Xây dựng bộ chỉ số tăng trưởng xanh thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh

Tóm tắt Tăng trưởng xanh là một cách để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển trong khi bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để lượng hoá mức độ “xanh” của sự tăng trưởng hay đo lường và đánh giá cụ thể sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Bài viết này, vì thế, là một sự nỗ lực để tổng hợp thực tiễn trên thế giới về phương pháp luận tính toán chỉ số tăng trưởng xanh, đặc biệt là các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD). Dựa trên kinh nghiệm của các nước trên thế giới và căn cứ vào chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, một bộ chỉ số đo lường tăng trưởng xanh thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh được đề xuất phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng bộ chỉ số tăng trưởng xanh thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017 24 XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG XANH THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CẤP TỈNH Phạm Thị Hồng Phương Trường Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Tóm tắt Tăng trưởng xanh là một cách để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển trong khi bảo tồn môi trường, ngăn chặn sự mất mát về đa dạng sinh học và giảm thiểu việc sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để lượng hoá mức độ “xanh” của sự tăng trưởng hay đo lường và đánh giá cụ thể sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Bài viết này, vì thế, là một sự nỗ lực để tổng hợp thực tiễn trên thế giới về phương pháp luận tính toán chỉ số tăng trưởng xanh, đặc biệt là các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD). Dựa trên kinh nghiệm của các nước trên thế giới và căn cứ vào chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, một bộ chỉ số đo lường tăng trưởng xanh thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh được đề xuất phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Từ khoá: Tăng trưởng xanh, chỉ số đo lường tăng trưởng xanh. Abstract Building green growth indicators of natural resources and environment management at provincial level Green growth is a way to achieve economic growth and development while protecting environment, preventing the loss of biodiversity and reducing unsustainable natural resource exploitation. However, the quantification of the “green level” of growth or the measurement of the balance between economic growth and environmental protection has not been clearly defined yet. This paper, therefore, analyses different methodologies to calculate the green growth indices which have been applied in the world, especially those of the Organization for Economic Co- operation and Development (OECD). From the experiences of other countries in the world and the Vietnam Green Growth Strategy, green growth indicators in the field of environment and natural resource management at provincial level are proposed. Keywords: Green growth, measurable indicators. 1. Giới thiệu Tăng trưởng xanh (Green growth) là sự tăng trưởng dựa trên sự điều chỉnh mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xoá đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng một cách bền vững [1]. Tuy nhiên, đo lường sự tiến bộ về tăng trưởng xanh trong sự thay đổi phức tạp và đa chiều là một thách thức lớn. Hiện nay, chưa có sự thống nhất về một Khung phân tích hoặc một bộ Chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh cấp tỉnh. Hơn Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017 25 nữa, dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên và tác động đến môi trường cũng còn hạn chế. Điều kiện, năng lực và mức độ phát triển khác nhau của các quốc gia cũng là một thách thức [3]. Trong hai năm 2011 - 2012, những công trình nghiên cứu về tăng trưởng xanh của các nhà khoa học thuộc OECD và các nước châu Á phát triển chỉ xây dựng khung phân tích, đánh giá tăng trưởng xanh ở cấp độ quốc gia, không đề cập đến nghiên cứu tăng trưởng xanh ở cấp độ một tỉnh. Do đó, việc nghiên cứu để xây dựng bộ chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh trên địa bàn một tỉnh bất kỳ là sự cần thiết trong bối cảnh khác nhau giữa các quốc gia, vùng miền. Bài viết này là một nỗ lực để xem xét những kinh nghiệm trên thế giới về phương pháp luận tính toán chỉ số tăng trưởng xanh, chiến lược và kế hoạch hành động tăng trưởng xanh quốc gia, từ đó đề xuất bộ chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh thuộc lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu nghiên cứu xây dựng, áp dụng chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh từ các nước và các tổ chức quốc tế. - Thu thập các số liệu thứ cấp từ địa phương như báo cáo, các số liệu niên giám thống kê tỉnh, báo cáo phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hàng năm, báo cáo hiện trạng môi trường địa phương, kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của địa phương. - Thu thập các số liệu thứ cấp từ các báo cáo, số liệu thống kê của UBND tỉnh, các Sở liên ngành (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Xây dựng). 2.2. Phương pháp lựa chọn bộ chỉ số tăng trưởng xanh về lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường Phương pháp tiếp cận lựa chọn bộ chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng xanh về lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh dựa trên quy trình các bước như sau: - Bước 1. Căn cứ vào các chỉ số tăng trưởng xanh đã được xây dựng bởi OECD gồm 4 nhóm chỉ số về: Năng suất tài nguyên và môi trường; tài nguyên thiên nhiên; chất lượng môi trường sống; cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách. - Bước 2. Căn cứ vào các chỉ số về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh cấp quốc gia được đề xuất trong Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 về phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh [4]; Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014 về phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020 và các chỉ tiêu, chỉ số khác về lĩnh vực môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững khác [5]. - Bước 3. Xây dựng chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh cấp tỉnh mang tính khả thi dựa trên các chỉ tiêu khởi đầu (của OECD và của Quốc gia) và cơ sở dữ liệu hiện có của địa phương. - Bước 4. Tham khảo ý kiến chuyên gia để loại trừ những chỉ tiêu không đại diện và bổ sung những chỉ tiêu mới theo nguyên tắc cân đối. 2.3. Phương pháp chuyên gia - Dùng phiếu phỏng vấn ý kiến chuyên gia để xây dựng danh sách các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng xanh về lĩnh Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017 26 vực quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh. Ngoài ra, trên cơ sở đó, tiến hành hội thảo để thăm dò ý kiến và đi đến thống nhất số lượng các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng xanh về lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh. - Tham khảo ý kiến chuyên gia để loại trừ các chỉ tiêu không phù hợp, bổ sung các chỉ tiêu tương thích với việc đánh giá thông qua trao đổi, gặp gỡ, hội thảo. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Thực tiễn đánh giá tăng trưởng xanh trên thế giới Căn cứ vào cách tiếp cận phương pháp xây dựng các chỉ số đánh giá phát triển bền vững, được sự hướng dẫn của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền vững (United Nations, 2001, 2007), các chỉ số đánh giá giám sát tăng trưởng xanh được các nước trong Tổ chức OECD đề xuất theo 4 nội dung được trình như bảng 1. Tổ chức Liên Hợp Quốc đã có nỗ lực để đánh giá phát triển bền vững thông qua đề xuất bộ chỉ số đo đạc những vốn kinh tế, vốn tự nhiên, vốn xã hội, vốn con người và vốn sản xuất. Sau đó, Tổ chức OECD đã thông qua chiến lược tăng trưởng xanh vào năm 2009 và đề xuất 4 nội dung đánh giá giám sát tăng trưởng xanh, bao gồm: Hiệu suất tài nguyên và môi trường; nền tảng tài sản thiên nhiên; chất lượng cuộc sống về môi trường; và cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách, đồng thời cũng đề xuất bộ chỉ số tương ứng với các nội dung trên [9]. Sau đó, một loạt các nước đã áp dụng nguyên tắc này của Tổ chức OECD để đánh giá giám sát sự tiến bộ của tăng trưởng của nước mình và đề xuất bộ chỉ số đánh giá cho quốc gia mình (Văn phòng thống kê liên bang Đức FSOG, 2012; Cơ quan thống kê Cộng hòa Séc CzSO, 2011; Cơ quan thống kê Hà Lan SN, 2011; Cơ quan thống kê Hàn Quốc SK, 2012) [7, 8, 9, 10]. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện từng nước mà bộ chỉ số đánh giá giám sát tăng trưởng xanh cũng không giống nhau. 1: Chỉ số giám sát hiệu suất môi trường và tài nguyên; 2: Chỉ số giám sát nền tảng tài sản thiên nhiên; 3: Chỉ số giám sát chất lượng cuộc sống về môi trường; 4: Chỉ số giám sát cơ hội kinh tế và phân phối chính sách; Bối cảnh kinh tế xã hội và đặc điểm tăng trưởng. Hình 1: Khuôn khổ đo đạc tăng trưởng xanh theo các nội dung và các chỉ số đánh giá [11] Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017 27 Như vậy, hiện nay trên thế giới các nghiên cứu về tăng trưởng xanh đặc biệt là các chỉ số giám sát, đánh giá tăng trưởng xanh đã được quan tâm và thực hiện. Cách tiếp cận chủ yếu dựa theo phương pháp xác định của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Các nghiên cứu này thực hiện dựa trên 4 nhóm chỉ số về hiệu suất tài nguyên và môi trường; nền tảng tài sản thiên nhiên; chất lượng cuộc sống về môi trường; và cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách được thực hiện cấp độ quốc gia. Bốn nhóm chỉ số về tăng trưởng xanh của OECD như trên bao gồm 25 chỉ tiêu nhỏ hơn nhằm đo lường tiến bộ đến tăng trưởng xanh. Các chỉ tiêu này có tính mở, không phải là cứng nhắc và mỗi quốc gia có thể vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. 3.2. Thực tiễn đánh giá tăng trưởng xanh ở Việt Nam Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 23/9/2012 phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã chỉ rõ “Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội, phải có con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân”. Năm 2014, kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020 (Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014) đã xác định nội dung chủ yếu của các hoạt động bao gồm 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm vụ. Các chủ đề bao gồm: xây dựng thể chế và Kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương; Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Thực hiện xanh hóa sản xuất và thực hiện xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững. Như vậy, chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh đã nhấn mạnh nội hàm của tăng trưởng xanh, bao gồm sản xuất xanh, tiêu dùng xanh và kinh tế cacbon thấp và đây cũng chính là nội dung quan trọng của Định hướng chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (năm 2004), được thể hiện trong 19 lĩnh vực ưu tiên của chính sách phát triển về kinh tế, xã hội và tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Song song với xây dựng chiến lược Tăng trưởng xanh, một số chiến lược có tác dụng bổ trợ như chiến lược Biến đổi khí hậu (2012), Chiến lược Giảm nhẹ và phòng chống thiên tai (2011), chiến lược Phát triển bền vững giai đoạn 2011-2012 cũng đều có những nội dung tương đồng với chiến lược tăng trưởng xanh. Đặc biệt là gần đây, năm 2013, Trung ương Đảng đã đặt vai trò hết sức quan trọng của ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong khuôn khổ chung về phát triển bền vững, được thể hiện trong Nghị quyết “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” (Số 24-NQ/TW năm 2013). Những văn kiện này càng khẳng định vai trò và mối quan hệ khăng khít giữa khía cạnh môi trường, tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng xanh. Cho đến thời điểm hiện tại, những chỉ số/chỉ tiêu liên quan tới kinh tế, xã hội, môi trường, phát triền bền vững và tăng trưởng xanh đã được phê duyệt và ban hành từ trước cho đến nay bao gồm: Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017 28 (1) Các Chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, bao gồm 30 chỉ tiêu (2012). (2) Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (NSIS), với 24 nhóm và 274 chỉ tiêu bao trùm các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường (2005). (3) Bộ Chỉ tiêu giám sát ngành lâm nghiệp (FORMIS) và điều tra rừng (2006). (4) Hệ thống Chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường, gồm 231 chỉ tiêu (2007). (5) Các hệ thống chỉ tiêu/chỉ thị khác. Các chỉ số/ chỉ tiêu là cơ sở quan trọng để xem xét khi lựa chọn chỉ số/ chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Bảng 1. So sánh nội dung đánh giá tăng trưởng xanh của Tổ chức OECD với nội dung thực hiện tăng trưởng xanh của Việt Nam STT Nội dung đánh giá của Tổ chức OECD Nội dung thực hiện tăng trưởng xanh của Việt Nam 1 Năng suất tài nguyên và môi trường Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo 2 Tài nguyên thiên nhiên Xanh hoá sản xuất, đặc biệt chú trọng tới sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên 3 Chất lượng môi trường sống Xanh hoá lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững 4 Cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách Không được đề cập một cách rõ nét Trong 4 nội dung của Tổ chức OECD đề xuất, nội dung thứ 4 (cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách) không được thể hiện rõ nét trong nội dung do chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam xây dựng. Với lý do dựa vào kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng, áp dụng chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh, ta có thể lựa chọn bộ chỉ số/ chỉ tiêu phù hợp với mục đích giám sát, đánh giá tăng trưởng xanh theo các nguyên tắc đã được nhiều tổ chức quốc tế áp dụng [6]: Thứ nhất, có liên quan và có ý nghĩa về mặt chính sách; thứ 2, có liên quan tới tăng trưởng xanh; thứ 3, đúng đắn về mặt khoa học; thứ 4, được chấp nhận rộng rãi; thứ 5, có thể giám sát được; thứ 6, có thể mô hình hóa được; và có tính nhạy cảm. Do vậy, chỉ số về cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách chưa thực sự phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam nên hiện tại chưa được đề cập đến Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh. 3.3. Đề xuất nhóm chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh cấp tỉnh So sánh nội dung đánh giá tăng trưởng xanh của OECD và nội dung được đề cập đến trong Chiến lược tăng trưởng xanh cấp Quốc gia (bảng 1) ta đúc kết chỉ số đánh giá, giám sát tăng trưởng xanh cấp quốc gia gồm 3 nhóm chỉ số là: (i) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính; (ii) Xanh hoá sản xuất; (iii) Xanh hoá lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Đây có thể được coi là chỉ số cốt lõi nhất có thể được sử dụng trong quá trình đánh giá, giám sát thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Trong quá trình giám sát thực hiện tăng trưởng xanh, các địa phương có thể tự xây dựng và đánh giá các chỉ số tăng trưởng xanh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình căn cứ vào nhóm chỉ số quốc gia, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Vì vậy, bộ chỉ số về tăng trưởng xanh cấp tỉnh được đề xuất gồm 3 nhóm chỉ số với 8 chỉ số và 24 chỉ tiêu đánh giá dựa theo nội dung xây dựng của OECD và Chiến lược tăng trưởng xanh cấp quốc gia, cụ thể như sau: Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017 29 Bảng 2. Đề xuất một số Chỉ số/Chỉ tiêu chính nhằm giám sát tăng trưởng xanh về lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh STT Chỉ số theo OECD Nội dung cấp quốc gia Chỉ số cấp tỉnh Chỉ tiêu cấp tỉnh 1 Năng suất tài nguyên và môi trường Giảm cường độ phát thải khí nhà kính Bảo vệ và phát triển rừng Bảo vệ và phát triển rừng khí nhà kính; Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; Phát triển nuôi tái sinh rừng Năng lượng hiệu quả, năng lượng mới và năng lượng tái tạo Săng lượng hiệu quả, năng suất cao; Sử dụng bếp khí sinh học thay thế bếp củi khu vực nông thôn; Sử dụng điều hòa hiệu suất cao (inverter) ở các hộ gia đình thành thị; Sử dụng điều hòa hiệu suất cao (inverter) ở các hộ gia đình; Sử dụng điều hòa hiệu suất năng lực đig lg điều n trên mái nhà. Giao thông Tỷ lệ sử dụng xe bus Tỷ lệ sử dụng nhiên liệu sinh học. 2 Tài nguyên thiên nhiên Xanh hoá sản xuất Nguồn nước Xử lý nước để bảo vệ nguồn nước ngầm, nước mặt, vùng ven biển và mặt biển; Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt (m3/người/năm). Đất đai Diện tích đất bị thoái hóa; Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học (%); Diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp cao, nông nghiệp hữu cơ. Quản lý, giám sát hoạt động khu công nghiệp Tỷ lệ các đô thị khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (%); Chính sách tăng cường quản lý và giám sát các tác động tiêu cực của việc xây dựng và hoạt động các khu kinh tế. 3 Chất lượng môi trường sống Xanh hoá lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững Không gian xanh Chỉ tiêu diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người; Tỷ lệ % đất cây xanh đô thị trên tổng diện tích đất đô thị; Chính sách về phát triển không gian xanh. Chất thải rắn Tỷ lệ % chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý; Tỷ lệ % chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom, xử lý; Tỷ lệ chất thải rắn được tái chế, tái sử dụng; Chính sách về thu gom và xử lý rác thải. Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017 30 Sau khi xác định được các chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh cấp tỉnh, việc cần làm tiếp theo là xác định giá trị các chỉ số sao cho khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương khác nhau để có thể thực hiện được tăng trưởng xanh. Ngoài ra, sau khi xác định, thống nhất các chỉ số trong từng lĩnh vực đánh giá, việc xác định thứ tự ưu tiên cho từng chỉ tiêu trong bộ chỉ số, trọng số của từng chỉ tiêu cũng rất quan trọng, làm cơ sở cho việc tính tổng điểm và xác định tiêu chuẩn đánh giá, mức độ phải đạt được các chỉ số tăng trưởng xanh về lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường của tỉnh. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Đánh giá tiến trình tăng trưởng xanh đã được nhiều tổ chức quốc tế và các nước thuộc Tổ chức OECD thực hiện trong thời gian vừa qua. Theo những nghiên cứu trên thế giới, 4 nội dung chính thường được dùng để đánh giá tăng trưởng xanh bao gồm: (i) Hiệu suất tài nguyên và môi trường; (ii) Nền tảng tài sản thiên nhiên; (iii) Chất lượng cuộc sống về môi trường; và (iv) Cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách. Những nội dung đánh giá này cũng khá tương đồng với nội dung được đưa ra trong Chiến lược quốc gia của Việt Nam về Tăng trưởng xanh, bao gồm: (i) giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (ii) xanh hóa sản xuất, đặc biệt chú trọng tới sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích sản xuất và công nghệ thân thiện với môi trường; và (iii) xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, gắn với nâng cao chất lượng sống về môi trường ở vùng đô thị và nông thôn và nâng cao nhận thức về môi trường và phát triển bền vững. Từ những nghiên cứu trên thế giới trong đánh giá, giám sát thành tựu tăng trưởng xanh, từ nhiệm vụ thực tiễn trong Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, một bộ chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh cấp tỉnh đã được đề xuất gồm 3 nhóm chỉ số với 8 chỉ số và 24 chỉ tiêu, gồm các chỉ số: (1) Bảo vệ và phát triển rừng; (2) Năng lượng hiệu quả, năng lượng mới và năng lượng tái tạo; (3) Giao thông; (4) Nguồn nước; (5) Đất đai; (6) Quản lý, giám sát hoạt động khu công nghiệp; (7) Không gian xanh; (8) Chất thải rắn. 4.2. Kiến nghị Trên đây là bộ chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh được đề xuất dựa trên kinh nghiệm của tổ chức OECD và chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam, áp dụng cho các địa phương cấp tỉnh. Tuy nhiên, khi áp dụng cần x