Việt Nam lãng phí mỗi năm 1 tỷ USD

- Mỗi quốc gia đều có sự chi tiêu lãng phí nhưng vấn đề đặt ra là liệu hệ thống có thể phát hiện khi nào thì sự lãng phí ở mức không thể chấp nhận được. Theo con số tôi có được, thu nhập từ dầu thô sau thuế của VN vào năm 2006 dự đoán là 5 tỷ USD. Các khoản kiều hối có nhiều ước tính khác nhau nhưng cũng vào khoảng 5 tỷ USD nữa. Đầu tư nước ngoài vào VN theo số liệu của Chính phủ là khoảng 4-5 tỷ USD. Còn viện trợ phát triển ODA sau khi trừ các khoản phải trả ở mức 2-3 tỷ USD.

doc45 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Việt Nam lãng phí mỗi năm 1 tỷ USD, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
./ VN lãng phí mỗi năm 1 tỷ USD Đó là nhận định của giáo sư David Dapice, Trường Đại học Harvard (Mỹ) trong bài phát biểu tại Hội thảo tổng kết 20 năm đổi mới ở VN diễn ra tại Hà Nội hôm qua. Giáo sư David Dapice (Tuổi Trẻ) - Giáo sư đánh giá mức độ đầu tư không hiệu quả tại VN như thế nào? - Mỗi quốc gia đều có sự chi tiêu lãng phí nhưng vấn đề đặt ra là liệu hệ thống có thể phát hiện khi nào thì sự lãng phí ở mức không thể chấp nhận được. Theo con số tôi có được, thu nhập từ dầu thô sau thuế của VN vào năm 2006 dự đoán là 5 tỷ USD. Các khoản kiều hối có nhiều ước tính khác nhau nhưng cũng vào khoảng 5 tỷ USD nữa. Đầu tư nước ngoài vào VN theo số liệu của Chính phủ là khoảng 4-5 tỷ USD. Còn viện trợ phát triển ODA sau khi trừ các khoản phải trả ở mức 2-3 tỷ USD. IMF dự đoán tổng sản phẩm quốc nội GDP của VN năm 2006 đạt khoảng 55 tỷ USD, như vậy các luồng vốn nước ngoài bằng khoảng 25-30% GDP năm nay. Thực tế mỗi năm Chính phủ VN cũng đầu tư vào mức 30% GDP. Nếu đầu tư một cách tiết kiệm và khôn ngoan, tỷ lệ tăng trưởng GDP của VN phải ở mức thực là 9-10% như ở Trung Quốc chứ không phải là 7-8%. Khoảng thập kỷ 1960 và 1970, khi Đài Loan có mức thu nhập bình quân đầu người như VN hiện nay, họ đã tăng trưởng trên 11% trong suốt 10 năm liền tuy lượng đầu tư chỉ chiếm 25% GDP. Như vậy, sự lãng phí làm VN mỗi năm tổn thất khoảng 2% GDP, tương đương 1 tỷ USD. Nếu điều này kéo dài trong vài năm, sự khác biệt sẽ rất lớn và lên tới vài tỷ USD mỗi năm do sự lãng phí của năm trước sẽ làm giảm sản lượng của năm tiếp theo. - Đâu là những ví dụ điển hình của việc lãng phí nguồn lực, thưa ông? - Việc các doanh nghiệp nhà nước được đầu tư quá nhiều cũng có thể làm xói mòn hiệu quả. Mới đây, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được phân bổ 750 triệu USD của đợt phát hành trái phiếu quốc tế nhằm mở rộng và đầu tư hàng loạt nhà máy đóng tàu ở các tỉnh. Theo tính toán của tôi, việc sử dụng nguồn vốn của Vinashin không hiệu quả. Một xưởng đóng tàu 120.000 tấn hiện đại được xây dựng ở Ấn Độ với chi phí 90 triệu USD, trong khi với Vinashin phải cần tới 150 triệu USD. Như vậy với cùng một thời gian đóng tàu là 18 tháng, cùng một giá bán thì rõ ràng việc đóng tàu tại VN tập trung vào mục tiêu bán hàng hơn là lợi nhuận từ vốn. Vinashin còn có một kế hoạch tổng thể đầu tư 3 tỷ USD vào các xưởng đóng tàu, nhà máy thép và các ngành công nghiệp cung ứng khác. Mức đầu tư đó sẽ khiến quy mô của Vinashin bằng 3/4 quy mô của Hyundai, tập đoàn đóng tàu lớn nhất thế giới với 15% thị phần toàn cầu. Không hề có dấu hiệu nào cho thấy Vinashin có khả năng kỹ thuật cũng như quản lý để biện minh cho một thị phần lớn như vậy. Rõ ràng việc quyết định đầu tư hàng loạt nhà máy đóng tàu ở các tỉnh sẽ làm các địa phương hài lòng vì nó kéo theo sự phát triển hạ tầng ở các địa phương. Mặt khác, VN cũng muốn học tập các nước Đông Á vì đóng tàu là một ngành công nghiệp mà nhiều quốc gia châu Á đã thành công. Nhưng VN không nên sao chép thành công này với cách mà VN đang tiến hành là Chính phủ đi vay tiền đầu tư vào các ngành thiếu hiệu quả và tạo ít việc làm. Một ví dụ nữa là dự án sân bay tại Đồng Nai với ý đồ thu hút 40-50 triệu khách/năm. Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất rộng tương đương với khu sân bay Changi của Singapore (đón 64 triệu khách/năm) và việc hiện đại hóa sân bay Tân Sơn Nhất sẽ giúp sân bay này đảm nhận được lượng hành khách tại khu vực TP HCM trong 20-30 năm tới. Sân bay Tân Sơn Nhất năm nay dự kiến chỉ đón 4 triệu khách. Vì vậy, tôi cho rằng ý đồ đầu tư 4 tỷ USD vào một sân bay ở Đồng Nai là rất lãng phí. - Vậy theo ông, làm thế nào để giảm bớt sự lãng phí? - VN cần một cơ chế để cảnh báo về các khoản đầu tư lãng phí. Đó có thể là một nhóm tại Quốc hội, là các chuyên gia tư vấn cho Thủ tướng, hoặc một nhóm học giả. Các nhóm này có thể làm việc cùng nhau để chia sẻ và cung cấp thông tin. Tôi nghĩ việc có những thông tin rõ ràng và có những người hiểu biết về “sự việc” rằng đó có thể là các khoản đầu tư lãng phí sẽ rất hữu ích. Ở nước nào cũng tồn tại những nhóm lợi ích khác nhau và có nhóm hoạt động mạnh, nhóm không. Tôi thấy tại VN các doanh nghiệp nước ngoài được tổ chức tốt và hiện diện mạnh mẽ hơn trong việc trình bày quan điểm với Chính phủ, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như không có nhiều tiếng nói. Đây là điều không tốt. Tóm lại, một khi mà sự thật được phơi bày thì rõ ràng sẽ có sức ép lớn hơn cho trách nhiệm giải trình. Và những quyết định đầu tư lãng phí, gây thiệt hại cho đất nước sẽ không còn dễ dàng được thông qua nữa. Thứ Ba, 24/10/2006, 07:32 (GMT+7) Đại biểu Đặng Văn Thanh - Phó chủ nhiệm Uy ban kinh tế - ngân sách Quốc Hội: Tăng cường giám sát vốn đầu tư để tăng trưởng chất lượng TT - Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu đã làm hội trường Quốc hội (QH) “nóng” lên khi đặt vấn đề tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong sáu năm qua đã tăng liên tục (hiện nay chiếm đến 41% GDP), nhưng chất lượng tăng trưởng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Trao đổi với Tuổi Trẻ bên hành lang QH, đại biểu Đặng Văn Thanh (ảnh), phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - ngân sách QH, cho biết:  - Thực tế vừa qua cho thấy tăng trưởng kinh tế của chúng ta tương đối cao, nhưng chưa tương xứng với mức tăng trưởng của nguồn vốn. Trong tổng nguồn vốn đầu tư thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn của dân doanh được sử dụng có hiệu quả và không dàn trải. Còn nguồn vốn nhà nước, gồm vốn ngân sách, vốn vay... vẫn chưa thật sự tập trung, tình trạng thất thoát, lãng phí vẫn diễn ra. Thực tế có thể thấy rất nhiều công trình xây dựng xong chưa kịp nghiệm thu đã bị hư hỏng, nhiều dự án đầu tư kéo dài hay đã kết thúc khi đi vào sử dụng khai thác chưa có hiệu quả, kém hơn công suất thiết kế. * Với nguồn vốn nhà nước còn thất thoát, lãng phí, dư luận cho rằng ngoài trách nhiệm chính của các cơ quan quản lý nguồn vốn đầu tư, cơ quan thẩm định nguồn vốn cũng phải có trách nhiệm? - Trên cơ sở kết quả của thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là kết quả kiểm toán, đã chỉ ra tình hình thất thoát, lãng phí ở một số dự án là hết sức nghiêm trọng. Sự thất thoát, lãng phí này diễn ra ở tất cả các khâu, từ khâu phân bổ đến khâu bố trí vốn, sử dụng vốn, trong đó khâu sử dụng vốn lại thất thoát, lãng phí từ việc chuẩn bị dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, đến thi công công trình, nghiệm thu đưa vào sử dụng. Ở không ít công trình được kiểm tra, số thất thoát, lãng phí hiện nay khoảng trên dưới 10% giá trị công trình, vì vậy với một công trình vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỉ đồng thì thất thoát vài chục tỉ đồng là điều rất có thể. Tuy nhiên, những thất thoát như vậy có thể “đong đếm” được, còn dạng thất thoát, lãng phí như chậm tiến độ, chậm giải ngân, thay đổi mục tiêu đầu tư, qui hoạch “treo”... còn ảnh hưởng lớn hơn và gây thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế, đời sống nhân dân. * Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém trong nền kinh tế đã được đề cập rất nhiều, nhưng việc khắc phục yếu kém dường như vẫn còn quá chậm? - Đúng là những yếu kém trên chúng ta đã phát hiện từ lâu, nhưng mức độ trầm trọng cũng như nguyên nhân của những yếu kém này thì ngày càng bộc lộ rõ hơn, được nhận thức đầy đủ hơn và cần phải làm ngay nhiều việc. Vì vậy, để chuẩn bị cho năm 2007, đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010, tôi tin với những đòi hỏi từ cuộc sống và những cơ hội mà chúng ta có được từ việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tình hình sẽ sớm được cải thiện. Vấn đề lớn nhất hiện nay là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính, bộ máy quản lý nhà nước. Làm tốt được điều này sẽ giúp chúng ta sớm cải thiện được môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn, thông thoáng hơn. Với thất thoát, lãng phí trong đầu tư sẽ khó ngăn chặn được trong một sớm một chiều. Vấn đề là phải siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương trong công tác qui hoạch, của bộ máy hành chính, tổ chức bộ máy và cán bộ công chức theo hướng tinh gọn, rõ ràng về trách nhiệm, gắn quyền với trách nhiệm, đề cao vai trò và tính kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành pháp luật và trách nhiệm công vụ, xử lý thật nghiêm vi phạm. Phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ngay từ khâu lập dự án cho đến nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng. QH, HĐND các cấp cần tăng cường hoạt động giám sát trong các dự án quan trọng và quyết định vốn đầu tư hằng năm Theo dõi phiên họp QH trong ngày qua trang webVăn phòng QH cập nhật toàn bộ diễn biến kỳ họp QH lần 10 khóa XI trong ngày trên trang web Quốc hội (www.na.gov.vn). Đây là lần đầu tiên QH thực hiện việc cung cấp thông tin nhanh này. Nội dung cập nhật gồm biên bản kỳ họp (ghi âm thảo luận tại hội trường), tường thuật các phát biểu, tranh luận, góp ý của đại biểu QH tại kỳ họp, thông cáo các kỳ họp, văn kiện các kỳ họp, trả lời chất vấn...Tại trang web này, độc giả có thể theo dõi toàn bộ phiên họp trong ngày chỉ 3-4 giờ sau khi phiên họp kết thúc.   Đ.Đ. . 2./ DNNN phải đổi mới để giữ vững vai trò chủ đạo11:14' 08/10/2006 (GMT+7)  (VietNamNet) - Phát biểu kết luận tại Hội nghị về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2006 - 2010. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: DNNN là lực lượng nòng cốt và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chỉ có sắp xếp và đổi mới, DNNN mới mạnh lên và phát huy hiệu quả hơn nữa trong điều kiện cơ chế thị trường và hội nhập cạnh tranh. Khẳng định vai trò của DNNN Thủ tướng chỉ rõ, nước ta hiện có khoảng 245 ngàn DN thuộc nhiều thành phần kinh tế. Trong số hơn 5 ngàn DNNN từ đầu giai đoạn 2001-2005, chúng ta đã cổ phần hóa hơn 3 ngàn, chỉ còn lại hơn 2 ngàn DN 100% vốn Nhà nước nhưng vẫn chiếm 40% GDP và hơn 50% số thu ngân sách. Số lượng ít nhưng vai trò DNNN vẫn rất quan trọng. Quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi DNNN phải thực sự mạnh, hiệu quả để làm tốt vai trò chủ lực. Muốn mạnh và hiệu quả hơn trong điều kiện cơ chế thị trường và hội nhập cạnh tranh, phải sắp xếp đổi mới DNNN. Chúng ta đã đi được 1 chặng đường khá dài, từ hơn 12 ngàn DNNN trước đây sắp xếp lại chỉ còn 5.600 DN khi bước vào giai đoạn 2001 - 2005. Tuy giảm số lượng, nhưng DNNN vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng, bảo đảm dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế. Trọng tâm 5 năm tới: CPH Thủ tướng nhấn mạnh, trọng tâm giai đoạn 2006-2010 là CPH để cơ bản hoàn thành sắp xếp đổi mới DNNN. Theo dự kiến chúng ta sẽ CPH 79 trong số 105 tổng công ty lớn, và 1.500  trong số 2176 DNNN hiện có. Số còn lại là DN công ích, nông lâm trường... CPH được tiến hành với tinh thần tiến công nhưng phải có bước đi chặt chẽ và vững chắc. Quá trình sắp xếp và đổi mới DNNN phải đặt trong cơ chế thị trường, bảo đảm DNNN vừa có hiệu quả kinh tế vừa có khả năng điều tiết kinh tế vĩ mô, đảm bảo ổn định nền kinh tế. Hết sức hạn chế việc chuyển DNNN sang công ty TNHH 1 thành viên, nếu CPH được dứt khoát CPH, kể cả những DN đã chuyển sang TNHH 1 thành viên cũng cần xem xét. Để đẩy nhanh tiến trình sắp xếp CPH, Thủ tướng đề nghị các tỉnh và bộ ngành cần tiếp tục cụ thể hoá các luật, nghị định, thông tư theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 10 về sắp xếp và đổi mới DN. Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN và các bộ ngành và địa phương cần tiếp tục hoàn chỉnh chương trình hành động của mình. Các Bộ ngành và địa phương cần tập trung thảo luận dự thảo Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ để thay thế Quyết định 155/QĐ-TTg. Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ có chỉ thị về vấn đề sắp xếp và đổi mới DN, trong đó chỉ rõ thời gian cụ thể CPH, sắp xếp từng đơn vị một. Một số định hướng cụ thể Từ kết quả đổi mới DNNN trong thời gian qua và yêu cầu của giai đoạn tới, Thủ tướng lưu ý các các cơ quan cần tập trung rà soát hoàn thiện thể chế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 10 và Luật DN, Luật Đất đai. Luật đã được ban hành, những điều gì còn vướng mắc cần phải tiếp tục sửa đổi đổi. Điều này hết sức quan trọng vì quyết định đến tiến trình sắp xếp đổi mới DNNN. Về đất đai: Trong quá trình xây dựng thể chế chú ý đến vấn đề đất đai khi CPH, các quy định phải thật cụ thể để vừa đẩy nhanh CPH vừa ngăn ngừa tiêu cực lợi dụng chính sách.  Thủ tướng đề cập đến việc đưa giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN để CPH. Quá trình CPH hơn 3000 DN trước đây chưa thực hiện việc này, nay phải làm thí điểm chật chẽ. Bộ Tài chính và các bộ ngành cần có hướng dẫn đất đai trong CPH và sắp xếp DN vừa tạo điều kiện cho DN phát triển nhưng không để thất thoát trong lĩnh vực này. Cụ thể, Thủ tướng đưa ra hai gợi ý: đưa giá trị sử dụng đất vào CPH theo hình thức giao, bán đấu giá trên thị trường hoặc thu tiền thuê theo giá trị do UBND tỉnh thành quyết định. Về định giá DN: Định giá DN dứt khoát phải theo nguyên tắc thị trường, từ đó tiến hành đấu giá, gắn liền với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, trong CPH cũng phải tính tới lợi ích người lao động. Đề nghị giảm 40% cho lao động so với giá đấu giá là thoả đáng. Tuy nhiên, việc giảm giá đối với cổ đông chiến lược cần tính toán lại.  Về minh bạch tài chính: Trước khi CPH nhất thiết phải thuê kiểm toán độc lập hay kiểm toán quốc tế. Đối với các Tổng công ty hay Tập đoàn chưa tiến hành CPH thì phải khẩn trương CPH các công ty thành viên. Việc chuyển sang mô hình công ty mẹ - con, cần phải rút kinh nghiệm từ thực tiễn và có những bước đi vững chắc. Chủ tịch HĐQT sẽ là người phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước.   Về niêm yết trên sàn chứng khoán: Thủ tướng nhắc nhở, việc CPH phải gắn liền với niêm yết trên sàn chứng khoán. Hiện nay, chúng ta đã có hơn 60 DN trên sàn chứng khoán và đã chứng minh hướng đi đúng đắn này. Những năm tới phải thúc đẩy việc này một cách mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ đạo các Bộ ngành có liên quan rà soát và tính toán về các vấn đề như: tỷ lệ  nhà đầu tư nước ngoài tham gia CPH, việc tính toán thương hiệu trong CPH, quy hoạch và CPH các nông lâm trường... để bảo đảm phù hợp với thực tế trong nước, cũng như với yêu cầu của kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập. 3./ Việt Nam tụt hạng về tính cạnh tranh Việt Nam đứng ở vị trí thứ 77, tụt ba hạng so với năm ngoái, trong bảng xếp hạng về tính cạnh tranh được Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố hôm nay. Hoa Kỳ năm ngoái đứng số một, thì nay tụt xuống số sáu, nhường ngôi đầu cho Thụy Sĩ, tiếp theo là Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Singapore. Trong báo cáo công bố hôm thứ Ba, Diễn đàn Kinh tế Thế giới nói những cam kết chi tiêu quốc phòng trong và ngoài nước của Washington, kế hoạch giảm tiếp thuế và phí tổn lâu dài từ quỹ hưu bổng và y tế đang tạo nên lo ngại tài chính cho Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Geneva cảnh báo nếu kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng tiêu cực, kinh tế toàn cầu cũng sẽ chịu tác động. Nhật Bản, Đức, Hà Lan và Anh là bốn nước còn lại nằm trong tốp 10 quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh nhất năm 2006. Nói về Thụy Sĩ, Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhận định cơ sở hạ tầng tốt, nghiên cứu khoa học phong phú, bảo vệ sở hữu trí tuệ và một văn hóa kinh doanh sâu sắc đã giúp nước này từ vị trí thứ tư năm 2005 vọt lên số một năm nay. Giống như Thụy Sĩ, các nước Bắc Âu được đánh giá cao nhờ có các cơ cấu tổ chức mạnh, giáo dục tốt, nhưng bị chê vì thiếu sự linh hoạt trong thị trường lao động. Trong các quốc gia thuộc Liên hiệp châu Âu EU, có Italy bị tụt hạng, từ 38 xuống còn 42, vì các yếu kém định chế và kinh tế vĩ mô. Chín cột trụ Phúc trình năm nay xem xét các nền kinh tế dựa trên chín cột trụ: định chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục cấp một, giáo dục đại học, hiệu quả thị trường, sẵn sàng về công nghệ, sự thông hiểu về quản lý kinh doanh, và sáng tạo. Ngoài chín cột trụ này, bản phúc trình cũng lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau của các nước. Ví dụ, những yếu tố tác động tới năng suất ở Thụy Điển dĩ nhiên khác các yếu tố tác động năng suất ở Ghana. Vì thế, Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) lại tách các nước thành ba giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn thứ nhất, tính cạnh tranh của các nước phụ thuộc vào bốn cột trụ đầu tiên: định chế, cơ sở hạ tầng, kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục cấp một. Giai đoạn phát triển tiếp theo tính đến ba cột trụ: giáo dục đại học, hiệu quả thị trường, sẵn sàng về công nghệ. Và giai đoạn phát triển cao nhất gồm hai cột trụ cuối cùng: sự thông hiểu về quản lý kinh doanh, và sáng tạo. Mặc dù chín cột trụ đều đáng được các nước để ý, nhưng tầm quan trọng của từng yếu tố lại phụ thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển của từng nước. Có thể dễ nhận thấy rằng Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển thứ nhất. Trong nhóm chỉ số này, định chế của Việt Nam xếp thứ 74, cơ sở hạ tầng 83, kinh tế vĩ mô 53, y tế và giáo dục cấp một 56. Về giáo dục đại học, Việt Nam xếp thứ 90, hiệu quả thị trường 73, sẵn sàng về công nghệ 85. Ở hai cột trụ còn lại, Việt Nam xếp thứ 86 về sự thông hiểu kinh doanh, và sáng tạo xếp thứ 75. Tổng kết lại, Việt Nam năm nay xếp thứ 77 trên tổng số 125 nước. Trung Quốc và Nga tụt hạng Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm nay dựa trên khảo sát đối với 11.000 doanh nhân quốc tế. Nga tụt chín hạng, chỉ đứng thứ 62 năm nay, vì khu vực tư nhân không tin tưởng vào sự độc lập của ngành tư pháp. Thứ hạng của Trung Quốc cũng giảm, từ 48 xuống còn 54. Báo cáo nói thành tích của Trung Quốc năm nay tốt xấu lẫn lộn. Tăng trưởng cao, lạm phát thấp và tỉ lệ tiết kiệm cao, bị bù trừ bởi lo ngại về hệ thống ngân hàng, tỉ lệ theo học trung học và đại học cũng thấp hơn các nước phát triển. Bản phúc trình kêu gọi Trung Quốc giảm bớt gánh nặng kiểm soát của nhà nước, tăng cường tính độc lập của tư pháp và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Một thế lực khác tại châu Á, Ấn Độ, lên hai hạng, đứng thứ 43. Tại châu Mỹ Latin, Chile xếp hạng cao nhất, ở vị trí 27, trong lúc Brazil đứng thứ 66, tụt chín hạng. Thuận lợi nhờ giá dầu khiến giới kinh doanh tăng thêm tin tưởng vào các nước tại Trung Đông: Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất xếp thứ 32, và Qatar, 38. Xếp cuối bảng là các nước chủ yếu ở vùng hạ Sahara của châu Phi: Burkina Faso, Malawi, Mali, Zimbabwe, Ethiopia, Mozambique, Đông Timor, Chad, Burundi và Angola. 4./ Đánh giá khả năng quản lý quốc gia Nghiên cứu mới của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về khả năng quản lý quốc gia tại hơn 200 nước cho thấy Việt Nam ở hạng thấp khi so sánh với các chính phủ khác. Báo cáo "Governance Matters 2006" của World Bank xem xét sáu khía cạnh về quản lý đất nước tại 213 nước từ 1996 đến cuối 2005. Sáu khía cạnh được xem xét là: Tiếng nói và trách nhiệm giải trình: đo lường nhân quyền, quyền dân sự và quyền chính trị. Ổn định chính trị và vắng bạo lực: khả năng bạo lực đe dọa thay đổi trong chính phủ, tính cả khủng bố. Hiệu năng chính phủ: khả năng của bộ máy hành chính và dịch vụ công. Chất lượng quản lý: đo lường tần suất của các chính sách không thân thiện với thị trường. Thi hành luật pháp: chất lượng của việc thực thi hợp đồng, cảnh sát, tòa án, trong đó tính đến sự độc lập của ngành tư pháp. Kiểm soát tham nhũng: lợi dụng quyền hạn để tư lợi, tính cả tham nhũng lớn và cò con. Ổn định chính trị, nhưng kém về nhân quyền Báo cáo cho thấy Việt Nam đạt điểm cao nhất về ổn định chính trị, đạt 59 trên thang điểm 100 của World Bank. Bảng xếp hạng tính theo phần trăm của World Bank đồng nghĩa chính trị của Việt Nam ổn định hơn 59% các nước khác trên thế giới (ch