Chương 5: Tính giá các đối tượng kế toán

Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:  Hiểu rõ ý nghĩa và vai trò của việc tính giá các đối tượng của kế toán;  Nắm được các nguyên tắc ảnh hưởng đến việc tính giá các đối tượng kế toán  Nắm vững các phương pháp tính giá đối với các đối tượng kế toán và phương pháp hạch toán

doc10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 5: Tính giá các đối tượng kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: Hiểu rõ ý nghĩa và vai trò của việc tính giá các đối tượng của kế toán; Nắm được các nguyên tắc ảnh hưởng đến việc tính giá các đối tượng kế toán Nắm vững các phương pháp tính giá đối với các đối tượng kế toán và phương pháp hạch toán 5.1. Vai trò và ý nghĩa của việc tính giá các đối tượng kế toán 5.1.1. Vai trò Để tiến hành sản xuất kinh doanh trong bất cứ ngành nghề nào Doanh nghiệp cũng cần phải có những tài lực nhất định. Theo thuật ngữ kế toán, những tài lực sử dụng trong kinh doanh gọi là tài sản của doanh nghiệp. Tài sản của Doanh nghiệp luôn luôn vận động và chuyển hóa hình thái biểu hiện của nó, cụ thể là: nhà cửa, thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển, vật tư hàng hóa, tiền và các phương tiện kinh doanh khác… Tất cả các tài sản có tại doanh nghiệp và sự vận động của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh đều là đối tượng của kế toán. Để ghi nhận các đối tượng kế toán và sự vận động của nó, người ta có thể sử dụng các đơn vị đo lường hiện vật khác nhau như trọng lượng, thể tích, chiều dài, cái, chiếc, bộ… Tuy nhiên, để giúp cho việc tổng hợp toàn bộ tình hình tài sản, sự vận động của tài sản cũng như nguồn hình thành của nó; tính toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh; so sánh, phân tích và đánh giá hoạt động… cần có một thước đo chung – đó là thước đo tiền tệ. Vì vậy, trong hạch toán kế toán, tất cả các đối tượng kế toán đều phải quy về hình thức tiền tệ. Như vậy tính giá kế toán là một phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để đo lường các đối tượng kế toán theo những nguyên tắc nhất định. Trong hệ thống kế toán, tính giá đóng vai trò hết sức quan trọng, thể hiện qua: Thông qua tính giá để tổng hợp và phản ánh đúng đắn tình hình tài sản, nguồn hình thành của tài sản, cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh trong Doanh nghiệp. Thông qua tính giá để xác định chi phí đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như các nguồn thu nhập từ hoạt động của doanh nghiệp, từ đó xác định kết quả hoạt động của Doanh nghiệp. Tính giá, qui đổi đối tượng kế toán về một đơn vị đo lường thống nhất sẽ thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính Doanh nghiệp. 5.1.2. Ý nghĩa Phương pháp tính giá các đối tượng kế toán có ý nghĩa quan trọng biểu hiện ở: Ý nghĩa về mặt hạch toán: là đặc trưng cơ bản cho phép phản ánh và xác định những chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính. Ý nghĩa về mặt quản lý nội bộ: cho phép xác định những căn cứ hoặc những chỉ tiêu để thực hiện hạch toán nội bộ và đánh giá hiệu quả hoạt động ở từng bộ phận hoặc từng giai đoạn sản xuất cụ thể. Ý nghĩa về mặt giám đốc đồng tiền: thông qua phương pháp tính giá có thể xác lập được những căn cứ để phản ảnh, giám đốc một cách thường xuyên, nhanh nhạy và có hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 5.2. Các nguyên tắc và yếu tố ảnh hưởng đến việc tính giá các đối tượng kế toán: 5.2.1. Các khái niệm và nguyên tắc chi phối việc tính giá Khái niệm hoạt động liên tục: Theo khái niệm này, việc ghi chép kế toán được đặt trên giả thiết là doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động vô thời hạn hoặc ít nhất là không bị giải thể trong tương lai gần. Vì thế, kế toán sẽ không quan tâm đến giá thị trường của tài sản, công nợ và nguồn vốn của doanh nghiệp Nguyên tắc giá phí: Yêu cầu của nguyên tắc này là việc đo lường, tính toán tài sản, công nợ, nguồn vốn và chi phí phải đặt trên cơ sở giá phí. Nguyên tắc này đòi hỏi khi tính giá các đối tượng kế toán phải căn cứ vào: Giá phí (giá vốn) của đối tượng tính giá. Giá phí của đối tượng tính giá gồm giá mua và các chi phí thực tế khác. Giá nguyên thủy của đối tượng tính giá. Tức là chi phí thực tế tại thời điểm tính giá của đối tượng. Nguyên tắc khách quan: Để đảm bảo tính trung thực, đáng tin cậy của các thông tin trên báo cáo tài chính, việc ghi chép kế toán phải luôn có chứng từ gốc kèm theo. Chứng từ gốc là những bằng chứng khách quan của thông tin kế toán. Nguyên tắc nhất quán: Theo nguyên tắc này, quá trình kế toán phải áp dụng tất cả các khái niệm, các nguyên tắc, các chuẩn mực và các phương pháp tính toán trên cơ sở nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác. Nguyên tắc thận trọng: Khi có nhiều giải pháp để lựa chọn trong việc ghi chép kế toán thì hãy chọn giải pháp có ít ảnh hưởng nhất tới vốn của chủ sở hữu. 5.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tính giá các đối tượng kế toán Yếu tố ảnh hưởng của mức giá thay đổi: nguyên tắc này đòi hỏi phải hạch toán tài sản theo thực tế phát sinh. Tuy vậy, khi mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi (lạm phát hoặc giảm phát) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tài sản trong doanh nghiệp. Trong trường hợp này đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá lại tài sản hiện có nhằm đánh giá đúng năng lực hoạt động của mình. Theo qui định, các doanh nghiệp đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước. Yếu tố yêu cầu quản lý nội bộ và đơn giản hóa công tác kế toán: trong thực tế hoạt động của nhiều doanh nghiệp đôi khi xảy ra nhiều nghiệp vụ phát sinh mà không thể xác định được ngay giá thực tế của chúng tại thời điểm đó chẳng hạn như giá xuất kho vật tư, hàng hóa, giá thành của thành phẩm nhập kho… hoặc có những đối tượng kế toán mà giá thực tế luôn luôn biến động như ngoại tệ. Vì vậy để ghi chép kịp thời ngay khi nghiệp vụ phát sinh với mục đích là nhằm đơn giản hóa công việc kế toán cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý kịp thời các đối tượng kế toán đó, kế toán có thể sử dụng giá tạm tính hay còn được gọi là giá hạch toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến đối tượng này. Giá tạm tính được cho các đối tượng thường được xác định ngay từ đầu niên độ hoặc đầu kỳ hạch toán và ổn định trong niên độ đó hoặc trong kỳ hạch toán đó. Cuối kỳ kế toán khi tính được giá thực tế sẽ điều chỉnh lại. 5.3. Tính giá các đối tượng kế toán chủ yếu 5.3.1. Tính giá tài sản cố định Tài sản cố định tài sản có hình thái vật chất hoặc không có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định. Theo trên, khi xét trên góc độ hình thái biểu hiện, tài sản cố định gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Việc tính giá tài sản cố định được căn cứ trên cơ sở giá trị của tài sản cố định tài thời điểm bắt đầu đưa tài sản cố định vào sử dụng. Giá trị ban đầu này còn được gọi là nguyên giá. Theo chuẩn mực kế toán số 3 – Tài sản cố định hữu hình và chuẩn mực kế toán số 4 – Tài sản cố định vô hình thì nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đối với tài sản cố định do mua sắm: Nguyên giá = Giá mua thực tế + chi phí trước khi sử dụng và các khoản khác Chi phí trước khi sử dụng bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, chi phí sửa chữa tân trang trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng. Các khoản khác như thuế, lệ phí trước bạ… Giá thành thực tế (hoặc giá thành quyết toán) chi phí trước khi sử dụng + Nguyên giá = Đối với tài sản cố định do xây mới: Đối với tài sản cố định được cấp: Giá trị còn lại ghi trong sổ của đơn vị cấp chi phí trước khi sử dụng + Nguyên giá = Đối với tài sản cố định được biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh hoặc góp vốn cổ phần thì nguyên giá bao gồm giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận và các khoản chi phí trước khi sử dụng (kể cả các khoản lệ phí nếu có) Đối với tài sản cố định vô hình thì nguyên giá là các là các chi phí thực tế mà Doanh nghiệp phải chi ra để mua bằng phát minh sáng chế, quyền sử dụng đất… Đối với tài sản cố định thuê tài chính Theo chuẩn mức kế toán số 6 – Thuê tài sản thì tài sản cố định thuê tài chính là việc thuê tài sản cố định mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cố định cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản cố định có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Nguyên giá = Giá trị hợp lý + chi phí trước khi sử dụng 5.3.2. Tính giá hàng tồn kho Theo Chuẩn mực kế toán số 2 – Hàng tồn kho thì hàng tồn kho trong doanh nghiệp là những tài sản: Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Việc tính giá hàng tồn kho là phải xác định 2 vấn đề quan trọng sau: (1) Xác định giá thực tế nhập kho Phân bổ giá trị thực tế của tài sản dự trữ cho giá trị tồn kho cuối kỳ và giá trị xuất kho trong kỳ. Số lượng và giá trị tồn kho đầu kỳ Số lượng xuất kho Giá trị xuất kho = ? Số lượng và giá trị nhập kho trong kỳ Số lượng tồn kho Giá trị tồn kho = ? Giá trị vật tư, hàng hóa có sẵn để dùng Có nhiều phương pháp tính giá tồn kho. Tuy nhiên cho dù tính giá tồn kho với nguyên tắc nào thì cũng phải đảm bảo tính cân đối sau: Giá trị vật tư, hàng hóa tồn kho đầu kỳ + Giá trị vật tư, hàng hóa nhập kho trong kỳ = Giá trị vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ + Giá trị vật tư, hàng hóa tồn kho cuối kỳ Để đảm bảo nguyên tắc giá gốc trong việc tính giá hàng tồn kho, chúng ta phải tính giá hàng tồn kho theo giá mua thực tế nhằm phản ánh đúng, đủ chi phí thực tế doanh nghiệp bỏ ra để có được những tài sản đó. Giá mua thực tế được tính theo công thức sau: Giá mua thực tế của tài sản = Giá ghi trên hóa đơn của người bán + Chi phí mua - Chiết khấu thương mại, hàng trả lại, giảm giá (nếu có) Căn cứ theo công thức trên, chúng ta tính được trị giá mua vào theo giá thực tế. Vấn đề còn lại là xác định trị giá xuất kho hoặc trị giá tồn kho. Việc xác định trị giá xuất kho hoặc trị giá tồn kho của vật tư, hàng hóa tùy vào đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và phương pháp kế toán tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Có hai phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. 5.3.2.1. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất và tồn kho của hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu trên sổ sách kế toán sau mỗi lần phát sinh ngiệp vụ nhập, xuất kho. Mối quan hệ giữa nhập, xuất và tồn kho được thể hiện qua công thức: Trị giá tồn kho đầu kỳ + Giá trị nhập kho trong kỳ - Giá trị xuất kho trong kỳ = Giá trị tồn kho cuối kỳ Để tính giá xuất kho, Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong bốn phương pháp: Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO – First In First Out), phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO – Last In First Out), phương pháp thực tế đích danh và phương pháp bình quân gia quyền. Ví dụ: Có tình hình nhập, xuất và tồn kho của nguyên vật liệu chính A tại 1 doanh nghiệp trong tháng 01/N như sau: TRÍCH YẾU SỐ LƯỢNG (Đơn vị) ĐƠN GIÁ (đ) THÀNH TIỀN (đ) 01/01/N Tồn kho vật tư A 10 100 1.000 02/01/N Nhập kho vật tư A 15 110 1.650 03/01/N Xuất vật tư A 12 15/01/N Nhập kho vật tư A 20 120 2.400 20/01/N Xuất vật tư A 15 25/01/N Nhập kho vật tư A 25 124 3100 31/01/N Xuất vật tư A 20 Tồn kho cuối ngày 31/01/N 23 Yêu cầu: Hãy xác định giá trị xuất kho theo các phương pháp tính giá Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO – First In First Out) Theo Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho, phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Theo phương pháp nhập trước, xuất trước, giá trị xuất kho trong tháng 01/N ở ví dụ trên được tính như sau: Trị giá xuất kho ngày 03/01 = (10 x 100) + (02 x 110) = 1.220 đ Trị giá tồn kho cuối ngày = 13 x 110 = 1.430 đ Trị giá xuất kho ngày 20/01 = (13 x 110) + (02 x 120) = 1.670 đ Trị giá tồn kho cuối ngày = 18 x 120 = 2.160 đ Trị giá xuất kho ngày 31/01 = (18 x 120) + (02 x 124) = 2.408 đ Trị giá tồn kho cuối ngày = 23 x 124 = 2.852 đ Trị giá xuất kho trong tháng 01/N = 1.220 + 1.670 + 2.408 = 5.298 đ Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO – Last In First Out) Theo Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho, phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. Theo phương pháp nhập sau, xuất trước, giá trị xuất kho trong tháng 01/N ở ví dụ trên được tính như sau: Ta thấy: Trị giá xuất kho ngày 03/01 = 12 x 110 = 1.320đ Trị giá tồn kho cuối ngày = (03 x 110) + (10 x 100) = 1.330đ Trị giá xuất kho ngày 20/01 = 15 x 120 = 1.800đ Trị giá tồn kho cuối ngày = (05 x 120) + (03 x 110) + (10 x 100) = 1.930đ Trị giá xuất kho ngày 31/01 = 20 x 124 = 2.480đ Trị giá tồn kho cuối ngày = (05 x 124) + (05 x 120) + (03 x 110) + (10 x 100) = 2.550đ Trị giá xuất kho trong tháng 01/N = 1.320 + 1.800 + 2.480 = 5.600đ Phương pháp thực tế đích danh Phương pháp thực tế đích danh là phương pháp mà hàng tồn kho xuất ra thuộc lần nhập kho nào thì lấy giá nhập kho của lần nhập kho đó làm giá xuất kho. Theo đó, giá xuất kho của phương pháp này được tính theo công thức: Xk = Qk x Ck Trong đó: Xk là giá trị xuất kho lần k Qk là số lượng nhập kho lần k Ck là đơn giá nhập kho lần k. Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Phương pháp bình quân gia quyền Theo Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho, phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Trường hợp 1: Tính giá bình quân vào cuối kỳ: trong tháng chỉ theo dõi lượng xuất kho, cuối tháng tính giá nhập kho bình quân, sau đó tính trị giá xuất kho theo giá nhập bình quân. Theo ví dụ trên ta có: TRÍCH YẾU SỐ LƯỢNG NHẬP (Đơn vị) ĐƠN GIÁ (đ) THÀNH TIỀN (đ) 01/01/00 Tồn kho vật tư A 10 100 1.000 02/01/00 Nhập kho vật tư A 15 110 1.650 15/01/00 Nhập kho vật tư A 20 120 2.400 25/01/00 Nhập kho vật tư A 25 124 3100 TỔNG CỘNG 70 8.150 Đơn giá nhập kho bình quân = 8.150 = 116,43 70 Trị giá xuất kho = 47 đv x 116,43 = 5.472đ Trị giá tồn kho = 8.150 – 5.470 = 2.678đ Trường hợp 2: Xác định giá trị xuất kho theo phương pháp tính giá bình quân theo từng lần nhập (hay còn gọi là phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn). Theo phương pháp này sau mỗi lần nhập kho, kế toán sẽ tính ra đơn giá nhập kho bình quân. Khi xuất kho sẽ tính giá trị xuất kho dựa trên đơn giá nhập kho bình quân đã tính. Theo ví dụ trên ta có: Ngày Nhập kho Xuất kho Tồn kho SL ĐG (đ) TT SL ĐG (đ) TT SL ĐG (đ) TT 01/01/N 10 100 1.000 10 100 1.000 02/01/N 15 110 1.650 25 106 2.650 03/01/N 12 106 1.272 13 106 1.378 15/01/N 20 120 2.400 33 114,48 3.778 20/01/N 15 114,48 1.717 18 114,48 2.061 25/01/N 25 124 3.100 43 120,02 5.161 31/01/N 20 120,02 2.400 23 120,02 2.761 Tổng cộng 70 8.150 47 5.389 23 120,02 2.761 Ta có trị giá xuất kho ngày 03/01 = (2.650/25) x 12 = 1.272(đ) Trị giá tồn kho cuối ngày = (2.650/25) x 13 = 1.378(đ) Ta có trị giá xuất kho ngày 20/01 = (3.778/33) x 15 = 1.717(đ) Trị giá tồn kho cuối ngày = 3.778 – 1.717 = 2.061(đ) Ta có trị giá xuất kho ngày 31/01 = (5161/43) x 20 = 2.400(đ) Trị giá tồn kho cuối ngày = 5.161 – 2.400 = 2.761(đ) 5.3.2.2. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Là phương pháp mà kế toán chỉ theo dõi các nghiệp vụ nhập kho, cuối kỳ tiến hành kiểm kê tình hình tồn kho, tính giá tồn kho theo phương pháp tính giá đã chọn rồi xác định trị giá xuất kho cho cả kỳ theo công thức: Trị giá tồn kho đầu kỳ + Giá trị nhập kho trong kỳ - Giá trị tồn kho cuối kỳ = Giá trị xuất kho trong kỳ Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO – First In First Out) Theo ví dụ ở trên, giá trị tồn kho cuối ngày 31/01 = 23 x 124 = 2.852(đ) Vậy, giá trị xuất kho trong tháng = 8.150 – 2.852 = 5.298(đ) Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO – Last In First Out) Theo ví dụ ở trên: Giá trị tồn kho cuối ngày 31/01 = (10 x 100) + (13 x 110) = 2.430(đ) Vậy, giá trị xuất kho trong tháng = 8.150 – 2.430 = 5.720(đ) Phương pháp thực tế đích danh Theo ví dụ ở trên, giả sử theo số liệu đã cho, kiểm kê thấy trong số 23 đơn vị sản phẩm tồn kho cuối kỳ có 10 đơn vị sản phẩm thuộc lần mua ngày 15/01, 10 đơn vị sản phẩm thuộc lần mua ngày 25/01 và 3 đơn vị sản phẩm thuộc lần mua ngày 02/01. Vậy giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = (03 x 110) + (10 x 124) + (10 x 120) = 2.770(đ) Suy ra, giá trị xuất kho trong kỳ = 8.150 – 2.770 = 5.380(đ) Phương pháp bình quân gia quyền: Theo ví dụ ở trên, giá trị tồn kho ngày 31/01 = 23 x (8.150/70) = 2.678(đ) Suy ra, giá trị xuất kho trong kỳ = 8.150 – 2.852 = 5.298.(đ) Câu hỏi ôn tập: 1. Tại sao phải tính giá các đối tượng kế toán? Nêu các nguyên tắc chi phối việc tính giá các đối tượng kế toán? 2. Phương pháp tính giá là gì? Vị trí của nó trong hệ thống phương pháp kế toán? 3. Trình bày bốn phương pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho. Cho ví dụ minh họa 4. Thế nào là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ