Bài 6: Hệ bài tiết và bệnh sỏi thận

NỘI DUNG !  Sơ lược về hệ bài tiết !  Cấu tạo của thận !  Tổng quan về sỏi thận !  Các phương pháp điều trị sỏi thận

pdf76 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài 6: Hệ bài tiết và bệnh sỏi thận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ BÀI TIẾT VÀ BỆNH SỎI THẬN NỘI DUNG !  Sơ lược về hệ bài tiết !  Cấu tạo của thận !  Tổng quan về sỏi thận !  Các phương pháp điều trị sỏi thận Sơ lược về hệ bài tiết !  Cơ quan tham gia chức năng bài tiết : da, phổi, gan, ruột già, hạch lympho, lách và thận. !  Da: mồ hôi ¨ nhiệt, nước và các muối. !  Phổi: CO2,nước, như một phần nhiệt. !  Lách và hạch bạch huyết: lọc sạch máu và bạch huyết (thực bào các vi khuẩn, hồng cầu lỏng). !  Gan: khử độc và bài tiết các chất. !  Ruột già: phân và nước. !  Thận là cơ quan thực hiện chức năng đặc thù Hệ bài tiết !  Thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo tạo nên hệ tiết niệu: bài tiết nước tiểu và cân bằng nội môi. Thận !  Thận: có hình hạt đậu lớn, nằm hai bên xương sống, phía dưới là xương sườn. !  Mỗi quả thận dài khoảng 4-5 inch và dày khoảng 2-2.5 inch. !  Thận lọc máu, loại bỏ phần nước dư thừa và các chất thải từ máu và biến nó thành nước tiểu. !  Giúp duy trì tình trạng cân bằng thông thường của các hoá chất khác trong máu. Cấu tạo của thận Cấu tạo của thận !  Lớp vỏ ở ngoài có màu đỏ sẫm !  Lớp tuỷ phía trong có màu nhạt hơn. !  Trong cùng là vùng bể thận có màu trắng. !  Mỗi thận của người được cấu tạo từ hơn một triệu nguyên thận - đơn vị thận (nephron). Nephron phân bố trong lớp vỏ và lớp tuỷ của thận. !  Hệ mao mạch Cấu tạo đơn vị thận (nephron) !  Một cái ống phức tạp nằm trong vùng lớp vỏ và lớp tuỷ của thận. !  Gồm hai thành phần: !  Cầu thận !  Ống thận Cầu thận !  Gồm nang Bowman và tiểu cầu Malpighi. !  Nang Bowman: !  Khoang rỗng bao bọc tiểu cầu Malpighi. !  Thành của nang gồm một lớp tế bào biểu mô có chân, các tế bào này có các lỗ nhỏ. !  Tiểu cầu Malpighi !  Có khoảng 50 mao mạch, nằm song song với nhau và tạo thành khối cầu nằm gọn trong lòng của nang Bowman. Cầu thận !  Màng lọc: nơi tiếp xúc của nang Bowman và các mao mạch của tiểu cầu Malpighi !  Có 3 lớp: !  Lớp tế bào nội mạc của thành mao mạch, khe hở có đường kính 160 A0 !  Màng đáy, khe hở có đường kính 110 A0 . !  Lớp tế bào biểu mô của thành nang Bowman, khe hở có đường kính 70A0 !  Chức năng: cho phép các chất có kích thước nhỏ hơn lỗ lọc đi từ lòng mạch máu vào trong khoang của nang Bowman. Ống thận !  Bao gồm ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa. !  Thành của ống thận chỉ có một lớp tế bào biểu mô !  Ống lượn gần nối tiếp nang Bowman và nằm ở vùng vỏ thận !  Quai Henle nối thông với ống lượng gần và đi sâu vào vùng tuỷ thận. !  Ống lượn xa nối tiếp với nhánh lên của quai Henlé và nằm ở vùng vỏ thận. Ống lượn gần !  Tế bào biểu mô có dạng diềm bàn chải ở cực phía lòng ống, có tác dụng làm tăng diện tiếp xúc với chất dịch lọc !  Chứa nhiều ty thể và Na+- K+- ATPase. Là chất tải (chất mang), enzyme phân giải ATP để cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất. Quai Henle !  Có 2 nhánh: nhánh xuống(hướng vào tuỷ thận); nhánh lên (từ tuỷ thận quay ra vùng vỏ thận ) !  Tế bào biểu mô của nhánh xuống dẹt nên thành nhánh xuống mỏng. !  Thành nhánh lên gồm hai loại tế bào: tế bào phần đầu nhánh lên cũng dẹt như tế bào nhánh xuống; tế bào phần sau nhánh lên dày hơn và trong tế bào chất có nhiều ty thể. !  Chức năng: tái hấp thu nước và các chất. Ống lượn xa !  Tế bào biểu mô của ống lượn xa hình lập phương không có diềm bàn chải, nhưng trong tế bào chất cũng có khá nhiều ty thể. !  Chức năng: tái hấp thu nước, các ion, Hệ mao mạch !  Động mạch (ĐM) thận !  động mạch đến (hay động mạch hướng tâm): ĐM thận đi đến các đơn vị thận !  động mạch đi (hay động mạch ly tâm): ĐM thận phân nhỏ thành các mao mạch đến quản cầu, các mao mạch nay tập hợp lại. !  Tĩnh mạch thận !  Tĩnh mạch chủ dưới Chức năng của thận !  Loại bỏ các chất độc hại trong máu !  Điều tiết lượng nước trong cơ thể !  Cân bằng nước tiểu và huyết áp !  Điều hoà tạo hồng cầu và vitamin D !  Điều hoà nồng độ các chất điện ly và độ pH Sự hình thành và bài tiết nước tiểu !  Được thực hiện bởi 3 quá trình : (1)lọc qua quản cầu (2) tái hấp thu từ ống thận (3) bài tiết qua ống. Sự lọc quản cầu !  Máu khi chảy qua quản cầu sẽ được chọn lọc qua thành mao mạch vào bao Bowman. !  Một lượng dịch lỏng của máu (có chứa H2O, ure, các ion, các chất dinh dưỡng và cả các protein phân tử bé) thấm qua thành mao mạch quản cầu vào bao Bowman. !  Các tế bào máu, các protein lớn không qua được thành mạch sẽ được giữ lại trong máu. !  Không đòi hỏi tế bào thận phải tiêu phí năng lượng Tái hấp thu từ ống thận !  Gồm tái hấp thu H2O, các chất dinh dưỡng và các ion qua ống !  Có đến 99% các chất được tái hấp thu từ dịch lọc vào máu của mạng lưới mao mạch bao quanh ống !  Xảy ra ở cả 3 vùng ống và cả ở phần ống góp !  H2O được tái hấp thu do thẩm thấu !  ure tái hấp thu theo khuếch tán. !  Các chất dinh dưỡng như glucoz, các acid amin được tái hấp thu nhờ hoạt tải. Bài tiết qua ống !  Các chất độc, chất lạ và cả các các ion và các chất thừa thãi được bài xuất từ máu vào các phần ống qua hệ mạng lưới mao mạch bao quanh ống. !  Các chất này được đưa vào dòng nước tiểu do dịch lọc tạo nên để bài tiết ra ngoài. !  Sự tái hấp thu nước và muối từ phần ống được kiểm soát bởi hai hormon alđosteron và hormon chống bài niệu (antidiuretic hormon - ADH). Sự bài xuất nước tiểu !  Nước tiểu từ bể thận sẽ đi theo hai niệu quản đổ vào tích trữ tại bàng quang và được bài suất ra ngoài qua niệu đạo. !  Khi bàng quang (hay bọng đái) tích luỹ khoảng 250 ml nước tiểu sẽ gây kích thích lên các thụ quan cảm giác định vị trong thành bàng quang ¨ tuỷ sống và não bộ ¨phản xạ đi tiểu một cách tự động không theo ý muốn. Một số biến đổi hệ tiết niệu theo tuổi !  Thận của em bé mới sinh nặng khoảng 40 – 50 g. !  Sau 6 tháng tăng gấp đôi và sau một năm tăng gấp 3 lần. !  Đến tuổi 30 thận đạt khối lượng tối đa đạt chừng 270 g/ 1quả thận. !  Ở trẻ em khối lượng dịch lọc chỉ đạt 60 ml/phút, chỉ bằng 1/2 so với người lớn. Một số biến đổi hệ tiết niệu theo tuổi !  Đến tuổi trung niên khối lượng thận giảm dần và đến tuổi 90 giảm đến 30% khối lượng thận !  Giảm 50% số lượng quản cầu thận ¨ giảm khối lượng nước tiểu được lọc. !  Có đến 65% người già trên 60 tuổi thường hay đi đái đêm và thường gặp nhất là đối với các bà lão. Một số bệnh và sai lệch ở hệ tiết niệu !  Thận và bàng quang là hai cơ quan thường hay bị sai lệch và bệnh. !  Các bệnh thường gặp: !  Sỏi thận !  Viêm quản cầu thận !  Viêm ống tiết niệu !  Suy thận (renal failure) !  Ung thư bàng quang SỎI THẬN !  Tình hình bệnh sỏi thận !  Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến ở độ tuổi từ trên 30 đến 60 !  Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. !  Ở Mỹ hàng năm có 10 triệu người được chẩn đoán là bị bệnh có liên quan đến đường tiết niệu, trong đấy có 400.000 người bị sỏi thận. Số lượng bệnh nhân nữ mắc bệnh ở độ tuổi 25-60 chiếm 50%. Khái niệm sỏi thận !  Sỏi thận là kết thể rắn cấu tạo bởi các tinh thể vô cơ và các chất hữu cơ, dưới ảnh hưởng của các rối loạn chuyển hoá của cơ thể hay sự bão hoà các chất sinh sỏi và thay đổi pH của nước tiểu và lắng đọng các chất trong thận. Quá trình hình thành sỏi !  Sỏi hình thành khi có các hiện tượng: (1) tăng hàm lượng canxi, oxalat hay axid uric trong nước tiểu. (2) thiếu citrat hoặc thiếu nước trong thận để hòa tan các chất thải. !  Khi các chất thải trong nước tiểu không được hòa tan hoàn toàn sẽ dẫn đến sự hình thành các tinh thể !  Quá trình lắng đọng tiếp tục dẫn đến hình thành sỏi !  Những hạt sỏi thận nhỏ theo nước tiểu đi ra ngoài !  Sỏi có kích thước lớn tắc lại trong niệu quản ¨ biến chứng. Các loại sỏi thận !  Các loại thường gặp: !  sỏi canxi !  sỏi axít uríc !  sỏi struvite !  sỏi cystine Sỏi canxi !  Chiếm tỷ lệ từ 80 – 90% các trường hợp sỏi thận !  Nguyên nhân hay gặp nhất là do hàm lượng canxi trong nước tiểu quá cao (hypercalciuria) !  Những nguyên nhân làm tăng nồng độ calci trong nước tiểu là: -Cường tuyến cận giáp. -Gãy xương lớn và bất động lâu ngày. -Dùng nhiều vitamin D và Corticoid. -Di căn của ung thư sang xương, gây phá huỷ xương Calci có thể kết hợp với oxalat hình thành calxi oxalat hoặc kết hợp với phốt phát hình thành calci phốt phát (calcium phosphate) Sỏi axít uríc !  Chiếm khoảng 10% trường hợp sỏi !  Dạng sỏi này hay gặp ở nam giới. !  Sỏi acid uric có các nguyên nhân là: -Lượng acid uric được bài tiết quá nhiều trong nước tiểu. -Đậm độ của nước tiểu tăng cao trong trường hợp nước tiểu bị cô đặc quá nhiều !  Sỏi acid uric dễ xuất hiện khi chuyển hoá chất purine tăng trong cơ thể Sỏi struvite !  Còn được gọi là sỏi truyền nhiễm (do được hình thành khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm) !  Phụ nữ bị loại sỏi này nhiều hơn nam giới do đường tiết niệu hay bị iêm nhiễm hơn. !  Thường có hình dạng lởm chởm, sắc cạnh và có dạng "sừng nai" và phát triển rất nhanh Sỏi cystin !  Bệnh do di truyền (do khuyết tậ của việc tái hấp thu ở ống thận của chất cystin và một số acid amin khác như: lysin, arginin) !  Loại sỏi này khó điều trị và cần thời gian điều trị dài !  Sỏi cystin tương đối ít gặp ở nước ta. !  Sỏi cystin không cản quang. Cách phân loại khác !  Dựa theo vị trí của sỏi !  Sỏi đài thận !  Sỏi bể thận !  Sỏi san hô !  Sỏi bán san hô !  Sỏi san hô toàn bộ Sỏi đài thận !  Thường gặp là sỏi ở đài thận dưới, có thể có một hòn sỏi đơn độc, nhưng phần lớn là có nhiều hòn sỏi, nằm trong một đài thận hay một nhóm đài thận. !  Sỏi có thể lớn dần, làm cho đài thận bị giãn nở. !  Nghẹt đài thận ¨đài thận căng chướng thì sẽ gây triệu chứng đau, và đài thận có thể bị nhiễm trùng, đưa đến chướng mủ !  Nếu hòn sỏi qua được cổ đài thận thì sẽ rơi xuống bể thận, sẽ gây ra bế tắc Sỏi bể thận !  Hòn sỏi nằm ở bể thận !  Hòn sỏi có kích thước < 0.5cm, có khả năng hòn sỏi sẽ qua được cổ bể thận để đi xuống niệu quản. !  Bề mắt của sỏi sần sùi, hòn sỏi có thể bị vướng lại và to lên dần !  Hòn sỏi sẽ gây thận chướng nước, và nước tiểu bị ứ đọng trong bể thận sẽ là nguyên nhân làm cho nhiều hòn sỏi khác phát sinh thêm Sỏi san hô !  Có hai loại: !  Sỏi bán san hô !  Có một hòn sỏi lớn lấp đầy bể thận và một số đài thận lớn !  Một số hòn mới hình thành về sau, và khớp với hòn sỏi lớn để lấp đầy các nhánh của đài thận !  hòn sỏi bán san hô là các hòn sỏi khớp với nhau chứ không liên kết thành một khối Sỏi san hô !  Sỏi san hô toàn bộ !  Hòn sỏi ở bể thận có những nhánh lấp đầy đài thận, toạ thành một khối dính liền nhau (trông như san hô hay sừng con nai sau khi phẫu thuật đem ra ngoài) !  Hòn sỏi bị vướng lại ở các đài thận, nên không di chuyển được xuống cổ bể thận, vì vậy nước tiểu có thể chảy được quanh hòn sỏi. !  Ít gây ra hiện tượng bế tắc ¨ khó phát hiện vì ít triệu chứng ¨ sẽ phá huỷ dần chức năng thận nếu không phát hiện sớm Hòn sỏi được hình thành và to ra như thế nào? !  Kết thể Carr (Carr’s concretions) !  ở những người hay bị sỏi tái phát, thể Carr được nhận thấy ở đầu của những ống tập trung, ở quanh các gai thận có những hạt sỏi nhỏ, tròn, cứng !  Đám Randall !  tháp đài thận bị biến thể(không được nhẵn nhụi), tinh thể bị kết tủa lại ở tháp đài thận, tạo thành những đám vôi hoá, và sau đó bong ra và rớt xuống đài thận, tạo thành sỏi nhỏ. !  Hoại tử của tháp đài thận !  Tháp đài thận bị hoại tử (do bị bệnh đái tháo đường, nhiễm trùng đài bể thận mạn tính), đám tế bào hoại tử sẽ là nòng cốt để các chất hoà tan trong nước tiểu như calci đóng chung quanh và tạo ra sỏi Các thành phần của sỏi thận !  Thành phần hoá học: CaOx, CaP, MAP, AmU, Cys. !  Oxalat calci (CaOx) và phosphat calci (CaP) là hai thành phần hay gặp nhất !  Hàm lượng ion calci có mối liên quan tỷ lệ nghịch với hàm lượng ion magne. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ !  Do Tiểu quá ít ¨ các chất tan trong nước tiểu đậm đặc !  Bình thường hàng ngày, mỗi người tiểu 1-2 lít , nếu lượng nước tiểu không được bài tiết ra, những cặn bã lẫn trong nước tiểu sẽ dần dần đọng lại tạo thành sạn, sỏi. !  Sự kết hợp của vi trùng khi chết bị đào thải qua đường tiểu !  Những yếu tố hóa học : nồng độ của các chất tăng lên Triệu chứng bệnh !  Có thể không có triệu chứng nào (Sỏi thể yên lặng ) !  Cơn đau bão thận !  do sự tắc nghẽn ở bể thận và đài thận: đau ở hố thắt lưng phía dưới xương sườn 12 và lan về phía trước, hướng về phía rốn và phía hố chậu !  do sự bế tắc của niệu quản: cơn đau xuất phát từ hố thắt lưng và xuống dưới, dọc theo đường đi của niệu quản đến hố chậu, bộ phận sinh sục và mặt trong của đùi. Một số triệu chứng khác !  Đau: Tính chất đau dữ dội, mãnh liệt, cảm giác bị co thắt bên trong, lăn lộn, không nằm ở tư thế nào để giảm đau, nôn và buồn nôn !  Tiểu tiện: Tiểu máu, tiểu ra mủ, tiểu buốt hay gắt !  Sốt: Sốt cao, rét run nếu có viêm đài - bể thận ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN CHẨN ĐOÁN !  Xác định các loại sỏi thận !  Xác định các yếu tố góp phần vào hình thành sỏi thận !  Xác định những tổn hại nếu có CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN !  Xét nghiệm máu : ure, creatinine, acid uric, canxi, phosphate !  Xét nghiệm nước tiểu : phát hiện sự nhiễm trùng và các tinh thể !  Siêu âm vùng bụng !  Chụp X-quang X-QUANG BỂ THẬN ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA !  Đối với các hòn sỏi nhỏ và trơn láng thì nhờ sự nhu động của niệu quản hòn sỏi sẽ được di chuyển dần để được tống ra ngoài !  Thuốc lợi tiểu làm tăng dòng nước tiểu, thuốc chống viêm không phải corticoid làm cho niêm mạc niệu quản không bị phù nề có tác dụng rất tốt để làm hòn sỏi di chuyển thuận lợi ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA !  Sỏi acid uric là loại dễ tan nhất dưới tác dụng của thuốc. !  Thuốc: !  Natri Bicarbonate: 5-10g/ngày. !  Foncitril (chứa các hoá chất như citratesodium, citratepotasssium, acid citrique, trimethyl phloroglucinol ) 1-4 viên/ngày. !  Alloporinol ( Zyloric ) thuốc ức chế purine, liều dùng từ 100-300 mg mỗi ngày, tuỳ thuộc vào pH nước tiểu. THUỐC LÀM TAN SỎI !  Sỏi calci (oxalat và phosphat): Succinimid, Hydrochlorothiazid !  Sỏi urat : Piperazine, Trometanol, Allopurinol hay Bicarbonat Sodium. !  Sỏi cystin : Tropomin, Urosiphon !  Có thể dùng với kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA !  Tùy vào kích thước, vị trí và tính chất hóa học của sỏi mà sử dụng các phương pháp điều trị ngoại khoa khác nhau Phá sỏi ngoài cơ thể bằng sóng chấn động ( Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy ) !  Nguyên tắc: !  Dùng một nguồn sáng phát ra sóng chấn động ( Shock Wave ). Nơi phát ra sóng chấn động là F1 . Chùm sóng chấn động được điều khiển cho tập trung vào một tiêu điểm đó là F2- sỏi. !  Sóng chấn động chạm vào hòn sỏi sẽ bị cản lại, năng lượng giải phóng phá vỡ hòn sỏi Phá sỏi ngoài cơ thể bằng sóng chấn động ( Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy ) Phá sỏi ngoài cơ thể bằng sóng chấn động ( Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy ) Phá sỏi ngoài cơ thể có gây tai biến gì cho thận không? !  Baumgartner 1987 đã dùng siêu âm kết hợp cộng hưởng từ hạt nhân đã thấy 69%: !  Phù nề chủ mô ngay sau khi phá sỏi 84% !  Có tụ dịch trong và quanh chủ mô thận !  Mất ranh giới giữa vùng vỏ và tủy của thận 43% !  Xuất huyết dưới màng bao 4% Những di chứng để lại sau khi phá sỏi ngoài cơ thể !  Sẹo ở chủ mô thận, ở quanh vùng tiêu diểm của chùm tia chấn động, từ vùng vỏ đến vùng tủy của thận !  Các đơn vị thận bị hư hại, nhất là trong trường hợp phải phá sỏi nhiều lần. !  Hiện tượng xơ hóa ở niệu quản !  Một số trường hợp các mảnh vụn của sỏi làm tắc nghẽn niệu quản ở phần cuối và phải phẫu thuật để lấy ra. Chống chỉ định của phá sỏi ngoài cơ thể !  Trẻ em !  Phụ nữ đang mang thai !  Nhiễm trùng niệu !  Phần niệu quản phía dưới bị hẹp !  Bệnh nhân đang đeo máy tạo nhịp tim !  Động mạch thận bị vôi hóa !  Creatinine máu cao hơn 3mg/dl !  Rối loạn đông máu !  Bệnh nhân bị vẹo cột sống làm thay đổi vị trí giải phẫu cơ quan Phá sỏi qua da ( Percutaneous Nephrolithotomy-lithotripsy PCN) !  Đối với sỏi có kích thước lớn hay sỏi ở bể thận phương pháp phá sỏi qua da thường được sử dụng !  Phương pháp này tỏ ra có ưu điểm nổi trội bởi gây mê đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật hay trang bị đặc biệt; hạn chế tối thiểu mức sang chấn với thận. không để lại vết mổ lớn (thường chỉ là vết chích nhỏ 1cm), làm bệnh nhân bớt đau, tránh những phiền phức của vết mổ rộng. Phá sỏi qua da ( Percutaneous Nephrolithotomy-lithotripsy PCN) !  Nguyên tắc: !  Bệnh nhân được gây mê, thông qua da vùng lưng, bác sĩ dùng kim chọc dò vào đến đài thận, thông thường là đài thận giữa hoặc đài thận dưới. !  Luồn vào trong kim chọc dò một dây dẫn đến bể thận. !  Qua sợi dây dẫn, sẽ dùng một dụng cụ nong dần cho lỗ đâm kim to ra. Đến một kích thước đủ rộng ( khoảng gần 1cm đường kính ) để có thể cho máy nội soi vào bể thận. Sau đó dùng máy tán sỏi phá vỡ viên sỏi thành từng mảnh nhỏ có thể gắp được qua ống nội soi hoặc bơm rửa lấy đi các mảnh sỏi Phá sỏi qua da ( Percutaneous Nephrolithotomy-lithotripsy PCN) !  Máy tán sỏi có thể dùng sóng động thủy lực, dùng sóng siêu âm, dùng cơ học khí nén hoặc dùng laser. !  Sau khi phá sỏi, đặt vào thận một ống thông Foley để dẫn lưu lượng thận trong 3-5 ngày. Ngoài ra, tùy theo vật chất cấu thành nên sỏi mà có thể bơm thêm vào các dung dịch thích hợp để làm tan các vụn sỏi còn lại Phá sỏi qua da ( Percutaneous Nephrolithotomy-lithotripsy PCN) Lấy sỏi qua nội soi (Ureteroscopy ) !  Đối với sỏi ở niệu quản, hoặc sỏi là các mảnh vụn do phá sỏi ở thận rơi xuống niệu quản có thể dùng phương pháp nội soi lấy sỏi Lấy sỏi qua nội soi (Ureteroscopy ) !  Dùng thông Dormia: Dùng máy nội soi bàng quang, cho thông lên niệu quản, và lách ống thông bên cạnh hòn sỏi bung giỏ ra, lấy sỏi. !  Dùng cần phá sỏi: nông rộng lỗ niệu quản và cho vào một máy nội soi niệu quản cho đến khi thấy được hòn sỏi. !  Nếu hòn sỏi nhỏ có thể cho máy nội soi một kiềng gắp sỏi và kéo sỏi ra cùng với ống nội soi niệu quản !  Nếu hòn sỏi lớn hơn và không di động được, có thể luồn qua máy nội soi một cần để dẫn truyền sóng điện-thủy lực, hay tia laserđể phá sỏi. Lấy sỏi qua nội soi (Ureteroscopy ) Lấy sỏi qua nội soi (Ureteroscopy ) !  Chống chỉ định: !  Trường hợp hòn sỏi dính chặt vào niêm mạc của niệu quản, cần phá sỏi chạm vào thành niệu quản có thể gây thủng niệu quản. !  Biến chứng: !  Các di chứng để lại của phương pháp phá sỏi tại chỗ này là có thể làm tổn thuơng niêm mạc và thành niệu quản, sau này có thể làm hẹp niệu quản. Vì vậy trong trường hợp phá sỏi khó khăn cần đặt thông nòng niệu quản trong 3-4 tuần dể tránh xơ hẹp niệu quản Phẫu thuật lấy sỏi ( Open Surgery ) !  Khi kích thước sỏi quá lớn, vị trí của sỏi quá khó khăn hoặc sỏi có thể gây nhiễm trùng đường niệu, các phương pháp khác chiếm tỉ lệ thành công vô cùng thấp hoặc đã thất bại người ta mới dùng đến phương pháp mổ để điều trị sỏi thận. Phẫu thuật lấy sỏi ( Open Surgery ) !  Tùy vào vị trí của sỏi nhưng môt ca phẫu thuật thông thường các bác sĩ có thể lấy được hoàn toàn sỏi ra khỏi thận. !  Tuy nhiên phương pháp này rất ít khi được sử dụng do tính chất rườm rà, tốn thời gian, tiền bạc và dễ nhiễm trùng sau khi mổ cũng như phải gây mê toàn diện. NGĂN NGỪA SỎI THẬN !  Hãy uống nhiều nước : Lượng nước nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm nồng độ của các muối khoáng trong nước tiểu và từ đó giảm nguy cơ kết thành tinh thể (sỏi) của các muối khoáng này NGĂN NGỪA SỎI THẬN !  Đừng ăn thực phẩm có chất oxilate : Oxilate là một gốc axit có khuynh hướng tác dụng với các kim loại như canx
Tài liệu liên quan