Chuyên đề Những vấn đề kinh tế chính trị ở Việt Nam

Câu 1:  Các thành phần kinh tế theo tinh thần nghị quyết đại hội XI. Trên cơ sở Cương lĩnh và Hiến pháp, đồng thời trải qua tổng kết thực tiễn đổi mới của các kỳ đại hội VI, VII, VIII, IX, X, Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã có những khái quát mới về lý luận: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối ”. Theo đó đại hội đã xác định hiện nay ở nước ta có bốn thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Và cũng chỉ rõ: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển”.

doc18 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Những vấn đề kinh tế chính trị ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM Câu 1: Các thành phần kinh tế theo tinh thần nghị quyết đại hội XI. Trên cơ sở Cương lĩnh và Hiến pháp, đồng thời trải qua tổng kết thực tiễn đổi mới của các kỳ đại hội VI, VII, VIII, IX, X, Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã có những khái quát mới về lý luận: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối”. Theo đó đại hội đã xác định hiện nay ở nước ta có bốn thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”. Và cũng chỉ rõ: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển”. Phân tích vai trò của thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ý kiến về việc đảng viên làm kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay. Câu 2: Các hình thức phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ. Phạm trù phân phối bao hàm một nội dung rộng gồm phân phối tổng sản phẩm xã hội, phân phối các yếu tố sản xuất, phân phối thu nhập quốc dânbài này chỉ đi làm rõ phân phối thu nhập quốc dân để hình thành thu nhập của các tầng lớp dân cư. Vị trí của phân phối: Phân phối là một trong bốn khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng) Phân phối là một trong ba mặt của quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất và quan hệ phân phối) Các hình thức phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ Sự tất yếu khách quan Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, ở nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và nhiều thành phần kinh tế nên tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập. việc phân phối không chỉ theo sự đóng góp về lao động mà còn được thực hiện theo quyền sở hữu các yếu tố sản xuất, thông qua quan hệ cung cầu và giá cả thị trường của hàng hóa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của đảng đã khẳng định: “Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội''. Đến Đại hội XI Đảng ta đã có sự bổ sung và phát triển về phân phối như sau: ''Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; các nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội''. Một số hình thức phân phối dưới đây được viết theo tinh thần văn kiện Đại hội XI của Đảng: Phân phối theo lao động. Hình thức phân phối này chỉ thực hiện được trong những đơn vị kinh tế dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất đã phát triển cao chứ không phải chế độ công hữu trên danh nghĩa. Phân phối theo lao động không có nghĩa là người lao động nhận lại toàn bộ sản phẩm do mình đã tạo ra, mà chỉ có nghĩa là sau khi đã khấu trừ đi các khoản cần thiết để tái sản xuất mở rộng, để đóng góp nghĩa vụ với nhà nước và xã hội, các quỹ phúc lợiphần sản phẩm còn lại sẽ được phân phối theo kết quả cống hiến của mỗi người, theo năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh trên nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. lao động kỹ thuật cao, lao động ở môi trường độc hại, trong những điều kiện khó khăn được hưởng thu nhập thích đáng cao hơn lao động giản đơn và lao động ở môi trường lao động bình thường. việc phân phối được thực hiện thông qua thang bậc lương, tiền công khoán theo thời gian hay theo sản phẩm, tiền thưởng và các khoản phụ cấp. Phân phối theo lao động có tác dụng khuyến khích mọi người nỗ lực lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm; khuyến khích mọi người học tập nâng cao trình độ lành nghề và nâng cao mức sống của những người tích cực. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phân phối theo lao động cần thiết phải chú ý tới một số đặc điểm sau: Thứ nhất, cần thấy mỗi doanh nghiệp đều trở thành một chủ thể phân phối thu nhập cá nhân. Thứ hai, phải thừa nhận sự tồn tại khách quan của mức độ chênh lệch thu nhập giữa các đơn vị kinh tế. Thứ ba, cần thấy mức chênh lệch thu nhập qua phân phối theo lao động giữa các vùng. b.Kết hợp phân phối theo lao động với phân phối theo vốn ở những đơn vị kinh tế tập thể (hợp tác xã) và cùng với các nguồn lực khác. Hợp tác xã là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh của tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất – kinh doanh và đời sống. Hợp tác xã được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng theo nguyên tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ. Hợp tác xã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên. Phân phối thu nhập cá nhân trong hợp tác xã được thực hiện trên cơ sở kết quả lao động, đồng thời cổ phần của mỗi thành viên đã đóng góp vốn vào hợp tác xã. c.Phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân, sự phân phối thu nhập của mọi thành viên trong xã hội còn được thực hiện thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. sự phân phối này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đã góp phần: Phát huy tính tích cực lao động cộng đồng của mọi thành viên trong xã hội Nâng cao thêm mức sống toàn dân, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, làm giảm sự chênh lệch quá đáng về thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. Giáo dục ý thức cộng đồng, xây dựng chế độ xã hội mới Hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội là bộ phận không thể thiếu trong phân phối thu nhập, nhưng cần thiết phải thấy rằng quỹ đó chỉ có ý nghĩa tích cực khi được quy định và sử dụng hợp lý phù hợp với yêu cầu và điều kiện khách quan. tính hợp lý thể hiện: Hệ thống an sinh xã hội và quỹ phúc lợi xã hội không thể mở rộng quá khả năng mà nền kinh tế cho phép. Tốc độ tăng trưởng thu nhập trực tiếp của cá nhân trong cộng đồng phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng an sinh xã hội, phúc lợi xã hội Trong giới hạn đã xác định, cần sử dụng có hiệu quả các quỹ phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, tiết kiệm, hợp lý. Quỹ phúc lợi xã hội là bộ phận của chính sách xã hội cần được giải quyết theo tinh thần xã hội hóa Theo sự phân tích nêu trên có thể khẳng định rằng tất cả những hình thức phân phối trên đều là những hình thức phân phối cơ bản ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, trong đó phân phối theo lao động giữ vai trò chủ đạo. Phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, quỹ phúc lợi xã hội ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình phát triển xã hội. Đồng thời phân phối theo vốn và cùng các nguồn lực khác ngày nay cũng trở thành một tất yếu, hợp qui luật trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Với việc thực hiện nguyên tắc phân phối được nêu ra ngay từ Đại hội VI và ngày càng được hoàn chỉnh thêm qua Đại hội VII, Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Đại hội VIII, Đại hội IX, Đại hội X và nhất là Đại hội XI, chúng ta đã thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong thời kỳ đổi mới tốt hơn so với trong thời kỳ trước đổi mới. Trên chặng đường lâu dài đi đến mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh'', nội dung của nguyên tắc phân phối có thể còn được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện thêm. Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng nguyên tắc phân phối được Đại hội XI xác định thì nước ta có thể đạt được mục tiêu công bằng xã hội ngay trong giai đoạn còn nghèo khó hiện nay. Vì sao phân phối theo lao động vẫn mang tính pháp quyền tư sản. Như phân tích về phân phối theo lao động ở trên, chúng ta đã thấy rõ mặt tích cực của phân phối theo lao động. tuy nhiên, theo C.Mác phân phối theo lao động về nguyên tắc vẫn là sự bình đẳng trong khuôn khổ pháp quyền tư sản, tức là sự bình đẳng trong xã hội sản xuất hàng hóa, theo nguyên tắc sự trao đổi hoàn toàn ngang giá. Sự bình đẳng ở đây được hiểu theo nghĩa “quyền của người sản xuất tỉ lệ với lao động mà người ấy đã cung cấp”; sự bình đẳng đó còn thiếu sót là “với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dung của xã hội thì trên thực tế người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia người này vẫn giàu hơn người kia”, ví dụ người nhiều con có mức sống thấp hơn người ít con. Phân phối theo lao động còn có những hạn chế nhưng đó là những hạn chế không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chỉ khi nào cùng với sự phát triển toàn diện của các cá nhân, năng suất của họ càng tăng và tất cả các nguồn của cải xã hội đều tuôn ra đôi dào thì khi đó người ta mới có thể vượt ra khỏi giới hạn trật hẹp của cái pháp quyền tư sản và xã hội mới có thể thực hiện phân phối theo nhu cầu. Chỉ khi đó mới có sự bình đẳng thực sự. Liên hệ bản thân. Câu 3 Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại Quốc tế hóa đời sống kinh tế là xu hướng tất yếu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Trong những phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản, các đơn vị kinh tế có thể tồn tại hàng nghìn thế kỷ mà không thể thay đổi tính chất, không vượt ra ngoài giới hạn của xóm làng hay các chợ lân cận nhỏ bé. Trái lại chủ nghĩa tư bản đã vượt ra ngoài giới hạn của làng xã, của chợ địa phương, của từng vùng, rồi vượt ra ngoài cả biên giới quốc gia, hòa nhập vào thị trường quốc tế. Đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa có khả năng chế biến một khối lượng nguyên liệu để sản xuất ra một khối lượng hổng lồ hàng hóa vượt quá dung lượng của thị trường trong nước nên phải tìm nguồn nguyên liệu và thị trường nước ngoài, mặt khác, đại công nghiệp cơ khí tạo ra những phương tiện vận tải hiện đại có thể chuyên chở nguyên vật liệu từ xa về và đưa hàng hóa đến tận các vùng xa xôi hẻo lánh để tiêu thụ. Đồng thời các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại đã giúp các bạn hàng ở cách xa nhau hàng vạn dặm có thể giao dịch, ký hợp đồng mua bán với nhau một cách dễ dàng. Vì thế, dưới chủ nghĩa tư bản đã diễn ra xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế. đó là sự tiến bộ của sự phát triển lực lượng sản xuất, nó làm cho các dân tộc xích lại gần nhau. Nhưng do tác động của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, phân công lao động quốc tế đã biến một bộ phận của trái đất thành khu vực lạc hậu, chủ yếu sản xuất nông nghiệp và khai khoáng cho một bộ phận khác của trái đất là khu vực chủ yếu sản xuất công nghiệp. vì vậy, hiệu quả của phân công lao động quốc tế chủ yếu là phục vụ cho lợi ích của các công ty tư bản lớn và một số nước tư bản chủ nghĩa. Cách mạng khoa hoạc và công nghệ thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện địa để xây dựng những xí nghiệp chuyên môn hóa sản xuất cũng đòi hỏi phải có sự hợp tác sản xuất quốc tế mới có thể tận dụng hết công suất của thiết bị máy móc, đảm bảo thị trường và nguồn nguyên liệu, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho thế giới hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng và đổi mới nhanh. Bất cứ nước nào, dù là nước có tài nguyên phong phú, trình độ khoa học công nghệ cao, cũng không thể tựu sản xuất các mặt hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế. vì vậy, tùy theo lợi thế của mình, của mỗi nước có thể lựa chọn những nghành sản xuất tối ưu để tham gia vào phân công lao động quốc tế một cách hiệu quả nhất. Cách mạng khoa học và cộng nghệ phát triển với tốc độ rất nhanh và diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống. nó đòi hỏi việc nghiên cứu và ứng dụng phải hết sức khẩn trương. Do đó xuất hiện mâu thuân giữa đi nhanh và mở rộng phạm vi nghiên cứu. chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn đó bằng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Mỗi nước tập trung nguồn vốn, đầu tư cán bộ và phương tiện vào lĩnh vực mà mình có ưu thế, sau đó trao đổi kết quả nghiên cứu với những nước khác. Ngày nay, mua bán giấy phép, sử dụng bằng sang chế đã trở thành một hoạt động nhộn nhịp trên thị trường quốc tế. hơn nữa có những lĩnh vực mà riêng một nước không thể giải quyết triệt để và có hiệu quả như vấn đề bảo vệ môi trường, chinh phục vũ trụ, khai thác tài nguyên dưới đáy đại dương điều đó đòi hỏi phải hợp tác quốc tế. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng cao và xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế đã phát triển lên một tầm cao mới, hình thành liên kết kinh tế quốc tế. liên kết này đánh dấu trình độ cao của phân công lao động quốc tế, biểu hiện ở những đặc trưng chủ yếu sau đây: Trọng tâm của họp tác kinh tế quốc tế là chuyển từ lĩnh vục ngoại thương đươn thuần sang lĩnh vực sản xuất. Hình thành sở hữu quốc tế và những đối tượng quản lý mang tính quốc tế. Cơ cấu kinh tế quốc dân của các nước tham gia liên kết thích ứng và hòa nhập vào nhau thông qua chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác quốc tế, nhiều nguồn lực được sử dụng chung. Ngày nay dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, quá trình quốc tế hóa được thúc đẩy mạnh mẽ. quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh, đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia và chỉ có cách đó mới khai thác có hiệu quả nguồn lực bên ngoài. Đồng thời, quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa càng đẩy mạnh thì càng tạo ra những cơ hội và thách thức mới và chỉ có sự phối hợp quốc tế mới có thể tranh thủ được cơ hội cũng như đối phó có hiệu quả với những thách thức đó. Ngoài ra sự khác nhau về địa lý, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện về xã hội (dân số,văn hóa) cũng là nhân tố đòi hỏi phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Mở rộng qun hệ kinh tế đối ngoại là điều kiện quan trọng để ổn định và phát triển kinh tế xã hội và xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Các quan hệ kinh tế đối ngoại là một nhân tố không thể thiếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng ở nước ta. Trong hoàn cảnh quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa được thúc đẩy mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế đối ngoại trở thành một nhân tố không thể thiếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng ở mỗi nước, nhất là những nước mà kinh tế còn lạc hậu. Đối với nước ta điều đó càng quan trọng. Thông qua các quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta có thể thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm xã hội cả về mặt hiện vật lẫn giá trị. Trong cơ cấu nhập khẩu của ta, tư liệu sản xuất chiếm đại bộ phận, trong đó thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ và dụng cụ, phụ tùng chiếm trên 30%; còn trong cơ cấu sản xuất thì nông, lâm, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng công nghiệp nhẹ chiếm ưu thế. Như vậy thông qua xuất, nhập khẩu đã đổi được nông, lâm, thủy sản và hàng tiêu dung láy thiết bị, máy móc, nguyên nhiên vật liệu thiết yếu như xăng dầu, phân bón, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và làm thay đổi quan hệ tỉ lệ giữa khu vực I và khu vực II có lợi cho tái sản xuất mở rộng. đồng thời điều đó cũng làm thay đổi cơ cấu mặt hàng tiêu dùng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phong phú và đa dạng của nhân tố. Nhờ đó tận dụng được lợi thế so sánh về lao động và tài nguyên sẵn có trong nước để đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập quốc dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tranh thủ nguồn vốn nước ngoài và thành tựu khoa học công nghệ của thế giới để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, mức thu nhập tính theo đầu người của nước ta rất thấp, do đó tích lũy cũng rất thấp vì phần lớn thu nhập dùng cho sinh hoạt. trong khi đó, chúng ta lại rất cần những lượng vốn lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng những công trình thiết yếu nhằm phát triển kinh tế trong giai đoạn này và trong n hững năm tiếp theo. Bởi vậy, xuất hiện khoảng cách lớn giữa nhu cầu đầu tư và tích lũy vốn. Hàng xuất khẩu của nước ta hầu hết là nguyên liệu sơ chế hoặc hàng thủ công giá thấp còn hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị có giá trị cao. Kết quả là cán cân buôn bán thường xuyên bị thiếu hụt, cán cân thành toán quốc tế bị mất cân đối. Chỉ có tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài mới giải quyết được khó khăn nói trên. Việc sử dụng vốn nước ngoài một cách đúng đắn và có hiệu quả sẽ từng bước mở rộng đầu tư bằng vốn trong nước. Chỉ có thông qua các quan hệ quốc tế đối ngoại mới có thể thực hiện được chủ trương cải tạo, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất hiện có, cải tiến, hiện đại công nghệ truyền thống, xây dựng có trọng điểm một số ngành với công nghệ hiện đại: điện tử và tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, nhờ đó sẽ xây dựng thành công cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Có thể nói, chỉ có thể mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta mới cỏ thể sử dụng lợi thế so sánh, khai thác được các nguồn lực quốc tế, trước hết là vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Đồng thời khắc phục một cách có hiệu quả những bất lợi so sánh hiện có. Đó là những nhân tố rất cần thiết để thực hiện công nghiệp hóa đất nước mà chúng ta còn thiếu thốn một cách gay gắt. 2. Các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Để thực hiện mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại cần thực hiện đồng thời hàng loạt các giải pháp chủ yếu sau đây: Thứ nhất, đảm bảo sự ổn định về môi trường chính trị, kinh tế - xã hội. Môi trường chính trị, kinh tế - xã hội là nhân tố cơ bản có tính chất quyết định đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài – hình thức chủ yếu, quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại. Kinh nghiệm thực tiễn chỉ ra rằng, nếu sự ổn định chính trị không được đảm bảo, môi trường kinh tế không thuận lợi, thiếu các chính sách khuyến khích, môi trường xã hội thiếu tính an toàn, sẽ tác động xấu tới quan hệ hợp tác kinh tế, trên hết là đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài, bởi lẽ sẽ tác động gián tiếp hoặc trực tiếp đối với tỉ suất lợi nhuận của các đối tác. Để đảm bảo môi trường chính trị, kinh tế - xã hội đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý vĩ mô của nhà nước, sự nỗ lực của các cấp, các ngành. Thứ hai, có chính sách thích hợp đối với từng hình thức kinh tế đối ngoại. Đây là giải pháp quan trọng nhằm phát triển đa dạng có hiệu quả kinh tế đối ngoại. Để mở rộng và nâng cao có hiệu quả kinh tế đối ngoại đòi hỏi: một mặt phải mở rộng các hình thức kinh tế đối ngoại; mặt khác phải sử dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể. Đặc biệt là phải sử dụng chính sách thích hợp đối với mỗi hình thức kinh tế đối ngoại. Chẳng hạn đối với hình thức ngoại thương cần phải có chính sách khuyến khích mạnh mẽ sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, tăng nhanh tỉ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, phát triển mạng mẽ những sản phẩm hàng hóa dịch vụ có khả năng cạnh tranh, có cơ chế bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là nông sản, đầu tư cho hoạt động hỗ trợ xuất khẩu. Khuyến khích sử dụng thiết bị hàng hóa sản xuất trong nước, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu tiến tới cân bằng xuất – nhập khẩu. Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn. Chủ động thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, mở rọng thị trường quen thộc, tranh thủ mọi cơ hội mở cửa thị trường mới. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng sức hấp dẫn nhất đối với các công ty xuyên quốc gia. Khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam ra đầu tư nước ngoài và các c