Xây dựng chuẩn đào tạo cử nhân Toán trong xu thế hội nhập quốc tế ở trường đại học sư phạm

1. Mở đầu Nhân tố quyết định cho sự thành công của bất kỳ công cuộc cải cách giáo dục nào cũng là yếu tố con người – đội ngũ giáo viên và những nhà quản lý giáo dục. Mà đội ngũ đó chủ yếu được đào tạo ra từ hệ thống các trường Sư phạm trên cả nước. Vì vậy song hành với công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của đất nước phải là công cuộc cải cách hệ thống đào tạo giáo viên và hệ thống các trường sư phạm trong cả nước mà một trong những khâu quyết định là xác định được nội dung học vấn và xây dựng được chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Có những câu hỏi cơ bản đặt ra ngay là: 1. Thế nào là chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm trong xu thế hội nhập quốc tế? 2. Tại sao chúng ta lại cần phải xây dựng bộ chuẩn này? 3. Việc xây dựng chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm phải dựa trên những cơ sở khoa học nào? 4. Quy trình xây dựng chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm trong xu thế hội nhập quốc tế là như thế nào? Trong khuôn khổ của bài viết này chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra câu trả lời cho những vấn đề trên.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chuẩn đào tạo cử nhân Toán trong xu thế hội nhập quốc tế ở trường đại học sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 3-9 XÂY DỰNG CHUẨN ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TOÁN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Đỗ Đức Thái Trường Đại học Sư phạm Hà nội E-mail: doducthai@hnue.edu.vn Tóm tắt. Bài báo đề cập tới việc xác định chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm toán và những nguyên tắc cơ bản để xây dựng chuẩn đào tạo đó. Ngoài ra, bài báo cũng đề xuất quy trình xây dựng chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm Toán trong xu thế hội nhập quốc tế. Từ khóa: Xây dựng chuẩn đào tạo, chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm Toán. 1. Mở đầu Nhân tố quyết định cho sự thành công của bất kỳ công cuộc cải cách giáo dục nào cũng là yếu tố con người – đội ngũ giáo viên và những nhà quản lý giáo dục. Mà đội ngũ đó chủ yếu được đào tạo ra từ hệ thống các trường Sư phạm trên cả nước. Vì vậy song hành với công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của đất nước phải là công cuộc cải cách hệ thống đào tạo giáo viên và hệ thống các trường sư phạm trong cả nước mà một trong những khâu quyết định là xác định được nội dung học vấn và xây dựng được chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Có những câu hỏi cơ bản đặt ra ngay là: 1. Thế nào là chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm trong xu thế hội nhập quốc tế? 2. Tại sao chúng ta lại cần phải xây dựng bộ chuẩn này? 3. Việc xây dựng chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm phải dựa trên những cơ sở khoa học nào? 4. Quy trình xây dựng chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm trong xu thế hội nhập quốc tế là như thế nào? Trong khuôn khổ của bài viết này chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra câu trả lời cho những vấn đề trên. 3 Đỗ Đức Thái 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Chuẩn đào tạo là gì? 2.1.1. Chuẩn Chuẩn (Tiếng Anh - standard) nghĩa là chuẩn mực, thước đo, mẫu dùng để so sánh các đối tượng khác với nó. Ý nghĩa cơ bản của Chuẩn là ở chỗ tổ chức và điều chỉnh quan hệ và hoạt động của con người hướng đến việc sản xuất những sản phẩm có những tính chất và chất lượng xác định, thỏa mãn nhu cầu của xã hội. 2.1.2. Chuẩn kinh tế-dịch vụ Trong kinh tế-dịch vụ và trong sản xuất công nghiệp, chuẩn (hay gọi đầy đủ là tiêu chuẩn) là tập hợp những quy định kĩ thuật, những thuộc tính, đặc tính thống nhất cho một sản phẩm hay một ngành dịch vụ dùng làm mẫu mực hay cơ sở để đo lường, đánh giá hoặc làm căn cứ để thực hiện. Tiêu chuẩn được thiết lập bằng cách thoả thuận giữa các bên hữu quan, là kết quả cụ thể của công tác tiêu chuẩn hoá và do một cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn nhằm cung cấp những quy tắc, nguyên tắc chủ đạo, hướng dẫn hoặc đặc tính cho các hoạt động hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. Tiêu chuẩn phải được xây dựng dựa trên các kết quả vững chắc của khoa học - công nghệ và kinh nghiệm thực tế để nhằm đạt được lợi ích tối ưu cho cộng đồng. Đối tượng của Tiêu chuẩn là sản phẩm, công trình, dịch vụ cũng như thuật ngữ, kí hiệu, đơn vị, quy trình, quy phạm, phương pháp, thủ tục, vv. Các Tiêu chuẩn này được chia thành: Tiêu chuẩn về kĩ thuật (kích cỡ tối đa, tối thiểu, màu sắc, cấu thành, v.v...); Tiêu chuẩn về tính năng (sản phẩm hoặc dịch vụ cần phải có ít nhất một tính năng nào đó). Ngoài ra, Tiêu chuẩn có thể bắt buộc hay tự nguyện. Tuỳ theo phạm vi, Tiêu chuẩn có thể giới hạn trong từng xí nghiệp, từng ngành hoặc mở rộng tới quy mô quốc gia, khu vực và quốc tế. Ở Việt Nam, hiện có 4 cấp Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Tiêu chuẩn ngành (TCN), Tiêu chuẩn địa phương/vùng (TCV), Tiêu chuẩn cơ sở (TC) (xem các tài liệu [2] và [3]). 2.1.3. Chuẩn giáo dục Đối với giáo dục và đào tạo, ngay từ thời Hi Lạp và La Mã cổ đại, người ta đã nói đến Chuẩn giáo dục (viết tắt là chuẩn GD), trên cơ sở đó đề ra yêu cầu đối với học sinh cũng như đối với các chương trình học. Tuy nhiên, thuật ngữ “Chuẩn giáo dục” theo cách hiểu hiện đại xuất hiện cách đây không lâu, trong đó khái niệm “Chuẩn” được vay mượn từ bình diện sản xuất như đã trình bày ở trên. Vì vậy nhiều nhà giáo dục chưa đồng tình với việc sử dụng thuật ngữ này vì nếu coi đó như một thước đo trong giáo dục sẽ cản trở sự sáng tạo và có khả năng loại trừ tính tích cực của người học. Nhưng trên bình diện xã hội thì Chuẩn giáo dục có những ý nghĩa riêng biệt. Trong giáo dục, người ta hiểu: “Chuẩn giáo dục là những qui tắc, yêu cầu, nguyên tắc được sử dụng rộng rãi và đa chiều trong giáo dục”; “là mức độ tiêu chuẩn của GD cần thiết đối với xã hội trong một khoảng thời gian nhất định”. Theo V.S. Letnhev (2004), Chuẩn giáo dục được hiểu là một hệ thống “những tham 4 Xây dựng chuẩn đào tạo cử nhân toán trong xu thế hội nhập quốc tế... số cơ bản được thừa nhận là chuẩn giáo dục quốc gia, phản ánh mô hình lí tưởng của xã hội có tính đến khả năng của một cá nhân cụ thể và khả năng của hệ thống giáo dục có thể đạt tới lí tưởng đó”. Theo V.A.Slastionhin và I.F.Isaev (2008) thì: “Chuẩn GD đó là hệ thống các tham số cơ bản được thừa nhận là chuẩn mực (tiêu chuẩn) quốc gia của trình độ học vấn, phản ánh lí tưởng xã hội, có tính đến khả năng thực tế của cá nhân và của hệ thống GD có thể đáp ứng được lí tưởng này”. Chuẩn GD là văn bản liên quan đến Luật GD, giải thích một phần của Luật. Nó phát triển và cụ thể hóa Luật GD về nội dung, mức độ và hình thức biểu đạt, chỉ ra các phương pháp, hình thức đo lường và giải thích kết quả dạy học. Thông qua Chuẩn thực hiện việc bảo đảm tính ổn định của mức độ yêu cầu của GD, sự hoàn thiện và đáp ứng kì vọng của sự phát triển của xã hội. Luật GD cũng qui định: nhà nước chỉ qui định mức (tiêu chuẩn) tối thiểu cần thiết của trình độ học vấn. Việc xác định nội dung GD trên mức chuẩn này thuộc về thẩm quyền của các cơ sở GD. Có thể nói: Chuẩn GD là một hệ thống các tham số phản ánh mục tiêu và giá trị, nội dung và kết quả (yêu cầu về cấp độ đào tạo) của GD, đặc điểm cơ bản của quá trình GD, dung lượng thời gian để đạt từng cấp độ GD, và xét trên bình diện quốc gia hay của từng vùng lãnh thổ, có đối chiếu, so sánh trên bình diện quốc tế. Chuẩn GD phản ánh yêu cầu của quốc gia đối với công dân và yêu cầu của công dân đối với quốc gia. Quốc gia yêu cầu công dân phải đạt đến một chuẩn trình độ học vấn xác định và bảo đảm những dịch vụ giáo dục cần thiết để đạt được trình độ này. Cũng có thể nói Chuẩn GDPT là một hệ thống qui tắc bắt buộc phải thực hiện trong mọi cơ sở giáo dục, nhằm bảo đảm không gian giáo dục thống nhất của đất nước và sự ổn định chất lượng giáo dục. Chuẩn vừa có tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định nhưng đồng thời bảo đảm tính cơ hoạt và tính mở, phản ánh những thay đổi của nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục. Chuẩn bảo đảm tính kế thừa đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới hệ thống giáo dục và chính điều đó bảo đảm cho Chuẩn tính đa dạng và tính mềm dẻo của việc giải quyết những vấn đề cụ thể. 2.1.4. Chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm Toán Từ những lập luận trên ta có thể xác định khái niệm chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm Toán trong xu thế hội nhập quốc tế bằng cách coi Chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm Toán là bộ chuẩn giáo dục xác định: i) Nội dung tối thiểu bắt buộc của Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Toán trong xu thế hội nhập quốc tế. ii) Dung lượng tối đa của tải học của sinh viên và thời gian học tiêu chuẩn. iii) Yêu cầu về trình độ đào tạo sinh viên của các cơ sở đào tạo cử nhân sư phạm Toán. iv) Yêu cầu cơ bản về điều kiện bảo đảm quá trình giáo dục (bảo đảm cơ sở vật chất kĩ thuật, phòng thí nghiệm, thực hành, cũng như cán bộ, nhân viên). v) Là một hệ thống qui tắc bắt buộc phải thực hiện trong mọi cơ sở đào tạo cử nhân 5 Đỗ Đức Thái sư phạm Toán, nhằm bảo đảm không gian giáo dục thống nhất của đất nước và sự ổn định chất lượng đào tạo giáo viên. Tại sao chúng ta lại cần phải xây dựng bộ chuẩn này? Thứ nhất, việc thực hiện Chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm Toán cho phép: - Bảo đảm tính thống nhất của không gian giáo dục trong điều kiện đa dạng hóa các kiểu hình trường lớp; - Chuẩn hóa tải học, nâng cao tính vừa sức của tài liệu học tập, hình thành ở người học tính tích cực học tập; - Hình thành tiêu chuẩn đánh giá về mức độ giáo dục; cho phép chuyển sang việc đánh giá kết quả lao động của giáo viên trên cơ sở kết quả học tập của sinh viên đối chiếu với Chuẩn; - Cho phép vận dụng những giải pháp quản lí cơ bản; - Bảo đảm thời lượng cho những giờ học tự chọn của người học tương ứng với năng lực, sở thích và thiên hướng của họ. Thứ hai, việc thực hiện Chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm Toán là cơ sở: - Soạn thảo Chương trình đào tạo; - Đánh giá khách quan trình độ đào tạo của các cơ sở GD; - Xác định mức chi phí của các dịch vụ GD công miễn phí; - Thiết lập tính tương đương của các văn bản về đào tạo cử nhân sư phạm Toán trên toàn quốc; - Thiết lập yêu cầu của quốc gia đối với các cơ sở GD về việc cung cấp trang thiết bị bảo đảm quá trình GD. 2.1.5. Các loại chuẩn theo yêu cầu về trình độ Nếu xem xét theo yêu cầu về trình độ cần đạt, người ta có thể phân biệt: chuẩn tối thiểu, chuẩn trung bình và chuẩn tối đa. Chuẩn tối thiểu: Quy định mức tối thiểu về năng lực mà người học cần đạt được ở một thời điểm đã được quy định trước trong thời gian học tập. Chuẩn trung bình: Xác định các năng lực mà người học ở trình độ trung bình cần đạt được. Chuẩn tối đa: Mô tả những năng lực mà những người học tốt nhất có thể đạt được. 2.2. Việc xây dựng chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm phải dựa trên những cơ sở khoa học nào? Có ba nguyên tắc chính để xây dựng Chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm Toán trong xu thế hội nhập quốc tế. 2.2.1. Nguyên tắc thứ nhất: Phải bắt đầu từ Triết lý giáo dục. Triết lý giáo dục sẽ dẫn ta đến Mục tiêu giáo dục. Có thể coi đây là cơ sở khoa học quan trọng nhất vì mục tiêu giáo dục sẽ dẫn ta đến việc xác định nội dung học vấn và xây dựng được Chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm Toán trong xu thế hội nhập quốc tế, đặng đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu giáo dục 6 Xây dựng chuẩn đào tạo cử nhân toán trong xu thế hội nhập quốc tế... sau năm 2015. Trong bài viết [1] chúng tôi đã đề xuất ba luận điểm sau làm trụ cột cho triết lý giáo dục đại học ngành Toán của nước ta. Luận điểm 1: Giáo dục đại học ngành Toán cần nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Luận điểm 2: Chương trình kiến thức và cách dạy kiến thức phải phục vụ nhu cầu "học để biết", "học để làm" của người học và phải mang lại “lợi ích mưu sinh” cho người học. Luận điểm 3: Giáo dục đại học trong đó có giáo dục đại học ngành Toán phải phát triển khả năng tư duy tự do sáng tạo của người học, góp phần hoàn thiện một công dân có trình độ văn hóa cao. Nói một cách khác là phải đào tạo những con người có nhân cách độc lập và khả năng suy nghĩ tự do. Những con người này sẽ là cơ sở cho một xã hội dân sự phát triển. 2.2.2. Nguyên tắc thứ hai: Việc xây dựng Chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm Toán trong xu thế hội nhập quốc tế phải dựa vào kinh nghiệm trên thế giới, tình hình thực tế tại Việt Nam và không được trái với các quy định của pháp luật hiện hành. Do việc đào tạo giáo viên đóng vai trò then chốt trong hệ thống giáo dục nên các nhà nghiên cứu của các nước tiên tiến đã có nhiều công trình nghiên cứu về mô hình và hệ thống đào tạo giáo viên trước sự đòi hỏi của nền kinh tế tri thức. Đặc biệt, các học giả cũng đã tập trung xây dựng chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên các cấp học. Đây là những kinh nghiệm rất quý báu để chúng ta nghiên cứu, tham khảo. Tuy nhiên, tình hình thực tiễn của đất nước chúng ta có nhiều điểm khác biệt với các nước bạn. Vì thế, việc tiếp thu học tập kinh nghiệm quốc tế phải hết sức cẩn thận và có chọn lọc. Để có thể định hướng được và định hướng đúng cho công cuộc hội nhập quốc tế của hệ thống đào tạo sư phạm của đất nước chúng ta bắt buộc phải hiểu rõ hệ thống giáo dục đại học và hệ thống đào tạo giáo viên ở những nước tiên tiến được tổ chức như thế nào? Xu thế phát triển của những hệ thống đó là gì? Chúng ta sẽ hội nhập đến điểm nào của xu thế phát triển đó? Tóm lại, ta phải nghiên cứu và dự báo xu thế phát triển của hệ thống giáo dục đại học và hệ thống đào tạo giáo viên ở những nước tiên tiến. 2.2.3. Nguyên tắc thứ ba: Việc xây dựng Chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm Toán trong xu thế hội nhập quốc tế phải nhằm đào tạo ra những người giáo viên Toán đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của đất nước. Như đã trình bày ở trên, nhân tố quyết định cho sự thành công của bất kỳ công cuộc cải cách giáo dục nào cũng là yếu tố con người – đội ngũ giáo viên và những nhà quản lý giáo dục. Vì thế công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục của đất nước sẽ xác định ra những chuẩn mực nghề nghiệp chung mà người giáo viên cần có. Chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm Toán trong xu thế hội nhập quốc tế phải được xây dựng nhằm đào tạo ra những người giáo viên Toán đáp ứng được những chuẩn mực nghề nghiệp đó. 7 Đỗ Đức Thái 2.3. Quy trình xây dựng chuẩn đào tạo cử nhân sư phạm trong xu thế hội nhập quốc tế là như thế nào? Như đã trình bày ở trên, có ba mức tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở; Tiêu chuẩn quốc gia; Tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi một loại tiêu chuẩn như trên đòi hỏi trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và công bố tương ứng. 2.3.1. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và công bố chuẩn đào tạo quốc gia cử nhân sư phạm. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc hoặc thành lập ban kỹ thuật tiêu chuẩn chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Tổ chức biên soạn) để thực hiện việc biên soạn dự thảo chuẩn đào tạo quốc gia cử nhân sư phạm theo các bước sau: Bước 1: Biên soạn dự thảo chuẩn đào tạo quốc gia cử nhân sư phạm và viết thuyết minh cho dự thảo đó. Bước 2: Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo. - Gửi dự thảo tiêu chuẩn quốc gia lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin, đặc biệt là các Website. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là 60 ngày kể từ ngày gửi dự thảo. - Tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để thảo luận và góp ý dự thảo. - Tổ chức biên soạn thực hiện việc tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý để hoàn chỉnh dự thảo, lập hồ sơ dự thảo và gửi đến các cơ quan chức năng để thẩm tra. - Tổ chức việc thẩm tra dự thảo. Bước 3: Thẩm định hồ sơ dự thảo. Bước 4: Công bố chuẩn đào tạo quốc gia cử nhân sư phạm. 2.3.2. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và công bố chuẩn đào tạo cơ sở cử nhân sư phạm. Bước 1: Lập kế hoạch xây dựng chuẩn đào tạo cơ sở cử nhân sư phạm. Bước 2: Biên soạn dự thảo chuẩn đào tạo cơ sở cử nhân sư phạm. Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến cho dự thảo. Bước 4: Tổ chức hội nghị chuyên đề về dự thảo. Bước 5: Xử lý ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo. Bước 6: Lập hồ sơ dự thảo. Bước 7: Thẩm tra dự thảo. Bước 8: Công bố chuẩn đào tạo cơ sở cử nhân sư phạm. Đối với quốc tế, để ban hành một chuẩn đào tạo đều phải thông qua ban kỹ thuật. Mỗi nước thành viên, các tổ chức chính phủ hay phi chính phủ quan tâm có quyền cử đại diện tham gia các ban kỹ thuật này. Sau khi lấy ý kiến từ các chuyên gia và luân chuyển qua các nước thành viên, bản dự thảo được ban kỹ thuật chấp nhận sẽ được một hội đồng 8 Xây dựng chuẩn đào tạo cử nhân toán trong xu thế hội nhập quốc tế... tiêu chuẩn quốc tế có thẩm quyền ban hành, còn nguyên tắc chung vẫn là: - Các kết quả có cơ sở vững chắc về khoa học, công nghệ; - Kinh nghiệm thức tế để đạt lợi ích tối ưu cho cộng đồng; - Đạt sự đồng thuận của các bên liên quan. 3. Kết luận Một bộ chuẩn đào tạo tốt là rất cần thiết đối với các cơ sở đào tạo đặc biệt đối với các trường trọng điểm và chuẩn mực. Việc xây dựng bộ chuẩn đào tạo phải có những nguyên tắc và phải đi theo một lộ trình nhất định. Nếu xây dựng được bộ chuẩn đủ tốt chắc chắn đó sẽ là cơ sở pháp lý để quản lý và thống nhất kết quả đào tạo góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và có thể hội nhập khu vực và quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Đức Thái, Nguyễn Tiến Dũng, 2011. Triết lý giáo dục đại học ngành toán ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo “Khoa học sư phạm trong chiến lược phát triển giáo viên, yếu tố căn bản đổi mới giáo dục VN”, Hà Nội tháng 12/2011, tr. 129 - 142. [2] Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007. [3] Thông tư hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn. Số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007. [4] Rudy Crew and Paul Vallas and Michael Casserly, 2007. The Case for National Stan- dards in American Education. Education Week, 5/2007. ABSTRACT Build up the achievement standards for undergraduate programs of mathematics teacher education in the context of international integration In this paper, the creation of achievement standards that could be applied to un- dergraduate mathematics teacher education programs is discussed and the fundamental principles upon which such standards could be built is considered. In addition, a proce- dure to create achievement standards for undergraduate mathematics teacher education programs is proposed. 9
Tài liệu liên quan