Bài giảng Môi trường kinh tế

Bắt nguồn từ quan niệm rằng: những mối quan tâm của cá nhân được đặt lên trên mối quan tâm của tập thể. Sở hữu tư nhân đóng vai trò chủ đạo Quy luật cung cầu và quy luật giá trị có vai trò chi phối các quyết định kinh tế bao gồm cả việc phân bổ các nguồn lực kinh tế

ppt28 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môi trường kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đàm Quang Vinh, MBA, PhD Môi trường kinh tế Đề cương Phân loại các hệ thống kinh tế Đánh giá trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia Nội dung nghiên cứu Kinh doanh quốc tế và môi trường kinh tế Ba loại hệ thống kinh tế điển hình Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế quốc gia Nền kinh tế chuyển đổi và những trở ngại đối với kinh doanh Kinh nghiệm chuyển đổi kinh tế của một số quốc gia Kinh doanh quốc tế và môi trường kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở một quốc gia tác động gì đến các doanh nghiệp đang kinh doanh và đang chuẩn bị đầu tư? Quy mô kinh tế Sức khỏe kinh tế Môi trường cạnh tranh … Brainstorme nhóm lớn I. Các hệ thống kinh tế 1- Hệ thống kinh tế là gì Hệ thống kinh tế phản ánh cơ cấu và cơ chế phân bổ các nguồn lực trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế của một quốc gia. Tiêu chí phân loại hệ thống kinh tế + Cơ cấu sở hữu TLSX + Cơ chế phân bổ và kiểm soát các nguồn lực Mức độ tự do kinh tế Một hệ thống kinh tế được xem xét mức độ tự do kinh tế dựa theo những đánh giá về sự thuận lợi trong việc chuyển quyền sở hữu TLSX và phân bổ các nguồn lực kinh tế. Xếp hạng mức tự do giảm dần sẽ là: Thị trường Hỗn hợp Kế hoạch tập trung 2- Hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung Bắt nguồn từ quan niệm rằng: Phúc lợi của tập thể quan trọng hơn lợi ích của cá nhân và hướng tới công bằng trên toàn xã hội Sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể là chủ đạo Nhà nước nắm quyền quyết định việc phân bổ các nguồn lực Vấn đề suy thoái của hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung Không đạt được mức độ phát triển như mong muốn Không thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng Kinh tế ngầm phát triển tràn lan Nguyên nhân suy thoái của hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung Không tạo lập được giá trị kinh tế Không tạo ra động lực để thúc đẩy sự phát triển 3- Hệ thống kinh tế thị trường Bắt nguồn từ quan niệm rằng: những mối quan tâm của cá nhân được đặt lên trên mối quan tâm của tập thể. Sở hữu tư nhân đóng vai trò chủ đạo Quy luật cung cầu và quy luật giá trị có vai trò chi phối các quyết định kinh tế bao gồm cả việc phân bổ các nguồn lực kinh tế Đặc điểm của hệ thống kinh tế thị trường Tự do lựa chọn Tự do kinh doanh Giá cả linh hoạt Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường Chính phủ có rất ít sự can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh, mà đóng vai trò là người cầm cân nảy mực cho cuộc chơi Thực hiện luật chống độc quyền Bảo vệ quyền sở hữu tài sản Thực thi một chính sách tài khoá và tiền tệ ổn định Bảo đảm sự ổn định về chính trị 4- Hệ thống kinh tế hỗn hợp Có sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế Nhà nước can thiệp trực tiếp vào nhiều hoạt động kinh tế nhưng không bóp ngẹt quyền tự do kinh doanh của tư nhân Mục tiêu là đạt mức thất nghiệp thấp, ít đói nghèo, tăng trưởng bền vững và phân phối công bằng thông qua những công cụ và chính sách hiệu quả. Lý thuyết “2 bàn tay – Paul Samuelson” II- Sự phát triển của các quốc gia Mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia được xác định trên cơ sở so sánh phúc lợi kinh tế mà người dân được hưởng thụ giữa các quốc gia Các chỉ số phản ánh: GNP; GDP; HDI;… Một số chỉ tiêu đo lường trình độ phát triển kinh tế GNP (gross national product) – tổng sản phẩm quốc dân (national income – NI; gross national income - GNI): thông thường được hiểu là tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ do một quốc gia tạo ra trong một năm GDP (gross domestic product) – tổng sản phẩm quốc nội: tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia Nhược điểm của GNP và GDP Không đo được một số giao dịch kinh tế: công việc tình nguyện; nội trợ; giao dịch ngầm Không thuận lợi trong việc so sánh chất lượng cuộc sống thực PPP – purchasing power parity Quan tâm đến một rổ hàng hoá thiết yếu Phản ánh mức phúc lợi cơ bản thực của một quốc gia HDI – Human development index HDI không nhấn mạnh vào vấn đề tài chính mà nhấn mạnh vào khía cạnh con người của phát triển kinh tế dựa trên 3 khía cạnh chủ yếu: tuổi thọ giáo dục thu nhập Phân loại các quốc gia theo cấp độ phát triển Developed countries Newly industrialized countries Emerging countries Developing countries Translational countries Chia 5 nhóm. Lập báo cáo đánh giá cơ hội và thách thức khi kinhdoanh trong các nhóm quốc gia trên (báo cáo 1) Góc nhìn kinh doanh: Brainstorme nhóm lớn về những thuận lợi, khó khăn khi kinh doanh trong các nhóm nước này III- Nền kinh tế chuyển đổi Quá trình biến chuyển cơ cấu của kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thể chế kinh tế thị trường Những vấn đề lớn trong việc thực hiện chuyển đổi Ổn định kinh tế vĩ mô để giảm thâm hụt ngân sách và mở rộng khả năng tín dụng Tự do hoá các hoạt động kinh tế trên cơ sở giá cả phản ánh quan hệ cung cầu Pháp chế hoá các doanh nghiệp tư nhân và tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước đồng thời thực hiện chế độ tư hữu một cách có hiệu quả Loại bỏ các rào cản trong quan hệ thương mại và đầu tư. Xoá bỏ kiểm soát trong chuyển đổi tiền tệ Thiết lập hệ thống phúc lợi xã hội để tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi Những tồn tại chính của các nền kinh tế chuyển đổi Thiếu kỹ năng quản lý Thiếu vốn Sự khác biệt văn hoá và tư duy mới Nga Xây dựng chế độ cộng sản Trong 75 năm: quyền công hữu tuyệt đối – thiếu vắng hoàn toàn những định chế thị trường Cải cách chính trị và kinh tế đồng thời Khủng hoảng nặng nề trong những năm đầu cải cách: xã hội rối loạn, lạm phát tăng cao Trung Quốc và Việt Nam Cải cách kinh tế đi trước cải cách chính trị Kinh tế tăng trưởng nhanh Tiềm tàng nhiều rủi ro về chính trị và xã hội Tây Âu Cố gắng giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào thị trường Châu Phi Ngoại trừ Bắc và Nam Phi đã có sự ổn định tương đối Trung Phi còn đang chìm trong xung đột và chiến tranh Chỉ một vài nước Trung Phi mới bắt đầu công cuộc chuyển đổi Mỹ latin Chính phủ can thiệp mạnh vào nền kinh tế cho đến tận những năm 70 Ngày nay hầu hết đã là những nền kinh tế thị trường đang phát triển Kinh tế phát triển thiếu bền vững do trình độ quản lý kém và chính trị không ổn định Bài học về chuyển đổi Không có một mô hình và công thức chung cho mọi quốc gia Tự do hoá là cần thiết theo những bước đi thích hợp Tư nhân hoá và bảo vệ sở hữu tư nhân là quan trọng Cải tổ hệ thống luật và hệ thống tài chính Giáo dục là quốc sách Bài học kinh doanh Thảo luận về những cơ hội kinh doanh trong các môi trường kinh tế khác nhau Các nhóm trình bầy báo cáo số 1 Thảo luận và bảo vệ
Tài liệu liên quan