Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần ôn tập, luyện tập hóa học cơ sở lớp 10 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường Trung học phổ thông

Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục cũng như cải cách cấp trung học phổ thông. Hiện nay vấn đề đổi mới PPDH nói chung cũng như đổi mới PPDH hóa học nói riêng đã được pháp chế hóa trong điều 28, Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh (HS)”. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Hóa học là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm với nhiều kiến thức trừu tượng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Trong các PPDH tích cực, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập. Mặt khác sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh không chỉ trong học tập môn Hóa học mà còn trong các môn học khác và các vấn đề khác trong cuộc sống.

doc13 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 6706 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần ôn tập, luyện tập hóa học cơ sở lớp 10 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường Trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011- 2012 ----------- I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục cũng như cải cách cấp trung học phổ thông. Hiện nay vấn đề đổi mới PPDH nói chung cũng như đổi mới PPDH hóa học nói riêng đã được pháp chế hóa trong điều 28, Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh (HS)”. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Hóa học là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm với nhiều kiến thức trừu tượng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Trong các PPDH tích cực, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập. Mặt khác sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh không chỉ trong học tập môn Hóa học mà còn trong các môn học khác và các vấn đề khác trong cuộc sống. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần ôn tập, luyện tập hóa học cơ sở lớp 10 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường Trung học phổ thông ”. II. PHẠM VI ÁP DỤNG - Phạm vi áp dụng: Nghiên cứu các chương 1, 2, 3 và 4 thuộc phần hóa học cơ sở lớp 10 nâng cao. - Phạm vi và khả năng nhân rộng: Nghiên cứu các chương còn lại thuộc phần hóa học cơ sở lớp 10 nâng cao, khối 11 và 12. III. GIẢI PHÁP Giải pháp thực hiện: Trong quá trình dạy học hóa học, nếu giáo viên (GV) xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy một cách hợp lý và sáng tạo các bài dạy học, tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập tích cực và hứng thú hơn để các em tự chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân thì chất lượng bài dạy học sẽ được nâng cao. Qua đó bằng việc sử dụng sơ đồ tư duy trong các bài dạy học, GV đã từng bước rèn luyện cho HS một trong các phương pháp tự học có hiệu quả. 1. Khái niệm sơ đồ tư duy: Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn giản, là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và hiệu quả, sử dụng màu sắc, từ khóa và hình ảnh để mở rộng và đào sâu ý tưởng. Sơ đồ tư duy thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết. Sơ đồ tư duy có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm, rồi nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp hai với nhánh cấp một, nhánh cấp ba với nhánh cấp hai.... Điều này giống cây xanh trong thiên nhiên với các nhánh tỏa ra từ thân của nó. 2. Cách tạo sơ đồ tư duy: • Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. • Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh. • Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường. • Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. 3. Ứng dụng của sơ đồ tư duy trong dạy học Ứng dụng trong tóm tắt nội dung và ôn tập thi cử Ứng dụng trong làm việc tổ, nhóm Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học 4. Cách xây dựng sơ đồ tư duy Xây dựng sơ đồ tư duy bằng phần mềm MindjetMindManager Pro 8.0 Mindjet MindManager Pro 8.0 là phần mềm được sử dụng khá rộng rãi, đây là phần mềm dành cho cho các doanh nghiệp và cá nhân. Đặc biệt, Mindjet thích hợp với GV, HS, sinh viên cần sơ đồ hóa bài giảng hoặc đề tài nghiên cứu. Mindjet MindManager Pro 8.0 giúp sắp xếp công việc một cách thông minh, sáng tạo và bớt tốn thời gian hơn bằng cách theo dõi nhóm công việc, tổ chức và truyền thông tin một cách có hiệu quả. Mindjet hỗ trợ xuất ra nhiều định dạng, từ các định dạng ảnh thông dụng đến PDF, DOC, HTML, TXT, XML đến định dạng riêng của chương trình (.mmap). 5. Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy cho các bài học ôn tập, luyện tập Nhiệm vụ và cấu trúc của bài ôn tập, luyện tập Bài luyện tập giúp HS tái hiện lại các kiến thức đã học, hệ thống hóa các kiến thức hóa học được nghiên cứu rời rạc, tản mạn qua một số bài, một chương hoặc một phần thành một hệ thống kiến thức có quan hệ chặt chẽ với nhau theo logic xác định. Từ các hệ thống kiến thức đó giúp HS tìm ra được những kiến thức cơ bản nhất và các mối liên hệ bản chất giữa các kiến thức đã thu nhận được để ghi nhớ và vận dụng chúng trong việc giải quyết các vấn đề học tập… Cấu trúc các bài luyện tập trong SGK hóa học đều có hai phần: kiến thức cần nắm vững và bài tập. Phần kiến thức cần nắm vững đã được tóm tắt cơ bản trong SGK. Do đó khi dạy học các bài luyện tập, GV có thể yêu cầu từng HS (hoặc từng nhóm HS) tự lập SĐTD nội dung kiến thức cần nắm vững trước khi lên lớp. Sau đó trong giờ học, GV có thể thu một số SĐTD của một số HS để kiểm tra, hoặc có thể yêu cầu một nhóm đại diện trình bày SĐTD của nhóm mình. Với cách này sẽ rèn luyện cho HS khả năng tự học, tự tổng kết và hệ thống hóa kiến thức, đồng thời HS sẽ có nhiều thời gian để vận dụng kiến thức trong giờ luyện tập, giúp HS ghi nhớ tốt hơn và hiểu bài sâu hơn. * Xây dựng và sử dụng SĐTD cho các bài ôn tập, luyện tập (phần kiến thức cần nắm vững) II. KẾT LUẬN - Kết quả thu được từ sáng kiến có so sánh với kết quả trước khi áp dụng sáng kiến: Bảng 1.1 Bảng thống kê điểm kiểm tra trước tác động ĐT Số HS Số HS đạt điểm Xi S p độc lập 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 40 0 0 4 3 5 7 6 9 4 2 0 5,53 1,89 0,31 ĐC 43 0 0 2 2 8 13 4 4 6 4 0 5,65 1,95 Bảng 1.2: Kết quả bài kiểm tra Lớp Số HS Số HS đạt điểm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10A1 (TN) 40 0 0 0 0 1 1 9 10 12 5 2 10A2 (ĐC) 43 0 0 1 2 2 5 13 9 5 5 1 Hình 1.1. Đồ thị đường luỹ tích kết quả bài kiểm tra 1. Nhận xét Dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng. Cụ thể: - Đồ thị đường luỹ tích kết quả lớp thực nghiệm luôn ở phía dưới, bên phải của lớp đối chứng, nghĩa là HS ở lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng . 2. Kết luận: Kết quả thực nghiệm tỏ đây là một sáng kiến có tính thực tiễn và cần thiết, giáo viên có thể ứng dụng CNTT để xây dựng SĐTD và sử dụng chúng theo các hướng mà tác giả đề xuất trong dạy học hoá học là phù hợp, có tính khả thi và hiệu quả; làm cho học sinh học tập hứng thú hơn, tích cực, chủ động và sáng tạo hơn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT. Người viết sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Quốc Phong