Đề cương sinh thái rừng

ĐỀ CƯƠNG SINH THÁI RỪNG 1. Hãy trình bày khái niệm về hệ sinh thái? Các thành phần của hệ sinh thái, quá trình tổng hợp và phân hủy trong hệ sinh thái? 2. Hãy trình bày và giải thích các khái niệm: - Sinh thái học - Sinh thái rừng Nêu nội dung và mục tiêu và phương pháp nghiên cứu và { nghĩa của Sinh thái học và Sinh thái rừng 3. Trình bày { nghĩa của nghiên cứu Sinh thái học và Sinh thái rừng 4. Trình bày những quy luật ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến đời sống cây rừng và hướng vận dụng những quy luật đó trong xây dựng và phát triển rừng? 5. Hãy nêu chức năng của hệ sinh thái? Trình bày dòng năng lượng trong hệ sinh thái? 6. Điều kiện cần và đủ để một hệ sinh thái được gọi là rừng? Hệ sinh thái rừng có những đặc trưng gì? 7. Hãy trình bày khái niệm về rừng? Các thành phần cơ bản của hệ sinh thái rừng và những đặc trưng cơ bản của rừng? 8. Ổ sinh thái là gì? Cho ví dụ minh họa. Nêu nguyên tắc cạnh tranh loại trừ ( định luật Gause)?

pdf43 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương sinh thái rừng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG SINH THÁI RỪNG 1. Hãy trình bày khái niệm về hệ sinh thái? Các thành phần của hệ sinh thái, quá trình tổng hợp và phân hủy trong hệ sinh thái? 2. Hãy trình bày và giải thích các khái niệm: - Sinh thái học - Sinh thái rừng Nêu nội dung và mục tiêu và phương pháp nghiên cứu và { nghĩa của Sinh thái học và Sinh thái rừng 3. Trình bày { nghĩa của nghiên cứu Sinh thái học và Sinh thái rừng 4. Trình bày những quy luật ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến đời sống cây rừng và hướng vận dụng những quy luật đó trong xây dựng và phát triển rừng? 5. Hãy nêu chức năng của hệ sinh thái? Trình bày dòng năng lượng trong hệ sinh thái? 6. Điều kiện cần và đủ để một hệ sinh thái được gọi là rừng? Hệ sinh thái rừng có những đặc trưng gì? 7. Hãy trình bày khái niệm về rừng? Các thành phần cơ bản của hệ sinh thái rừng và những đặc trưng cơ bản của rừng? 8. Ổ sinh thái là gì? Cho ví dụ minh họa. Nêu nguyên tắc cạnh tranh loại trừ ( định luật Gause)? 9. So sánh hệ sinh thái rừng ôn đới và hệ sinh thái rừng nhiệt đới: - Đặc điểm phân bố - Đặc điểm cấu trúc - Đặc điểm của quá trình hình thành đất và chu trình vật chất 10. Hãy trình bày định nghĩa và phân chia cấu trúc quần xã thực vật rừng? 11. Tổ thành quần xã thực vật rừng là gì? Các phương pháp biểu thị tổ thành quần xã thực vật rừng và { nghĩa của các phương pháp biểu thị này? 12. Trình bày khái niệm và phân loại dạng sống của C. Raunkiaer ( 1934) 13. Tầng thứ là gì? Bản chất của sự phân tầng của quần xã thực vật rừng, phương pháp xác định tầng thứ và { nghĩa của nghiên cứu tầng thứ? Rừng nhiệt đới Việt nam được phân chia tầng thứ như thế nào? Phạm Quang Trung 56B-QL TNTN_VFU 01669325019 14. Tầng phiến là gì? P.W. Richards đã phân chia tầng phiến ở rừng mưa nhiệt đới như thế nào? 15. Nêu khái niệm về mật độ và mạng hình phân bố cây? Ý nghĩa của chỉ tiêu mật độ? Mật độ tối ưu là gì và các nguyên tắc điều chỉnh mật độ trong quản lý rừng? 16. Độ tàn che là gì; phân biệt độ tàn che và độ che phủ của QXTV rừng? Ý nghĩa của độ tàn che trong lâm nghiệp? Hãy nêu các phương pháp xác định độ tàn che và mối liên hệ giữa độ tàn che với các nhân tố cấu trúc QXTV rừng khác? 17. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu trúc QXTV rừng? Vì sao trong sinh thái rừng, nghiên cứu cấu trúc QXTV rừng được coi là một trong những nội dung quan trong nhất? 18. Trình bày phương pháp xác định các nhân tố cấu trúc quần xã thực vật rừng dưới đây: + tổ thành thực vật rừng theo số cây + tầng thứ + độ tàn che / độ che phủ + mạng hình phân bố cây rừng trên mặt đất 19. Trình bày { nghĩa sinh thái của nhân tố ánh sáng? Mối quan hệ qua lại giữa quần xã thực vật rừng và nhân tố ánh sáng? 20. “ Rừng có khả năng giữ nước trong đất, giữ đất tại chỗ” , hãy giải thích? 21. Hãy so sánh chu trình các chất dinh dưỡng ở vùng nhiệt đới và ôn đới? 22. Hãy phân tích { nghĩa sinh thái của nhân tố nước? Nêu các loại giáng thủy chủ yếu trong tự nhiên? 23. Thế nào là tính chịu bóng của thực vật? Ý nghĩa của những hiểu biết này trong sản xuất lâm nghiệp? 24. Thế nào là chế độ khô ẩm? Ý nghĩa và ứng dụng của việc xác định chế độ khô ẩm? 25. Trình bày { nghĩa sinh thái của nhân tố nhiệt độ? Vì sao nói rừng là một hiện tượng địa lý? 26. Ý nghĩa sinh thái của nhân tố đất? Tại sao các đặc tính của đất lại bị chi phối bởi các yếu tố địa hình như độ cao, độ dốc, hướng phơi? 27. Nêu { nghĩa sinh thái của nhân tố gió? Ảnh hưởng của QXTV rừng đối với nhân tố gió? Ý nghĩa của những hiểu biết này trong đời sống và sản xuất nông – lâm nghiệp? Phạm Quang Trung 56B-QL TNTN_VFU 01669325019 28. Thế nào là nhiệt độ cực hạn? Nêu những tác hại của nhiệt độ cực hạn và các biện pháp phòng chống nhiệt độ cực hạn trong sản xuất lâm nghiệp? 29. Giải thích hiện tượng nóng lên toàn cầu hiện nay và vai trò của QXTV rừng trong việc giảm thiểu hiện tượng này? 30. Ảnh hưởng của QXTV rừng đối với nhân tố nhiệt độ? 31. Hãy trình bày những hiện tượng mang tính qui luật phổ biến trong quá trình sinh truởng của quần thể thực vật rừng và hướng vận dụng những hiện tượng mang tính qui luật phổ biến ấy trong việc đề xuát biện pháp kĩ thuật lâm sinh nhằm điều khiển sự phát triển của quần thể thực vật rừng? 32. Hãy nêu khái niệm tái sinh rừng và liệt kê các tiêu chí dùng để đánh giá hiện trạng tái sinh rừng? 33. Hãy trình bày đặc điểm của các giai đoạn tái sinh tự nhiên bằng hạt, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh và biện pháp điều khiển các nhân tố sinh thái đó trong sản xuất lâm nghiệp? 34. Khái niệm tái sinh rừng? Trình bày các hình thức tái sinh rừng? 35. Thế nào là phân cấp cậy rừng? Trình bày phương pháp phân cấp cây rừng của Kraft ( 1884) và của Shadelin( 1972), ( về cơ sở khoa học, phương pháp ưu, nhược điểm, và điều kiện áp dụng)? 36. Ý nghĩa của việc phân loại rừng theo điều kiện tự nhiên? Trình bày tóm tắt hệ thống phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng? 37. Khái niệm tái sinh rừng? Trình bày các phương thức tái sinh rừng ( khái niệm, nội dung, ưu nhược điểm, và điều kiện áp dụng)? 38. Thế nào là tái sinh hữu tính ( tái sinh hạt)/ Cần đánh giá tái sinh hữu tính qua những giai đoạn nào? 39. Thế nào là tái sinh vô tính? Các hình thức tái sinh vô tính? Ưu nhược điểm của hình thức tái sinh này trong lâm nghiệp? 40. So sánh hình thức tái sinh hạt và tái sinh chồi. Ưu nhược điểm của các hình thức tái sinh này trong lâm nghiệp? Phạm Quang Trung 56B-QL TNTN_VFU 01669325019 41. Hãy trình bày một số hình thức tái sinh ở rừng nhiệt đới? Tái sinh ở rừng thứ sinh Việt Nam phụ thuộc vào những yếu tố nào? 42. So sánh đặc điểm sinh trưởng của cây rừng và của quần xã rừng? Trình bày đặc điểm tăng trưởng của cây rừng và { nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm tăng trưởng của cây rừng? 43. Khái niệm về diễn thế rừng? Các nguyên nhân diễn thế rừng? Phân tích đặc điểm của quá trình diễn thế rừng sau nương rẫy? 44. Khái niệm về diễn thế rừng? Nêu nguyên nhân thuần nội tại sinh thái, cho ví dụ và phân tích nguyên nhân của diễn thế này? 45. Diễn thế nguyên sinh là gì? Các loại diễn thế nguyên sinh? Nêu ví dụ về diễn thế nguyên sinh trên cạn và ở các bãi lầy ven biển? 46. Thế nào là diễn thế thứ sinh? Hãy nêu một số đặc điểm diễn thế thứ sinh ở nước ta? 47. Phân biệt sinh trưởng, tăng trưởng và phát triển của cây rừng? Mối liên hệ giữa sinh trưởng và phát triển cây rừng? 48. Phát triển của QXTV rừng là gì? Trình bày các giai đoạn phát triển của rừng theo N.S. Nesterov (1949)? Ý nghĩa của việc phân chia các giai đoạn phát triển của rừng? 49. Trình bày, nêu { nghĩa và các ứng dụng cơ bản của hai định luật sinh thái ( định luật tối thiểu J. Von Liebig – 1840 và định luật về sự chống chịu của Shelford – 1913)? 50. Phân tích vai trò của năm nhóm nhân tố sinh thái phát sinh thảm thực vật rừng ở Việt nam ( theo Thái Văn Trừng, 1970, 1978)? 51. Trình bày và phân tích một số hiệu quả sinh thái của rừng? Hướng dẫn đáp án. 1 Hệ sinh thái là tập hợp của quần xã sinh vật với môi trường vô sinh (hay còn gọi là môi trường vật lí) của nó, trong đó, các sinh vật tương tác với nhau avf với môi trường để tạo nên các chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng. Một hệ sinh thái điển hình được cấu tạo bởi các yếu tố sau đây: - Sinh vật sản suất : là những loài sinh vật có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp, tạo nên nguồn thức ăn để tự nuôi mình và các sinh vật dị dưỡng. - Sinh vật tiêu thụ : gồm các loài động vật ăn thực vật, ăn mùn bã sinh vật avf các loại động vật ăn thịt. Phạm Quang Trung 56B-QL TNTN_VFU 01669325019 - Sinh vật phân giải : gồm cacsinh vật sống dựa vào sự phân giải các chất hữu cơ có sẵn. Chúng tham gia vào việc phân giải vật chất để trả lại cho môi trường những chất vô cơ đơn giản ban đầu. - Các chất vô cơ : nước, cacbonđiỗit, ooxxi, nito, phootpho, - Các chất hữu cơ : protein, lipit, cacbohidrat, vitamin, hoocmon - Các yếu tố khí hậu : ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, Ba yếu tố đầu là QXSV, ba tếu tố sau là MT vô sinh mà quần xã sống. VD về HST : Rừng quốc gia Cúc Phương, Quá trình tổng hợp và phân hủy trong HST - Qúa trình phân hủy là QT Oxy hóa sinh học giải phóng NL: 1) HH hảo khí: Chất Oxy hóa là O2 phân tử liên kết với H2; quá trình này QH, thải CO2 2) HH kị khí: Chất Oxy hóa là chất vô cơ, khí oxy không tham gia phản ứng=> chủ yếu là SV hoại sinh 3) Lên men: Như HH kị khí nhưng chất Oxy hóa là chất hữu cơ => lên men, phân hủy các tàn tích, cặn bã hữu cơ - Quá trình hóa tổng hợp Quá trình hóa tổng hợp với sự tham gia của một số nhóm vi khuẩn xác định không cần ánh sáng Mặt Trời, song lại cần oxy để oxy hóa các chất. Các vi khuẩn hóa tổng hợp lấy năng lượng từ phản ứng oxy hóa các hợp chất vô cơ để đưa cacbon dioxyt vào trong thành phần của chất tế bào. Những hợp chất vô cơ đơn giản trong hóa tổng hợp được biến đổi, chẳng hạn từ amoniac thành nitrit, nitrit thành nitrat, sunphit thành lưu huznh, sắt 2 thành sắt 3... với sự tham gia của các nhóm vi khuẩn Beggiatoa (ở nơi giàu Sunphat) và vi khuẩn Azotobacter, v.v. Hoặc như Thyobacillus rất phong phú trong các suối nước nóng giàu lưu huznh, vi khuẩn nitơ (Pseudomonas, Nitrobacter...) có mặt trong nhiều công đoạn của chu trình nitơ 2 Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố và sinh sống của những sinh vật sống và các tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường sống của chúng. Môi trường sống của một sinh vật hàm chứa: 1. Tổng hòa các nhân tố vật lý như khí hậu và địa lý được gọi là ổ sinh thái 2. Các sinh vật khác sinh sống trong cùng ổ sinh thái. Phạm Quang Trung 56B-QL TNTN_VFU 01669325019 Các hệ sinh thái thường được nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau từ cá thể và các quần thể cho đến các hệ sinh thái và sinh quyển. Sinh thái học là môn khoa học đa ngành, nghĩa là dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau. Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái học  Cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên  Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường  Cơ sở khoa học xây dựng mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên Sinh thái rừng - Là môn khao học nghiên cứu các mối quan hệ qua lại giữa các thành phần trong QXSV rừng và giữa QXSV rừng với hoàn cảnh sống. - Là môn khoa học nghiên cứu về hệ sinh thái rừng. - Là môn khoa học nghiên cứu về các quy luật phát sinh, phát triển và diệt vong của HST rừng. Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái rừng + Là cơ sở để phân loại thảm thực vật. + Là cơ sở cho các biện pháp kĩ thuật lâm sinh. + Phân vùng sản xuất lâm nghiệp, xác định cơ cấu cây trồng hợp lí. + Là cơ sở để xây dựng các phương án để xây dựng các phương án phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh hại; + Xây dựng phương thức kinh doanh ổn định lâu dài ( PTBV) Đối tượng nghiên cứu + Sinh thái học cá thể + Sinh thái học quần thể + Sinh thái học quần xã + Sinh thái học hệ sinh thái + Sinh thái học cảnh quan + Sinh thái học toàn cầu Phạm Quang Trung 56B-QL TNTN_VFU 01669325019 + Sinh thái học khôi phục Nội dung nghiên cứu STH=> Động thái học=> Ứng dụng STH trong lâm nghiệp Phương pháp nghiên cứu của cả STR & STH - Nghiên cứu thực địa - Nghiên cứu trong phòng - Mô hình hóa 3 Lấy ơ ̉ câu 2 4 1. Quy luật tác động tổng hợp. Môi trường bao gồm nhiều yếu tố có tác động qua lại, sự biến đổi các nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi về lượng, có khi về chất của các yếu tố khác và sinh vật chịu ảnh hưởng sự biến đổi đó. Tất cả các yếu tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ hợp sinh thái. Ví dụ như chế độ chiếu sáng trong rừng thay đổi thì nhiệt độ, độ ẩm không khí và đất sẽ thay đổi và sẽ ảnh hưởng đến hệ động vật không xương sống và vi sinh vật đất, từ đó ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng khoáng của thực vật. - Mỗi nhân tố sinh thái chỉ có thể biểu hiện hoàn toàn tác động khi các nhân tố khác đang hoạt động đầy đủ. Ví dụ như trong đất có đủ muối khoáng nhưng cây không sử dụng được khi độ ẩm không thích hợp; nước và ánh sáng không thể có ảnh hướng tốt đến thực vật khi trong đất thiếu muối khoáng. 2. Qui luật giới hạn sinh thái Shelford (1911, 1972) Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sinh vật rất đa dạng, không chỉ phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố sinh thái mà cả vào cường độ của chúng. Đối với mỗi yếu tố, sinh vật chỉ thích ứng với một giới hạn tác động nhất định, đặc biệt là các yếu tố sinh thái vô sinh. Sự tăng hay giảm cường độ tác động của yếu tố ra ngoài giới hạn thích hợp của cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống hoặc hoạt động. Khi cường độ tác động tới ngưỡng cao nhất hoặc thấp nhất so với khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không tồn tại được. Giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với một yếu tố sinh thái nhất định đó là giới hạn sinh thái hay trị số sinh thái (hoặc biên độ sinh thái). Còn mức độ tác động có lợi nhất đối với cơ thể gọi là điểm cực thuận (Optimum). Những loài sinh vật khác nhau có giới hạn sinh thái và điểm cực thuận khác nhau, có loài giới hạn sinh thái rộng gọi là loài rộng sinh thái, có loài giới hạn sinh thái hẹp gọi là loài hẹp sinh Phạm Quang Trung 56B-QL TNTN_VFU 01669325019 thái. Như vậy mỗi một loài có một giá trị sinh thái riêng. Trị sinh thái của một sinh vật là khả năng thích ứng của sinh vật đối với các điều kiện môi trường khác nhau. 3. Qui luật tác động không đồng đều của yếu tố sinh thái lên chức phận sống của cơ thể. Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên các chức phận sống của cơ thể, nó cực thuận đối với quá trình này nhưng có hại hoặc nguy hiểm cho quá trình khác. Ví dụ như nhiệt độ không khí tăng đến 40 - 50 C sẽ làm tăng các quá trình trao đổi chất ở động vật máu lạnh nhưng lại kìm hảm sự di động của con vật. Có nhiều loài sinh vật trong chu kz sống của mình, các giai đoạn sống khác nhau có những yêu cầu sinh thái khác nhau, nếu không được thỏa mản thì chúng sẽ chết hoặc khó có khả năng phát triển. Hiểu biết được các qui luật này, con người có thể biết các thời kz trong chu kz sống của một số sinh vật để nuôi, trồng, bảo vệ hoặc đánh bắt vào lúc thích hợp. 4. Qui luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường Trong mối quan hệ tương hổ giữa quần thể, quần xã sinh vật với môi trường, không những các yếu tố sinh thái của môi trường tác động lên chúng, mà các sinh vật cũng có ảnh hưởng đến các yếu tố sinh thái của môi trường và có thể làm thay đổi tính chất của các yếu tố sinh thái đó. 5. Quy luật tối thiểu Justus Von Liebig “Hoá học hữu cơ và sử dụng nó trong sinh l{ học và nông nghiệp”. Ông lưu { rằng năng suất mùa màng giảm hoặc tăng tỷ lệ thuận với sự giảm hay tăng các chất khoáng bón cho cây ở đồng ruộng. Như vậy, sự sinh sản của thực vật bị giới hạn bởi số lượng của muối khoáng. Liebig chỉ ra rằng “Mỗi một loài thực vật đòi hỏi một loại và một lượng muối dinh dưỡng xác định, nếu lượng muối là tối thiểu thì sự tăng trưởng của thực vật cũng chỉ đạt mức tối thiểu”. 5 Các chức năng - Lưu động năng lượng - Tuần hoàn vật chất - Lưu động thong tin Dòng năng lượng trong Hệ sinh thái - Năng lượng bên ngoài đi vào HST: + E mặt trời, bức xạ các vật thể gần + Phù sa, bồi tụ, bón phân... - Thực vật sử dụng1% E mt cho Quang hợp, phần còn lại phản xạ vào khí quyển, duy trì nhiệt độ, xúc tiến thoát hơi nước... - Sự vận chuyển E từ TV đến các SV khác thông qua thức ăn được gọi là CHUỖI THỨC ĂN Phạm Quang Trung 56B-QL TNTN_VFU 01669325019 - Mỗi loài trong chuỗi tạo nên một BẬC DINH DƯỠNG - Khi qua mỗi bậc DD, 80 – 90%E bị mất dưới dạng nhiệt => số lượng BDD bị hạn chế. CÓ HAI LOẠI CHUỖI THỨC ĂN: - Chuỗi chăn nuôi: TV => SVTT cấp I => SVTT cấp II => SVTT cấp III... - Chuỗi vật phế thải: Các SV ăn các chất hữu cơ vụn nát... SỰ LIÊN KẾT CÁC CHUỖI THỨC ĂN => LƯỚI THỨC ĂN • Năng lượng liên tục giảm qua các bậc dinh dưỡng • Năng lượng tích lũy ở dạng sinh khối_vật chất hữu cơ. • Quá trình biến đổi tuân theo 2 quy luật của nhiệt động lực học: bảo toàn và chuyển hóa năng lượng; hiệu suất chuyển hóa năng lượng (trong quá trình chuyển hóa hiệu suất luôn < 100%). • Đầu vào của một dòng năng lượng được bắt đầu bằng năng lượng thì đầu ra cũng là dạng năng lượng. Nói cách khác, bất kz một dòng năng lượng nào cũng bắt đầu bằng năng lượng và kết thúc bằng việc chuyển hoá năng lượng ấy thành nhiệt năng và phát tán vào môi trường xung quanh. • Chuỗi dinh dưỡng càng ngắn hoặc sinh vật càng gần với với điểm khởi đầu thì năng lượng thu nhận được càng lớn. • Trong lưới thức ăn, nếu có nhiều chuỗi thức ăn liên hệ qua lại càng chặt chẽ, phức tạp thì quần xã sinh vật càng phong phú về loài, trong đó có nhiều loài đa thực • Nếu thay thế mắt xích thức ăn này bằng mắt xích thức ăn khác có họ hàng gần nhau thì cấu trúc của chuỗi thức ăn không hoặc rất ít thay đổi • Các chuỗi thức ăn thường không ổn định mà thay đổi tuz thuộc vào nhu cầu thức ăn của các loài ở các giai đoạn sống khác nhau. • Độ dài của chuỗi thức ăn ít khi lớn hơn 5-6 mắt xích. 6 Điều kiện cần và đủ để một hệ sinh thái được gọi là rừng HST bất kz nào đó chỉ được gọi là rừng khi yếu tố chiếm chủ đạo là thảm thực vật rừng bao gồm những thực vật thân gỗ sống lâu năm, có mật độ đủ lớn và chiếm khoảng không gian nhất định Đặc trưng của HST rừng Phạm Quang Trung 56B-QL TNTN_VFU 01669325019 1) Kết cấu: Rừng là một thể thống nhất của 2 bộ phận cấu thành và không tách rời là sinh vật và môi trường. Tầng cây gỗ (gỗ, tre nứa, cau dừa) chiếm chủ đạo. 2) Chức năng: Trao đổi vật chất và năng lượng liên tục giữa sinh vật với sinh vật và sinh vật với môi trường. Hình thành tiểu hoàn cảnh rừng và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. 3) HST rừng có khả năng tự phục hồi: - Phục hồi thành phần sinh vật rừng: Thực vật, Động vật và Vi sinh vật - Phục hồi hoàn cảnh rừng: Tiểu khí hậu và Đất rừng 4) Cân bằng sinh thái của HST rừng là cân bằng động: - Nội cân bằng – tự điều chỉnh - Tính ổn định của HST rừng - Tính “mỏng manh” của cân bằng ST trong HST rừng 5) Rừng là một hiện tượng Địa lý và là một hiện tượng Lịch sử 7 Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. Đặc trưng của rừng  Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó.  Rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng.  Rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. Phạm Quang Trung 56B-QL TNTN_VFU 01669325019  Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác.  Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng.  Rừng có phân bố địa l{. Thành phần của hệ sinh thái rừng Thành phần của hệ sinh thái rừng cũng giống như thành phần của một hệ sinh thái điển hình song đối với rừng, thành phần thực vật mà đặc biệt là cây gỗ được quan tâm hơn cả, đây chính là thành phần lập quần. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu thành phần cơ bản, quan trọng của hệ sinh thái rừng: 1. Thành phần cây tái sinh 2. Thành phần cây gỗ 3. Thành phần cây bụi 4. Thành phần thảm tươi 5. Thực vật ngoại tầng 6. Động vật rừng 7. Vi sinh vật rừng 8. Đất 8 Ổ sinh thái được định nghĩa là một "không gian sinh thái" mà
Tài liệu liên quan