỉ trong giáo dục mà còn cả trong văn hóa, xã hội ở giai đoạn thứ 2, giai đoạn cực thịnh, được chính thức đánh dấu vào năm 1858, năm Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, miền Nam Việt Nam. 2.2. Giai đoạn 1858 – 1945 Năm 1858, Pháp chính thức tuyên chiến với Việt Nam và nhanh chóng chiếm được đất nước mà không mất nhiều sức lực vì triều đình nhà Nguyễn lúc đó đã suy sụp. Miền Nam hoàn toàn bị đô hộ và trở thành thuộc địa (colonie), còn miền Bắc và miền Trung thì đặt dưới sự bảo hộ của Pháp (protectorat) vì vẫn còn triều đình ở đó. Tuy nhiên mọi hoạt động của đất nước đều do chính phủ Pháp quyết định, triều đình không có mấy thực quyền. Ngay sau khi chiếm được quyền lực, Pháp tiến hành ngay một loạt các chính sách canh tân, trong đó nhu cầu cấp bách nhất là phải thay đổi hoàn toàn hệ thống giáo dục của Việt Nam, hủy diệt nền Nho học đã có nền tảng lâu đời tại đây. Thời bấy giờ, hệ thống giáo dục của nước ta còn mang nặng tính khoa cử với những kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình bằng chữ Hán. Nhận thấy điều này không có lợi cho việc cai trị của chính quyền thực dân, Pháp đã dần xóa bỏ các trường dạy chữ Hán hoặc liệt vào hạng “trường tư”, đồng thời cho xây dựng các “trường công” dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Năm 1864 là năm thi Hương cuối cùng ở Nam kỳ, từ năm 1878, chữ Hán trong các giấy tờ công văn đã bị thay thế bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Ở miền Bắc và miền Trung sự thay đổi này có chậm hơn đôi chút vì dưới quy chế Bảo hộ, kỳ thi Hương cuối cùng ở miền Bắc là năm 1915 và ở Huế là năm 1918. Chế độ Nho giáo và khoa cử thực sự cáo chung với kỳ thi Hội chót vào năm 1919 tại Huế. Và cho đến năm 1932 thì bộ máy cai trị của triều đình đã chính thức bỏ chữ Hán để sử dụng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ trong các văn bản hành chính được ban hành. Như vậy trong khi tiếng Pháp ở miền Bắc và miền Trung có những bước tiến tương đối chậm chạp thì ở miền Nam lại ngược lại. Năm 1865, Sài Gòn đã xuất bản tờ báo in bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên là tờ Gia Định báo. Bên cạnh đó, Pháp cũng tiến hành xây dựng một loạt các trường học Pháp để phục vụ cho mục đích dạy ngôn ngữ và truyền bá văn hóa Pháp sâu và rộng hơn nữa trong quần chúng nhân dân Việt Nam. Thay vì mô hình Nho học với hình ảnh ông đồ, các Nho sĩ, minh chứng của một nền giáo dục đậm chất 108 Vài nét về sự xuất hiện và ảnh hưởng của tiếng Pháp tới sự hình thành... Nho giáo, thì giờ đây, nền giáo dục được phân cấp theo hệ thống giáo dục của Pháp đầu tiên với 3 cấp trải dài trong lộ trình 13 năm (gần tương đương với hệ thống giáo dục ngày nay của chúng ta với 12 năm từ cấp 1, cấp 2 đến cấp 3). Sau đó còn có cả bậc Đại học và Cao đẳng chuyên nghiệp. Nền giáo dục này được áp đặt theo mô hình giáo dục tại Pháp, tuy nhiên có biến đổi đi cho phù hợp với người dân bản xứ. Với những đầu tư không nhỏ trong lĩnh vực giáo dục, đồng thời với quyết tâm khai tử nền Nho học của chính phủ Pháp, ngôn ngữ Pháp đã dần ăn sâu vào đời sống của người dân Việt Nam. Ta có thể thấy điều có thông qua một loạt các tác phẩm văn học với những tác giả lớn như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,... Tiếng Pháp không chỉ được dạy trong trường học mà còn được dạy truyền khẩu qua truyện, qua thơ ca và âm nhạc. Kể cả những người dân nghèo chưa bao giờ được đến trường, chưa hề biết đến mặt chữ cũng có thể nói được dăm ba câu tiếng Pháp bồi, đó là những anh phu xe, những chị gánh hàng rong trên đường phố. Những ai đã từng sống ở thời điểm đó, và thậm chí là cả sau thời kỳ Pháp thuộc chắc có lẽ đều biết đến tiếng Pháp bồi, một minh chứng về kết quả của một nền giáo dục thuộc địa, với sự biến đổi, cách điệu ngữ âm, ngữ pháp của ngôn ngữ gốc cho dễ đọc và phù hợp hơn với người dân bản xứ. Đó là những từ như me-đầm (madame), me-xừ (monsieur), hay thậm chí là cả một bài học thuộc lòng từ mới tiếng Pháp rất thú vị: Tiếng Pháp bồi Nguyên bản tiếng Pháp Tôi đi là moa a-lê Tôi đi là moi aller Cu-sê đi ngủ, đủ mê đi nằm Coucher đi ngủ, dormir đi nằm Thoa ba cát bốn xanh năm Trois-3, Quatre-4, Cinq-5, Sa-lông phòng khách, la-săng cái buồng Salon phòng khách, la chambre cái buồng Bên cạnh tiếng Pháp chính thống, không ít câu từ đã đi vào văn học trào phúng để trở thành những câu truyện cười dân gian về sự lai căng và học đòi ở một bộ phận dân chúng thời đó. Như câu chuyện vui về một anh hầu trong một gia đình giàu có đã miêu tả con hổ cho ông chủ nghe như sau: Tí ti giôn, tí ti noa, lúy sực mè-xừ, lúy sực cả moa. (tí ti jaune, tí ti noir, lui sực monsieur, lui sực cả moi): có nghĩa là: một tí vàng, một tí đen, nó ăn thịt ông, nó ăn thịt cả tôi [st]. Chính thứ ngôn ngữ nửa Tây nửa ta ấy đã cho ta thấy rõ ràng hơn cả sự hòa trộn giữa các dòng văn hóa khác nhau: Việt Nam, Trung Quốc, Pháp tồn tại song song trên một đất nước, đồng thời phản ánh một cách trung thực xã hội Việt Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ. 3. Kết luận Như vậy, từ những năm đầu tiên của thế kỷ XVI cho đến hết chiến tranh Pháp-Việt là một khoảng thời gian trải dài 3 thế kỷ XVI, XVII và XVIII. Trong suốt ba thế kỷ ấy, 109 Nguyễn Thảo Hương tiếng Pháp từ buổi đầu tiên du nhập vào Việt Nam và được con người Việt Nam tiếp thu vừa cưỡng chế vừa tự nguyện. Sự giao thoa ấy đã để lại những dấu tích khá rõ nét trong ngôn ngữ nói riêng và trong văn hóa nói chung. Cho đến ngày nay, một bộ phận không ít những từ ngữ trong tiếng Pháp đã ở lại và tồn tại mãi mãi trong ngôn ngữ Việt Nam và được coi là từ mượn. Và cho dù muốn hay không, chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày những ngôn từ ấy như một điều tất yếu. Gạt sang bên những tổn thất mà chiến tranh mang lại, về góc độ ngôn ngữ và văn hóa, chúng ta không thể phủ nhận những dấu ấn tích cực mà ngôn ngữ và văn hóa Pháp đã đem lại cho ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Thiết nghĩ, điều đặc biệt và quan trọng hơn cả là chúng ta đã biết tiếp thu một cách có chọn lọc, loại bỏ ra những gì thuộc về lai căng, đồng thời phát huy những gì phù hợp để làm cho bản sắc văn hóa Việt Nam trở nên đa dạng hơn, giàu có hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Minh San, 2006. Bách khoa thư Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. [2] Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), 2005. Lược sử Việt ngữ học (tập 1). Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Trần Chí Dõi, 2005. Giáo trình lịch sử tiếng Việt (sơ thảo). Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội [4] Kiều Văn, 2012. Giai thoại lịch sử Việt Nam (tập 3) – Giai thoại các thời đại: Hậu Lê – Mạc – Trịnh – Chúa Nguyễn. Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh. [5] Kiều Văn, 2012. Giai thoại lịch sử Việt Nam (tập 5) – Giai thoại các thời đại: Lê – Trịnh Mạt Vận – Nguyễn Gia Long. Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh. [6] www.wikipedia.org. [7] Bài viết Giáo dục Phú Yên thời Pháp thuộc. Yen—%C3%90at—Nguoi-94/1105205605705105346. ABSTRACT Development process of french language from the beginning to the end of French domination Since the middle of 16th century, by the religious propagation and commercial ways, the french language had came to Vietnam firstly with French and Portuguese priests and business man. With historical process, the french language had penetrated, even by force or by dispose, in to Vietnamese people’s life. Especially in around 100 years be- ing French colony of Vietnam, the french language had played a role fairly important in Vietnamese language and culture. Up to present time, many french words are still used by Vietnamese people and can be found in Vietnamese Dictionary. Thus, beside of the chinese, it is possibly that the french language has a strong influence to the Vietnamese language and culture. Hopefully this report can bring some more informations about the development of french language in Vietnam from the beginning up to the end of French domination. 110
Tài liệu liên quan