Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan lãnh thổ Sơn La

Tóm tắt. Sơn La là tỉnh có diện tích lớn thứ ba cả nước, điều kiện tự nhiên phân hóa đa dạng, quy luật đai cao và hướng tây bắc-đông nam đóng vai trò chủ đạo. Đặc điểm phân hóa và mối tương tác phức tạp giữa các hợp phần tự nhiên đã hình thành các đơn vị cảnh quan khác nhau. Ở tỉ lệ nghiên cứu 1:50.000 lãnh thổ phân hóa thành 03 lớp, 06 phụ lớp, 02 kiểu, 07 phụ kiểu, 187 loại và 639 dạng cảnh quan. Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ đặc điểm, cấu trúc của các đơn vị phân loại là cơ sở khoa học để đánh giá cảnh quan phục vụ các mục đích ứng dụng thực tiễn tại tỉnh Sơn La.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan lãnh thổ Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0097 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 148-154 This paper is available online at ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐƠN VỊ PHÂN LOẠI CẢNH QUAN LÃNH THỔ SƠN LA Phạm Anh Tuân Khoa Sử - Địa,Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Sơn La là tỉnh có diện tích lớn thứ ba cả nước, điều kiện tự nhiên phân hóa đa dạng, quy luật đai cao và hướng tây bắc-đông nam đóng vai trò chủ đạo. Đặc điểm phân hóa và mối tương tác phức tạp giữa các hợp phần tự nhiên đã hình thành các đơn vị cảnh quan khác nhau. Ở tỉ lệ nghiên cứu 1:50.000 lãnh thổ phân hóa thành 03 lớp, 06 phụ lớp, 02 kiểu, 07 phụ kiểu, 187 loại và 639 dạng cảnh quan. Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ đặc điểm, cấu trúc của các đơn vị phân loại là cơ sở khoa học để đánh giá cảnh quan phục vụ các mục đích ứng dụng thực tiễn tại tỉnh Sơn La. Từ khóa: Cảnh quan; Sơn La, phân loại cảnh quan. 1. Mở đầu Tỉnh Sơn La nằm ở trung tâm của vùng Tây Bắc, vị trí phòng hộ xung yếu của lưu vực sông Đà, thiên nhiên phân phân hóa đa dạng, cộng đồng dân cư giàu bản sắc văn hóa [4-7]. Trong 10 năm qua, tai biến thiên nhiên và suy thoái tài nguyên có xu hướng tăng. Biến đổi sử dụng đất diễn ra mạnh mẽ cùng với áp lực phải bố trí quỹ đất cho 12.000 hộ tái định cư thủy điện Sơn La. Tiếp cận cảnh quan học trong nghiên cứu sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường tồn tại ba quan niệm khác nhau. Quan niệm coi cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ thống phân chia các thể tổng hợp địa lí tự nhiên được sử dụng rộng rãi. Theo quan niệm này, mỗi cấp phân vị phải dựa trên các chỉ tiêu đặc trưng và có cấu trúc hình thái riêng từ trên xuống hoặc từ dưới lên, thống nhất biện chứng, được xem xét không phụ thuộc vào phạm vi phân bố và có sự lặp lại trong không gian [2]. Nghiên cứu này trình bày đặc điểm, cấu trúc các đơn vị phân loại, cơ sở khoa học để đánh giá cảnh quan phục vụ các mục đích ứng dụng thực tiễn tại tỉnh Sơn La. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hải và cộng sự (1997), gồm có 6 cấp: Lớp cảnh quan→ Phụ lớp cảnh quan→ Kiểu cảnh quan→ Phụ kiểu cảnh quan→ Loại cảnh quan→ Dạng cảnh quan để xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1:50.000 cho tỉnh Sơn La [2]. Hệ phương pháp: thực địa, phân tích liên hợp các bản đồ thành phần, phân tích nhân tố trội, so sánh, thông kê để mô tả đặc điểm, cấu trúc của các đơn vị phân loại cảnh quan. Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016 Liên hệ: Phạm Anh Tuân, e-mail: phamtuantbu@gmail.com 148 Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan lãnh thổ Sơn La Công cụ sử dụng trong thành lập bản đồ và phân tích đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan là phần mềm ArcGIS 10.5 và Mapinfo 12.0. 2.2. Kết quả và thảo luận 2.2.1. Chỉ tiêu chẩn đoán các cấp phân vị Chỉ tiêu chuẩn đoán là những dấu hiệu để nhận biết của địa tổng thể đó thuộc cấp phân vị nào. Hệ thống phân loại bao gồm nhiều cấp, từ các bậc cao biểu hiện tính chất địa đới của tự nhiên, đến các cấp thấp hơn thể hiện rõ quy luật phân hóa phi địa đới và đặc điểm đặc trưng cho hiện trạng tự nhiên của lãnh thổ. Từ đó, có thể thấy rõ mối quan hệ, các quy luật hình thành, phát triển và sự phân bố theo lãnh thổ của các đơn vị CQ một cách khách quan [2]. Bảng 1. Hệ thống phân loại cảnh quan lãnh thổ Sơn La TT Cấp phân vị Dấu hiệu phân loại, tên gọi và kí hiệu 1 Lớp Cảnhquan Dấu hiệu: Đặc trưng hình thái phát sinh của kiểu địa hình, quy định tính đồng nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ. Tên gọi: Lớp CQ núi (L1); Lớp CQ cao nguyên (L2); Lớp CQ thung lũng (L3). 2 Phụ lớp cảnhquan Dấu hiệu: Được phân chia trong phạm vi lớp, dựa vào độ cao và phân cắt sâu. Tên gọi: Phụ lớp núi cao (PL1); phụ lớp núi trung bình (PL2); Phụ lớp núi thấp (PL3); Phụ lớp cao nguyên cao (PL4); Phụ lớp cao nguyên thấp (PL5); Phụ lớp thung lũng (PL6). 3 Kiểu cảnhquan Dấu hiệu: Đặc điểm sinh khí hậu chung quyết định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật phát sinh. Tên gọi: Rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa (K1); rừng rậm thường xanh nhiệt đới nửa rụng lá mưa mùa (K2). 4 Phụ kiểucảnh quan Dấu hiệu: Đặc trưng định lượng sinh khí hậu cực đoan, quyết định ngưỡng tới hạn phát triển của loại thực vật. Tên gọi: Á nhiệt đới gió mùa ẩm ướt trên núi cao (PK1); Nhiệt đới gió mùa ẩm trên núi trung bình (PK2); Nhiệt đới gió mùa ẩm trên núi thấp (PK3); Á nhiệt đới gió mùa ẩm trên cao nguyên cao (PK4); Nhiệt đới gió mùa ẩm trên cao nguyên thấp (PK5); Nhiệt đới gió mùa hơi ẩm dưới thung lũng (PK6); Nhiệt đới gió mùa hơi khô (PK7). 5 Loại cảnhquan Dấu hiệu: Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa lớp phủ thực vật với các loại đất. Tên gọi: Bao gồm tổng số 187 loại CQ phát triển trên 6 kiểu lớp phủ thực vật và 20 loại đất. (số thứ tự 01 đến 187). 6 Dạng cảnhquan Dấu hiệu: Đơn vị cấu trúc hình thái cảnh quan, thông qua độ dốc và độ dày tầng đất. Tên gọi: Bao gồm tổng số 639 dạng CQ phát triển trên 04 cấp độ dốc và 03 cấp độ dày tầng đất thuộc 187 loại cảnh quan. 2.2.2. Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan lãnh thổ Sơn La a. Lớp cảnh quan Là cấp phân vị dựa dựa vào dựa vào sự phân dị của lãnh thổ thành các kiểu địa hình chính theo quy luật kiến tạo địa mạo, đặc điểm phát sinh, kiến trúc hình thái, chỉ tiêu cơ bản là độ cao, độ phân cắt sâu. Từ sự phân hóa các kiểu địa hình, lãnh thổ Sơn La chia làm 03 lớp CQ: Lớp CQ núi 966.316 ha (chiếm 68,75% DTTN), lớp cảnh quan cao nguyên 326.567 ha (23,23% DTTN), lớp cảnh quan thung lũng 122.972 ha (9,0% DTTN). 149 Phạm Anh Tuân b. Phụ lớp cảnh quan: Là cấp phân vị được hình thành do sự phân hóa bên trong lớp cảnh quan , dựa trên các đặc trưng về trắc lượng hình thái địa hình và sự phân hóa của nền nhiệt - ẩm theo độ cao, cơ sở để vạch ranh giới của các phụ lớp cảnh quan (Hình 1) [4]. Hình 1. Bản đồ lớp và phụ lớp cảnh quan tỉnh Sơn La. Phụ lớp núi cao: ở phía đông huyện Mường La, Bắc Yên, là một phần sườn Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc các phức hệ macma chưa rõ tuổi và hệ tầng Trạm Tấu [1], cấu tạo chủ yếu bởi đá macma xâm nhập (riorit, granosyenit, gabro), khá đồng nhất, nâng mạnh trong đại Tân sinh. Địa hình hiểm trở, phân cắt sâu trên 400 m/km2, phân cắt ngang trên 2 km/km2, độ dốc trên 350, đi lại khó khăn, nguy cơ xảy ra trượt đất, lở đá. Do hiệu ứng độ cao, nhiệt độ trung bình năm còn 160C, trong các tháng mùa đông có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 020C, mùa lạnh từ 06 - 08 tháng, tổng nhiệt độ năm từ 1.700 đến 4.0000C [5]. Trên nền nhiệt thấp, lượng mưa và độ ẩm lớn, đã hình thành đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit và đất mùn alit núi cao tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng. Các sống núi rõ nét, hiểm trở, là đường chia nước giữa lưu vực sông Đà và sông Hồng, ranh giới giữa tỉnh Sơn La và Yên Bái. Phụ lớp không có sông, chủ yếu là phụ lưu đầu nguồn của các dòng suối như: Tà Phù Chử, Nậm Hồng, Tin Nông, Xím Vàng,. . . Các dòng chảy ngắn (tổng cộng khoảng 105 km) và rất dốc, trắc diện ngang hẹp, khả năng vận chuyển vật chất xuống khu vực núi trung bình và thung lũng sông Đà rất lớn. Phụ lớp phân hóa thành 06 loại cảnh quan, được phân bố trong 23 khoanh vi, tổng diện tích 32.399 ha (chiếm 2% DTTN), trung bình mỗi khoanh vi khoảng 1.400 ha. Cộng đồng dân tộc chủ yếu là người H Mông sống trên núi cao, tự cung tự cấp, tập quán đốt rừng làm nương rẫy nên cần có chính sách định canh định cư, ổn định cuộc sống, bảo tồn và trồng rừng đầu nguồn, trồng cây 150 Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan lãnh thổ Sơn La ăn quả trên đất dốc. Phụ lớp núi trung bình: có ba dải: Dải thứ nhất cao trung bình 1.500 m ở phía đông bắc, dải thứ hai cao trung bình 1.200 m ở trung tâm, dải thứ ba cao trung bình 1.000 m ở phía tây nam. Tổng diện tích 493.054 ha (chiếm 35% DTTN). Khí hậu á chí tuyến ẩm, tương quan nhiệt ẩm (K) từ 2,1 đến 3,3 nhiệt độ trung bình năm 16 - 180C, tổng nhiệt độ 4.500 - 6.0000C, lượng mưa 2.000 - 2.500 mm/năm, mùa khô ngắn, 03 tháng, mùa lạnh trên 05 tháng. Mặc dù có nhiều loại đất khác nhau nhưng chủ yếu là đất mùn chiếm 79%, thể hiện quy luật đai cao trong hình thành thổ nhưỡng. Phụ lớp phân hóa thành 37 loại CQ tổng số 437 khoanh vi, trung bình mỗi khoanh vi có diện tích 1.128 ha, tần suất lặp lại trung bình là 12 lần. Chức năng chủ yếu là phòng hộ, phục hồi và sản xuất nông lâm nghiệp. Phụ lớp núi thấp: Có độ cao từ 500 - 1.000 m, phân cắt sâu từ 250 - 400 m/km2, tổng diện tích 440.113 ha (chiếm 31% DTTN) [6]. Phát triển trên nền nham thạch khác nhau: Đá macma thuộc hệ tầng Nậm Cô, Huổi Hào, Bản Nguồn có tuổi Cổ Sinh; đá phiến sét và trầm tích thuộc hệ tầng Đồng Giao, Suối Bàng, Mường Trai có tuổi Trung sinh, được nâng yếu đến trung bình trong đại Tân sinh, địa hình mềm mại và ít hiểm trở, độ dốc trung bình từ 15 - 250. Phụ lớp vừa là nơi tiếp nhận vật chất di chuyển từ trên xuống, vừa là nơi có các quá trình xâm thực, bào mòn và rửa trôi chiếm ưu thế. Ở đây, đất được thành tạo trên các sản phẩm phong hóa của các đá khác nhau trong điều kiện khí hậu á chí tuyến hơi ẩm, nhiệt độ trung bình năm 20 - 220C, tổng nhiệt độ năm trên 7.5000C, lượng mưa 1.500 - 2.000 mm/năm, số tháng khô 03 - 04 tháng, số tháng lạnh từ 04 - 05 tháng, tương quan nhiệt ẩm (K) từ 2,0 - 2,2. Cho nên, đã hình thành đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất Fs, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính. Phụ lớp phân hóa thành 44 loại CQ tổng số 598 khoanh vi, diện tích trung bình mỗi khoanh vi khoảng 735 ha, tần suất lặp lại trung bình 26 lần. Phụ lớp cao nguyên cao: Độ cao trên 700 m, phân cắt sâu 40 - 250 m/km2, tổng diện tích 146.456 ha, (chiếm 10% DTTN), chủ yếu ở Mộc Châu (64.429 ha), Vân Hồ (60.131 ha). Khí hậu á chí tuyến hơi ẩm, tương quan nhiệt ẩm (K) từ 2,0 - 2,3, mưa trên 1.500 mm/năm, tổng nhiệt độ 7.0000C. Tuy nhiên, trên các bề mặt có độ cao từ 800 - 900 m về mùa đông nhiệt độ xuống khá thấp, có thể xuất hiện băng giá, mùa hè mát mẻ. Tại trạm Mộc Châu: Nhiệt độ trung bình năm 18,70C, có tới 03 tháng nhiệt độ dưới 150C. Trong mùa hè, nhiệt độ trung bình 22 - 230C. Phụ lớp này cấu tạo chủ yếu bởi đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao có tuổi Triat hạ, hình thành chủ yếu đất mùn đỏ nâu trên đá vôi và đất đỏ nâu trên đá vôi. Địa hình khá bằng, mềmmại, phân cắt sâu chủ yếu dưới 100 m/km2, thuận lợi cho việc hình thành các khu quần cư và vùng chuyên canh nông nghiệp. Phụ lớp phân hóa thành 32 loại CQ tổng số 173 khoanh vi, diện tích trung bình mỗi khoanh vi khoảng 4.500 ha, tần suất lặp lại trung bình 06 lần. Do được cấu tạo từ đá vôi nên thiếu nước ngầm, mật độ dòng chảy thấp dưới 1 km/km2. Vì vậy, vấn đề xây dựng các công trình thủy lợi, điều tiết dòng chảy mặt, khai thác nước ngầm, cần được quan tâm đặc biệt để phát huy lợi thế của cao nguyên mát mẻ giàu tiềm năng nông nghiệp và du lịch. Phụ lớp cao nguyên thấp: Độ cao từ 300 - 700 m, phân cắt sâu 40 - 250 m/km2, tổng diện tích 180.044 ha (chiếm 13% DTTN). Khí hậu á chí tuyến hơi ẩm, tương quan nhiệt ẩm (K) 1,51 - 2,0, mưa vừa, tổng nhiệt độ 7.0000C. Được cấu tạo chủ yếu bởi đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao, Viên Nam tuổi Triat hạ, nâng yếu trong đại Tân sinh, hình thành đất đỏ nâu trên đá vôi và đất vàng nhạt trên đá cát. Địa hình khá bằng, mềm mại. Bề mặt 400 m có 71.808 ha, bề mặt 500 m có 18.165 ha, bề mặt 600 m có 35.024 ha, bề mặt 700 m có 42.293 ha. Độ dốc và độ chia cắt nhỏ, 151 Phạm Anh Tuân Hình 2. Bản đồ và chú giải bản đồ cảnh quan tỉnh Sơn La 152 Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan lãnh thổ Sơn La (62% dưới 80; 17% từ 8 - 150), phân cắt sâu dưới 40 m/km2, khu vực đông dân cư dọc Quốc lộ 6 và các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả lớn nhất trong tỉnh. Phụ lớp phân hóa thành 38 loại CQ tổng số 256 khoanh vi, diện tích trung bình mỗi khoanh vi khoảng 703 ha, tần suất lặp lại trung bình mỗi loại CQ là 07 lần. Phụ lớp thung lũng: Tổng diện tích 122.927 ha (chiếm 9,0% DTTN). Đây là các thung lũng kiến tạo, xâm thực, tích tụ có bề mặt phân bậc, hoặc các hệ thống bậc thềm không phân chia, tích tụ mạnh nên có nhiều loại đất khá tốt: Đất phù sa ngòi suối, đất dốc tụ. Khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm trên 230C, lượng mưa từ 1.200 mm/năm đến 1.500 mm/năm, có 03 tháng khô và 03 tháng lạnh, tương quan nhiệt ẩm (K) 1,78 - 2,0, nguồn nước dồi dào, dân cư đông đúc, lịch sử phát triển lâu dài, lớp phủ thực vật chủ yếu là các các hệ sinh thái nông nghiệp. Phụ lớp phân hóa thành 30 loại CQ tổng số 159 khoanh vi, diện tích trung bình mỗi khoanh vi khoảng 700 ha, tần suất lặp lại trung bình 05 lần. c. Kiểu cảnh quan: Là cấp phân vị dựa vào sự phân hóa tương quan nhiệt ẩm, quy định kiểu thảm thực vật phát sinh của lãnh thổ. Dựa vào hệ số tương quan nhiệt ẩm của Xelianhinôp: K=R/0,1*Σt. Trong đó: R: Tổng lượng mưa trung bình năm; Σt: Tổng nhiệt độ những ngày có nhiệt độ trên 00C [3]. Chỉ số K ở Sơn La dao động từ 1,47 đến 5,5. Theo đó, lãnh thổ Sơn La có 02 kiểu CQ: Kiểu CQ rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa và rừng rậm thường xanh nửa rụng lá mưa mùa [2]. d. Phụ kiểu cảnh quan: Phụ kiểu CQ Á nhiệt đới ẩm ướt trên núi cao, phân bố ở phía đông bắc, tổng diện tích 30.940 ha; phụ kiểu CQ Nhiệt đới gió mùa hơi ẩm trên núi trung bình phân bố ở phía tây nam thuộc huện Sốp Cộp tổng diện tích 182.637 ha; phụ kiểu CQ nhiệt đới gió mùa hơi ẩm trên núi thấp thuộc vùng núi thấp Phù Yên và Sông Mã tổng diện tích 353.659 ha; phụ kiểu CQ Á nhiệt đới ẩm trên cao nguyên cao tổng diện tích 152.939 ha; phụ kiểu CQ nhiệt đới gió mùa ẩm trên cao nguyên thấp tổng diện tích 131.528 ha; phụ kiểu CQ nhiệt đới gió mùa hơi ẩm dưới thung lũng chiếm phần lớn diện tích phụ lớp thung lũng tổng diện tích 129.338 ha; phụ kiểu CQ nhiệt đới gió mùa hơi khô phân bố ở thung lũng Yên Châu [2]. e. Loại cảnh quan: tỉnh Sơn La có 187 loại CQ, mỗi loại có diện tích trung bình 7.579 ha với 1.646 khoanh vi, bình quân mỗi khoanh vi có diện tích khoảng 850 ha. Tính trung bình mỗi loại CQ có khoảng 9 khoanh vi (Hình 2). f. Dạng cảnh quan: nhóm dạng CQ có độ dốc trên 250: bao gồm 280 dạng CQ phân bố ở 185 khanh vi vơi tổng diện tích 140.757 ha, (9,9% DTTN); nhóm dạng CQ có độ dốc từ 15 - 250: bao gồm 162 dạng CQ phân bố 418 khoanh vi ở vơi tổng diện tích 409.069 ha, (28,8% DTTN); nhóm dạng CQ có độ dốc từ 8 - 150: bao gồm 204 dạng CQ phân bố ở 546 khanh vi vơi tổng diện tích 519.502 ha, (36,6% DTTN); nhóm dạng CQ có độ dốc dưới 80: bao gồm 205 dạng CQ phân bố ở 497 khoanh vi vơi tổng diện tích 331.218 ha, (23,3% DTTN) [8]. 3. Kết luận Cảnh quan học có lịch sử từ rất sớm với nhiều trường phái nghiên cứu, đa dạng về quan niệm và cách tiếp cận trong ứng dụng nhưng chủ yếu được xây dựng trên nguyên tắc phát sinh và tổng hợp. Về bản chất, đó là các địa tổng thể có sự tương tác qua lại giữa các hợp phần thành tạo nên chúng. Sơn La nằm ở miền kiến tạo có vỏ lục địa được nâng, hạ, nhiều lần bị chia cắt mạnh bởi các đứt gãy sâu thành các đơn vị kiến tạo hẹp và kéo dài theo phương tây bắc - đông nam, quyết định hướng vận chuyển vật chất và năng lượng trong CQ. 153 Phạm Anh Tuân Kết quả phân loại CQ cho thấy: Kiểu CQ rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa (chiếm 96% DTTN), trong các lớp CQ lớp CQ núi (chiếm 68% DTTN), trong các phụ lớp CQ phụ lớp núi trung bình (chiếm 35% DTTN), trong các nhóm loại CQ nhóm loại CQ rừng thứ sinh (chiếm 64% DTTN) [7]. Vì vậy, CQ Sơn La mang đặc thù của miền núi nhưng đã chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động nhân sinh, cần có phương án quy hoạch sử dụng đất, bố trí dân cư hợp lí góp phần khai thác hợp lí lãnh thổ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2005. Bản đồ địa chất tỉ lệ 1: 200.000. Hà Nội. [2] Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh, 1997. Cơ sơ cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam. Nxb Giáo dục, Hà Nội [3] Vũ Tự Lập, 1976. Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam. Nxb Khoa học Kĩ thuật Hà Nội. [4] Tổng cục khí tượng thủy văn, 1989. Số liệu khí hậu Việt Nam. Chương trình Tiến bộ Khoa học Kĩ thuật cấp nhà nước 42A, Hà Nội. [5] Tổng Cục Địa chính, 2004. Bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50.000. Nxb Bản đồ, Hà Nội. [6] Sở Tài nguyên Môi trường Sơn La, 2015. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Sơn La [7] Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2005. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỉ lệ 1:100.000. Hà Nội. ABSTRACT Characteristics of the units of landscape classification in Son La province Pham Anh Tuan Faculty of History and Geography, Tay Bac Univerity Son La is the third largest province in Vietnam. The natural conditions are divided diversely, affected by elevation rule in nature, and the territory direction is from northwest to southeast mainly. The diversity and complicated interaction among the natural components have formed the different landscape units. At the map scale 1: 50.000, the study area is divided into 03 classes, 06 subclasses, 02 types, 07 sub-types, 187 categories and 639 landscape species. The study result indicated the characteristic, structure of the classification unit which is a scientific base in landscape assessment to supply the real application in Son La province. Keywords: Landscape, Son La, lanscape classification. 154