Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ điển Việt Nam

1. Đặt vấn đề Quan niệm trong văn học cổ điển Việt Nam tuy không phong phú và có những công trình đồ sộ như của Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác, nhưng trong suốt gần mười thế kỷ, ông cha ta đã rất có ý thức về văn học và đã có nhiều ý kiến cụ thể, rất có giá trị về văn học. Văn học cổ điển Việt Nam nói chung và quan niệm văn học nói riêng, bên cạnh những yếu tố mang bản sắc Việt, còn chịu ảnh hưởng từ các quan niệm mỹ học của Trung Hoa, trong đó Nho giáo và Thiền Lão là tiêu biểu. Thiền Lão là một khái niệm mà nội hàm ẩn chứa cả tư tưởng Thiền tông và Lão Trang xét trên bình diện những điểm tương đồng vi diệu của hai tư tưởng này. Từ góc độ mỹ học, trong quá trình tịnh hành, hòa hợp Thiền Lão đã tạo ra những phạm trù mỹ học độc đáo và có sức ảnh hưởng sâu rộng, tiêu biểu như: Tự nhiên, Hư tĩnh, Tiêu dao, Bình đạm, Vô ngôn. Trong giới hạn cho phép, bài viết chỉ nghiên cứu phạm trù mỹ học vô ngôn với ba nội dung cơ bản: Quan niệm vô ngôn trong tư tưởng Thiền Lão; Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ Trung Quốc; Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ điển Việt Nam.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ điển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 (31) - Thaùng 8/2015 73 Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ điển Việt Nam Non-verbal in Vietnamese classic literature conception ThS. Lê Đắc Tường Trường THPT Duy Tân, Kon Tum M.A. Le Dac Tuong The Duy Tan High School, Kon Tum Tóm tắt Vô ngôn trở thành một quy tắc mỹ học Trung Hoa và các nước thuộc khu vực văn hóa chữ Hán. Đề cao vô ngôn trong văn chương là quan niệm văn học xuyên suốt thời cổ điển Việt Nam. Vô ngôn không đơn thuần là không lời mà hàm chứa tất cả, tạo nên cảnh giới cao nhất của cái đẹp trong văn chương. Từ khóa: vô ngôn, Thiền Lão Abstract Non-verbal becomes an aesthetic rule of China and sinology culture influenced countries. Non-verbal notion is highly recommended throughout Vietnamese classic literature. The notion doesn’t completely means that it is wordless, but it contains all of meanings which can make up the highest realm of beauty in literature. Keywords: non-verbal, Chan Lao 1. Đặt vấn đề Quan niệm trong văn học cổ điển Việt Nam tuy không phong phú và có những công trình đồ sộ như của Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác, nhưng trong suốt gần mười thế kỷ, ông cha ta đã rất có ý thức về văn học và đã có nhiều ý kiến cụ thể, rất có giá trị về văn học. Văn học cổ điển Việt Nam nói chung và quan niệm văn học nói riêng, bên cạnh những yếu tố mang bản sắc Việt, còn chịu ảnh hưởng từ các quan niệm mỹ học của Trung Hoa, trong đó Nho giáo và Thiền Lão là tiêu biểu. Thiền Lão là một khái niệm mà nội hàm ẩn chứa cả tư tưởng Thiền tông và Lão Trang xét trên bình diện những điểm tương đồng vi diệu của hai tư tưởng này. Từ góc độ mỹ học, trong quá trình tịnh hành, hòa hợp Thiền Lão đã tạo ra những phạm trù mỹ học độc đáo và có sức ảnh hưởng sâu rộng, tiêu biểu như: Tự nhiên, Hư tĩnh, Tiêu dao, Bình đạm, Vô ngôn. Trong giới hạn cho phép, bài viết chỉ nghiên cứu phạm trù mỹ học vô ngôn với ba nội dung cơ bản: Quan niệm vô ngôn trong tư tưởng Thiền Lão; Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ Trung Quốc; Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ điển Việt Nam. 2. Quan niệm vô ngôn trong tư tưởng Thiền Lão Lão Trang và Thiền tông thống nhất 74 quan niệm về ngôn ngữ. Cả hai đều coi trọng cái “ngoài” ngôn ngữ, cái “sau” ngôn ngữ. Vì ngôn ngữ chỉ là phương tiện, không thể biểu đạt được hết và không thể đưa con người đến được với Đạo với chân lý giác ngộ. Chính vì thế Thiền Lão coi trọng vô ngôn. Vô ngôn được hiểu là không lời, không nói, không văn tự. Tuy nhiên, vô ngôn không chỉ đơn giản như thế, bởi trong đó hàm ẩn rất nhiều ý nghĩa tinh tế, uyên áo được rút ra từ quan niệm “Bất ngôn chi giáo” của Lão Tử, “Đắc ý vong ngôn” của Trang Tử và quan niệm “Bất lập văn tự” của Thiền tông. Lão Tử chủ trương vô vi, “Bất ngôn chi giáo” cũng là một trong những biểu hiện của vô vi, trong Đạo Đức kinh, Lão Tử hai lần đề cập đến câu này. Ở chương 2, ông nói: “ Xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo” (Dùng vô vi mà xử sự, dùng phương pháp không lời mà dạy dỗ) [1, tr 144], đến chương 43, ông lại nói: “Bất ngôn chi giáo, vô vi chi ích, thiên hạ hi cập chi” (Dạy bảo mà không cần đến lời nói, sự lợi ích của vô vi, trong thiên hạ ít ai theo kịp)[1, tr 215]. Cả hai lần nói về “Bất ngôn chi giáo”, Lão Tử đều gắn với vô vi. Như vậy phương pháp không dùng lời nói để giáo hóa là cách đến được với vô vi, với tự nhiên, với đạo. Đạo không thể dùng lời để miêu tả “Đạo khả đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi thường Danh”, vì thế chỉ có “Bất ngôn chi giáo” mới có thể hình dung, tiếp cận được Đạo. Đó là một trong những lý do mà Lão Tử chủ trương “Bất ngôn chi giáo”. Cái học về Đạo là dĩ tâm truyền tâm vì vậy không thể dùng lời mà chỉ có thể cảm thông. Cho nên Lão Tử bảo: “Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri” (biết thì không nói, nói là không biết). Đây là một trong những nét nghĩa của vô ngôn. Đạo học là tâm học, vì vậy không thể dạy được bằng lời nói, chỉ có thể dùng lời để khêu gợi, người học đạo phải tự mình tìm ra chân lý. Bởi vậy, Lão Tử lại nói: “Đa ngôn sổ cùng, bất như thủ trung” (Nói nhiều bao nhiêu cũng không sao nói hết được, thà là giữ lấy mực trung)[1, tr 58]. Đây là nét nghĩa tiếp theo của vô ngôn. “Bất ngôn chi giáo” còn được Lão Tử nói cách khác: “Hy ngôn tự nhiên”. Ít nói để tự nhiên, nói mà như không nói, đó cũng là một nét nghĩa nữa của vô ngôn. “Bất ngôn chi giáo” của Lão Tử với những nét nghĩa hàm chứa trong phạm trù vô ngôn cũng đã được Trang Tử quan niệm. Thiên Đức phù sung trong Nam Hoa kinh là thiên mà Trang Tử dùng để giải nghĩa “Bất ngôn chi giáo” của Lão Tử. Giống như Lão Tử, Trang Tử cho rằng, không dùng lời để dạy mà dân tự hóa mới là mục đích, mới thực sự là vô vi: “ Đức sung ư nội, nhi nhơn hóa ư ngoại, tự nhiên cảm hóa bất đãi giáo ngôn giả dã” (Đức mà đầy đủ nơi trong, thì người ở ngoài được hóa, tự nhiên được cảm hóa, không cần phải dùng đến lời mà dạy). Ông cũng cho rằng, Đạo không thể diễn tả bằng lời, chỉ có thể dĩ tâm truyền tâm, vì thế ông nói: “Kẻ hỏi Đạo cũng như người đáp lại đều là những kẻ không hiểu về Đạo”[2, tr 271]. Đặc biệt, Trang Tử đã thống nhất với Lão Tử về “bất ngôn” khi ông chủ trương “vong ngôn”. Ông cho rằng, ngôn ngữ chỉ là phương tiện để đạt được chân lý, khi đạt được chân lý rồi thì quên ngôn ngữ đi: "Dùng đó là để bắt cá, được cá rồi thì nên quên đó đi. Dùng lưới để bắt thỏ, được thỏ rồi thì nên quên lưới đi. Dùng lời là để diễn ý, hiểu được ý rồi thì nên quên lời đi"[2, tr 229]. Bất ngôn của Lão Tử hay vong ngôn của Trang Tử đều có những nét nghĩa của vô ngôn như đã nói ở trên. Thiền tông được xem là sản phẩm của 75 cuộc gặp gỡ diệu kỳ giữa Phật giáo Ấn Độ và Lão Trang. Bởi vậy, Thiền tông mang tinh thần vô ngôn ở cả hai. Tinh thần vô ngôn trong Phật giáo Ấn Độ thể hiện ở hai điểm. Thứ nhất, khi đã thành Phật và sau hơn 40 năm thuyết pháp, trước khi nhập niết bàn, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy các đệ tử rằng: Ta chưa nói lời nào. Phật còn dạy: “Nhất thiết tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ”. Hai lời dạy của đức Phật thể hiện rõ quan niệm vô ngôn trong tư tưởng Phật giáo nguyên thủy. Thứ hai, trong nhiều câu chuyện về Phật giáo, sự tích niêm hoa vi tiếu được nhiều người biết đến. Trong sự tích này, đức Phật không nói một lời nào, chỉ đưa cành hoa lên trước đại chúng, nhưng đại trưởng lão Ma ha Ca diếp mỉm cười. Đây là tiền thân của phương pháp dĩ tâm truyền tâm mà sau này Thiền tông đã kế thừa. Sự tích này cũng đã nói lên quan niệm vô ngôn trong Phật giáo. Đến Thiền tông, với hai biểu hiện của vô ngôn như đã nói của Phật giáo Ấn Độ cùng với quan niệm vô ngôn của Lão Trang với “bất ngôn chi giáo” của Lão Tử và “đắc ý vong ngôn” của Trang Tử đã hình thành quan niệm “bất lập văn tự”. Quan niệm này hàm chứa tất cả ý nghĩa vô ngôn như đã trình bày ở trên. Từ đó vô ngôn trở thành quan niệm hết sức uyên áo của Đạo học phương Đông, sức ảnh hưởng của nó vô cùng to lớn không chỉ về mặt tư tưởng mà còn trong lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, đặc biệt là văn chương. 3. Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ Trung Quốc Nghệ thuật phương Đông nói chung và văn chương nói riêng thường chú trọng cái ở ngoài lời, vừa giàu tính liên tưởng, vừa hàm chứa nhiều tầng nghĩa vừa khơi gợi trí tưởng tượng, sự khám phá nơi người đọc. Cho nên, ý nghĩa của văn chương, đặc biệt là trong thơ, không phải là cái biểu hiện trên bề mặt ngôn ngữ mà là ở khoảng không im lặng, ở chỗ không lời. Cái làm nên vẻ đẹp của tác phẩm văn chương không phải là nói ra đầy đủ, mà phải làm như thiếu sót, bỏ quên,...Một nghệ sĩ có tài cần phải biết im lặng, bỏ lửng, tạo tính mơ hồ,... Có như vậy, từ chính khoảng trống im lặng đó, ý nghĩa của văn chương mới vươn đến cảnh giới vô hạn. Trung Quốc là trung tâm của nghệ thuật phương Đông, từ ảnh hưởng của Thiền Lão, quan niệm vô ngôn trong văn học cổ nói chung và trong quan niệm văn học nói riêng rất được quan tâm. Ngay từ thời Ngụy Tấn, thời kỳ được xem là giai đoạn khởi phát và hình thành nền lý luận, phê bình văn học cổ Trung Quốc, quan niệm vô ngôn đã được Lục Cơ đề cập. Và từ đó quan niệm này dần trở thành tiêu chuẩn nghệ thuật cơ bản vào thời Đường, Tống và kéo dài cho đến thời nhà Thanh. Mở đầu Văn phú, Lục Cơ viết:“Hằng hoạn ý bất xứng vật, văn bất đãi”(thường lo ý không xứng với vật, văn không theo kịp ý), ông lại nói: “Chí ư thao phủ phạt kha, tuy thủ tắc bất viễn, nhược phù tùy thủ chi biến, lương nan dĩ từ đãi” (Đến như cầm rìu đẽo cán, dẫu mẫu mực chẳng xa, nhưng mỗi tay mỗi khác, từ ngữ thì khó mà theo kịp để truyền đạt)[5, tr 41]. Hai câu mở đầu của Văn phú đề cập đến vấn đề ngôn ngữ trong văn chương, đều nói về “ngôn bất tận ý”. Tương tự, Đào Uyên Minh, nhà thơ nổi tiếng thời Đông Tấn cũng có quan niệm về “ngôn bất tận ý”, ông nói “thử trung hữu chân ý, dục biện dĩ vong ngôn” (trong lòng có chân ý muốn nói e không đủ 76 lời)[Dương Minh, 8, tr 73]. Lưu Hiệp, Chung Vinh là hai nhà lý luận có thể xem là đặt nền móng cho nền lý luận, phê bình văn học cổ Trung Quốc cũng đề cao quan niệm vô ngôn. Với Lưu Hiệp đó là quan niệm “ý tại ngôn ngoại” trong thiên Ẩn tú và Thể tính. Theo Lưu Hiệp, tinh hoa của văn chương là ở ẩn và tú. Ông quan niệm: “Ẩn dã giả, văn ngoại chi trọng chi giả dã; tú dã giả, thiên trung chi độc bạt giả dã” (Ẩn là cái nghĩa ngoài văn, tú là cái nổi bật trong toàn bài. Ẩn khéo ở chỗ có nhiều hàm nghĩa, tú hay ở chỗ đẹp hơn bình thường)[4, tr 446]. Như vậy ẩn, tức là ý tại ngôn ngoại, là tinh túy của văn chương, tạo nên dư vị vô cùng trong văn chương. Cũng từ đó, tạo ra phong cách “viễn áo”, một trong tám loại phong cách văn chương theo quan niệm của Lưu Hiệp. Theo ông, phong cách viễn áo thể hiện ở sự ẩn ý, thâm sâu ngoài ngôn ngữ và phong cách này học theo lối huyền học của Đạo gia: “viễn áo là sâu xa, ý ẩn không lộ rõ, văn thái mẫu mực, học theo lối huyền diệu của Đạo gia”[4, tr 337]. Chung Vinh, trong Thi phẩm, cũng đã bàn đến vô ngôn ở góc độ “ý tại ngôn ngoại”. Khi bàn về thơ tứ ngôn, ông nói: “ Phù tứ ngôn, văn ước ý quảng” (Phàm thể thơ tứ ngôn lời ít ý nhiều)[12, tr 50]. Luận về thơ, ông cho rằng thơ gồm có ba nghĩa là hứng, tỷ, phú. Trong đó ông cho rằng hứng là “ngôn bất tận ý”: “Văn dĩ tận nhi ý hữu dư, hứng dã”(Lời tuy hết mà ý vô cùng)[12, tr 52]. Bình phẩm về cổ thi, Chung Vinh cho rằng: “Kỳ thể nguyên xuất ư Quốc phong. Lục Cơ sở nghĩ thạo tứ thủ, văn ôn dĩ lệ, ý bi nhi viễn, kinh tâm động phách, khả vị cô hồ nhát tự thiên kim” (Cổ thi khởi nguồn từ Quốc phong trong Kinh thi. 14 bài do Lục Cơ mô phỏng, lời ôn hòa đẹp đẽ, ý bi thiết xa xăm, đọc lên khiến người đọc hồn xiêu phách lạc, có thể nói một chữ đáng giá ngàn vàng). Lời nhận xét này có hai ý, một là ý bi thiết xa xăm là nói đến ý ở ngoài lời. Hai là một chữ đáng giá ngàn vàng, chữ (tự), ở đây không phải là mặt chữ mà là giá trị ý nghĩa của chữ đó. Điều đó có nghĩa là Chung Vinh đề cao cái giá trị bên kia của ngôn từ, đề cao “ý tại ngôn ngoại”. Đến đời Đường, vô ngôn là một trong những đặc trưng của ngôn ngữ thơ Đường, thể hiện ở phương thức “gợi, không tả”, ở “khoảng lặng, mờ” “ngôn hữu hạn, ý vô cùng”,... Một số thi nhân thời Đường như Tư Không Đồ, Thích Hiệu Nhiên,... đã bày tỏ quan niệm trực tiếp về vấn đề này. Đó cũng là cách nói “tượng ở ngoài tượng, cảnh ở ngoài cảnh” của Tư Không Đồ khi bàn về tính hàm súc của thi ca: “Cảnh của nhà thơ tuyệt vời như cảnh mặt trời Lam Điền chiếu soi ấm áp, như ngọc tốt nhả khói mơ màng, có thể nhìn thấy nhưng không thể đặt nó ngay ở trước mắt được”. Đồng thời ông cũng cho làm văn phải “vận ngoại chi chi” (phải đạt đến chỗ tuyệt diệu ở ngoài vần), “vị ngoại chi chỉ” (ý vị ở ngoài vị)[10, tr 192-194]. Thích Hiệu Nhiên khi luận thơ cũng có quan niệm “ý tạo ngôn ngoại”. Ông quan niệm: “Tác dụng của thơ là xuất ý phải hiểm, đặt câu phải khó, tuy phát từ lòng ta nhưng biểu hiện như thần. Đến như những câu thơ có cốt cách cao vời vợi tranh quyền Tạo hóa thì chỉ có thể cảm được ý sâu xa chứ không thể nói rõ hình trạng, riêng người viết ra nó mới biết mà thôi.” Ông lại cho rằng “thơ của Khang Lạc đạt đến cực điểm, phải chăng được đạo của Không vương trợ giúp”. Từ đó ông đưa ra quan niệm: “Hai lời trên đều là ý tại ngôn ngoại, nếu gặp được bậc cao thủ như ông Khang Lạc lãm sát thì chỉ cần nhận biết bản ý bên trong, 77 không cố chấp câu chữ bên ngoài, vì đã đạt đến cực điểm của đạo”[Cố Dịch Sinh, 8, tr 161]. Đến đời Tống, vô ngôn đã trở thành tiêu chuẩn nghệ thuật cơ bản. Trong Thương Lang thi thoại, Nghiêm Vũ có nói “ngôn hữu tận nhi ý vô cùng” khi ca ngợi các thi nhân thời thịnh Đường: “Các thi nhân thời thịnh Đường riêng ở chỗ hứng thú, như linh dương móc sừng lên cây, không thấy dấu vết. Cho nên thơ ấy đạt đến chỗ kỳ diệu, thấu triệt lung linh không thế dò được. Như âm thanh không trung, sắc màu hình tướng, vầng trăng đáy nước, bóng dáng trong gương, lời đã hết mà ý vô cùng”[5, tr 112]. Trong Lục nhất thi thoại của Âu Dương Tu có dẫn lời của Mai Nghiêu Thần: “Hàm bất tận chi ý, kiến ư ngôn ngoại, nhiên hậu chí hỉ” (hàm chứa ý nghĩ sâu xa, bộc lộ ra ngoài lời nói đạt đến sự mong muốn)[6, tr 591]. Dù là dẫn lời, nhưng qua đó cho thấy Âu Dương Tu rất coi trọng “ý tại ngôn ngoại” trong văn chương. Chính ông đã ca ngợi thơ Mai Nghiêu Thần là ý tứ sâu rộng, tinh tế, thâm sâu khi ông luận thơ của Mai Nghiêu Thần, Tô Tuấn Khâm: “Thánh Du, Tử Mĩ nổi danh ở thơ, mà hai nhà thơ này khác nhau về thể, Tử Mĩ bút lực mạnh mẽ, tung hoành ngang dọc lạ kỳ, Thánh Du ý tứ sâu rộng, tinh tế, lấy thâm sâu nhàn đàm làm ý. Mỗi người đều có cái hay riêng chỉ có thể luận bàn những điểm hay, không thể phẩm bình hơn kém”[Cố Dịch Sinh, 8, tr 186]. Đến đời Thanh có thuyết Thần vận của Vương Sỹ Chân cũng bày tỏ quan niệm “ý tại ngôn ngoại” trong văn chương. Kế thừa quan niệm thần vận của các tác giả trước với đặc trưng là “Hàm súc thâm viễn, ý dư ngôn ngoại”, Vương Sĩ Chân xây dựng thuyết Thần vận với yêu cầu về phong cách: “tự nhiên, siêu diệu, hàm súc tuyển vĩnh” (tự nhiên, siêu việt, kỳ diệu, hàm súc, ý vị sâu xa)[5, tr 132]. Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ Trung Quốc từ thời Ngụy Tấn đến thời Thanh không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà theo thời gian, vô ngôn đã trở thành lý tưởng thẩm mỹ, phong cách nghệ thuật và trở thành nét truyền thống trong văn học cổ Trung Quốc. Về mặt mỹ học, vô ngôn ở Trung Quốc có ảnh hưởng đến “yosei” (dư tình) của Nhật Bản. Yosei xuất hiện ở Nhật Bản từ thế kỷ XI và trở thành khái niệm quan trọng, cơ bản nhất của nền mỹ thuật và văn học Nhật Bản. Theo tiếng Hán thì khái niệm này có nghĩa là “cái tình ý còn dư ba” hay là “hàm ý”. Dư tình còn được hiểu như là “ý ở ngoài lời”. Như vậy vô ngôn của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến dư tình của Nhật Bản. Cả hai cơ bản có cùng một ý nghĩa và đều có sự ảnh hưởng lan tỏa rộng lớn. 4. Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ điển Việt Nam Vô ngôn trong quan niệm văn học cổ điển Việt Nam biểu hiện khá đa dạng và xuyên suốt. Vì vậy, để có cái nhìn tương đối toàn diện, chúng tôi tìm hiểu quan niệm vô ngôn trong văn học cổ điển trên hai thời kỳ. Thời kỳ văn học thời Lý, Trần gắn với kiểu tác giả Thiền sư, quý tộc. Thời kỳ văn học từ Hậu Lê đến Nguyễn, gắn với kiểu tác giả nhà văn-nhà nho. 4.1. Quan niệm vô ngôn trong kiểu tác giả Thiền sư, quý tộc thời Lý, Trần Kiểu tác giả Thiền sư, quý tộc ở đây chỉ giới hạn ở một số tác giả mà trong thơ văn của họ có đề cập đến quan niệm vô ngôn. Quan niệm “vô” trong Thiền tông hết sức uyên áo, nhiều sắc thái như vô tâm, vô niệm, vô ngã, vô tướng, vô pháp, vô lự, vô sự, Vô ngôn cũng là một đặc sản của 78 Thiền tông. Thiền tông không dùng lời nói làm phương tiện để dạy dỗ, truyền đạo, Thiền tông dĩ tâm truyền tâm, vì vậy vô ngôn là quan niệm cốt tử của các Thiền sư. Ni sư Diệu Nhân và Tuệ Trung Thượng sĩ đồng quan niệm khi cho rằng, dùng lời nói làm phương tiện để cầu Thiền, niệm Phật là mê lầm. Vô ngôn mới thật sự quan trọng để đạt được cảnh giới cao nhất, mới giác ngộ, đạt đạo. Ni sư Diệu Nhân, trước khi viên tịch đã thấu được lẽ sinh, lão, bệnh, tử của đời người. Dù là người đứng đầu dòng Thiền Nam phương, quan niệm về Phật và Thiền của Ni sư mang tính phá chấp, chỉ có vô ngôn mới có được giải thoát, mới là Thiền, là Phật: Mê chi cầu Phật, Hoặc chi cầu Thiền. Thiền Phật bất cầu, Đỗ khẩu vô nghiên (ngôn) (Thị tịch kệ) Dịch thơ: Vì lầm cầu Phật thế thôi Cầu Thiền bởi trót mê lời u mê Cầu Thiền cầu Phật mà chi Ngồi im chả nói năng gì là hơn (Nguyễn Duy dịch) Cũng với tinh thần phá chấp đó, trong bài thơ Ngẫu tác (I), Tuệ Trung Thượng sĩ đã gắn vô ngôn với sự an nhiên, tự tại, tiêu dao của một con người đã thoát tục, ngộ đạo. Với Tuệ Trung, đã vô ngôn ( ngộ đạo) rồi thì không cần quan tâm bất kỳ thứ gì, kể cả Thiền, Phật: Ðường trung đoan tọa tịch vô nghiên, Nhàn khán Côn Luân nhất lũ yên. Tự thị quyện thời tâm tự tức, Bất quan nhiếp niệm bất quan thiền. (Ngồi ngay giữa nhà lặng yên không nói, Nhàn nhã ngắm một làn khói bay lên trên núi Côn Luân. Khi nào tự thấy mệt mỏi thì tâm tự nghỉ ngơi, Không cầu niệm cũng không cầu thiền.) Chính quan niệm vô ngôn, nên dĩ tâm truyền tâm là phương thức duy nhất để Thiền tồn tại và lan tỏa. Đã lấy tâm truyền tâm rồi thì ngôn ngữ không còn ý nghĩa gì, nếu có lấy ngôn ngữ để truyền tâm cũng chỉ dành cho những hạng người si độn trong vườn Thiền. Tịnh Giới Thiền sư đã cười vào việc làm đó: Thu lai lương khí sảng hung khâm, Bát đấu tài cao đối nguyệt ngâm. Kham tiếu thiền gia si độn khách, Vi hà tương ngữ dĩ truyền tâm. (Thị tịch) Dịch thơ: Ngực áo thu về khí lạnh xâm, Tài ngang tám đấu đối trăng ngâm. Cười bấy khách thiền ai dại dột, Sao đem lời lẽ để truyền tâm. (Lê Mạnh Thát dịch) Vô ngôn không chỉ là không nói, đối với các Thiền sư, vô ngôn còn thể hiện ở nói, nhưng nói theo kiểu của Thiền sư. Đó có thể là tiếng “đốt” trong Phàm thánh bất dị và Trữ từ tự cảnh văn, tiếng “hát” trong Phật tâm ca, tiếng “ha ha” trong Tâm vương của Tuệ Trung Thượng sĩ, đó có thể là “nhất thanh” trong Ngôn hoài của Không Lộ Thiền sư. Những âm thanh đó, có âm nhưng không có lời, âm thanh đó thay cho vạn lời nói vì âm thanh đó là tột đỉnh của vô ngôn, âm thanh của sự giác ngộ: Hữu thời trực thượng Cô Phong Đính, Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư. (Ngôn hoài- Không Lộ Thiền sư) Đó cũng là âm thanh của Lý Cao, một thi nhân, triết gia thời Đường trong bài Tặng Dược Sơn (2): Hữu thời trực thướng cô phong đảnh, Nguyệt hạ phi vân khiếu nhất thinh. Tinh thần vô ngôn và triết lý Thiền của hai thi nhân, Thiền sư gặp nhau. Ở đó 79 cả hai đều “nhất thanh” nhưng dụng của nó thì vô cùng. Có thể đó là sự giác ngộ tính Phật, là triết lý Thiền cũng có thể là tinh thần tự tại trong cõi đời tạm bợ, Vô ngôn không chỉ là không nói, là dĩ tâm truyền tâm, mà còn là ý nghĩa ẩn sau ngôn ngữ, là những khoảng lặng, khoảng mờ có sức gợi mở to lớn. Vì vậy, các Thiền thi xem ngôn ngữ có tính chất hữu hạn, chỉ có vô ngôn mới thể hiện được sự vô hạn, ý nghĩa kỳ diệu của đạo Thiền. Hình ảnh “nhất chi mai” trong bài thơ Cáo tật thị chúng của Mãn Giác Thiền sư là minh chứng cho điều này. Bài thơ là sự giác ngộ thấu triệt về quy luật vô thường của tạo hóa, trong đó có sự vô thường của thiên nhiên và con người. Chỉ duy nhất cái còn lại, thường hằng, đó là chân tánh, Phật tính. “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”, bí ẩn như một câu thần chú, là hình tượng vô ngôn có tác dụng gợi để người đọc thể ngộ ra tính