Xu hướng thương mại hóa thị trường mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới

Tóm tắt Chính sách mở cửa đã đem theo những làn gió mới làm cho mỹ thuật có một không khí sáng tạo khác biệt hoàn toàn so với những giai đoạn trước đây, thúc đẩy mỹ thuật trở thành loại hình nghệ thuật phát triển năng động trong giai đoạn 1986 - 2006. Mỹ thuật đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng so với các giai đoạn trước nhưng bên cạnh đó vẫn còn những biểu hiện cực đoan, tiêu cực, lệch chuẩn, thương mại đơn thuần dẫn đến chảy máu di sản mỹ thuật và chắc chắn sẽ để lại một khoảng trống trong di sản mỹ thuật Việt Nam sau này. Bài viết đề cập đến thương mại hóa và hậu quả của nó đối với mỹ thuật nước nhà. Trong phạm vi bài viết, khoảng thời gian 1986 - 2006 được xác định là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, từ hình thành (năm 1986), phát triển thịnh vượng (thập niên 90) rồi đi đến trì trệ, suy thoái (sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998).

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu hướng thương mại hóa thị trường mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 25 - Tháng 9 - 201874 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA 1. “Nghệ thuật không phải là thứ đầu tiên được liên tưởng khi nói đến cái tên Việt Nam. Thực vậy, trong sự tưởng tượng thông thường của người Mỹ, hình ảnh nông thôn Việt Nam thường gợi nhớ đến chiến tranh, chứ không phải là những bức tranh phong cảnh” (10). Xin mượn những lời bàn của một học giả người Mỹ, TS. Nora Taylor khi nói về mỹ thuật Việt Nam để mở đầu cho bài viết này. Cũng dễ hiểu khi người nước ngoài đánh giá về mỹ thuật Việt Nam như vậy, trong tâm khảm của những người nước ngoài đến với Việt Nam vào những năm 90 của thế kỷ XX là chiến tranh. Nhưng như thế, không có nghĩa là mỹ thuật Việt Nam không có thành tựu về mặt nghệ thuật, mà thực tế, ngay từ buổi đầu phát triển, mỹ thuật đã hình thành vẻ đẹp và phẩm chất nghệ thuật riêng. Chỉ có điều, sau những năm chiến tranh, sự thiếu thốn về kinh tế chung của cả xã hội đã kéo lùi nhu cầu về sở hữu và thưởng thức nghệ thuật, không tạo được môi trường tiêu thụ, kích thích cần thiết và điều đó khiến cho đời sống của các nghệ sĩ gặp nhiều khó khăn, hoạt động sáng tạo cũng vì thế mà chịu ảnh hưởng không nhỏ. XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI HÓA THỊ TRƯỜNG MỸ THUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẦU ĐỔI MỚI NGHIÊM THỊ THANH NHÃ Tóm tắt Chính sách mở cửa đã đem theo những làn gió mới làm cho mỹ thuật có một không khí sáng tạo khác biệt hoàn toàn so với những giai đoạn trước đây, thúc đẩy mỹ thuật trở thành loại hình nghệ thuật phát triển năng động trong giai đoạn 1986 - 2006. Mỹ thuật đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng so với các giai đoạn trước nhưng bên cạnh đó vẫn còn những biểu hiện cực đoan, tiêu cực, lệch chuẩn, thương mại đơn thuần dẫn đến chảy máu di sản mỹ thuật và chắc chắn sẽ để lại một khoảng trống trong di sản mỹ thuật Việt Nam sau này. Bài viết đề cập đến thương mại hóa và hậu quả của nó đối với mỹ thuật nước nhà. Trong phạm vi bài viết, khoảng thời gian 1986 - 2006 được xác định là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, từ hình thành (năm 1986), phát triển thịnh vượng (thập niên 90) rồi đi đến trì trệ, suy thoái (sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998). Từ khóa: Mỹ thuật, mỹ thuật Việt Nam, thị trường mỹ thuật, thương mại hóa Abstract The open-door policies with the insprired fresh air has made a creative atmosphere for arts and it is completely different from the previous periods; promoting fine arts to become the most dynamic art field in the period of 1986-2006. Fine arts has achieved many important achievements compared to the previous periods but there are still extreme, negative, deviations, simple trade that leads to losing fine arts heritage and will certainly leaving a gap in Vietnamese fine art heritage later. The article focuses on commercialization and its consequences for Vietnamese fine arts. In this article, the 1986-2006 period was defined as the first stage of the renovation period, from formation (1986), to prosperity (the 90s) and then to stagnation and degradation (Since the economic crisis, 1998). Keywords: Fine arts, Vietnamese fine arts, fine arts market, commercialization 75Số 25 - Tháng 9 - 2018 VĂN HÓA NGHỆ THUẬT NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Cũng cần khái quát sơ lược về bối cảnh xã hội lúc đó. Trong cơ chế bao cấp, mỹ thuật, mặc dù đạt được khá nhiều thành tựu, song cũng có không ít hạn chế. Mỹ thuật cũng như mọi ngành khác của xã hội đều hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa, thống nhất tập trung từ trên xuống, có sự bao cấp của Nhà nước. Kế hoạch hóa quan liêu đã gây ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động văn hóa. Chưa kể, suốt quá trình mấy chục năm của hai cuộc kháng chiến và hơn mười năm sau giải phóng, vì nhiều lý do, mỹ thuật Việt Nam đã bị tách rời khỏi dòng chảy chung của mỹ thuật thế giới khi không có sự giao lưu, học hỏi. Thực tế là trong chiến tranh, việc giới thiệu các tác phẩm của mỹ thuật Việt Nam ra trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Sau ngày thống nhất đất nước, việc phát triển và giới thiệu mỹ thuật ra nước ngoài chủ yếu trong khối các nước xã hội chủ nghĩa anh em, do đó, hình ảnh mỹ thuật Việt Nam trong con mắt người nước ngoài hầu như không mấy đậm nét. Từ sau năm 1975, số lượng khách nước ngoài đến Việt Nam cũng đã khá cao so với những năm chiến tranh. Người nước ngoài có nhiều loại khác nhau như các đoàn của các Chính phủ, các sứ quán, các công ty, các tổ chức quốc tế đến Việt Nam làm việc theo con đường chính thức; những đoàn chuyên gia về giáo dục, kinh tế, văn hóa, y tế; chuyên gia của những cơ sở của người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như Xí nghiệp Giấy Bãi Bằng của Thụy Điển, Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng ở Hải Phòng của Phần Lan, các cơ sở khai thác dầu mỏ, những xí nghiệp có liên doanh với nước ngoài; nhà báo, quay phim, nghiên cứu khoa học; nhân viên của các tổ chức quốc tế như FAO, WB, IMF, Và trong một phần chi phí sinh hoạt và làm việc ở Việt Nam của những người nước ngoài luôn có một khoản dành để mua những vật phẩm lưu niệm, các tác phẩm nghệ thuật như tranh tượng tất nhiên là ở thị trường “chợ đen”. 2. Sau những năm 1986, cơ cấu khách du lịch thay đổi theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế. Khách du lịch thuần túy tăng nhanh. Một Hà Nội ít cởi mở hơn so với thành phố Hồ Chí Minh, dường như vẫn giữ nguyên trạng với những ngôi nhà xây từ thời Pháp, đường phố chật hẹp, cầu Long Biên vẫn còn bị hỏng do bom Mỹ, hấp dẫn du khách nước ngoài đến để tìm hiểu về văn hóa, con người bản địa và một thị trường mới mở đầy tiềm năng. Cứ thế, từ một triển lãm đầu tiên của nghệ thuật đương đại Việt Nam diễn ra bên ngoài Việt Nam với tên gọi Unkord Soul, do Gallerry Plum Blosssom ở Hồng Kông tổ chức năm 1991, hình ảnh về nền mỹ thuật Việt Nam được hình thành và dần rõ nét thông qua các triển lãm tổ chức ở trong nước hoặc nước ngoài được tổ chức với tần suất khá dày đặc. Nhiều báo chí nước ngoài đã ca ngợi và quảng cáo cho mỹ thuật Việt Nam. Thị trường tranh đã tạo điều kiện cho sự hoạt động sôi nổi của cộng đồng mỹ thuật, sự nở rộ của mỹ thuật trong 20 năm Đổi mới đã chứng minh điều đó. Không thể phủ nhận các chính sách mở cửa đã đem theo những làn gió mới làm cho mỹ thuật Việt Nam có một không khí sáng tạo khác biệt hoàn toàn so với những giai đoạn trước đây. Chỉ trong một thời gian ngắn, mỹ thuật nhanh chóng khởi sắc. Cùng với yêu cầu tự do sáng tác của văn hóa nghệ thuật, việc mở cửa giao lưu kinh tế thế giới được thể hiện qua những chính sách cụ thể của Chính phủ Việt Nam đã tạo tiền đề cho sự hội nhập về văn hóa trở nên sâu rộng, đặc biệt trong mỹ thuật. Môi trường đổi mới cũng tạo điều kiện cho nhiều họa sĩ tiếp cận với các quan niệm thẩm mỹ và chính trị khá đa dạng của nước ngoài. Những động thái đổi mới trong tư duy nghệ thuật và thực hành nghệ thuật của các họa sĩ đã có tác động thúc đẩy quan trọng đối với sự đổi mới mạnh mẽ của văn hóa, nghệ thuật, tạo thành xung lực không thể thay thế cho quá trình biến đổi của xã hội. Cá nhân với những nhu cầu về tự do sáng tạo, bình đẳng trong nghệ thuật giành được vị trí nhất định Số 25 - Tháng 9 - 201876 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA trong đời sống văn hóa. Tuy nhiên, trong cái đà “đổi mới”, “bung ra”,... nhiều vấn đề chúng ta còn cần phải suy nghĩ (1), bởi giai đoạn đầu có thể sự “mở” có nhiều yếu tố tích cực như việc tiếp nhận các trào lưu, khuynh hướng nghệ thuật hiện đại trên thế giới nhưng khi cánh cửa “mở” ra, cũng đồng nghĩa là bên cạnh gió mát lành cũng có những làn gió độc, những yếu tố tiêu cực len vào, nhiều nông cạn, thiếu sót, trong đó thương mại hóa đơn thuần mỹ thuật dẫn đến việc sáng tạo chạy theo đồng tiền đã để lại một hệ lụy mà ở thời điểm ban đầu rất khó để nhận thức đúng ngay được. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, những năm đầu Đổi mới, nhiều họa sĩ bị rơi vào trạng thái bối rối, mất phương hướng. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, các khoản bao cấp bị giảm hẳn hoặc xóa bỏ hoàn toàn, cuộc sống khó khăn, điều kiện xã hội thay đổi, thì việc bán được tranh là việc mà bất kỳ họa sĩ nào cũng tha thiết mong muốn. Ngay sau khi thực hiện chính sách Đổi mới năm 1986, hầu hết người Việt Nam rất phấn khởi tập trung vào việc làm ăn kinh tế “nhà nhà bung ra, người người bung ra”. Giới nghệ sĩ, đặc biệt là các họa sĩ cũng không nằm ngoài xu thế chung, cố gắng phát triển và cải thiện đời sống, cố gắng đáp ứng yêu cầu của thị trường để tồn tại và hoạt động nghệ thuật. Với số lượng họa sĩ khá hùng hậu, chỉ riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có tới 200 họa sĩ của Hội Mỹ thuật Hà Nội và 600 hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam (tính đến năm 1993) (5), chưa kể đến các họa sĩ không phải hoặc chưa phải hội viên và sinh viên các trường mỹ thuật, họ không những vẽ tranh để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách mua khác nhau, mà còn tham gia các công việc khác có liên quan nhằm cải thiện đời sống của bản thân và gia đình mình. Lúc đó, tiền bán tranh có thể bằng hoặc gấp hai, ba tháng lương (Thời điểm năm 1988, 1 đôla Mỹ bằng 4.000 đồng Việt Nam, trong khi lương của cán bộ, công chức nhà nước trung bình khoảng 20 đôla Mỹ/tháng) (8). Theo lời họa sĩ Đỗ Thị Ninh (người trông coi và quản lý triển lãm ở Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội vào những năm 93, 94 của thế kỷ XX) trong một bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ thuật, hầu hết các triển lãm đều bán được tranh, ít cũng trên dưới 1.000 đôla Mỹ, nhiều thì 10.000 đôla Mỹ, trong khi đó thu nhập bình quân của một người một tháng vào thời điểm năm 1993 chỉ có 318.000đ/tháng (tỷ giá quy đổi 1 đôla Mỹ bằng 4.000 Việt Nam đồng) (2). Một yếu tố khác khiến thị trường mỹ thuật sau năm 1986 phát triển khởi sắc là nhờ bắt kịp đúng chu kỳ phát triển thịnh vượng của thị trường mỹ thuật thế giới. Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, trên thế giới xuất hiện xu hướng mua các tác phẩm nghệ thuật, và các nhà đầu tư coi đây là một lĩnh vực đầu tư hấp dẫn. Nguồn cung, cầu và giá trị của các tác phẩm nghệ thuật đều tăng (9). Nhờ vậy, số lượng tranh bán được trong giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới (1986 - 1996) đặc biệt cao với giá trị khá lớn và thị trường mỹ thuật được đánh giá là phát triển sôi nổi. Đơn cử, theo công bố của họa sĩ Nguyễn Văn Chiến, tổng hợp từ số liệu bán hàng tại Nhà triển lãm của Hội Nghệ sĩ Tạo hình Việt Nam 16 Ngô Quyền, trong 3 năm (từ 6/1991 - 1993), nơi này đã tổ chức được 76 triển lãm. Trong đó kỷ lục bán tranh phải kể đến triển lãm của họa sĩ Phạm Luận là 10.000 USD; các triển lãm khác của Đỗ Đức đạt 9.000 USD, của Trần Khánh Chương, Mai Hiên - Anh Khánh, Lê Hàn - Lê Huyên, xấp xỉ 4.000 USD. Tác phẩm bán được giá cao nhất là Thiếu nữ Dao (phấn màu) của Mai Long với giá 2.000 USD cho một khách hàng người Philippines gốc Mỹ; Thiếu nữ của Trần Đông Lương 1.500 USD; Đàn bò (lụa) của Cơ Chu Pin 1.200 USD; Phố Hàng Đào (sơn dầu) của Phạm Luận 1.000 USD Hầu hết các triển lãm đều bán được tranh (2). Các họa sĩ phải thích nghi với hoàn cảnh mới. Không phải như trước Đổi mới, Nhà nước hay hội nghề nghiệp, mà chính là những người nước ngoài có quyền yêu cầu các họa sĩ nên vẽ gì thông qua việc họ mua gì. Thương trường bao giờ cũng có tính thương mại, người sản xuất phải đáp ứng và phụ thuộc vào người 77Số 25 - Tháng 9 - 2018 VĂN HÓA NGHỆ THUẬT NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA tiêu dùng, mà trong mỹ thuật, người tiêu dùng chủ yếu là khách nước ngoài. Những khách hàng chủ yếu của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn này thường là: 1/ Các nhà ngoại giao và nhà quản lý công ty đang sống ở Việt Nam. Địa vị xã hội và thu nhập của họ ở Việt Nam cao hơn so với hầu hết người dân Việt Nam. Mức giá thấp hơn cũng là yếu tố khuyến khích họ mua các tác phẩm nghệ thuật bản địa; 2/ Những người châu Âu đến từ Hồng Kông và Singapore; 3/ Khách du lịch, thường ưa thích kiểu mỹ thuật có những dấu ấn ngoại lai và có xu hướng phương Đông (7). Lượng khách này chỉ mua những sản phẩm hàng hóa phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và trình độ của họ. Dựa trên lợi ích kinh tế, thị trường mỹ thuật với vai trò quan trọng của các gallery của tư nhân, chi phối sáng tác của các họa sĩ, biến họ trở thành những lực lượng nhân công đặc biệt, sáng tác để làm hài lòng khách hàng. Nói cách khác, thị trường trở thành định hướng sáng tác cho các nghệ sĩ, bởi tranh tiêu thụ được trên thị trường là động lực thúc đẩy mạnh mẽ các họa sĩ tiếp tục sáng tác. Các họa sĩ chịu nhiều áp lực trong việc sáng tác làm hài lòng người mua, thông qua mối quan hệ với các gallery, nhằm mục đích thay đổi đời sống vật chất của chính bản thân họ và gia đình. Họa sĩ không chỉ biết đến sáng tác mà còn phải quan tâm đến việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội khác trên thị trường mỹ thuật để có thể xúc tiến việc bán tranh được thuận lợi. Nhiều họa sĩ lấy thước đo thành công trong nghề nghiệp từ việc đáp ứng được thị hiếu của công chúng có tiền, của khách du lịch. Vẽ không chỉ đơn thuần là sáng tạo nghệ thuật vì tranh đã trở thành hàng hóa, bán được hay không tùy thuộc vào quan hệ xã hội giữa những người bán tranh và người tiêu dùng (3). Có họa sĩ đã phải thẳng thắng thừa nhận: Đúng là có họa sĩ giỏi 10 năm nay bán tranh rất đều, kiếm rất nhiều tiền nhưng họ đã chết trong sáng tạo. Họ vẽ trong một biên độ an toàn để bán được tranh. Ở đây có thực tế là chính Thượng đế - khách hàng giết chết họ, khi chỉ quen mua một loại tranh, thành ra họa sĩ phải liên tục “sản xuất” tranh theo hướng đó để cung cấp (4). Cứ như thế, triển lãm và bán tranh thường xuyên làm thay đổi điều kiện sống và kích thích sự lao động, sáng tạo nghệ thuật của các hoạ sĩ, nhưng với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, gallery rất dễ dàng thay đổi hướng đi, làm cùn sức sáng tạo của các họa sĩ, từ đó làm tha hóa lao động nghệ thuật cá nhân và cuối cùng là cả cộng đồng nghệ thuật. Các họa sĩ càng có được cuộc sống khá giả từ bán tranh càng phải chạy theo để duy trì cuộc sống đó. Hiện tượng này đẩy Việt Nam, với sự bùng nổ của các gallery, đặc biệt vào những năm 1992 - 1993, trở thành một nước sản xuất nghệ thuật (11). Từ đó kéo theo các hệ quả tác động xấu đến diện mạo của mỹ thuật thời kỳ Đổi mới như hiện tượng biến truyền thống thành đồ trang sức và đồ lưu niệm cho khách du lịch nhằm đánh vào tính hiếu kỳ, chuộng lạ; hay hiện tượng dân tộc thái quá với đủ các kiểu đề tài như làng mạc, đồng dao, ngây thơ, hoài cổ, tâm linh, tín ngưỡng, nhục cảm với những mô típ, ký hiệu, biểu tượng mang dáng vẻ đặc trưng dân tộc như trâu bò, thôn nữ, yếm đào, nón quai thao, áo tứ thân, hoa sen, lá chuối, cờ phướn, quạt nan, đèn dầu, nhà sư, lồng chim, tiền cổ những mô típ được xem là mang âm hưởng phương Đông đối với khách du lịch nước ngoài. Phụ nữ đẹp, phong cảnh và những motip bản địa được ngụy trang dưới lớp màu sắc phong phú theo phong cách biểu hiện là kiểu tranh phổ biến được bán ở các gallery Hà Nội (12). Kết quả là người họa sĩ đã tạo ra một sản phẩm dường như có vẻ “an toàn” đối các nhà phê bình nước ngoài nhưng hậu quả là bào mòn năng lực sáng tạo, làm méo mó truyền thống và bộ mặt của mỹ thuật. Đặc biệt, những năm 1997 - 1998, cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới khiến cho các gallery hoạt động chững lại, hoạt động kinh doanh mỹ thuật ở Hà Nội lắng xuống. Thị trường mỹ thuật với các dạng đầu tư của các nhà sưu tập dành cho những tác phẩm có giá trị cao giảm xuống rất nhiều mà chủ yếu chỉ dành cho khách du lịch với giá trị thấp như các dạng tranh postcard, tranh souvernir Cho nên vào giai đoạn cuối của thời kỳ Đổi mới, từ mối quan hệ nhà bảo trợ nước ngoài - khách hàng trong nước đã khiến cho các họa sĩ lâu nay Số 25 - Tháng 9 - 201878 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA chỉ phục vụ thị hiếu phương Tây bắt đầu nhận ra họ là những “nô lệ” trên thị trường buôn bán mỹ thuật quốc tế. Như vậy, có thể thấy “thương mại hóa” mỹ thuật được tiếp nhận theo nhiều cách khác nhau. Ai thích nghi được thì coi thương mại hóa là tự nhiên và coi việc đáp ứng thị hiếu trên thị trường mỹ thuật là yếu tố đánh giá giá trị tác phẩm. Còn những ai không thích nghi được với thương mại hóa, dẫn đến chỉ trích nó cũng xuất phát từ nhiều lý do: phản ứng với các tác phẩm tồi, sao chép; hoặc có thể không đáp ứng nổi thị trường. Tất nhiên không thể cho rằng kinh tế là cái quyết định mọi hoạt động sáng tạo, đặc biệt trong mỹ thuật, nhưng sức mạnh vô hình của nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống, cách suy nghĩ, cách hành xử của từng cá nhân con người nói chung cũng như quan niệm nghệ thuật, tư duy sáng tạo của các họa sĩ nói riêng. Dù thế nào, thì hiện tượng thương mại hóa trong mỹ thuật là nguyên nhân của rất nhiều hệ lụy khác mà ngay trong thời kỳ đổi mới chưa lường trước được. Trong đó, một hệ quả to lớn là gây ra một khoảng trống trong lịch sử mỹ thuật nước nhà: chảy máu tác phẩm mỹ thuật ra nước ngoài. Trong 20 năm đổi mới (1986 - 2006), các họa sĩ Việt Nam đã tham gia các cuộc triển lãm 2 năm, 3 năm một lần, từ Rio đến Brisbane, và cũng trở thành chủ đề của những cuộc triển lãm đơn tổ chức ở các gallery khắp châu Á, đặc biệt là Hong Kong và Singapore. Các tác phẩm mỹ thuật của Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều phòng tranh, nhà bán tranh và bảo tàng ở Đông Nam Á nhờ tư duy tạo hình, kỹ thuật, những ý đồ sáng tạo không quá cách biệt so với thế giới, mang đậm ngôn ngữ quốc tế (6). Cho nên rất nhiều tác phẩm rời bỏ đất nước, được bán cho các bảo tàng, nhà sưu tập nước ngoài, do không được các bảo tàng trong nước sưu tập giữ lại, trong đó có Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Cũng có thể do ngân sách để mua tác phẩm hạn hẹp nên Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chưa sưu tập được nhiều tác phẩm, đặc biệt là các tác phẩm mỹ thuật thời kỳ đầu Đổi mới. Hiện nay có 2 bảo tàng đang sở hữu bộ sưu tập phong phú tác phẩm mỹ thuật Việt Nam là Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia Singapore chuyên sưu tập tranh hiện đại và Bảo tàng nghệ thuật châu Á Fukuoka sưu tập cả tác phẩm mỹ thuật hiện đại và đương đại của Việt Nam. Ngoài ra, một số nhà sưu tập châu Á cũng lưu giữ hàng trăm tác phẩm mỹ thuật Việt Nam có giá trị. Có thể nói rằng, mỹ thuật Việt Nam mất nhiều hơn được trong quá trình mua bán, bởi những tác phẩm nằm trong các bộ sưu tập nước ngoài nhanh chóng bị rơi vào lãng quên và không được đóng góp vào truyền thống mỹ thuật đất nước. 3. Với thương mại hóa, nhiều tác phẩm mỹ thuật có thể bị mất đi bản sắc văn hóa dân tộc nhưng thị trường và thương mại hóa không phải không có những tác động tích cực đến mỹ thuật. Một trong những tác động tích cực không thể phủ nhận đó là từ một thị trường hoạt động đơn điệu, hình thức, thị trường mỹ thuật Việt Nam đã phát triển sôi động và hoạt động chuyên nghiệp hơn. Bởi một lẽ, dù muốn hay không, trao đổi tác phẩm trên thị trường mỹ thuật vẫn là mục tiêu trước mắt để các họa sĩ, đặc biệt là các họa sĩ tự do tồn tại, tiếp tục phát triển nghề nghiệp. Không thể chỉ cho rằng thị trường là cái quyết định mọi hoạt động sáng tạo của các nghệ sĩ tạo hình, mà còn nhiều yếu tố khác chi phối như lối sống thực dụng, văn hóa tiêu dùng từ các luồng văn hóa bên ngoài tràn vào, kết hợp lại, đẩy mỹ thuật đi sâu vào tính chất thương mại hóa nặng nề. Như vậy, việc tôi rèn bản lĩnh nghệ thuật chân chính là vô cùng cần thiết. Kinh tế thị trường với những mặt tiêu cực vốn có của nó như coi đồng tiền là tất cả, ích kỷ, cạnh tranh một cách tàn nhẫn, cái gì cũng có thể trở thành đối tượng c
Tài liệu liên quan