Vấn đề biểu hiện tình thái trong tiếng Việt với việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Tóm t t: Quán ngữ tình thái là lớp từ công cụ vốn không xa lạ nhưng là lớp từ gây không ít khó khăn, lúng túng cho những người làm công tác giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường nói chung và cho người dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ nói riêng bởi tính đa dạng và đa chức năng của nó. Bài viết này đặt vấn đề phân biệt các quán ngữ tình thái với các tổ hợp từ tự do có cùng hình thức và vị trí xuất hiện trong câu. Áp dụng các thủ pháp phân tích ngôn ngữ, cải biến có thay đổi nghĩa và cải biến không thay đổi nghĩa, chúng tôi cố gắng tìm ra những dấu hiệu hình thức phân biệt quán ngữ tình thái với những tổ hợp tự do có cùng hình thức và vị trí xuất hiện trong câu. Hy vọng kết quả nghiên cứu của bài viết là nguồn tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến việc dạy và học tiếng Việt.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề biểu hiện tình thái trong tiếng Việt với việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ti u ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài 422 VẤN ĐỀ BIỂU HIỆN TÌNH THÁI TRONG TIẾNG VIỆT VỚI VIỆC DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Đoàn Th Thu Hà Trường Đại học Hà Nội Tóm t t: Quán ngữ tình thái là lớp từ công cụ vốn không xa lạ nhưng là lớp từ gây không ít khó khăn, lúng túng cho những người làm công tác giảng dạy tiếng Việt trong nhà trường nói chung và cho người dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ nói riêng bởi tính đa dạng và đa chức năng của nó. Bài viết này đặt vấn đề phân biệt các quán ngữ tình thái với các tổ hợp từ tự do có cùng hình thức và vị trí xuất hiện trong câu. Áp dụng các thủ pháp phân tích ngôn ngữ, cải biến có thay đổi nghĩa và cải biến không thay đổi nghĩa, chúng tôi cố gắng tìm ra những dấu hiệu hình thức phân biệt quán ngữ tình thái với những tổ hợp tự do có cùng hình thức và vị trí xuất hiện trong câu. Hy vọng kết quả nghiên cứu của bài viết là nguồn tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến việc dạy và học tiếng Việt. Abstract: Vietnamese modal habitual collocations are familiar functional group of words and frequently used in daily language. Teaching these phrases to both native speakers and foreigners is a challenging task due to the complex features in their meaning and use. This paper attemps to distinguish some modal habitual collocations from propositional parts of sentences where form and position are identical. Applying analytic procedure, meaning-preserving transformation and meaning-changing transformation we try to figure out some formal linguistic signs to distinguish modal habitual collocations from phrases where form and position are identical. These findings can serve as a reference to individuals who are teaching and learning Vietnamese. 1. Dạy tiếng Việt như một ngọai ngữ đến trình độ cao tất yếu phải dạy phương thức biểu hiện tình thái (TT). Nếu không, người học sẽ không thể hiểu được đầy đủ ý nghĩa của một phát ngôn, nhất là trong khẩu ngữ. Trong tiếng Việt, các yếu tố ngôn ngữ dùng để diễn đạt các nội dung TT là rất đa dạng. Chúng có cương vị ngôn ngữ học rất khác nhau, đảm đương những chức năng ngữ pháp khác nhau và được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu1. Trong đó, thường dùng hơn cả là các tiểu từ TT (còn gọi là trợ từ TT) như: à, ư, nhỉ, nhé... hoặc các cụm từ cố định biểu thị ý nghĩa TT được gọi là quán ngữ tình thái (QNTT) như: biết đâu..., ... không biết chừng, kể ra..., có khi..., chả trách..., ai bảo..., gì thì gì..., đằng thẳng ra thì... Về tiểu từ TT đã có nhiều nhà ngôn ngữ học, quan tâm và nghiên cứu khá tỷ mỷ. Nhiều sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng đã đưa vào nội dung giảng dạy2. Còn về QNTT thì chưa thấy mấy người người đề cập đến, nhất là những trường hợp QNTT có hình thức cấu tạo và vị trí xuất hiện giống hệt một cụm từ thuộc thành phần ngôn liệu của câu. Ở đây, chúng tôi xin trình bày một số suy nghĩ bước đầu về vấn đề này. Khảo sát ý nghĩa và cách dùng QNTT là một đề tài lớn, đòi hỏi nghiên cứu công phu và dài hơi. Trước mắt, chúng tôi chỉ muốn thông qua một vài ví dụ đơn giản để gợi mở vấn đề và trong chừng mực nào đó để những 1 Xem Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển 1, Nxb Khoa học Xã hội, 1991; Nguyễn Văn Hiệp, Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, 2008. 2 Trần Thị Chung Toàn, Tiếng Việt cơ sở cho người Nhật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000; Trần Văn Tiếng, Jeon Hyae Kyeong, Tiếng Việt hội thoại (II) Sách học tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học Ngoại ngữ & Tin học Tp.Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngoại ngữ Seoul Hàn Quốc, 2004; Mai Ngọc Chừ (Chủ biên), Quê Việt, Sách daỵ tiếng Việt, Trình độ A, Quyển 2, Nxb Thế Giới, 2007; Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài, Quyển 1, Quyển 4, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2008; Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Tiếng Việt vui, Quyển 4 (Sách thử nghiệm), Nxb Thế giới, 2009; Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên), Thực hành tiếng Việt, Sách dùng cho người nước ngoài, Trình độ B, Nxb Thế giới (Tái bản lần thứ 7), 2013. Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 423 người giảng dạy cùng chúng tôi phân định đâu là QNTT, đâu không phải là QNTT, chẳng hạn trong những trường hợp sau: 1a) - Tôi nghe nói cậu Nam lớp mình bị ngã xe máy gãy chân phải vào viện bó bột. - Ai bảo nó phóng nhanh vượt ẩu. Cho đáng đời! (Ngữ liệu trực tiếp) 1b) - Chị vào đi. Ai bảo chị em ở đây mà chị biết để đến tìm em? - Ừ thì chị hỏi mẹ em. (Ngữ liệu trực tiếp) 2a) - Ông cụ yếu lắm rồi. Bác sĩ bảo có khi ông đi trong đêm nay mất. (Ngữ liệu trực tiếp) 2b) - Từ ngày ông cụ ốm. Gia đình tôi phải thay phiên nhau vào trông cụ. Có khi thì nhà tôi vào, có khi thì tôi, có khi con gái tôi. (Ngữ liệu trực tiếp) Các QNTT dạng này thì rất nhiều. Do khuôn khổ bài viết có hạn, trong bài này chúng tôi chỉ xét đến mấy QNTT sau: Kể ra..., ... biết đấy, Chả trách..., Ai bảo... Áp dụng các thủ pháp chêm xen, thay thế, chúng tôi cũng cố gắng tìm ra những dấu hiệu hình thức phân biệt chúng với các tổ hợp từ tự do có cùng hình thức và vị trí xuất hiện trong câu. 2. Như chúng ta đều biết, trong nghiên cứu Việt ngữ, QN là kiểu đơn vị ngôn ngữ thuộc phạm vi quan tâm trước hết là của các nhà từ vựng học. Cho đến nay, tuy chưa đạt được một sự nhất trí hoàn toàn về phạm vi các yếu tố ngôn ngữ được gọi là QN nhưng về cơ bản, các nhà từ vựng học đồng tình với nhau ở một số đặc điểm sau của QN: - Về mặt hình thức: QN là sự kết hợp của ít nhất là hai tiếng với nhau; được dùng lặp đi lặp lại như những đơn vị có sẵn; mang tính ổn định hoặc tương đối ổn định. - Về mặt nghĩa: QN có cả nghĩa đen (có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành) hoặc nghĩa bóng. - Về mặt chức năng: QN có chức năng đưa đẩy, rào đón, nhấn mạnh, liên kết hoặc biểu thị các ý nghĩa TT. Ngoài ra, QN cũng có thể có chức năng định danh (chỉ ra một số hành vi, phẩm chất, tính chất, trạng thái). Mỗi phong cách có những QN riêng. [Xem Nguyễn Văn Tu 1968; Nguyễn Thiện Giáp 1975, 1985, 1996; Đỗ Hữu Châu 1981, 1986]. Trong địa hạt ngữ pháp, khái niệm này hầu như không xuất hiện một cách trực tiếp nhưng những tổ hợp cụ thể thuộc trạm trù QN thì đây đó có được nhắc đến với những tên gọi khác nhau như: trạng tự chỉ sự hoài nghi3, trạng tự chỉ ý kiến4, phụ chú ngữ5, phụ ngữ câu chỉ ý kiến6..) tùy quan điểm và định hướng nghiên cứu của mỗi tác giả. 3. Trong vòng khoảng hơn chục năm trở lại đây, khi mà ngữ pháp chức năng và ngữ dụng học được giới thiệu một cách chính thức và rộng rãi ở Việt Nam, nhiều hiện tượng, nhiều vấn đề của ngôn ngữ học đã được nhìn nhận, đánh giá lại một cách đầy đủ và thỏa đáng hơn trong đó có vấn đề TT. Khả năng biểu thị ý nghĩa TT của các kiểu đơn vị ngôn ngữ mà truyền thống vẫn quen gọi là QN đã bắt đầu thu hút được các nhà Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu. Theo đó, khái niệm QNTT bắt đầu được nhiều người biết đến. Trong bài viết này, QNTT được hiểu là những tổ hợp từ, những lối nói đã tạo thành những đơn vị, khối hay khuôn cấu trúc ổn định hoặc tương đối ổn định được người nói dùng như một công cụ có công năng của những tác tử TT tác động vào dung mệnh đề (P- Proposition) theo một kiểu nào đó. Vai trò chủ yếu của chúng là tham gia vào TT (Modus) của câu, hành chức như một loại phương tiện bổ trợ, 3 Trần Trọng Kim - Phạm Duy Khiêm (1940), Việt Nam văn phạm, Lê Thăng xuất bản, Imprimerie du Nord, N 133 Rue de Coton, tr.126-128. 4 Nguyễn Quang Oánh - Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim (1942), Việt Nam văn phạm giáo khoa thư, Lê Thăng xuất bản, Imprimerie du Nord, N 133-135 Rue de Coton, tr.112. 5 Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Tập 2, Nxb KHXH, tr. 225. 6 Diệp Quang Ban (1987), Câu đơn tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN, tr.194. Ti u ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài 424 tác động vào nội dung mệnh đề, vào ý nghĩa của chỉnh thể câu, đưa vào câu những kiểu TT đánh giá, biểu cảm khác nhau của người nói đối với nội dung sự tình được thể hiện bằng mệnh đề P, với người nghe trong sự tác động liên chủ thể giữa những người tham gia giao tiếp cũng như với các nhân tố khác của ngữ cảnh. 4. Có thể nói, QNTT tiếng Việt là kiểu đơn vị ngôn ngữ rất phong phú, đa dạng về hình thức cấu tạo nội tại. Chúng có thể là: tổ hợp từ có hình thức một câu (Chị tính P, bác biết đấy P,...), kết cấu danh ngữ (mỗi tội P, cái trò P, thói đời P,...), động ngữ (được cái là P, đã đành P, mới hay P,...), tính ngữ (đúng hơn là P, may thay P, ác một nỗi P,...), hoặc giới ngữ (Theo... thì P, như trên đã nói thì P,...). Trong câu cũng không có vị trí cố định dành cho QNTT. Nghĩa là QNTT có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau: đầu câu (ai bảo P, cái trò P, thói đời P, mới biết P,...); giữa câu, liền sau chủ ngữ (chỉ được cái P, chỉ mỗi tội P, chẳng qua P,...) hoặc cuối câu (P cũng nên, P thì phải, P không biết chừng,...) tuy rằng vị trí đầu câu chiếm ưu thế hơn cả. Nghĩa của các QNTT là loại nghĩa nằm ở tầng sâu, không hoàn toàn đồng nhất với nghĩa bề mặt - loại nghĩa có được bằng phép cộng nghĩa các thành tố cấu thành tổ hợp. Ngay cả đối với trường hợp các QNTT mà nghĩa của chúng thoạt nhìn tưởng như vẫn còn nguyên nghĩa tự thân vốn có nhưng kỳ thật ở đây đã có một sự chuyển biến sâu xa về mặt nghĩa. Nói rõ hơn, ở đây chúng đã tham gia vào một cơ tầng ngữ nghĩa khác (không phải là nghĩa mệnh đề) và được dùng để làm nổi bật một giá trị TT nào đó của câu. 5. Với những đặc điểm về cấu tạo nội tại cũng như khả năng phân bố vị trí trong câu như vậy, có một câu hỏi không thể không đặt ra: làm thế nào để phân biệt những QNTT có hình thức cũng như vị trí xuất hiện giống hệt một thành phần ngôn liệu của câu như các ví dụ (1a), (1b), (2a), (2b). Đây là những trường hợp gây không ít khó khăn, lúng túng cho cả người dạy lẫn người học tiếng Việt như một ngoại ngoại ngữ. Trong mục này, chúng tôi tiến hành phân tích ý nghĩa và cách dùng của bốn QNTT ai bảo, biết ngay mà, có khi và chả trách đồng thời vận dụng các thủ pháp chêm xen, thay thế nhằm tìm ra các dấu hiệu hình thức phân biệt chúng với các thành phần ngôn liệu của câu có cùng hình thức và cùng vị trí xuất hiện. 5.1. Kể ra P Xét các câu sau: (3) Thấm thoắt từng ấy năm rồi không một lá thư, kể ra mình cũng tệ thật. (KN. 140) (4) Nó lại nhìn mẹ. Lại đôi môi khô nứt và nhệch nhạc. Lại đôi mắt long sòng sọc. Nó nghĩ "Kể ra đôi mắt mẹ cũng đẹp, nhưng hình như nhắm lại thì đẹp hơn". (PT. 128) (5) - Chị đừng nên giấu kỹ trong lòng những chuyện buồn. Kể ra thì lòng chị sẽ nhẹ nhàng, thanh thản hơn. (Ngữ liệu trực tiếp) Trong câu (3), (4) Kể ra có thể được lược bỏ mà câu vẫn đúng ngữ pháp và lọn nghĩa. Còn trong câu (5), Kể ra là một tổ hợp từ tự do, đảm nhiệm chức năng vị ngữ của mệnh đề phụ của câu điều kiện ẩn từ nếu và không thể lược bỏ được. Với tư cách là một cụm từ tự do, động từ kể có thể được thay thế bằng các động từ nói, giãi bày, thổ lộ... mà không làm thay đổi nghĩa sự tình của câu. Đây là điều không thể thực hiện được với các câu (3), (4) nếu không muốn biến chúng thành những câu kỳ quặc. Tổ hợp từ kể ra trong hai ví dụ này không thuộc vào thành phần ngôn liệu của câu, nhưng không phải là yếu tố dư thừa vô giá trị mà trái lại, sự có mặt của nó đã bổ sung thêm cho câu những sắc thái, nét nghĩa mới thuộc về sự đánh giá chủ quan của người nói đối với nội dung mệnh đề P cũng như đối với người tham gia giao tiếp. Ở đây, ta có kiểu câu Kể ra + P, mà Kể ra là một QNTT có ý nghĩa và cách dùng như sau: - Đứng ở đầu câu, đầu phân câu, thường kết hợp với phụ từ cũng tạo thành kết cấu Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 425 Kể ra ... cũng P. - Giả định một suy nghĩ, quan điểm, ý kiến trước đó khác P hoặc thậm chí trái ngược P (ở dạng hiện thực hoặc tiềm tàng) từ chính phía người nói hoặc từ phía những người tham gia giao tiếp. - Nói Kể ra P/ Kể ra ... cũng P, người nói biểu thị ý xác nhận của mình đối với tính thực hữu của P mà người nói mới nhận ra hoặc mới thừa nhận sau một quá trình suy ngẫm, cân nhắc, phân tích cứ liệu, bằng chứng mà mình có được. Tuy nhiên, người nói vẫn để ngỏ cơ hội phản bác P cho người đối thoại. 5.2. ... biết đấy, P (P, ... biết (rồi) đấy) Xét các câu sau: (6) - Chị cũng biết rồi đấy, em nghèo, anh ấy cũng nghèo, hai cái nghèo cộng lại thì chỉ có nước cạp đất mà sống thôi. Ước mơ một túp lều tranh hai trái tim vàng đã trở nên lỗi thời rồi. Sống bây giờ là phải có tiền chị ạ. (MChT. 143) (7) - Chuyện đàn bà chúng tôi các anh biết đấy. Ai đến tuổi chẳng mong có một tấm chồng. Chưa có, người nó cứ chống chếnh lo lo đến lạ. (TTTN I.201) (8) - Chuyện em làm mất xe đạp các anh biết đấy. Em đừng giấu nữa. (Ngữ liệu trực tiếp) Thoạt nhìn, (7) và (8) là những câu giống nhau về cấu trúc (có bổ ngữ đảo lên đầu câu + chủ ngữ + động từ vị ngữ). Thậm chí có thể cùng thêm phó từ đã (vào trước động từ vị ngữ biết) và rồi vào sau mà không làm thay đổi nghĩa của bản thân kết cấu và câu chứa chúng. Nhưng xét kỹ thì không phải như vậy. Câu (8) có thể được diễn giải như sau "Việc em làm mất xe đạp các anh (trong đó có người nói) đã biết rồi chứ không phải là chưa biết như em nghĩ. Vì thế em không nên giấu nữa”. Ở đây, các anh biết đấy là một thành phần thuộc ngôn liệu câu. Động từ biết trong tổ hợp này có thể được thay thế bằng một động từ khác biểu thị kết quả của một sự tri nhận (chẳng hạn: phát hiện ra, nhận ra...) mà vẫn giữ nguyên nghĩa ban đầu của câu. Điều này không thực hiện được với các câu (6) và (7). Thêm nữa, ở (6) và (7), đứng trước biết chỉ có thể là một đại từ ở ngôi thứ hai (số ít hoặc số nhiều) chứ không thể ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba như ở (8). Mặc dù nghĩa của chị cũng biết rồi đấy và các anh biết đấy có vẻ như là nghĩa có được từ phép cộng nghĩa của từng thành tố cấu thành nhưng thực ra kết cấu này có ý nghĩa và cách dùng không hoàn toàn giống với các anh biết đấy trong (8). Có thể giải thích vắn tắt QNTT này như sau: - Thường đứng ở đầu câu, đầu phân câu, dùng trong khẩu ngữ. - Được dùng như một tác tử lập luận. Giả định sự tồn tại của một phát ngôn Q ở trước hoặc sau câu có chứa ... biết đấy. Trong quan hệ với P, Q là hệ quả tất yếu được rút ra từ P. - Người nói áp đặt giả định P là điều mà người nghe mặc nhiên đã biết, đã hiểu. Người nói nhắc lại P không phải là sự lặp thừa vô ý mà là để lưu ý, chỉ hiệu cho người nghe hãy chú ý đến P với vai trò một luận cứ, một tiền đề quan trọng lập luận của người nói. Nếu người nghe đã thừa nhận P thì cũng mặc nhiên phải thừa nhận tính chân thực và hợp đạo nghĩa của sự tình được nêu ra trong phát ngôn Q theo đúng ý đồ giao tiếp của người nói. 5.3. Chả trách P Xét các câu sau: (9) Anh thì cái gì cũng dễ dàng. Vô tư thế chả trách trẻ lâu. (TTTN I. 497) (10) Con người ta khi có tài sản thì khó vô tư thật. Chả trách tính keo kiệt lại cứ hay rơi vào anh nhà giàu. (TTTN I. 50) (11) Chị làm thế, chả trách anh ấy được. (Ngữ liệu trực tiếp) Xét về mặt hình thức thì tổ hợp chả trách là một cụm động từ ở dạng phủ định. Trong câu (11), Ti u ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài 426 tổ hợp này đảm nhiệm chức năng vị ngữ, ở đó chả có thể được thay thế bằng không hoặc làm sao, trách có thể được thay bằng trách cứ, nói, phê bình... mà không làm câu bị mất hay sai nghĩa ban đầu. Nhưng trong các câu (9), (10), tổ hợp chả trách không còn là một tổ hợp cú pháp bình thường thuộc về nội dung mệnh đề của câu như ở câu (13) nữa mà đã trở thành một đơn vị chuyên dụng biểu thị ý nghĩa TT. Với tư cách QNTT, chả trách là một khối cố định, không thể chêm xen, thêm bớt bất kỳ thành tố nào vào trước, trong, sau tổ hợp. Nó cũng không chấp nhận có một chủ thể của hành động "trách". Nói cách khác, nó phải được dùng ở dạng vô ngôi. QNTT này có ý nghĩa và cách dùng như sau: - Thường đứng ở đầu câu, đầu phân câu, dùng trong khẩu ngữ. - Luôn tiền giả định một câu Q đứng trước. Chả trách là dấu hiệu chỉ báo cho người nghe biết trong quan hệ với P, Q là nguyên nhân, lý do mà người nói cho là tất yếu dẫn đến P. Xét về vị trí xuất hiện trên văn bản hay dòng ngữ lưu thì Q ở trước P nhưng xét về quá trình tri nhận thì P lại là sự tình được tri nhận trước, còn Q là điều mà người nói mới nhận ra hoặc mới được biết và điều này ít nhiều có phần khác với suy nghĩ, dự đoán trước đây của người nói. Đặc trưng về cảnh huống sử dụng này của QNTT chả trách giống với đặc trưng cảnh huống sử dụng của các QNTT thảo nào, hèn chi (hèn gì) và do đó chúng có thể thay thế được cho nhau. 5.4. Ai bảo P Xét các câu sau: (12) - Thật tao chưa thấy đưa nào ngu đến mức học chung với người yêu mà bày đặt nạt nộ quát tháo như mày. Mày đâu phải là thầy hiệu trưởng hay giám thị! - Tại nó chứ bộ! Ai bảo tao giảng hoài mà nó cứ ngồi giương mắt ếch lên dòm tao chi! (TrHV.126) (13) - Cô ả Nhung hôm nay phải phạt. Cái tính đố hôm qua chưa làm. Cho đáng kiếp. Ai bảo hỏi Tri không chịu hỏi. (TTNC. 23) (14) Hạnh phúc chỉ là một cái chăn hẹp. Người này co thì người kia bị hở. Đâu phải tôi muốn tệ? Nhưng biết làm sao được. Ai bảo cuộc đời cứ khe khắt vậy. (TTNC. 49) (15) - Người ta định về quê thì giữ người ta lại. - Ai bảo anh ở lại? - Ai bảo...! Con chó bảo. - Anh bảo ai là chó. Anh láo vừa chứ! (TTNC.53) (16) - Này cô Liên, thế cô định theo cậu Tâm vào Sài Gòn thật đấy ư? Liên giật mình hốt hoảng: - Thưa mẹ, ai bảo mẹ thế? - Lại còn ai bảo nữa. Mà cần gì phải có ai bảo tôi mới biết. (TTTL.74) (17) - Con nhỏ đó khinh người. - Ai bảo mày vậy? - Cần gì ai bảo - Tôi nhếch mép - Nhà nó giàu, còn nhà tao nghèo, đương nhiên là nó coi thường tao. (TrHV. 86) Trong cả sáu câu trên, tổ hợp từ Ai bảo đều xuất hiện ở vị trí đầu câu. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn không giống nhau về ý nghĩa cũng như cách dùng. Ở các câu (12), (13), (14), nếu lược bỏ tổ hợp từ ai bảo, về cơ bản, phần còn lại của câu vẫn là một mệnh đề P trọn vẹn (đúng ngữ pháp và lọn nghĩa). Ở đây, Ai bảo được dùng như một phương tiện bổ sung các ý nghĩa TT khác thêm vào nội dung mệnh đề đi kèm. Nó thực hiện vai trò, chức năng của một QNTT. Về mặt hình thức cấu tạo nội tại, động từ bảo không thể được thay bằng một động từ khác cùng biểu thị các hành động nói năng, chẳng hạn nói, kể, thông báo, tiết lộ... QNTT này cũng không chấp nhận bất kỳ một sự chêm xen phó từ chỉ thời gian nào vào trước động từ bảo. Về mặt ngữ nghĩa, có thể thấy yếu tố ai Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 427 trong QNTT ai bảo đã không còn có nghĩa của đại từ nghi vấn vốn có của nó nên kiểu câu có chứa QNTT này không nhất thiết phải có hình thức hỏi hoặc giả nếu có thì cũng không đòi hỏi, yêu cầu sự hồi đáp, đúng hơn là khó hoặc không thể đưa ra được câu trả lời. Xét trong mối quan hệ với các câu xung quanh câu có chứa QNTT đang xét, có thể thấy, liền trước hoặc liền sau câu có chứa QNTT này thường là một hoặc nhiều hơn một câu có nội dung mang nghĩa tiêu cực (tạm quy ước là Q). Trong quan hệ ngữ nghĩa với câu Ai bảo P, Q là hệ quả kéo theo một cách tất yếu từ P. Nói một cách rõ hơn, P theo người nói là cái nguyên cớ, cái lẽ lý giải không thể phủ nhận được cho sự tình nêu ở Q. Theo đó, các câu (12), (13), (14), chúng ta lần lượt có Q như sau: Q12) (tao) nạt nộ quát tháo (như mày nói) Q13) Cô ả Nhung hôm nay phải phạt. Cái tính đố hôm qua chưa làm. Chưa làm là vì P -không chịu hỏi Tri nên không làm được. Q14) Tôi không muốn hành xử tệ như vậy. Theo cách nhìn nhận, đánh giá của
Tài liệu liên quan