Đám cưới Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại

Với vị trí địa lý và địa hình tương đối với Việt Nam, cùng có xuất phát điểm từ nước làm nông nghiệp, lại cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Trung Hoa nên văn hóa Hàn Quốc và văn hóa Việt Nam có rất nhiều nét tương đồng. Đặc biệt là sự tương đồng trong quan niệm về chuyện cưới xin và kết duyên chồng–vợ. Thứ nhất, cũng giống như Việt Nam, tại Hàn Quốc, hôn nhân giữa nam và nữ cũng đồng nghĩa với việc kết nối hai gia đình, chứ không chỉ đơn thuần là kết nối hai cá nhân cô dâu - chú rể. Vì ý nghĩa đó, lễ kết hôn được coi là một Taerye - Đại Lễ và mọi người thân quen đều đến tham dự. Cũng chính vì điều này mà trong xã hội Hàn cũ, khi ảnh hưởng của nho giáo còn quá sâu đậm thì cha mẹ đóng vai trò quyết định cuộc đời của đôi thanh niên nam nữ. Hầu hết là“cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, và điều kiện quan trọng nhất để đặt vấn đề hôn nhân là gia đình hai bên cần phải “môn đăng hộ đối”, còn tình yêu khi đó không phải là điều quyết định. Ngày nay, dù xã hội đã tiến bộ, không còn những quy định khắt khe như xưa nữa, trai gái tự do yêu nhau, nhưng việc hôn nhân vẫn là một sự kiện trọng đại, không chỉ với riêng cô dâu, chú rể mà còn đối với cả hai gia đình, thậm chí là đối với cả hai dòng họ.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đám cưới Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 276 ĐÁM CƯỚI HÀN QUỐC TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI SVTH: Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trần Thị Phương Giang Nguyễn Thị Hương Lan, Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Hằng (3H10) GVHD: Nguyễn Thị Nam Chi I. Ý NGHĨA CỦA LỄ KẾT HÔN Với vị trí địa lý và địa hình tương đối với Việt Nam, cùng có xuất phát điểm từ nước làm nông nghiệp, lại cùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Trung Hoa nên văn hóa Hàn Quốc và văn hóa Việt Nam có rất nhiều nét tương đồng. Đặc biệt là sự tương đồng trong quan niệm về chuyện cưới xin và kết duyên chồng–vợ. Thứ nhất, cũng giống như Việt Nam, tại Hàn Quốc, hôn nhân giữa nam và nữ cũng đồng nghĩa với việc kết nối hai gia đình, chứ không chỉ đơn thuần là kết nối hai cá nhân cô dâu - chú rể. Vì ý nghĩa đó, lễ kết hôn được coi là một Taerye - Đại Lễ và mọi người thân quen đều đến tham dự. Cũng chính vì điều này mà trong xã hội Hàn cũ, khi ảnh hưởng của nho giáo còn quá sâu đậm thì cha mẹ đóng vai trò quyết định cuộc đời của đôi thanh niên nam nữ. Hầu hết là“cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, và điều kiện quan trọng nhất để đặt vấn đề hôn nhân là gia đình hai bên cần phải “môn đăng hộ đối”, còn tình yêu khi đó không phải là điều quyết định. Ngày nay, dù xã hội đã tiến bộ, không còn những quy định khắt khe như xưa nữa, trai gái tự do yêu nhau, nhưng việc hôn nhân vẫn là một sự kiện trọng đại, không chỉ với riêng cô dâu, chú rể mà còn đối với cả hai gia đình, thậm chí là đối với cả hai dòng họ. Thứ hai, kết hôn ở Hàn Quốc cũng được coi là một cách tạo thêm nguồn nhân lực cho lao động (bởi Hàn Quốc xưa cũng là một nước nông nghiệp, mà công việc sản xuất nông nghiệp cần rất nhiều nhân lực). Vì ý nghĩa này mà cô gái, ngoài việc sau lễ từ cưới trở thành một phần trong gia đình chàng trai, phải thường xuyên quán xuyến, tham gia sản xuất thì một thiên chức cũng vô cùng quan trọng nữa là phải sinh thật nhiều con và nhiều con trai thì càng tốt (để tạo ra càng nhiều lao động trong tương lai). Còn chàng trai cũng cần phải thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ công việc cho nhà gái. Thứ ba, kết hôn ở Hàn quốc cũng được xem là đại diện cho sự kết hợp hoàn hảo, là sự cân bằng của hai yếu tố chủ thể trong thế giới này: Eum – Yang. Eum (âm) - bóng tối, yếu tố nữ giới; Yang (dương) - ánh sáng, yếu tố nam giới. Vì ý nghĩa này nên thông thường, lễ thành hôn diễn ra vào lúc chiều chạng vạng, vì buổi chiều tối là lúc cân bằng giữa ánh sáng ban ngày và bóng tối ban đêm, là lúc dương qua âm lại, âm dương giao hoán với nhau được thuần. Dùng giờ này để làm hôn lễ, tức là thuận theo lẽ tuần hoàn của trời đất. Có thể cũng vì ý nghĩa này mà trang phục cưới truyền thống của cô dâu, chú rể cũng là hai màu đỏ – xanh. Màu đỏ tượng trưng cho yếu tố Yang còn màu xanh tượng trưng cho yếu tố Eum. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 277 II. LỄ CƯỚI TRUYỀN THỐNG CỦA HÀN QUỐC 1. Trang phục cưới của cô dâu, chú rể Người Việt Nam xưa thường có câu ca: “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà”, có nghĩa rằng kết hôn được xem là một trong ba việc quan trọng bậc nhất của đời người. Sau khi đã xây dựng sự nghiệp thì việc quan trọng nhất là phải lấy vợ để “yên bề gia thất”. Chính vì đám cưới có ý nghĩa trọng đại như thế cho nên trang phục trong ngày cưới cũng phải đẹp hơn, đặc biệt hơn so với ngày bình thường. Đối với Hàn Quốc, bộ lễ phục đẹp nhất, xứng đáng nhất để mặc trong ngày cưới chắc chắn không thể khác ngoài Hanbok, bởi đó là bộ áo mang theo nét đẹp văn hóa của cả đất nước Hàn Quốc, bộ áo chứa đựng những tinh hoa của cả một vùng xư sở và mặc Hanbok chính là khoác trên mình vẻ đẹp truyền thống của dân tộc. Nhưng bộ Hanbok trong ngày cưới của cô dâu, chú rể còn được chuẩn bị một cách cầu kì và lộng lẫy hơn so với bộ hanbok thường ngày. Bởi lẽ, trong đám cưới không chỉ có cô dâu, chú rể mặc y phục truyền thống mà cả hai bên họ hàng, quan khách đều có thể diện đến dự cưới. Chính vì vậy, trang phục cưới được thiết kế trang trọng, sặc sỡ nhằm làm nổi bật sự xuất hiện của cô dâu chú rể trong ngày đại lễ. Tùy theo từng địa phương, từng giai đoạn mà cung cách trang trí áo cưới cho cô dâu, chú rể cũng rất phong phú, đa dạng. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu cách trang trí áo Hanbok chung nhất, thông dụng nhất trong lễ cưới truyền thống. Hình 1: Áo cưới truyền thống của cô dâu Hàn Quốc Áo Hanbok của cô dâu: Phần áo bên trên của bộ y phục được gọi là “jeogori” có hình dáng tương tự như chiếc áo cánh của phụ nữ, với tay áo dài, còn áo chỉ dài đến ngang eo. Cô dâu mặc váy, trên đó có dải thắt lại như chiếc nơ trang trí cho cả bộ y phục. Khoác bên ngoài là chiếc áo choàng dài bằng lụa đỏ thẫm với tay áo rộng. Màu sắc chủ yếu của bộ y phục truyền thống mà cô dâu mặc là màu đỏ. Áo hanbok của chú rể: Trong ngày cưới, chú rể thường mặc áo Hanbok với màu chủ đạo là màu xanh, mang đai thắt lưng thâm, và đội mũ bờm ngựa. Đặc biệt, áo cưới của cô dâu và chú rể đều được trang trí bằng những hoạ tiết cầu kì và độc đáo như rồng, phượngtất cả đều có ý nghĩa tượng trưng cho lứa đôi hạnh HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 278 phúc, sinh sôi.Cô dâu, nếu mặc váy hồng là tượng trưng cho ước muốn sinh con gái, mặc màu tím là tượng trưng cho mong muốn có một cuộc sống vợ chồng hoà hợp. Ngoài ra, trong ngày cưới, tóc của cô dâu cũng được thiết kế một cách cầu kì. Đó là một búi tóc rực rỡ với chiếc trâm cài dài. Trên đầu mang chiếc mũ không vành được trang trí với san hô và những hạt xâu thành chuỗi. Đây là kiểu tóc cưới truyền thống ở Hàn Quốc, được gọi là “hairdo”. Cô dâu còn được trang điểm bởi những chấm đỏ trên má và trán, với ý nghĩa là để xua đuổi những tà ma. Có nhiều nơi thì cô dâu lại mặc một loại áo dân tộc và đội mũ miện nhỏ được trang trí rất cầu kì. Bộ y phục trong ngày cưới không chỉ có ý nghiã làm đẹp cho cô dâu chú rể mà màu sắc sặc sỡ của nó còn tạo nên một không khí vui vẻ, rộn rã trong ngày cưới. Hình 2: Cô dâu, chú rể trong lễ cưới truyền thống. 2. Nghi lễ của đám cưới truyền thống Từ xa xưa, do chịu ảnh hưởng của giá trị Khổng giáo truyền thống bắt nguồn Trung Quốc, nghi thức kết hôn tại Hàn Quốc cũng khá dài dòng và phức tạp, từ việc kết đôi chồng vợ cho cô dâu-chú rể đến những nghi thức phải thực hiện trước và sau hôn lễ chính. Lễ cưới truyền thống của người Hàn Quốc bao gồm những bước sau: • Nhà trai sắm sửa lễ vật và mang đến để đặt vấn đề hôn nhân với nhà gái. • Nếu nhà gái đồng ý thì chọn ngày lành, tháng tốt để hai bên gia đình gặp nhau bàn chuyện hôn nhân. • Nhà trai, thông qua Bà mối, hỏi nhà gái để ấn định ngày cử hành hôn lễ. • Nhà trai mang sính lễ tới nhà gái. • Hôn lễ được cử hành và chú rể đến nhà gái để đón cô dâu về. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 279 Những nghi thức cụ thể trong đám cưới truyền thống: Trước lễ cưới ít ngày, gia đình nhà trai thường gửi một cái hộp (gọi là “ham”) đựng quà tặng (được gọi là “yemul”) cho cô dâu. Những quà tặng này thông thường là những thước vải đỏ và xanh để may y phục truyền thống cùng đồ trang sức cho cô dâu. Trước đây, chiếc hộp này thường do một người hầu cầm đến, nhưng ngày nay người đảm nhận công việc đó thường là bạn bè của cô dâu chú rể (thường là người có con đầu lòng là con trai). Chiếc hộp này được giao cho gia đình cô dâu vào ban đêm. Khi đến gần nhà cô dâu thì người mang quà, với bộ mặt vui vẻ cười nói, thường kêu to “Mua hộp đi! Mua hộp đi!”(ham saseyo!). Chiếc hộp đó sẽ chỉ được đưa cho bố mẹ cô dâu khi nào người mang hộp được tặng đồ ăn, rượu và nhận được một khoản tiền. Khi nhận tiền, người đó sẽ đưa chiếc hộp cho mẹ cô dâu. Để trả công, người mang hộp được mời ăn một bữa thịnh soạn, trong lúc đó thì mẹ cô dâu mở hộp ra và kiểm tra những thứ bên trong. Việc gửi hòm quà này thể hiên thành ý của nhà trai đối với nhà gái, sau đó hai bên sẽ cử hành hôn lễ. Lễ cưới truyền thống Hàn Quốc thường được tổ chức ở nhà cô dâu, ở phòng ngoài hoặc ở trong sân. Và trong suốt lễ giao bôi, cô dâu thường được một người hầu gái lớn tuổi hoặc một hay hai người phụ nữ thông thạo về thủ tục cưới xin giúp đỡ. Lễ cưới diễn ra với nhiều nghi thức, phong tục theo truyền thống nên từ cung cách cúi chào cho đến cách đi đứng đều rất lễ nghi. Trong ngày cưới, chú rể cưỡi ngựa đến nhà cô dâu. Việc này gọi la Choheng - nghĩa là chuyến đi đầu tiên. Sau khi chú rể đến nhà cô dâu, đại lễ chưa được tiến hành và chú rể cũng chưa được vào nhà cô dâu ngay. Mà trước tiên, chú rể phải nghỉ tạm tại một ngôi nhà hàng xóm ở gần nhà cô dâu. Chờ khi giờ tốt đến, chú rể phải chỉnh tề trang phục: đầu đội khăn sa, mình mặc lễ phục, lưng buộc dải đai bước vào sân nhà cô dâu. Trong sân, nhà gái đã trải sẵn một chiếc chiếu trên đó có đặt bàn thờ. Một đôi gà sống, hai đài nến, hai vò rượu cùng xôi, bánh trứng, táo là những lễ vật để thờ cúng đã được bày biện tươm tất. Chú rể mang theo một con chim nhạn có màu sắc sặc sỡ tiến lên trước bàn thờ và đặt con nhạn lên đó, rồi quỳ vái. Ngoài ra còn mang theo cả một đôi ngỗng bằng gỗ và một đôi ngỗng sống. Quá trình này gọi là “chonan lye”. Sau đó, chú rể rời chỗ của mình ở phía đông, chỗ chiếc bàn cao trên đó chất đầy hoa quả, chỉ xanh chỉ đỏ, vịt, gà...để đến bàn cô dâu ở phía tây. Các nghi lễ bắt đầu bằng việc cô dâu, chú rể cúi chào nhau và làm lễ giao bôi. Họ đứng đối diện nhau trước bàn cưới, cúi chào nhau, uống rượu giao bôi và cúi chào nhau một lần nữa. Lúc này, cô dâu dùng mạng hay quạt che mặt để cùng chú rể đi chào khách. Các thành viên nhà gái sẽ hỏi chú rể một vài câu hỏi và nếu chú rể không trả lời được thì sẽ bị đánh vào chân. Vì lễ kết hôn được tổ chức ở nhà cô dâu nên thường chú rể phải đến nhà cô dâu để cử hành nghi lễ, rồi phải ở lại đó ba ngày trước khi đưa cô dâu quay về nhà mình. Nghi lễ thật sự bao gồm một số nghi thức nhỏ với nhiều điệu bộ tượng trưng và các nghi thức HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 280 lạy cầu kỳ. Những người tham dự lễ cưới đều phải kiềm chế cảm xúc và giữ lại vẻ u sầu khi đưa cô dâu sang nhà mới. Khách dự lễ cưới tặng đồ mừng cho đôi vợ chồng trẻ. Thường họ lấy hạt dẻ và táo đút vào túi chú rể, để sau này sẽ ăn trong phòng tân hôn. Trước khi xa cha mẹ về nhà chú rể, cô gái bùi ngùi, đi vào bếp và gõ vào nắp ấm ba lần để từ biệt gia đình. Sau những phút bịn rịn, thường là cha chú hoặc anh trai sẽ đi tiễn cô và mang giúp của hồi môn. Chú rể cưỡi ngựa, cô dâu ngồi kiệu, những người khác đi bộ. Nhà trai rải rơm ra trước cửa nhà và đốt cháy rơm với ý nghĩa để trừ bỏ những cái gì cũ kỹ và bỏ đậu đỏ vào kiệu cô dâu nhằm đuổi tà. Kiệu hạ xuống giữa sân, chú rể vén rèm và cõng cô dâu đến thẳng phòng cưới. Khi cô dâu mới lần đầu tiên lên nhà chào bố mẹ chồng, bố mẹ chồng sẽ ném táo tàu và hạt dẻ, cô dâu dùng váy để nhận và phải cố gắng để hứng được càng nhiều càng tốt. Đám cưới truyền thống ngoài mục đích chính là thực hiện nghi lễ kết duyên cho đôi bạn trẻ thì còn là dịp để dân làng vui chơi, biểu diễn các trò chơi dân gian đặc sắc như: đu dây, bập bênh, nhào lộn, múa hát Vì thế, lễ kết hôn theo kiểu truyền thống thường rất vui nhộn, náo nhiệt. Sau lễ cưới, người Hàn Quốc thường đi nghỉ tuần trăng mật, và thường thì tuần trăng mật, họ trở về ngủ tại nhà gái một hôm rồi hôm sau mới về nhà trai và mang theo một gói quà (gọi là “ipachi”). Nếu như có nhà mới họ sẽ làm cơm và mời họ hàng, gia đình hai bên, bạn bè đến nhà ăn cơm (lễ này gọi là “chip tưli”). Thường thì chú rể sẽ lo việc mua nhà, cô dâu lo đồ dùng trong gia đình và đồ nội thất. 3. Một số vật có tính chất biểu tượng, biểu trưng tiêu biểu trong lễ cưới truyền thống của Hàn Quốc. Đám cưới truyền thống thể hiện rất rõ quan niệm, suy nghĩ của người Hàn Quốc về vấn đề hôn nhân. Nên mỗi nghi thức phần lớn đều mang theo một ý nghĩa tượng trưng nào đó. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số vật tượng trưng cơ bản, mang ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu trong một đám cưới truyền thống ở Hàn Quốc. Đôi ngỗng: Lễ cưới truyền thống không thể nào thiếu được một đôi ngỗng dại làm từ gỗ đại diện cho tân lang và tân nương. Trong nghi thức Jeonanrye của lễ cưới, chú rể đưa một đôi ngỗng gỗ kireogi cho nhạc mẫu của mình. Ngỗng tượng trưng cho nhiều quy tắc mà đôi vợ chồng mới phải tuân theo trong đời sống hôn nhân của họ vì: Thứ nhất, ngỗng dại chỉ có một bạn đời trong suốt cuộc sống của mình. Ngay cả khi một con chết, con còn lại sẽ không bao giờ tìm bạn đời mới. Mang ngỗng đến thể hiện quyết tâm sống chung thủy với nhau trọn đời, trọn kiếp, như những đôi ngỗng dại. Thứ hai, ngỗng dại là loài vật hiểu rõ ràng tôn ti trật tự. Ngay cả khi bay trên bầu trời, chúng vẫn duy trì đúng cơ cấu và sự hài hòa tuyệt đối. Điều này mang ý nghĩa biểu HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 281 trưng rằng hai vợ chồng trẻ sẽ sống hài hòa, cuộc sống hôn nhân của hai người sẽ nền nếp, lâu bền. Thứ ba, ngỗng dại có bản chất luôn để lại sự tồn tại của mình ở bất cứ nơi nào nó đến. Điều này chứa hàm ý con người cũng nên để lại di sản cho con cháu mai sau khi họ rời bỏ thế giới này. Đôi gà: Trong lễ cưới, luôn có một đôi gà trống và gà mái được bọc lại bằng vải xanh và vải đỏ, đặt ngồi trên hoặc dưới bàn hôn lễ. Một trong những ý nghĩa của biểu tượng này là sự liên kết giữa những chú gà trống và buổi sáng. Mào gà trống đánh dấu sự khởi đầu của một ngày mới, sự khởi đầu tươi sáng như ý nghĩa của cuộc hôn nhân bền vững. Tiếng gáy của gà trống còn báo hiệu cho quỷ dữ biết rằng ngày đã đến và chúng phải mau biến mất khỏi thế giới này. Chú gà trống trong lễ cưới đánh dấu niềm hy vọng rằng các linh hồn ma quỷ sẽ phải tránh xa, không làm phiền cặp vợ chồng mới cưới. Ý nghĩa thứ hai là gà mái đại diện cho niềm hy vọng rằng cặp vợ chồng mới cưới sẽ có nhiều con cái - điều rất quan trọng trong xã hội nông nghiệp truyền thống. Gà mái là loài vật đẻ nhiều trứng vì thế nên cô dâu sẽ có thể sinh nhiều con cái để cuộc hôn nhân càng thêm bền vững. Quả bầu: Trong đám cưới luôn có một quả bầu được bổ đôi thành hai nửa. Cô dâu, chú rể sẽ dùng chúng để uống rượu giao bôi, giống như những chiếc cốc. Sau đó hai nửa quả ấy lại được ghép lại với nhau. Sự ghép hai nửa lại thành một quả ấy biểu tượng cho sự kết hợp của hai vợ chồng. Từ đây, tâm hồn hai người sẽ hòa hợp, thống nhất lâu bền với nhau. Cành thông: Trên bàn cưới luôn bày một đôi bình, trong đó để một cành thông, tre, hai bát để gạo trắng, bình rượu, các sản vật địa phương và các thức trái cây theo mùa. Trong đó, quy cách bày bàn cưới và các sản phẩm địa phương, hoa quả là khác nhau, phụ thuộc vào từng địa phương khác nhau, nhưng nhất thiết, trên đó phải có cành thông và tre, vì đây là những loài cây sống rất lâu, nó thể hiện niềm mong ước và chúc cho đôi bạn trẻ sông lâu như thông và tre. Táo tàu và hạt dẻ: Chắc hẳn mọi người đều biết, qua phim ảnh, tranh truyện hay sách báo, trong đám cưới truyền thống của Hàn Quốc luôn xuất hiện rất nhiều lần táo tàu và hạt dẻ. Khi cô dâu, chú rể vái lạy cha mẹ chồng thì có một nghi thức là mẹ chồng ném táo, hạt dẻ và cô dâu phải dùng váy để hứng, rồi các bạn, các quan khách tham dự lễ cưới cũng lấy táo và hạt dẻ đút vào áo của cô dâu chú rể. Những nghi thức này đều mang một ý nghĩa tượng trưng là hi vọng đôi vợ chồng mới sẽ sinh được thật nhiều con, đặc biệt là nhiều con trai. Thực tế, giống với một số nghi thức thường có trong lễ cưới truyền thống của Việt Nam, đây cũng là một quan niệm phồn thực. III. ĐÁM CƯỚI HÀN QUỐC HIỆN ĐẠI Hàn Quốc ngày nay là một nước công nghiệp phát triển mạnh mẽ, sự mở cửa giao thoa khiến nền văn hóa Hàn Quốc dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây. Vì thế HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 282 đám cưới hiện đại ngày nay ở Hàn Quốc cũng dần khác đi so với đám cưới truyền thống. Và đại đa số các nghi lễ kết hôn hiện đại ngày nay là giống với nghi thức kết hôn của phương Tây. Nếu như ngày xưa, khi Nho giáo là tôn giáo chủ đạo trong xã hội Hàn Quốc, đám cưới diễn ra với nhiều nghi lễ cầu kỳ và kéo dài trong nhiều ngày thì ngày nay do sống dưới thời đại công nghiệp hóa, ai cũng phải tranh thủ thời gian cho công việc, đám cưới của người Hàn cũng dần được diễn ra càng nhanh gọn, thực hiện nghi thức chính có khi chỉ mất đến vài tiếng đồng hồ. Khi tổ chức đám cưới, để tiện lợi, người Hàn ngày nay không còn tổ chức đám cưới tại nhà cô dâu như truyền thống nữa mà thường là ở một địa điểm cưới nào đó. Từ khi có sự ảnh hưởng của Thiên chúa giáo thì đám cưới tại Hàn Quốc còn được diễn ra tại nhà thờ dưới sự chứng kiến của chúa Zêsu (đối với những người theo đạo này). Thông thường đám cưới diễn ra ở trong phòng, nhưng cũng có khi ở ngoài trời. Địa điểm tổ chức lễ cưới được trang trí rất đẹp và trang trọng. Cô dâu, chú rể không vận Hanbok như đám cưới truyền thống mà thay vào đó là những y phục phương Tây. Trước khi lễ cưới bắt đầu, chú rể cùng cha mẹ hai bên đứng ngoài tiền sảnh đón khách. Sau những câu hỏi thăm xã giao với gia chủ, khách sẽ qua khu vực nhận quà để tặng quà cũng như gửi tiền mừng chúc phúc cho cô dâu và chú rể, rồi vào ngồi đợi trong phòng tổ chức hôn lễ. Trong khi đó cô dâu ngồi trong phòng đợi cùng bạn chụp ảnh kỉ niệm và nói chuyện, như thế cô dâu sẽ bớt căng thẳng hơn trong khi chờ hôn lễ diễn ra. Khi khách mời đã có mặt đông đủ lễ cưới chính thức được bắt đầu. Phụ mẫu nhà trai và phụ mẫu nhà gái lần lượt bước lên chào quan khách. Chú rể trong bộ lễ phục đen hoặc trắng, cổ thắt nơ, tay đeo gang trắng bước vào phòng cưới đã có sẵn khách mời và tiếng đệm piano. Sau đó, cũng trong âm thanh du dương của tiếng nhạc piano, trong tiếng vỗ tay của những người tham dự lễ cưới, cùng sự phụ họa của các phù dâu, cô dâu trong trang phục áo cưới phương Tây lộng lẫy, tay cầm bó hoa, khoác tay cha bước vào phòng cưới. Trước lễ đường, cô dâu sánh vai cùng chú rể, cúi chào nhau. Rồi đứng đối diện với nhau trước chủ hôn, cô dâu, chú rể nói với nhau lời thề nguyền thương yêu nhau mãi mãi. Tiếp đó hai người trao nhau quà đính ước. Quà này thường là nhẫn vì nhẫn có hình tròn, biểu tượng cho tình yêu không có điểm khởi đầu và điểm kết thúc, là vật chứng nhân cho đôi trai gái đã thành hôn. Vì thế mà đây là nghi thức không thể thiếu trong đám cưới hiện đại. Sau nghi lễ này người chủ hôn tuyên bố hai người chình thức trở thành vợ chồng. Khi ấy chú rể và cô dâu thường trao nhau nụ hôn để thể hiện tình yêu dành cho nhau cũng như công khai với mọi người tình yêu của họ. Khi cô dâu chú rể đã là vợ chồng nghĩa là tình yêu cuả họ đã đơm hoa kết trái, đó là niềm hạnh phúc cũng là sự may mắn. Vì thế, họ muốn trao sự may mắn đó cho những người khác bằng hành động tung hoa về phía sau của cô dâu. Và người ta nghĩ rằng cô gái nào bắt được bó hoa ấy sẽ có được tình yêu và một hôn nhân hạnh phúc như cô dâu và chú rể. HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 283 Kết hôn là một việc trọng đại trong đời người và ngày cưới là một ngày không thể quên, ngày mà mỗi người là đẹp nhất, hạnh phúc nhất. Vì thế, mà trong lễ cưới luôn có phần chụp ảnh kỷ niệm của cô dâu, chú rể với bạn bè và người thân. Sau những nghi thức trên sẽ có một bữa tiệc báo tin. Mọi người ăn uống, nói chuyện và hát hò nhảy múa chúc mừng cho lễ kết hôn của cô dâu và chú rể. Trên đây là những nghi thức thường thấy ở các đám cưới hiện đại của Hàn Quốc, song tùy theo ý muốn của mỗi người mà đám cưới còn có thể diễn ra với những nghi thức khác nữa. Đám cưới hiện đại có ưu điểm là nhanh chóng, ít nghi lễ cầu kì nên dễ tổ chức. Hơn nữa đám cưới hiện đại khi tổ chức thì rất đẹp, rất lộng lẫy nên giới trẻ ngày nay dường như có xu hướng chuộng tổ chức lễ cưới theo phong cách hiện đại hơn. Tuy nhiên lễ cưới truyền thống lại là một nét đẹp văn hóa của cả dân tộc Hàn, vì thế ngày nay
Tài liệu liên quan