Việc dịch nhan đề một số truyện ngắn của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam

Tóm tắt. Đặt nhan đề cho một tác phẩm văn học đã khó, việc dịch nhan đề tác phẩm văn học nước ngoài còn khó gấp bội phần. Ở Việt Nam việc dịch nhan đề cho các truyện ngắn của M. Sôlôkhôp không ít thăng trầm. Nhan đề Truyện sông Đông có bốn cách dịch, Số phận con người có năm cách dịch, những truyện ngắn hơn cũng có từ hai cách dịch trở lên. . . Có những nhan đề bị dịch sai hoàn toàn, có nhan đề bị dịch thiếu, hoặc thừa. . . Tuy nhiên với lòng yêu mến, trân trọng Sôlôkhôp và các tác phẩm nổi tiếng thế giới của ông, các dịch giả và độc giả Việt nam đã tìm ra những nhan đề hay nhất. Điều này giúp cho sức sống các tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam luôn hiện hữu.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việc dịch nhan đề một số truyện ngắn của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 91-95 VIỆC DỊCH NHAN ĐỀ MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦAM. SÔLÔKHÔP Ở VIỆT NAM Tạ Hoàng Minh Trường Đại học Hoa Lư - Ninh Bình E-mail: tahoangminh79@gmail.com Tóm tắt.Đặt nhan đề cho một tác phẩm văn học đã khó, việc dịch nhan đề tác phẩm văn học nước ngoài còn khó gấp bội phần. Ở Việt Nam việc dịch nhan đề cho các truyện ngắn của M. Sôlôkhôp không ít thăng trầm. Nhan đề Truyện sông Đông có bốn cách dịch, Số phận con người có năm cách dịch, những truyện ngắn hơn cũng có từ hai cách dịch trở lên. . . Có những nhan đề bị dịch sai hoàn toàn, có nhan đề bị dịch thiếu, hoặc thừa. . . Tuy nhiên với lòng yêu mến, trân trọng Sôlôkhôp và các tác phẩm nổi tiếng thế giới của ông, các dịch giả và độc giả Việt nam đã tìm ra những nhan đề hay nhất. Điều này giúp cho sức sống các tác phẩm của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam luôn hiện hữu. Từ khóa: Sôlôkhôp, dịch thuật, nhan đề, truyện ngắn, cách dịch, độc giả, nguyên tác, tác phẩm. 1. Mở đầu Nhan đề là thuật ngữ dùng để gọi tên một tác phẩm văn học. Nhưng trên thực tế nó không đơn giản như vậy. Đối với các nhà văn, việc đặt tên cho một tác phẩm văn học trải qua thời gian thai nghén, trăn trở như cha mẹ đặt tên cho con. Nó được tác giả tính toán, đắn đo, cân nhắc và chọn lựa nghiêm túc nhằm chuyển tải một cách cô đúc nhất những vấn đề cốt lõi của tác phẩm. Đồng thời nó phản ánh quan niệm văn hoá, tư tưởng của tác giả ở mỗi thời đại. Đối với người đọc, nhan đề là tiếp xúc đầu tiên với tác phẩm, là kí hiệu, thông tin đầu tiên giúp họ có thể dự đoán nội dung của tác phẩm. Vì vậy, nhan đề của một tác phẩm văn học là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng. Trong quá trình dịch tác phẩm văn học nước ngoài, việc dịch nhan đề là một thách thức lớn. Ở Việt Nam, các tác phẩm được dịch đương nhiên phải ăn khách hoặc có giá trị cao. Đã là một tác phẩm nổi trội, tên của nó thường ôm trùm nội dung dưới nhiều hình thức khác nhau. Chuyển ngữ nó đòi hỏi rất nhiều tâm sức. Nhan đề tác phẩm M. Sôlôkhôp thường ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Để dịch hay và sát nghĩa nhan đề các tác phẩm của M. Sôlôkhôp sang tiếng Việt là điều rất khó khăn. Trong quá trình tìm tòi, thống kê việc dịch các tác phẩm của M. 91 Tạ Hoàng Minh Sôlôkhôp ở Việt nam, chúng tôi thật sự bất ngờ trước bức tranh đầy màu sắc và đặc biệt thú vị ngay từ cách dịch nhan đề các tác phẩm của ông. Trong bài này, chúng tôi chỉ dừng ở việc chỉ ra, phân tích và so sánh những cách dịch nhan đề các truyện ngắn có nhiều dịch giả. 2. Nội dung nghiên cứu Có rất nhiều cách để dịch nhan đề tác phẩm văn học. Người dịch có thể giữ nguyên tên tác phẩm gốc nếu đó là tên một hay hai nhân vật. Ví dụ Hămlet, Rômêô và Juliet, Anna Karênina. . . Có thể dịch nhan đề tác phẩm gồm tên riêng kèm theo tính từ hay biệt hiệu. Ví dụ: Bác sĩ Jivago, Tình sử Angiêlic. . . Hoặc có thể lấy tên Việt do dịch giả lựa chọn thể hiện việc hiểu và cảm nhận hồn cốt của tác phẩm và ý tưởng của tác giả. Ví dụ: Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Cuốn theo chiều gió, Bông hồng vàng. . . Theo dịch giả Lê Hồng Sâm, "Khó dịch nhất và dễ sai nhất chính là tên tác phẩm". Vậy các dịch giả Việt Nam đã dịch nhan đề các truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn M. Sôlôkhôp như thế nào? 2.1. Truyện sông Đông “ ”: Nếu nói Sông Đông êm đềm là buổi sáng đầu xuân đầy ánh mặt trời trong cuộc đời văn học của M. Sôlôkhôp thì trước đấy tập Truyện sông Đông là những áng mây ngũ sắc, những tia sáng hồng bừng lên góc trời đông báo hiệu một ngày xuân rực rỡ. Ngay sau khi ra đời, tập truyện ngắn này đã bộc lộ tài năng văn học đầy triển vọng của một thanh niên trẻ. Xêraphimôvich đã tự tay đề tựa bằng những dòng đầy hứng khởi: Những tập truyện ngắn của Sôlôkhôp xuất hiện đẹp như những bông hoa tươi thắm đầy sức sống trên thảo nguyên. . . Độc giả Việt Nam được biết tới tập truyện này qua lời giới thiệu và chọn dịch sáu truyện ngắn của Xuân Thương (1958). Ông đã mang Sôlôkhôp đến gần người Việt hơn ngay từ cách dịch nhan đề tập truyện Truyện sông Đông. Trong quá trình thống kê chúng tôi còn gặp nhiều cách dịch nhan đề tập truyện nổi tiếng này. Trần Thiện Đạo gọi là Kể chuyện miền sông Đông. Nhan đề này dài và dịch không sát ý nguyên tác. Ông nhấn mạnh hành động được miêu tả (“người ta kể chuyện về miền sông Đông”) nhiều hơn là một nhan đề tác phẩm. Dịch giả Bửu Ý dịch theo tiếng Pháp: "Récits du Don" thành “Những câu chuyện của dòng sông Đông”. Nhan đề nguyên tác nhấn mạnh “thể loại truyện ngắn” (vì thế từ “truyện” mở đầu bằng “tr”), không phải những “mẩu chuyện kể” về sông Đông (từ “chuyện” mở đầu bằng “ch”). Lỗi này còn lặp lại trong cách dịch nhan đề “Những chuyện sông Đông” (Giang Tân - Văn nghệ HCM Số 318. 1984 ) Theo chúng tôi dịch là “(Những) Truyện sông Đông” như một số dịch giả NamMộc, Xuân Thương và nhóm Nguyễn Duy Bình là đúng nhất. 92 Việc dịch nhan đề một số truyện ngắn của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam 2.1.1. Cái bớt “ ”: Là câu chuyện đầu tiên trong tập Truyện sông Đông và được coi là đặc sắc nhất. Chỉ hơn mười trang giấy để diễn tả lại cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn ở vùng sông Đông bằng ngòi bút sắc sảo của một thanh niên hai mươi tuổi làm độc giả xúc động. là dấu hiệu di truyền của bố con nhà Kôsêvôi - Nhikônka và cũng là bằng chứng đau đớn tột cùng chứng minh tình thâm khi đã quá muộn màng. Nó được miêu tả là "vết bẩm sinh" và "to bằng quả trứng chim câu". Qua khảo sát chúng tôi gặp ba cách dịch: Nốt ruồi của Nguyễn Thụy Ứng và Cái nốt ruồi của Trọng Đạt dịch theo Tiếng Anh The Birth Mark. Nếu dịch là nốt ruồi thì không giống như cách miêu tả trong nguyên tác. Ở Việt Nam, chúng ta vẫn gọi vết xám hoặc đỏ bẩm sinh trên da, to hơn nốt ruồi là “Bớt”. Vậy có thể dịch sang tiếng Việt là Cái bớt như dịch giả Trần Vĩnh Phúc đã dịch qua bản tiếng Nga năm 1984. 2.1.2. Người chăn bò “ ”: Một truyện ngắn tiêu biểu nữa trong tập Truyện sông Đông được dịch và tái bản nhiều lần ở Việt Nam là “ ”. Nhan đề này được các dịch giả hai miền Nam - Bắc dịch khác nhau. Ở miền Bắc, các ông Xuân Thương, Trần Vĩnh Phúc, Trinh Mai Diên đều đặt là Người chăn bò. Ở miền Nam, Bửu Ý dịch theo tiếng Pháp Le Berger thành Gã mục đồng. Bản dịch này được xuất bản dưới thời Cộng hoà Việt Nam, mang đậm màu sắc chính trị, thể hiện thái độ thù địch “chống cộng”, không thân thiện, không trân trọng nhân vật – con người mới của cuộc sống mới. Trần Liên Chi cũng dịch theo bản dịch tiếng Pháp nhưng lấy tên là Chú mục đồng. Nhan đề này có thể chấp nhận được, tuy nhiên sử dụng từ cổ của văn học trung đại "mục đồng" không thật phù hợp với thời đại đầy biến cố của thế kỷ XX. Theo chúng tôi Người chăn bò là cách dịch đúng nhất vì nhân vật chính của truyện là Grigôri - chàng trai chăn bò yêu nước. 2.1.3. Thằng con nhà hư đốn “ ”: Đây là biệt danh của cậu bé Miska, một đứa trẻ được sinh ra khi mẹ nó "còn là cô gái chưa chồng" cho dù sau đó một tháng bố mẹ nó cưới nhau. Ông Xuân Thương đã dịch là Đứa con hoang. Cách dịch này sai hẳn nhan đề truyện. Nếu dịch như ông trong tiếng Nga sẽ là : Nhan đề nguyên tác được cấu tạo từ từ “ ” – kẻ hỗn láo, thô lỗ. Vậy dịch đúng phải là Thằng con nhà hư đốn (Trần Vĩnh Phúc). Nhan đề Việt hoá này hoàn toàn phù hợp với nội dung tác phẩm. 93 Tạ Hoàng Minh 2.2. Số phận một con người “ ”: Một truyện ngắn mà ngay sau khi ra đời đã được coi là một sự kiện làm rung chuyển văn đàn Xôviết. Nó toả ra thứ ánh sáng kỳ diệu làm rung động trái tim của độc giả trên toàn thế giới. Đến Việt Nam ngay sau khi được đăng tải trên báo Sự thật (Liên Xô - 1.1957) không lâu. Truyện ngắn này được Nguyễn Thụy Ứng dịch trên tạp chí Văn nghệ quân đội với nhan đề Số phận một con người. Đúng là truyện kể về cuộc đời bất hạnh, đầy oái oăm, trục trặc của anh Xôcôlôp. Nhưng liệu đặt nhan đề như thế đã đạt được ý đồ của tác giả? Năm 1958, Xuân Thương giới thiệu Số mệnh con người. Cách sử dụng phong cách từ cổ, lịch sử, hoàn toàn không phù hợp với thời đại mới. Năm 1959, dịch giả Mạnh Cầm đã dịch lại truyện ngắn này, lấy tên là Số phận con người. Bản dịch này được tái bản rất nhiều lần với số lượng lớn. Trước sự kiện Sôlôkhôp đoạt giải Nobel năm 1965, tại miền Nam các tạp chí Văn, Văn học và Bách khoa thời đại đều có bài giới thiệu về các tác phẩm của M. Sôlôkhôp. Họ gọi thiên truyện ngắn này là Định mệnh của một người (Bùi Ngọc Dung). Định mệnh trong tiếng Nga: , không hoàn toàn đồng nghĩa với “số phận” ( ). Bửu Ý lại dịch là Phần số của một người. Từ “phần số” mang phong cách từ cổ, thuộc thời cũ, trong khi thiên truyện của Sôlôkhôp ra đời ở thời kỳ Xô viết và nói về nhân vật tiêu biểu của thời hiện đại. Nhan đề này cũng không phù hợp. Theo chúng tôi nhan đề Số phận con người là chuẩn xác nhất. Không cần từ “một”, vì nếu nhấn mạnh “của một người” trong tiếng Nga thường thêm từ “ ” – “ ”. Thêm nữa, tính cách nhân vật chính trong truyện – Anđrây Xôcôlôp – điển hình cho hàng triệu nhân dân Xô viết trong cuộc Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống phát xít Đức chứ không phải số phận của riêng một người Nga nào. Chính dịch giả giàu kinh nghiệm và gắn bó với các tác phẩm của Sôlôkhôp là Nguyễn Thuỵ Ứng khi xuất bản truyện ngắn này thành sách đã bỏ từ "một" để thể hiện hết ý nghĩa nhân văn cao cả của tác phẩm. Các dịch giả Nguyễn Duy Bình, Trần Vĩnh Phúc, Mạnh Cầm đều đồng quan điểm trên. 3. Kết luận Trong gần 70 năm qua (1946 - 2012), ở Việt Nam, đã có 22 truyện ngắn của M. Sôlôkhôp được dịch và giới thiệu. Việc chuyển ngữ các tác phẩm đặc sắc này sang tiếng Việc đòi hỏi rất nhiều tâm sức. Hành trình tìm kiếm nhan đề cho các truyện ngắn của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam không ít thăng trầm. Bên cạnh những nhan đề dịch đúng, dịch hay còn có những nhan đề bị dịch sai hoàn toàn, có nhan đề bị dịch thiếu, hoặc thừa. . . Tìm hiểu tác phẩm của Sôlôkhôp cũng như cách dịch các nhan đề truyện ngắn của ông không chỉ là một thao tác khoa học trong nghiên cứu mà còn là một việc làm thú vị. 94 Việc dịch nhan đề một số truyện ngắn của M. Sôlôkhôp ở Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nhóm Nguyễn Duy Bình, 1984. Truyện sông Đông. Nxb Văn học, Hà Nội. [2] Nguyễn Duy Bình, 1984. Số phận con người. Nxb Văn học, Hà Nội. [3] Hoàng Ngọc Biên, 1965. Định mệnh một người. Tạp chí Văn, số 50, Sài Gòn. [4] Mạnh Cầm, 1961. Số phận con người. Nxb Phổ thông, Hà Nội. [5] Trần Liên Chi, 1965. Chú mục đồng. Tạp chí Văn học, số 50, Sài Gòn. [6] Trần Vĩnh Phúc, 2004. Số phận con người - Nét đẹp Nga trong thơ văn và ngôn ngữ Nga. Nxb Đại học Sư phạm, Hà nội. [7] Trần Vĩnh Phúc, 1984. Cái bớt. Truyện sông Đông. Nxb Văn học, Hà Nội. [8] Trần Vĩnh Phúc, 1984. Thằng con nhà hư đốn - Truyện sông Đông. Nxb Văn học, Hà Nội. [9] Nguyễn Thụy Ứng, 1983. Số phận con người. Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 11, Hà Nội. [10] Xuân Thương, 1958. Truyện sông Đông. Nxb Nhân dân Lao động, Hà Nội. [11] Bửu Ý, 1965. Phần số một con người. Tạp chí Văn, số 47, Sài Gòn. ABSTRACT Translating title of M.Solokhov’s short stories in Vietnam While titling a novel is difficult, translating the title of a literary work into another language is even more difficult. Translating the titles of M. Sholokhov’s short stories into Vietnamese has been problematic. There are four ways to translate the title ‘Quietly flows the Don’ and five ways to translate the title ‘One man’s destiny’. For each of his other shorter stories, there are at least two ways for translating the titles. Selecting the best title for M. Sholokhov’s stories is perhaps a subjective decision. Some direct translations into Vietnamese are completely wrong, some do not carry sufficient meaning and some are too long. However with love and respect for Solokhov and his works, Vietnamese translators have selected what they felt were the best titles for his works. 95