Vết thương chiến tranh trong văn học hiện đại Hàn Quốc trọng tâm qua hai tác phẩm ''Hai đời thọ nạn'' của Ha Geun Chan và ''Ai đã ăn hết những cây singa ngày ấy'' của Park Wan Suh

I. Đặt vấn đề Văn học là tấm gương phản ánh chân thực và rõ rệt nhất về văn hóa, lịch sử, xã hội và tư tưởng của mỗi dân tộc. Từ trước đến nay, một trong những đề tài vẫn luôn khơi nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ trên thế giới chính là đề tài chiến tranh. Dù là cuộc chiến tranh phi nghĩa hay chiến tranh tự vệ chính đáng thì cũng luôn để lại những nỗi đau, những vết sẹo không bao giờ có thể quên đối với những người đã từng trải qua một thời máu lửa, bất kể là người lính – người trực tiếp cầm súng tham gia chiến đấu hay là những người dân thường vô tội. Các tác giả văn học viết về chiến tranh là họ tự trả một món nợ, viết cho những người nằm xuống, cho sự chia ly, cho những nỗi đau đã trả vào thinh lặng qua thời gian. Với độc giả hiện đại, tìm về những tác phẩm chiến tranh là tìm về những trang lịch sử vừa có tính tư liệu lịch sử, vừa có cái nhìn nhân văn xét ở những góc độ nhỏ nhặt của cuộc chiến. Trong mảng văn học chiến tranh Hàn Quốc, bối cảnh thường được đem ra khai thác là hai cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử của dân tộc họ - chiến tranh Nhật trị và chiến tranh Nam Bắc triều. Khác với các tác phẩm chiến tranh của Việt Nam chủ yếu nhằm tái hiện lịch sử và mang tính chất cổ vũ, tuyên truyền và ca ngợi cách mạng, văn học chiến tranh Hàn Quốc tập trung lột tả nỗi đau thương, mất mát, sự bất lực trước sự thay đổi của thời cuộc. Thời gian gần đây đã có một số tác phẩm văn học Hàn Quốc được giới thiệu với bạn đọc Việt Nam. Trong số đó, những tác phẩm về chiến tranh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả có thể kể đến”Hai đời thọ nạn”của tác giả Ha Geun Chan và”Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?”của tác giả Park Wan Suh.

pdf19 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vết thương chiến tranh trong văn học hiện đại Hàn Quốc trọng tâm qua hai tác phẩm ''Hai đời thọ nạn'' của Ha Geun Chan và ''Ai đã ăn hết những cây singa ngày ấy'' của Park Wan Suh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 172 VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC TRỌNG TÂM QUA HAI TÁC PHẨM”HAI ĐỜI THỌ NẠN” CỦA HA GEUN CHAN VÀ”AI Đà ĂN HẾT NHỮNG CÂY SING- A NGÀY ẤY”CỦA PARK WAN SUH SVTH: Đỗ Thị Phương Loan, Vũ Liên Hương 1H10 GVHD: ThS Bùi Thị Bạch Dương I. Đặt vấn đề Văn học là tấm gƣơng phản ánh chân thực và rõ rệt nhất về văn hóa, lịch sử, xã hội và tƣ tƣởng của mỗi dân tộc. Từ trƣớc đến nay, một trong những đề tài vẫn luôn khơi nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ trên thế giới chính là đề tài chiến tranh. Dù là cuộc chiến tranh phi nghĩa hay chiến tranh tự vệ chính đáng thì cũng luôn để lại những nỗi đau, những vết sẹo không bao giờ có thể quên đối với những ngƣời đã từng trải qua một thời máu lửa, bất kể là ngƣời lính – ngƣời trực tiếp cầm súng tham gia chiến đấu hay là những ngƣời dân thƣờng vô tội. Các tác giả văn học viết về chiến tranh là họ tự trả một món nợ, viết cho những ngƣời nằm xuống, cho sự chia ly, cho những nỗi đau đã trả vào thinh lặng qua thời gian. Với độc giả hiện đại, tìm về những tác phẩm chiến tranh là tìm về những trang lịch sử vừa có tính tƣ liệu lịch sử, vừa có cái nhìn nhân văn xét ở những góc độ nhỏ nhặt của cuộc chiến. Trong mảng văn học chiến tranh Hàn Quốc, bối cảnh thƣờng đƣợc đem ra khai thác là hai cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử của dân tộc họ - chiến tranh Nhật trị và chiến tranh Nam Bắc triều. Khác với các tác phẩm chiến tranh của Việt Nam chủ yếu nhằm tái hiện lịch sử và mang tính chất cổ vũ, tuyên truyền và ca ngợi cách mạng, văn học chiến tranh Hàn Quốc tập trung lột tả nỗi đau thƣơng, mất mát, sự bất lực trƣớc sự thay đổi của thời cuộc. Thời gian gần đây đã có một số tác phẩm văn học Hàn Quốc đƣợc giới thiệu với bạn đọc Việt Nam. Trong số đó, những tác phẩm về chiến tranh đã để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng độc giả có thể kể đến”Hai đời thọ nạn”của tác giả Ha Geun Chan và”Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?”của tác giả Park Wan Suh. Trong bài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi muốn tập trung khai thác về những nỗi đau, những vết thƣơng chiến tranh mà ngƣời dân Hàn Quốc đã phải trải qua, đƣợc thể hiện trong các tác phẩm văn học hiện đại; mà trọng tâm là hai tác phẩm”Hai đời thọ nạn”và”Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?” Chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này với mong muốn có thể mang văn học Hàn Quốc đến gần hơn với bạn đọc Việt Nam, đặc biệt là những ai quan tâm và muốn tìm hiểu về văn hoá và lịch sử Hàn Quốc. Bên cạnh đó, độc giả sẽ có đƣợc cái nhìn toàn diện và rõ nét hơn về bối cảnh xã hội và con ngƣời Hàn Quốc thời loạn lạc. 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 173 II. Nội dung bài nghiên cứu CHƢƠNG 1: Bối cảnh lịch sử - xã hội của hai tác phẩm Cả hai tác phẩm đều lấy bối cảnh là hai cuộc chiến tranh Nhật trị và Nội chiến Nam Bắc Triều 6.25. Năm 1910, Nhật Bản hoàn toàn thôn tính Triều Tiên bằng Hiệp ƣớc sáp nhập Nhật Bản - Triều Tiên. Sau Chiến tranh Trung - Nhật năm 1937 và Thế chiến thứ II bùng nổ, Nhật Bản đã tìm cách tiêu diệt sự hiện diện của Triều Tiên với tƣ cách một quốc gia. Việc thờ cúng tại các miếu thờ Shinto Nhật Bản trở thành bắt buộc. Chƣơng trình học đƣợc sửa đổi triệt để để loại trừ việc dạy học bằng tiếng Triều Tiên và lịch Triều Tiên. Sự tiếp nối của văn hóa Triều Tiên bắt đầu bị coi là bất hợp pháp. Văn hóa và kinh tế Triều Tiên đã bị hủy hoại đáng kể. Ngôn ngữ Triều Tiên bị cấm đoán và ngƣời Triều Tiên bị buộc phải chấp nhận những cái tên Nhật Bản. Nhiều đồ vật thủ công văn hóa Triều Tiên bị phá hủy hay bị đƣa sang Nhật Bản. Tới ngày nay, những đồ thủ công giá trị của Triều Tiên thƣờng hiện diện trong các bảo tàng Nhật Bản hay nằm trong những bộ sƣu tập cá nhân. Báo chí bị cấm xuất bản bằng tiếng Triều Tiên và việc nghiên cứu lịch sử Triều Tiên cũng bị cấm đoán tại các trƣờng đại học, sách sử Triều Tiên bị đốt, phá hủy hay bị cấm đoán. Năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với Đế quốc Nhật Bản và vào ngày 8 tháng 8 bắt đầu tấn công phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Nhƣ đã thỏa thuận với Mỹ, Liên Xô dừng quân lại ở vĩ tuyến 38 độ bắc. Quân đội Hoa Kỳ ở phần phía nam của bán đảo. Năm 1949, cả hai lực lƣợng của Liên Xô và Hoa Kỳ rút khỏi Triều Tiên. Tổng thống Nam Triều Tiên Lý Thừa Vãn và Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành đều có ý định thống nhất bán đảo dƣới hệ thống chính trị của mình và đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự dọc theo ranh giới vào năm 1949 và đầu năm 1950. Suốt ba năm sau đó, cuộc chiến luôn luôn ở thế giằng co, với sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sau những nỗ lực thống nhất đất nƣớc không thành của cả hai phía, đến ngày 27 tháng 7 năm 1953, lệnh ngừng bắn đƣợc thiết lập vào thời điểm tuyến đầu mặt trận quay trở lại quanh vĩ tuyến 38. 1. Tác phẩm”Hai đời thọ nạn” Câu chuyện lấy bối cảnh là một gia đình sống tại một ngôi làng nhỏ ở Hàn Quốc vào những năm 50 của thế kỉ trƣớc. Điều đáng nói về gia đình này là cả hai cha con đều từng là những ngƣời lính, bƣớc ra từ hai cuộc chiến tranh lớn của dân tộc. Họ đều đã bỏ lại một phần thân thể của mình nơi chiến trƣờng. Sau cuộc chiến sinh tử, hai ngƣời lính ấy lại trở về với cuộc sống với những mối lo toan thƣờng nhật của những ngƣời nông dân thôn quê. 2. Tác phẩm”Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?” Tác phẩm là những dòng hồi ức của cô bé Park Wan Suh, dựa trên chính những trải nghiệm của tác giả - một trong số ít ỏi những nhân chứng đã trải qua một chặng đƣờng dài 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 174 thật dài trong lịch sử của dân tộc Hàn. Sinh ra và lớn lên giữa thời kỳ đô hộ của Nhật Bản, trƣởng thành trong những năm tháng đau thƣơng của cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai miền Nam - Bắc, những thay đổi trong cuộc sống của Park Wan Suh đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc cả một thời kì loạn lạc và tăm tối, kéo dài dai dẳng cho đến tận những dòng cuối cùng của cuốn tiểu thuyết. CHƢƠNG 2: Giới thiệu hai tác phẩm 1. Tác phẩm”Hai đời thọ nạn” 1.1. Tác giả Ha Geun Chan Ha Geun Chan (1931 – 2007) là một tác gia viết tiểu thuyết của Hàn Quốc. Ông quê gốc ở Jinju và có hiệu là DongHak. Năm 1957, ông xuất hiện lần đầu tiên trên văn đàn văn học Hàn Quốc với tác phẩm”Hai đời thọ nạn”đƣợc in trên mục Văn nghệ của tờ Nhật báo Hàn Quốc. Do xuất thân từ nông thôn nên Ha Geun Chan rất thấu hiểu cuộc sống vất vả của những ngƣời nông dân Hàn Quốc cùng với sự tăm tối của xã hội đƣơng thời. Bối cảnh trong các tác phẩm của ông thƣờng là các hình ảnh đồng quê dân dã, thân thuộc, mang đậm tình ngƣời; nói về những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống thƣờng nhật của ngƣời dân quê nghèo. Thêm vào đó, khác với các nhà văn cùng thời, đề tài chính thƣờng xuất hiện trong các tác phẩm của Ha Geun Chan là: ông đi sâu khai thác nỗi đau, những vết thƣơng mà ngƣời dân Hàn Quốc phải chịu đựng trong và sau chiến tranh. Ông tập trung miêu tả một cách chân thực về những khó khăn mà đất nƣớc Hàn Quốc phải trải qua vào thời điểm đó. Các giải thƣởng: Giải thƣởng văn học Hàn Quốc (1970), Giải thƣởng văn học Yosan (1984). Một số tác phẩm chính của Ha Geun Chan: “Hai đời thọ nạn”,”Chuyện trên một chuyến phà”,”Chòm râu bạc” 1.2. Tác phẩm 1.2.1. Cảm hứng sáng tác Trong một chuyến du lịch Châu Âu, tác giả đã gặp một ông già bị mất một chân đang cắm cúi ngồi khâu giày. Tác giả đã hỏi rằng với một chân thì có bất tiện lắm không và ông lão đã kể rằng ông bị mất một chân trong đại chiến thế giới lần thứ 1 và ngƣời con trai của ông đã tử trận trong đại chiến thế giới lần thứ 2. Nội dung câu chuyện bi kịch thật đấy nhƣng điều mà tác giả ấn tƣởng hơn cả là ông lão vẫn cƣời và lạc quan trƣớc câu hỏi đó. Một ông lão với một chân đã bị mất đi nhƣng không hề oán thán cuộc đời mà lại rất lạc quan đã trở thành cảm hứng để Ha Geun Chan cho ra đời tác phẩm đầu tay của mình –”Hai đời thọ nạn” 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 175 1.2.2. Tóm tắt tác phẩm Park Man Do nghe tin con trai duy nhất của mình từ chiến trận trở về, lòng ông trở nên bồn chồn hơn bao giờ hết. Mặc dù chuyến tàu chở con trai ông còn lâu mới đến nhƣng ông đã ra ga từ sớm. Hơi cảm thấy bất an khi nghe tin báo từ bệnh viện về nhƣng ông vẫn cố gắng giữ cho mình tâm trạng thật bình tĩnh, mong là con trai sẽ không bị thƣơng tật nhƣ bản thân mình. Ông nhớ lại lần bị mất một cánh tay trong khi làm binh dịch gây nổ phá núi để xây dựng sân bay thời Nhật chiến. Vừa nghĩ nhƣ vậy ông vừa mong thời gian trôi đi nhanh để mau chóng đƣợc gặp con trai của mình dù vẫn chƣa hết lo, liệu rằng nó có bị thƣơng không. Trên đƣờng ra ga, ông mua một con cá thu làm quà cho con trai của mình. Trong khi chờ đợi tàu đến, Park Man Do hồi tƣởng lại những chuyện đã trải qua trong quá khứ. Nghe tiếng còi tàu hỏa từ xa, Man Do đứng bật dậy.Tim ông bắt đầu đập liên hồi. Tàu hỏa đang vào ga và mọi ngƣời bắt đầu xuống tàu nhƣng ông vẫn không nhìn thấy bóng dáng con trai ông đâu cả. Chỉ có một anh thƣơng binh đang đứng ở gần đó. Trong khi ông đang đi đi lại lại và nhìn ngó xung quanh thì nghe thấy từ đằng sau tiếng gọi”Bố”. Vào khoảng khắc đó, Man Do quay lại, há hốc miệng và mắt mở to nhạc nhiên đầy kinh hãi. Con trai ông không còn nhƣ trƣớc nữa rồi, một bên chân đã mất đi, cái ống quần bay trong gió đang đứng tựa vào hai cái nạng. Trƣớc mắt ông mọi thứ dƣờng nhƣ mờ đi. Hai cha con với dáng vẻ mệt mỏi, ngƣời trƣớc ngƣời sau hƣớng về nhà. Trên đƣờng về, Jinsu đã thở dài nói rằng với một chân thế này thì làm sao sống đƣợc. Man Do đã động viên con trai: Nhìn bố đây, mất đi một cánh tay mà vẫn sống tốt đây này. Ngƣời ta nhìn vào thì thấy mình bất tiện thật đấy nhƣng làm sao mà không sống đƣợc. Trên đƣờng có một cây cầu độc mộc bắc qua suối. Jinsu vì bị mất một chân nên không thể qua cầu đƣợc. Nhìn đứa con trai đang ngập ngừng, Man Do quay lại và cõng con trên lƣng, chầm chậm từng bƣớc qua cầu. Và con đèo hình đầu rồng đang đợi họ ở phía trƣớc. 2. Tác phẩm”Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?” 2.1. Tác giả Park Wan Suh (1931 – 2011) Sinh ra tại huyện Geapung, thuộc tỉnh Gyeonggi-do. Tốt nghiệp trƣờng trung học nữ Sookmyung, từng nhập học tại khoa Văn trƣờng Đại học Seoul, song bà lại không thể tiếp tục sự nghiệp học hành, bởi đó chính là thời gian cuộc chiến tranh hai miền Nam - Bắc Hàn bùng nổ. Đạt giải thƣởng của tạp chí”Phụ nữ Đông Á”ở tuổi 40, với tiểu thuyết”Cây trụi lá”, Park Wan Suh chính thức đăng đàn. Kể từ đó cho tới những năm của tuổi 80, bà vẫn chứng tỏ đƣợc độ sung sức và dẻo dai của một cây bút tài năng với nhiều tác phẩm có giá trị. Thế giới tác phẩm của Park Wan Suh thƣờng tập trung ở các chủ đề lớn nhƣ bi kịch chiến tranh, cuộc sống của tầng lớp bình dân, vấn đề phụ nữ Song mỗi tác phẩm lại biểu hiện một cái nhìn đầy cá tính rất đặc biệt và chứa đựng những cảm xúc chân thực đầy tính nhân văn, nên có thể nói thế giới tác phẩm của bà luôn thể hiện một cách đầy đủ và sâu sắc 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 176 về thế giới xung quanh. Bà tự nhận mình có sứ mệnh phải viết về chiến tranh, cuộc chiến tranh mà thời đại bà sinh ra đã là cuộc chiến gây nỗi đau lớn nhất trên bán đảo Triều Tiên, khi bà là một thiếu nữ. Bà cho rằng trong lịch sử chứa câu chuyện riêng của nó, và nhiệm vụ của ngƣời viết văn nhƣ bà là viết về nó, để lịch sử phơi bày nhƣ chính nó Các giải thƣởng: Giải thƣởng tác giả văn học Hàn Quốc (1980), Giải thƣởng văn học Lee Sang (1981), Giải thƣởng văn học Đại Hàn Dân Quốc (1990) Các tác phẩm tiêu biểu của Park Wan Suh: “Cây trụi lá”,”Dạy cho biết xấu hổ”, Năm hạn hán của đô thị”,”Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?”,”Ngọn núi đó có thực ở đó chăng?”,”Cái cọc của mẹ”,”Bức bình minh họa của ngày tàn” 2.2. Tác phẩm 2.2.1. Cảm hứng sáng tác Theo lời chia sẻ từ chính tác giả, tác phẩm này ra đời vốn bởi lời đề nghị của nhà xuất bản Woongjin, về một cuốn tiểu thuyết dành cho tuổi trƣởng thành. Trái với sự hào hứng và thoải mái ban đầu, đến khi thực sự bắt tay vào sáng tác, Park Wan Suh mới nhận ra việc nhìn lại, nhớ lại và tƣờng thuật lại chính bản thân mình trong những năm tháng đã qua từ rất lâu ấy, mới đau đớn và cần nhiều dũng khí đến thế nào.”Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?”là bức tranh toàn diện nhất về chính bản thân mình mà tác giả Park Wan Suh từng chia sẻ, đƣợc tác giả”róc đến tận xƣơng cốt của mình”mà viết”vô cùng khổ sở”. Và trên hết, gửi gắm sâu trong tác phẩm này chính là niềm mong mỏi đƣợc”đóng góp những minh chứng sâu sắc, chân thực và đầy tính nhân văn về xã hội, về phong tục và về cả nhân tâm của giai đoạn lịch sử những năm 40 chuyển sang những năm 50, những điều vốn chỉ đƣợc chuẩn hóa bằng tài liệu.” 2.2.2. Tóm tắt tác phẩm Cô bé Wan Suh sinh ra trong một gia đình nhiều thế hệ tại thôn Parkjeok. Những trò chơi con trẻ, bè bạn, lối xóm rồi cây và hoa, những đêm trăng hay những con đƣờng mòn nhập nhoạng tối, những ngày rộn ràng lễ tết, sự chiều chuộng của ông nội và những lần trúng gió chuyển bệnh của ông mọi kỉ niệm ở thôn Parkjeok luôn luôn im đậm trong ký ức của cô bé. Đến năm 8 tuổi, ngƣời mẹ luôn có tƣ tƣởng hiện đại quyết định phải cho con cái học hành ở thủ đô Seoul. Wan Suh và anh trai cùng mẹ phải chịu đựng cuộc sống khốn khó của ngƣời nhập cƣ, những ngày ngƣời mẹ phải nhận may đồ cho kỹ nữ - một việc đƣợc cho là nhục nhã thời kỳ đó - để kiếm tiền nuôi hai anh em ăn học. Wan Suh đƣợc vào học một trong những trƣờng tiểu học tốt nhất, nhƣng hoàn toàn trầm lặng và hầu nhƣ không có bạn bè. Tại đây, giữa thời Nhật trị, cô bé phải tôn vinh nƣớc Nhật, nói tiếng Nhật, đọc sách”thánh hiền”của Nhật. Lên trung học, thời thế lại ngày càng loạn lạc. Cuối thời Nhật trị, khắp đất nƣớc Triều Tiên đều bị oanh tạc, thanh niên bị gọi đi nhập ngũ. Gạo để ăn cũng phải rất khó khăn 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 177 chuyển từ dƣới quê lên thành phố. Nhật Bản thất bại, nhà của cô bị đập phá. Anh trai theo”quân đỏ”, cô cũng lên đại học và tham gia một tổ chức cộng sản, gia đình liên tục chuyển nhà. Nhƣng sau đó, dƣới sự khuyên nhủ của mẹ và vợ, anh trai cô đã quyết định rút ra khỏi Đảng, và cô cũng không tiếp tục tham gia tổ chức kia nữa. Cuộc chiến giằng co giữa Nam Hàn và Bắc Hàn ngày càng gay gắt. Ngƣời dân náo loạn tản cƣ. Bị hàng xóm tố cáo là”quân đỏ”, anh trai cô bị bắt đi, chú út bị xử tử hình. Sau khi trở về, ngƣời anh rơi vào trạng thái hoảng sợ mọi thứ, và vô tình bị đạn bắn vào chân. Tác phẩm kết thúc khi gia đình gồm mẹ, anh trai, chị dâu, Wan Suh và hai đứa bé mới sinh chƣa đƣợc bao lâu đang hòa vào dòng ngƣời chạy nạn. CHƢƠNG 3: Vết thƣơng chiến tranh trong hai tác phẩm I. Nỗi đau chiến tranh đối với ngƣời lính trong”Hai đời thọ nạn” 1. Từ một ngƣời dân thƣờng bị bắt đi làm lính, không quan tâm tới thời cuộc Ngƣời lính là những ngƣời trực tiếp cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận, đối mặt với sinh tử cận kề cũng là nhân chứng sống cho thấy tội ác mà chiến tranh gây ra. Nhƣng trƣớc khi biết cầm súng, họ cũng chỉ là những ngƣời dân hiền lành, chất phác với những mối lo toan thƣờng nhật cơm áo gạo tiền. Khác với ngƣời dân Việt Nam quyết tâm đấu tranh bảo vệ giữ vững nền độc lập nƣớc nhà, những ngƣời lính Hàn ra trận mà không hề quan tâm đến những gì mà mình sắp phải đối mặt. Họ dửng dƣng trƣớc thời cuộc, không biết điều gì đang chờ mình ở nơi đến động vật còn khó sống chứ đừng nói là con ngƣời. Điều này đã đƣợc Ha Geun Chan khắc họa rất rõ nét qua những sự kiện mà nhân vật Park Man Do phải trải qua trong tác phẩm của mình. Trên đƣờng ra nhà ga đón đứa con trai duy nhất của mình trở về từ cuộc chiến tranh khốc liệt, Park Man Do đã hồi tƣởng lại những việc từng xảy ra trong quá khứ. Từ sự việc ông bị trƣợt chân ngã xuống dƣới suối hay những lúc đi vào ấp, rẽ qua quá rƣợu nhỏ uống vài chén và nói vài câu bông đùa với bà chủ quán ở đó. “Có lần sau khi vào ấp uống rượu xong, trên đường trở về nhà, mình bước đi loạng choạng rồi ngã cả xuống suối. May mà khi ấy không có ai đi qua, chứ không chắc mình thành trò cười cho thiên hạ mất Mỗi khi có việc phải vào ấp, nơi mà Man Do nhất định phải ghé qua chính là quán rượu nhỏ. Ở đó, Man Do thường hay nói chuyện bông đùa với bà chủ quán có hàng lông mày dày” Cuộc sống của những con ngƣời khi không còn cầm trên tay khẩu súng nữa cũng chỉ đơn giản và thanh thản nhƣ vậy thôi. Không có những nỗi lo sợ thƣờng trực, không phải nghe tiếng bom đạn, tiếng trực thăng bay vù vù ngay trên đầu. Cả lúc bƣớc lên trên tàu để ra đảo làm binh dịch, Man Do cũng không hề lo sợ hay có một chút quan tâm nào về những gì mà sắp tới mình phải đối mặt. Ông vẫn thản nhiên ngắm cảnh trên biển với tâm trạng của ngƣời lần đầu tiên đƣợc đi thuyền trên biển. Không phải đi Hokaido thì sẽ đi Nam Yang, không phải nữa thì chắc là đến Mãn Châu. Dù sao cũng là vẫn ở dƣới một bầu 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 178 trời nên ông cứ hút thuốc một cách sảng khoái và nhả khói thuốc nhƣ thể chẳng có gì phải bận tâm về cái nơi mà mình sắp phải đến hết. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Ha Geun Chan lại để cho Park Man Do hồi tƣởng về những ngày có cuộc sống yên bình trƣớc khi nhớ lại những gì xảy ra đối với mình trong lúc bị kéo đi làm binh dịch. Nó làm cho những hình ảnh mang dụng ý tố cáo tội ác chiến tranh mà tác giả nêu ra khi để Park Man Do nhớ lại cuộc sống khốc liệt trên đảo và việc mình bị mất một cánh tay ra sao càng trở nên chân thực, rõ ràng hơn bao giờ hết. “Những gì chờ đón họ trên đảo là cái nóng khủng khiếp, lao động cưỡng chế và làm bạn với đàn chuồn chuồn hay đàn muỗi Nước không uống nổi, thức ăn cũng khó có thể cho được vào miệng, thêm vào đó còn cả bệnh tật nữa”. Những câu văn tƣởng chừng chỉ là những câu kể bình thƣờng nhƣng đặt vào bối cảnh trong truyện, nó chính là những chứng cứ cho hoàn cảnh sống khốc liệt mà con ngƣời phải chịu đựng trong chiến tranh. Có lẽ tiếng động cơ máy bay luôn là nỗi sợ hãi của mỗi ngƣời lính ngoài mặt trận. Mỗi khi nó vang lên không biết chừng trong số họ sẽ có ngƣời phải vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trƣờng. Nhƣng riêng đối với Park Man Do, ông lại cảm thấy thoải mái khi nghe thấy âm thanh đó. Vì nhờ những lúc nhƣ thế ông mới có thời gian đƣợc nghỉ ngơi. Thì ra cuộc sống binh dịch còn tàn khốc và khủng khiếp hơn cả cái chết bất ngờ do bom đạn. Sống trên đảo, những con ngƣời đó đang chết dần chết mòn với công việc phá núi, vác đất nặng nhọc cùng với điều kiện sống không thể tồi tệ hơn đƣợc nữa. Trong một lần đặt thuốc nổ để phá núi, đúng lúc có trực thăng của địch bay qua, Man Do lại phải chui vào ngay cái hầm mà mình đặt thuốc nổ. Chính vì thế mà ông đã mất đi một bên cánh tay của mình. Giá nhƣ là vì nền độc lập của đất nƣớc thì sự hy sinh đó thật đáng trân trọng và đáng quý biết bao. Vậy nhƣng Man Do lại mất một cánh tay trong lúc bị kéo đi làm binh dịch. Cái sự thật này quá tàn khốc đối với những con ngƣời bình thƣờng, không hề rõ nguyên cơ lại bị kéo vào cuộc chiến vô nghĩa nhƣ Park Man Do. Có lẽ nhân vật Park Man Do hiểu rất rõ những gì mà mình sẽ phải đối mặt với khi trở về với cuộc sống bình thƣờng nên sự kỳ vọng và chờ đợi trông mong đứa con trai duy nhất lành lặn trở về cũng xuất phát từ tâm lý này của ngƣời cha. 2. Tâm lý của hai cha con – hai thƣơng binh trở về từ hai cuộc chiến tranh của dân tộc Những binh lính tham gia chiến trận, có ngƣời đã tử trận, có ngƣời không hề có tin tức gì, chẳng biết là còn sống hay đã chết. Vậy nên nhận đƣợc tin con trai Jinsu còn sống trở về, Man Do vui mừng khôn xiết. Thêm vào đó, ông là một thƣơng binh, bị mất một tay trong lúc đi binh dịch thời Nhật trị. Bởi vậy hơn ai hết ông hiểu rõ nỗi khổ, nỗi vất vả khi phải sống trong khi thiếu một phần thân thể. Cõ lẽ vì thế mà ông hy