Việt Nam 1918 - 1945, giới và hiện đại: sự trỗi dậy những nhận thức và trải nghiệm mới

Lời giới thiệu của Thời Đại Mới: Bài viết mà Thời Đại Mới hân hạnh giới thiệu dưới đây là bản dịch bài trình bày luận văn tiến sĩ sử học của bà Bùi Trân Phượng trước hội đồng giám khảo trường Đại Học Lyon II (Pháp) năm 2008. Nhan đề của luận văn là: "Viet Nam 1918-1945, genre et modernité. Emergence de nouvelles perceptions et expérimentations" ("Việt Nam 1918-1945, giới tính và hiện đại. Sự trỗi dậy của những nhận thức mới và kinh nghiệm mới"). Đây là một công trình nghiên cứu quan trọng và tiên phong về lịch sử giới tính và vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc hiện đại hóa xã hội, gắn liền với các phong trào ái quốc, chống thực dân, tranh đấu cho độc lập của đất nước trong nửa đầu thế kỳ 20. Tầm quan trọng của luận văn trước tiên biểu lộ qua phương pháp nhìn vấn đề, cách phân tích vấn đề, cách lập thuyết, và tài liệu để triển khai luận thuyết. Tầm tiên phong của luận văn thể hiện qua những khám phá độc đáo và nhất là qua những đề nghị mở ra nhiều hướng mới lý thú cho những nghiên cứu tương lai.

pdf13 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việt Nam 1918 - 1945, giới và hiện đại: sự trỗi dậy những nhận thức và trải nghiệm mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Việt Nam 1918-1945, giới và hiện đại: sự trỗi dậy những nhận thức và trải nghiệm mới Bùi Trân Phượng (Bài đã đăng trong tạp chì Thời Đại Mới, số 18, tháng 3 / 2010) Lời giới thiệu của Thời Đại Mới: Bài viết mà Thời Đại Mới hân hạnh giới thiệu dưới đây là bản dịch bài trình bày luận văn tiến sĩ sử học của bà Bùi Trân Phượng trước hội đồng giám khảo trường Đại Học Lyon II (Pháp) năm 2008. Nhan đề của luận văn là: "Viet Nam 1918-1945, genre et modernité. Emergence de nouvelles perceptions et expérimentations" ("Việt Nam 1918-1945, giới tính và hiện đại. Sự trỗi dậy của những nhận thức mới và kinh nghiệm mới"). Đây là một công trình nghiên cứu quan trọng và tiên phong về lịch sử giới tính và vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc hiện đại hóa xã hội, gắn liền với các phong trào ái quốc, chống thực dân, tranh đấu cho độc lập của đất nước trong nửa đầu thế kỳ 20. Tầm quan trọng của luận văn trước tiên biểu lộ qua phương pháp nhìn vấn đề, cách phân tích vấn đề, cách lập thuyết, và tài liệu để triển khai luận thuyết. Tầm tiên phong của luận văn thể hiện qua những khám phá độc đáo và nhất là qua những đề nghị mở ra nhiều hướng mới lý thú cho những nghiên cứu tương lai. Bài trình bày dưới đây giúp độc giả thấy được tầm quan trọng và tiên phong đó của một luận văn đã được hội đồng giám khảo hết lời khen ngợi. Thời Đại Mới hi vọng sẽ có cơ hội lần lượt giới thiệu những phần chính trong luận văn này. Tác giả Bùi Trân Phượng hiện là hiệu trưởng trường Đại Học Hoa Sen, Thành Phố Hồ Chí Minh. 1. Tại sao tôi chọn đề tài nầy? Trước hết để bắt đầu lấp một chỗ trống. Nếu chỉ nhín thư tịch Việt Nam mà công chúng trong nước được tiếp cận, dẫu có sự phong phú biểu kiến vào lúc nào đó, lịch sử 2 hiện đại vẫn là phần nghèo nàn về phương diện tri thức lịch sử cụ thể. Nó cho biết rất ìt về những con người (về người nữ còn hiếm hoi hơn) trong xã hội, trong không gian và thời gian. Trong nghiên cứu quốc tế về Việt Nam, cho đến rất gần đây, phụ nữ cũng không phải là chủ đề được quan tâm.[1] Một hướng mới đầy triển vọng từng được mở ra với những công trính nghiên cứu lịch sử xã hội và/hoặc xã hội học lịch sử lần đầu cho phép hiển thị những người thấp cổ bé họng, những nạn nhân của mọi hính thức đàn áp khác nhau, cho họ có quyền lên tiếng; nhưng những nghiên cứu nầy cũng chưa thật sự tình đến phụ nữ với tư cách là người nữ. Cùng với khoảng trống về lịch sử phụ nữ nói chung, một tấm màn lãng quên hay thờ ơ, lạnh nhạt cũng đồng thời che phủ đời sống trì thức[2] của xã hội Việt và đơn giản là cuộc sống đời thường,[3] nơi các yêu sách chánh trị không phát biểu trực tiếp, lộ liễu. Trong quá trính làm việc của bản thân, với sự ra đời của Khoa Phụ nữ học[4] – lúc bấy giờ là đầu tiên và duy nhứt ở Việt Nam – vào năm 1992 tôi được mời dạy ở đó môn Lịch sử phụ nữ Việt Nam và đứng trước mảnh đất hoang về thư mục tham khảo. Trong lúc tím tòi phương pháp luận nghiên cứu, tôi làm quen với tác phẩm và sau đó là các tác giả bộ Lịch sử phụ nữ phương Tây, nhờ đó được khai tâm về những trăn trở trong tư duy phương pháp luận khoa học Pháp, rồi sau đó là quốc tế về lịch sử phụ nữ. Tuy không cố ý, đề tài luận án tiến sĩ đã giúp tôi nối tiếp mạch nghiên cứu từ một công trính thực hiện trước đây về tư tưởng Nguyễn Trường Tộ (1828-1872),[5] một nhân vật vừa là người công giáo vừa là nhà canh tân. Tại sao chọn các mốc thời gian 1918 và 1945? Năm 1918 được đánh dấu bằng hai sự kiện: sự ra đời của báo Nữ giới chung, tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam và việc bà Đạm Phương, nhũ danh Công nữ Đồng Canh (1881-1947) khởi nghiệp làm báo. Cách mạng Tháng Tám 1945 huy động toàn bộ sinh lực dân tộc vào cuộc đấu tranh bạo động, đồng thời kết thúc một thời sôi động về chánh trị và văn hóa, xác lập toàn quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cuộc đấu tranh giành độc lập và hai cuộc chiến tranh chống Pháp rồi chống Mỹ. Đối với chủ nghĩa nữ quyền Việt, nó cũng đánh dấu một chân sóng (creux de la vague). 2. Phương pháp luận, nguồn tư liệu gốc và tư liệu tham khảo Nghiên cứu nầy bắt buộc phải liên ngành, trước hết ví mảnh đất lịch sử còn hoang hóa, rất ìt được khai thác từ giác độ lịch sử xã hội và văn hóa, lịch sử đời thường, lịch sử phong tục tập quán, lịch sử toàn diện. Nó còn phải liên ngành ví thực tế đề tài buộc phải vậy. Chẳng hạn, những tra vấn nhân học và ngôn ngữ học có khả năng làm sáng tỏ vị trì xã hội của phụ nữ, sự tiến hóa hay ngưng trệ của quan hệ nam-nữ. Gia đính, họ hàng, tôn ti trong đời sống xã hội cũng như trong phạm vi thân mật riêng tư – ưu thế tuổi tác, gia sản, tri thức, ưu thế phái nam, nhưng cũng có ưu thế của vợ cả đối với các hạng vợ lẽ, đối với hầu thiếp, hay ưu thế của đứa con vợ lẽ đối với chình mẹ đẻ ra nó... và biết bao nhiêu 3 chủ đề khác nữa đều nhứt thiết phải đề cập để nắm bắt và làm bật ra vị trì người đàn bà. Tuy chủ yếu chỉ thực sự khai thác được các nguồn tư liệu hiện có tại Việt Nam, tôi vẫn cố nhận diện rộng và đa dạng nhứt có thể các nguồn tư liệu gốc và tư liệu tham khảo có liên quan đến dự án khoa học của mính. Trong Thư mục của luận án, tôi phân biệt rõ những tài liệu chỉ biết là có và những tài liệu đã thực sự tham khảo, khai thác. Tôi có lợi thế từ một quá khứ nhiều năm học, đọc, giảng dạy và nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Việt, về các vấn đề chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản Việt Nam và gần hơn, từ 1992 về lịch sử phụ nữ. Nhưng tôi cũng ý thức được giới hạn trong khả năng sưu khảo của mính ví tôi không dễ tiếp cận kịp thời, đầy đủ thư tịch quốc tế. Tôi đã khai thác hai nguồn tư liệu chình: báo chì và văn học quốc ngữ. Trong báo tiếng Việt, tức nhiên tôi dành ưu tiên cho báo phụ nữ, đặc biệt là bộ sưu tập Phụ nữ tân văn và Phụ nữ thời đàm tham khảo tại Thư viện tổng hợp Thành phố Hồ Chì Minh; riêng về báo Phụ nữ tân văn, tôi trân trọng cám ơn Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đã dành cho tôi những điều kiện tham khảo đặc biệt thuận lợi. Tôi cũng sử dụng một số báo khác, chẳng hạn Thần chung ở Nam, Phong hóa và Ngày nay ở Bắc. Hai tờ báo sau là bắt buộc ví đó là cơ quan của Tự lực văn đoàn;[6] còn Thần chung là một trong những tờ báo kiên quyết canh tân nhứt ở Nam kỳ thời đó. Về phần văn học quốc ngữ, tôi đã tra vấn gần như toàn bộ các tài liệu có thể, gồm truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ; về kịch nói tôi chỉ dừng ở những tác giả và tác phẩm tiêu biểu nhứt đương thời. Trong văn xuôi, tức nhiên tôi dành ưu tiên cho các tác giả và tác phẩm được nhiều người biết, nhứt là của Tự lực văn đoàn; nhưng tôi cũng đã tái phát hiện một tác giả lớn bị quên lãng bất công là Hồ Biểu Chánh cùng nhiều tác giả khác phần lớn cũng bị lãng quên hay đánh giá chưa đúng mức. Nói chung tôi cố gắng không bỏ sót bất kỳ tác phẩm văn học nào ví xem đó là tài liệu cấp một để khảo sát các hính tượng phụ nữ, tức là phụ nữ như người thời bấy giờ hính dung. Sở dĩ tôi không nhấn mạnh lắm đến các tác giả thuộc xu hướng gọi là hiện thực phê phán và những tác phẩm của họ đang được giảng dạy ở trường phổ thông, là bởi tôi thấy hính tượng phụ nữ ở đó bị thiên lệch khá nhiều do quan điểm chánh trị của các tác giả. Tuy nhiên, thiệt ra tôi chọn tác phẩm hơn là tác giả và tiêu chì chọn lựa của tôi thiên về thông tin lịch sử xã hội hơn là thẩm mỹ văn học. Tôi đã phản ảnh các xu hướng và sắc thái khác nhau, song vẫn chú mục vào các tác phẩm hay những khìa cạnh của tác phẩm trực tiếp liên quan đến đề tài của mính: các cảm nhận và hính tượng mới mẻ về giới. Bởi thời kỳ nầy còn gần gũi – những con người vào độ tuổi hai mươi trong các thập niên 1930 hay 1940 không phải đều đã qua đời – nên việc tím tới nhân chứng, nguồn tư liệu miệng vẫn còn có thể, tuy không phải dễ dàng, do một bộ phận không nhỏ, nhứt là về chất, đồng bào ta đang lưu lạc khắp bốn phương trời. Dẫu sao tôi đã phỏng vấn được mươi người và vận dụng ký ức về bà nội, bà ngoại của mính. Các hồi ký, tiểu sử đã giúp ìch nhiều; trong chừng mực có thể, tôi luôn đối chiếu với nguồn tư liệu khác hay nhân chứng khác để giảm sự chủ quan không tránh khỏi; tôi cũng đã phỏng vấn được vài tác giả biên soạn tiểu sử, chẳng hạn bà Lê Minh, người viết tiểu sử Nguyễn Thị Minh 4 Khai. Về phương pháp luận nghiên cứu lịch sử và đặc biệt là lịch sử phụ nữ, tôi thừa hưởng sự phong phú và nguồn cảm hứng từ những suy nghĩ và công trính đã thực hiện từ ba thập niên trở lại đây tại Pháp. Cũng như đối với thư tịch về Việt Nam, tôi lẽ ra còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa để theo dõi tiến hóa trong tư duy phương pháp tại Pháp và trên quốc tế liên quan đến lịch sử phụ nữ, lịch sử các chủ nghĩa nữ quyền và cách tiếp cận lịch sử xã hội, văn hóa có tình đến chiều kìch giới, nếu không có sự trợ giúp quý báu của giáo sư hướng dẫn luận án của tôi, là một chuyên gia trong lãnh vực học thuật nầy. Nhờ có giáo sư, dẫu khả năng tiếp cận tài liệu vẫn còn giới hạn, tôi nghĩ mính đã tham khảo được phần cốt yếu những tác phẩm ghi nhận tiến trính đang diễn ra về phương pháp luận khoa học nghiên cứu phụ nữ và giới. Tóm lại, cách tiếp cận của tôi trong phương pháp nghiên cứu là phân tìch một cách kỹ lưỡng nhứt có thể mọi nguồn tư liệu khác nhau có được, là cố gắng giới thiệu những kiến giải hay bước đầu kiến giải về các tra vấn đa dạng và thường đan chéo nhau trong phạm vi một cách chép sử toàn diện. 3. Nội dung và kết luận Công trính nghiên cứu của tôi gồm ba phần. Trong phần đầu, tôi xác định bối cảnh, bắt đầu bằng mô tả và phân tìch vị trì phụ nữ và vấn đề giới trong những truyền thống Việt mà tôi tái hiện trong lấp lánh sắc thái dị biệt. Trong di sản quá khứ, đầu tiên tôi phân tìch tên gọi và cách người ta xưng hô với người phụ nữ Việt. Sự hiện hữu của một cái tên (của cá nhân) ngày càng có nghĩa là dấu hiệu sự thừa nhận con người cá thể, mà người nữ đã được hưởng muộn hơn người nam. Bất bính đẳng giới cũng rõ ràng trong quan hệ nam-nữ, khi người nam tự xưng và được gọi là “anh” so với người nữ là “em”. Từ dùng để xưng hô chứa muôn vàn sắc thái. Không phải lúc nào chúng cũng biểu thị sự coi nhẹ, đánh giá thấp; có khi chúng cũng biểu đạt nể ví nhưng vẫn thường nhấn mạnh quan hệ giữa người nữ với các thành viên khác của cộng đồng và như vậy, làm dài ra con đường đến chỗ cá thể nữ trỗi dậy được. Tôi đã sử dụng cả ca dao, tục ngữ,[7] và các tác phẩm văn học cổ điển để tím cách tái hiện đúng những truyền thống văn hóa Việt liên quan đến phụ nữ trong chiều kìch lịch sử của chúng. Sau đó, tôi đã giới thiệu các tác nhân và véc-tơ của hiện đại hóa, trong đó hàng đầu là giáo dục công, nhưng cũng có vô số chất men khác như báo chì, văn học hiện kim, việc phụ nữ có nghề có nghiệp, tham gia đấu tranh, Tôi nhấn mạnh là dân thuộc địa nữ và nam đều không chỉ thụ động thụ hưởng hay bị thiệt thòi từ chánh sách giáo dục thực dân, mà ý chì của các gia đính và chọn lựa cá nhân tỏ ra có tầm quyết định hơn đối với quá trính học vấn và thành nhân của học sinh, kết quả học tập và ảnh hưởng của học vấn đối với từng số phận con người. Vượt qua muôn vàn trở lực, một từng lớp nữ trì thức 5 đã xuất hiện. Liên quan đến cách thế mà nho giáo đã thấm nhuần các nguyên tắc đạo lý, thực tế tâm lý và ứng xử của con người cụ thể, tôi đã lưu ý về tình đặc thù của miền Nam (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm Trung kỳ ví là đất Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, nghĩa hẹp là Nam kỳ lục tỉnh) trong tiến trính hiện đại hóa. Chương III của luận án dự kiến đáng lẽ dài hơn. Ý định ban đầu của tôi là phân tìch đặc điểm văn hóa của từng vùng miền mỗi “xứ” Việt trong Đông Dương. Nhưng tôi kịp thời nhận ra là đi quá sâu vào chi tiết sẽ dẫn mình xa chủ đề chình, nên rốt cuộc tôi chỉ nhấn mạnh tình đặc thù và tốc độ tiến hóa khác biệt trong phạm vi lãnh thổ mà hai yếu tố nầy bộc lộ. Bởi tình không-đồng-nhứt thiệt ra có thể truy nguyên từ tiền thuộc địa, mãi từ thời cư dân Việt trên đường Nam tiến đã xa rời cái nôi văn hóa gốc tiến về các vùng văn hóa Chăm, Khơ-me, đáng lẽ có thể dành một phần khác của chương nầy nói riêng về vùng đất của Đàng Trong mà sau trở thành Trung kỳ thời Pháp thuộc. Nhưng ví thiếu thời gian, tôi đã để chương III có độ dài không cân đối so với các chương khác; chì ìt có lợi là nó tập trung vào đặc thù của Nam kỳ, là nơi quả thật đã diễn ra trên bính diện rộng của bối cảnh xã hội sự thức tỉnh đầu tiên về các vấn đề phụ nữ và nữ quyền. Trong phần hai, tôi phân tìch các hính tượng phụ nữ từ các nguồn tư liệu của sáng tác nghệ thuật, đặc biệt là văn học. Tiểu thuyết và truyện ngắn cung cấp chứng tìch sự thăm dò những khả năng mới trong quan hệ lứa đôi, trong quan niệm về phẩm hạnh phụ nữ cũng như trong ứng xử của từng thành viên của gia đính nhỏ và đại gia đính. Tiểu thuyết mô tả lập trường ìt nhiều cách mạng của phụ nữ có học thức, những cư xử phục tùng hay nổi loạn của họ (chương IV); thơ bộc lộ những chuyển biến ở bề sâu trong cảm xúc thanh niên nam nữ (chương V). Ở chương VI tôi giới thiệu đường đời của một số phụ nữ. Tiêu chì chọn lựa đầu tiên của tôi là có tư liệu tiếp cận được; từ điều kiện cần đó, tôi hết sức đa dạng hóa các mẫu người tiêu biểu. Có những nữ chiến sĩ quốc gia và cộng sản, có cô giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, chủ nhà xuất bản và phu nhân những trì thức lớn. Phần cuối của luận án trả lời trực tiếp câu hỏi: trong chừng mực nào người ta có thể nói về một – hay nhiều – chủ nghĩa nữ quyền Việt đã lộ diện trước Cách mạng Tháng Tám 1945? Công trính nghiên cứu của tôi đã cho phép xuất lộ hàng loạt ý tưởng khai phóng, hành vi sáng tạo và truy vấn nguồn cội của chúng. Đã có thể tường trính về sự hiện hữu của chủ nghĩa nữ quyền Việt đìch thực, phác họa bức tranh toàn cảnh và một tổng kết ban đầu. Trước hết, tất cả các hoạt động của nữ giới trong nhiều lãnh vực văn hóa và chánh trị, xã hội đều có ý nghĩa và tầm ảnh hưởng ìt nhiều về nữ quyền. Sự phân biệt các lãnh vực chẳng qua nhằm trính bày cho rõ hơn, chớ thiệt ra các nhân vật nữ và nam đều thường cũng là từng ấy người: những nhà canh tân giàu lòng yêu nước, hay những người yêu nước sâu vững một niềm tin là các cuộc cải cách văn hóa, xã hội đều có ý nghĩa chánh trị, bởi chúng khuyến khìch sự tiến hóa về vai trò và năng lực đóng góp của phụ nữ vào cuộc đấu tranh ví lẽ sống còn của dân tộc. Chẳng hạn, trong chủ nghĩa nữ quyền về văn hóa, tôi đã giới thiệu người tiên phong và ngọn cờ đầu của báo chì đấu tranh cho nữ 6 quyền, báo Phụ nữ tân văn, một dự án nhà văn hóa phụ nữ (lúc đó gọi là Nữ lưu học hội) cũng do nhóm Phụ nữ tân văn chủ xướng và một số thông tin về phụ nữ và thể thao. Trong chủ nghĩa nữ quyền chánh trị xã hội, tôi đề cập vấn đề xã hội hóa việc sinh sản, nuôi con và làm việc nhà. Người đã để lại số lượng sách báo đồ sộ và những hoạt động thực tiễn không kém ấn tượng là Đạm Phương nữ sử, nhà giáo dục có tình cách tân đáng kinh ngạc; tôi nhận diện ở bà một nhà hoạt động nữ quyền ôn nhu, trầm tĩnh nhưng tâm huyết và quyết đoán trong sứ mạng khai trì của mính. Là mẹ và là bà của hơn một thế hệ thanh niên trì thức nam và nữ, tất cả đều được bà cho học lấy một nghề để mưu sinh, sống tự lập hay đã dấn thân hoạt động cách mạng, suốt đời bà chuyên tâm đào tạo và tổ chức đào tạo nhiều nhà giáo dục nữ khác, chia sẻ với họ tri thức, năng lực giáo dục và niềm tin rằng “giáo dục không phải là một công trính trói buộc người ta. Giáo dục là một công trính bồi bổ để nảy nở tất cả những năng lực cao quý trong một người”.[8] Phát biểu nầy đúc kết tuyệt diệu sự hài hòa giữa truyền thống nhân bản trong đào tạo ban đầu của bà trên nền tảng nho giáo và chủ nghĩa cách tân mạnh mẽ của một người tự học (autodidacte) đã mở trì, mở lòng tiếp nhận tri thức hiện đại quốc tế. Bà Đạm Phương cũng là Chủ tịch sáng lập Nữ công học hội, có nhiệm vụ “giáo dục nghề nghiệp cho chị em () đồng thời đó sẽ là cơ sở tổ chức để chị em đến gặp gỡ nhau cùng trao đổi và bàn bạc về quyền lợi của giới mính, là diễn đàn để bênh vực những quyền chình đáng của phụ nữ”.[9] Dưới đề mục chủ nghĩa nữ quyền chánh trị phi bạo lực, tôi ghi nhận các hoạt động đấu tranh đòi quyền bầu cử, thiết kế các quyền chánh trị khác, hay sự khẳng định lập trường của nữ giới đối với đàn ông trong hoạt động chánh trị. Cuộc đấu tranh chánh trị “thông qua đức ông chồng” hính như là cám dỗ dai dẳng đối với các nhà hoạt động nữ quyền ở Sài Gòn và là một phương thức độc đáo để tự khẳng định. Cũng dưới đề mục nầy có thể nêu các cuộc bãi khóa của nữ sinh và sự tham gia của phụ nữ các từng lớp vào phong trào Đông Dương đại hội. Phụ nữ tự nhiên là có mặt hùng hậu trong đấu tranh chống thực dân, hoạt động công khai hay bì mật. Cả các chiến sĩ quốc gia và cộng sản đều xướng xuất giải phóng phụ nữ, hướng mạnh đến việc huy động lực lượng bổ sung nầy tham gia phong trào ái quốc. Sự đề cao phụ nữ đi liền với mục đìch “dân tộc hóa”[10] được phát biểu công khai. Hay như Đường Kách mệnh, tài liệu huấn luyện của Thanh niên[11] xác quyết: “Việt Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công, mà nữ giới Việt Nam muốn cách mệnh thí phải theo Phụ nữ quốc tế chỉ bảo.” (Hồ Chí Minh toàn tập, Sự Thật, Hà Nội, 1981, t. 2, tr. 219). Vài nữ đảng viên cộng sản thế hệ đầu (Nguyễn Trung Nguyệt, Nguyễn Thị Minh Khai) đã tím cách tổ chức phụ nữ với tư cách giới và qua đó, huấn luyện tư tưởng nữ quyền cho họ. Hiện chưa đủ thông tin để mô tả các tổ chức nầy, tường thuật và đánh giá kết quả hoạt động của chúng. Tuy nhiên có thể nhận thấy một mặt là sự năng động đáng nể và mặt khác là sự tồn tại vừa phù du vừa ngoại lệ của chúng, có phần ví khủng bố thực dân song cũng có phần do tổ chức cách mạng đưa chúng vào khuôn phép và do sự thận trọng hơi quá e dè của một số cán bộ nam. Trải nghiệm từ cuộc sống thực và suy nghĩ riêng tư của các nữ chiến sĩ cách mạng 7 xác nhận về phìa họ, khoảng cách vẫn tồn tại giữa ý tưởng cách mạng được phát biểu (trong tư tưởng và những gí họ viết) chống lại những nguyên tắc áp bức phụ nữ (chẳng hạn của nho giáo) và sự giải phóng đìch thực trên bính diện cá nhân; không phải tất cả các nữ chiến sĩ, kể cả những người gan góc và từng trải nhứt đều có thể vượt qua khoảng cách đó nhẹ nhàng, thanh thản như nhau. Trong phần tổng kết, tôi cũng trính bày kết quả bước đầu khảo sát việc sử dụng các thuật ngữ chủ nghĩa nữ quyền (féminisme) và nhà hoạt động nữ quyền (féministe), cùng một cách tiếp cận theo thế hệ. Vai trò tiền phong trong phong trào đấu tranh nữ quyền đúng nghĩa và nỗ lực xây dựng lý thuyết cho xu hướng tư tưởng mới nầy thuộc về cơ quan ngôn luận đã được thành lập vào tháng 5 năm 1929 nhằm chình các mục đìch đó, tuần báo Phụ nữ tân văn. Tôi đủ chứng cứ xác quyết rằng những người đàn bà và đàn ông đề xướng khái niệm nầy tại Việt Nam đã tư duy chủ nghĩa nữ quyền từ thuật ngữ Pháp; tôi đã liệt kê và phân tìch, đối chiếu các cách dịch và cách hiểu khác nhau trong tiếng Việt tùy người sử dụng và sắc thái mà mỗi người gán cho từ féminisme. Một nhà hoạt động nữ quyền vừa thuộc hàng trẻ nhứt vừa kiên quyết cách tân nhứt là Nguyễn Thị Kiêm (1914-?), cựu nữ sinh Nữ học đường Sài Gòn (trường Áo Tìm) và phóng viên báo Phụ nữ tân văn định nghĩa: “Thế thí tân tiến, nếu thiệt trúng nghĩa féministe, là thế nào? Tức là người nào hiểu, xét rõ tính cảnh địa vị của phụ nữ trong xã hội, rồi đứng ra binh vực lợi quyền cho phụ nữ là hạng bị áp chế từ xưa tới nay, đứng ra díu dắt, khuyến khìch, cổ động, thế nào cho trính độ sự sống của phụ nữ về vật chất, tinh thần được ngang nấc của đàn ông trong xã hội”.[12] Ngoại trừ cái ý chì gánh vác trách nhiệm với cộng đồng và với chị em bạn gái, những người phụ nữ tân tiến (một trong những cách dịch ôn nhu thuật ngữ féministe), “cả gan muốn sống như đàn ông” (Nữ sĩ, tr. 99), theo cô Kiêm, chỉ đơn giản là những “người đàn bà mới, biết đi theo trào lưu xã hội, theo thời đại văn minh hiện chừ”.[13] Như vậy, cô kết luận: “Chị em tân tiến chún
Tài liệu liên quan