Đề tài Điều tra tình hình chăn nuôi và một hay nhiều bệnh truyền nhiễm tại xã Dương Nội- Hà Đông – Hà Nội

Ngày nay có thể coi là thời đại của Công nghiệp, dịch vụ, công nghệ thông tin nhưng cho dù đứng ở góc độ nào đi chăng nữa thì nền nông nghiệp vẫn giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, và điều này càng được thể hiện rõ trong những vùng mà người dân chủ yếu sống bằng nghề nông.

pdf14 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2450 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Điều tra tình hình chăn nuôi và một hay nhiều bệnh truyền nhiễm tại xã Dương Nội- Hà Đông – Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - I. Đặt vấn đề Ngày nay có thể coi là thời đại của Công nghiệp, dịch vụ, công nghệ thông tin… nhưng cho dù đứng ở góc độ nào đi chăng nữa thì nền nông nghiệp vẫn giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, và điều này càng được thể hiện rõ trong những vùng mà người dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Xã Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội cũng không là ngoại lệ, dân cư trong xã chủ yếu sống bằng nghề nông, tuy nhiên hiệu quả kinh tế đem lại không cao nên phần lớn các hộ dân đều chăn nuôi để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên do tính chất chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu tập trung, phân tán do đó công tác thú y còn gặp nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt và vấn đề phòng chống dịch bệnh và công tác vệ sinh thú y nói chung nên dịch bệnh xảy ra khá nhiều và đem lại tổn thất không nhỏ cho ngành chăn nuôi của xã đặc biệt là các bênh truyền nhiễm. Vậy điều tra tình hình chăn nuôi và mắc bệnh truyền nhiễm ở địa phương là một vấn đề cần thiết để từ đó đưa ra những biện pháp can thiệp kịp thời khi phát hiện dịch bệnh nhằm hạn chế tối đa những tổn thất, đồng thời lại biết được xu thế phát triển chăn nuôi cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng vacxin tại địa phương. - 2 - Lợn là một con vật hết sức gần gũi và thân quen với chúng ta và hiện nay ngành chăn nuôi lợn đang từng bước phát triển mạnh mẽ, nhưng những năm gần đây tình hình dịch bệnh diễn ra hết sức phức tạp đặc biệt là 4 bệnh đỏ thường xuyên xảy ra trên lợn đã gây hậu quả lớn làm thiệt hại nhiều cho người chăn nuôi. Bệnh không chỉ xảy ra ở các nông hộ nhỏ lẻ mà còn xảy ra ở những trang trại lớn. Để tìm hiểu thực trạng mắc bệnh truyền nhiễm trên đàn gia súc gia cầm mà cụ thể là điều tra tình hình mắc 4 bệnh đỏ của lợn: Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Đóng dấu lợn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài : “ Điều tra tình hình chăn nuôi và một hay nhiều bệnh truyền nhiễm tại xã Dương Nội- Hà Đông – Hà Nội” II. Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của xã Dương Nội 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Xã Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội là một xã nông nghiệp, nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Địa bàn xã cách trung tâm thành phố khoảng 14km về phía Tây Nam và có vị trí cụ thể như sau: Phía bắc giáp xã La Khê Phía Nam giáp xã An Khánh - 3 - Phía Đông giáp xã La Phù Phía Tây giáp Tây Mỗ Xã có một phần trục đường 72 đi qua là con đường được trải nhựa nên khá thuận lợi cho các phương tiện qua lại đồng thời đòng vai trò quan trọng trong việc giao lưu kinh tế - văn hóa với các xã bên cạnh. Ngoài ra hệ thống đường giao thông trong xã hầu hết đã được trải bê tông rất thuận tiện cho việc đi lại 2.1.2 Khí hậu thời tiết Xã nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới và phân thành 4 mùa rõ rệt trong năm - Lượng mưa: mưa nhiều và nóng ẩm từ tháng 5 đến thàng 10, lượng mưa trung bình khoảng 1200mm/năm. - Nhiệt độ: trung bình khoảng 23.50C. Mùa hè nhiệt độ từ 25-350C cao nhất là 390C. Mùa đông nhiệt độ từ 12-150C thấp nhất trong mùa đông năm 2009 xuống tới 60C. - Độ ẩm: độ ẩm trung bình là 78%, mùa hè khoảng 81%, mùa đông khoảng 75% Với điều kiện khí hậu như trên sẽ tạo điều kiện thuận lơi cho nhiều loại vi khuẩn phát triển gây bất lợi cho sự phát triển của đàn gia súc gia cầm - 4 - 2.1.3 Đất đai Có thể nói đất đai là tư liệu quan trọng nhất và không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả về cơ cấu sử dụng đất đai của xã Dương Nội như sau Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng đất của xã Dương Nội năm 2009 Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%0 Tổng diện tích tự nhiên 499.91 100 Đất nông nghiệp 286,85 57,38 Đất chuyên dùng 105,40 21,08 + Đất xây dựng 10,81 2,16 + Đất giao thông 40,08 8,02 + Đất thủy lợi,mặt nước 45 9,00 + Đất di tích lịch sử văn hóa 3,51 0,7 + Đất nghĩa trang 6,00 1,20 Đất ở 94,36 18,88 Đất chưa sử dụng 10,40 2,08 Diện tích thâm canh 2,9 0,58 (theo thống kê của xã năm 2009) - 5 - Qua bảng 2.1 ta thấy diện tích đất tự nhiên của xã tương đối rộng vởi tổng số là 499.91 ha và đất nông nghiệp là 286.85 chiếm 57.38% trong đó có tới 73,2 ha đất chuyên trồng hoa màu. Đây là nguồn thức ăn rất lớn tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. 2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội Nền kinh tế của xã Dương Nội phát triển theo hướng: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Năm 2009 Tổng dân số của xã là 18.356 ngưởi trong đó số người trong độ tuổi lao động là 9.752 chiếm 53,13%, trung bình mỗi hộ có 3,8 nhân khẩu trong đó có 2,09 lao động chính. Toàn xã có 4630 hộ, trong đó có tới 70% số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp với các ngành nghề chủ yếu như: - chăn nuôi gia súc, gia cầm với cả quy mô nhỏ vừa và lớn - Nuôi các loại cá nước ngọt - Trồng lúa và các loại hoa màu Số dân còn lại tham gia các loại hình kinh tế khác như: mở hàng quán, đại lý để kinh doanh và buôn bán, làm công nhân… Về hành chính, xã được chia làm 2 thôn: Thôn La Dương Thôn La Cả - 6 - Mặc dù vậy nhưng thu nhập bình quân đầu người của xã chưa cao do tình hình thời tiết thay đổi thất thường và dịch bênh hành hoành liên miên. III. Tình hình chăn nuôi 3.1. Tình hình hoạt động của mạng lưới thú y xã Trong bất kỳ một cơ sở chăn nuôi nào thì quá trình chăn nuôi không thể tách rời khỏi công tác thú y và hoạt động của mang lưới thú y đối với địa phương là rất quan trọng. Ban thú y xã bao gồm: 1 trưởng ban thú y và 2 thú y viên ngoải ra còn có các thú y viên hoạt động tự do trê địa bàn xã, tất cả có 8 người trong đó có 1 người có trình độ đại học, 2 người có trình độ cao đẳng, 3 người có trình độ trung cấp, 2 người có trình độ sơ cấp. Hoạt động của ban thú y xã chủ yếu là tổ chức tiêm phòng định kỳ 2lần/năm cho các loại gia súc gia cầm. Sau mỗi đợt tiêm phòng đều có tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm cho những đợt tiêm sau. Mỗi thú y viên đều có tủ thuốc và dụng cụ thú y riêng, phục vụ nhân dân khi có yêu cầu. Trong đó một số thú y viên còn mở cửa hàng kinh doanh thuốc thú y và thức ăn gia súc. Mặc dù họ không điều trị trực tiếp nhưng lại hướng dẫn người dân mua thuốc gì và cách điều trị như thế nào để họ có thể tự điều trị cho đàn gia súc của mình. - 7 - Hiện nay do tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp nên vai trò của ban thú y xã ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên do pháp lệnh thú y còn chưa thực sự đi vào đời sống nhận thức của nhân dân nên việc thực hiện công tác thú y còn gặp khá nhiều khó khăn nhất là công tác phòng bệnh cho vật nuôi bằng vacxin và vệ sinh phòng bệnh nên tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn đang là vấn đề nhức nhối. 3.2. Tình hình chăn nuôi Cùng với ngành trồng trọt ngành chăn nuôi cũng là ngành quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp. Chăn nuôi gia đình ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh tế góp phần vào giải quyết một phần bộ phận dư thừa đồng thời còn tận dụng được các phụ phẩm của ngành khác đặc biệt là công nghiệp chế biến phụ phẩm. Qua quá trình điều tra, kết quả tình hình chăn nuôi chung của xã như sau - 8 - Bảng 3.1 cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của xã Dương Nội Năm Loại vật nuôi 2006 2007 2008 2009 Lợn Lợn nái 97 126 104 82 Lợn thịt 10548 11100 9638 8459 Lợn đực giống 2 4 4 4 Tổng 10647 11230 9746 8545 Trâu, Bò Trâu 43 32 25 17 Bò 126 150 172 205 Tổng 169 182 197 222 Gia cầm Gà 14308 19221 20739 22693 Vịt ngan 317 453 276 372 Tổng 14625 19674 21015 23065 Chó mèo 613 760 826 904 (Theo số liệu thống kê của ban thú y xã) Qua bảng số liệu trên ta thấy: số lượng Trâu chỉ trong 4 năm đã giảm đi 26 con trong khi số lượng Bò tăng lên 79 con, nguyên nhân chính là nuôi Bò mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn do nuôi Bò dễ hơn nuôi Trâu, chu kỳ sinh sản của Bò ngắn hơn đồng thời vẫn đáp ứng đủ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp. - 9 - Số lượng đàn gia cầm có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây đặc biệt là Gà chỉ trong 4 năm đã tăng lên 8.385 con, đây là một con số không nhỏ chủ yếu là do một số nông hộ đã chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại với quy mô lớn hàng ngàn con, bên cạnh đó việc chăn nuôi gia cầm hiện nay mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi. Một điều đáng lo ngại là tình hình chăn nuôi Lợn của xã lại giảm xuống khá nhiều, từ năm 2007 đến hết năm 2009 đã số lượng Lợn đã giảm xuống 2.684 con. Để xác định rõ nguyên nhân của việc này chùng tôi đi vào điều tra tình hình chăn nuôi Lợn và một số bệnh truyền nhiễm hay gặp trên Lợn gây tỷ lệ chết cao, tiêu biểu là 4 bệnh đỏ của Lợn. 3.2.1. Tình hình chăn nuôi Lợn Theo như thống kê của ban thú y xã thì các hộ gia đình ở xã đa phần là nuôi nhỏ lẻ trung bình 2 con/ hộ / năm, nhìn chung đàn Lợn trong xã được nuôi theo hướng thương phẩm, trọng lượng bình quân của lợn thịt khi xuất chuồng là 50-70kg/con lợn móc hàm, tương đương với thời gian nuôi trung bình khoảng 4,5-5 tháng. Quy mô chăn nuôi được thể hiện như sau: - 10 - Bảng 3.2 Tình hình chăn nuôi lợn của xã Dương Nội từ năm 2006 đến hết năm 2009 Năm Tổng số hộ Số hộ nuôi Lợn Quy mô chăn nuôi Tổng số lợn Số hộ nuôi Tỷ lệ(%) 1-20 con 21-40 con >40 con Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ(%) 2006 4397 1058 23,47 795 75,14 247 23,35 16 1,51 10647 2007 4456 1207 27,09 834 69,10 341 28,25 32 2,65 11230 2008 4538 953 21,00 741 77,75 167 17,52 45 4,72 9746 2009 4630 807 18,10 629 77,94 128 15,86 50 6,20 8545 (theo số liệu thống kê của ban thú y xã) 3.2.2. Tình hình dịch bệnh Trong chăn nuôi nói chung, dù là phương thức chăn nuôi trang trại hay nông hộ thì khi dịch bệnh xảy ra đều gây ra những tổn thất nặng nề, điển hình là bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt phương thức chăn nuôi nông hộ với trình độ kỹ thuật cong hạn chế, ý thức của người dân chưa tốt đã góp phần tạo điều kiện cho bệnh truyền nhiễm lây lan và phát triển một cách nhanh chóng khi có dịch xảy ra. Xã Dương Nội cũng không phải là ngoại lệ mặc dù mạng lưới thú y của xã khá phát triển nhưng ý thức tự giác chấp hành công - 11 - tác vệ sinh phòng bệnh, xử lý rác thải, bố trí các khu chăn nuôi cho hợp vệ sinh vẫn chưa được tốt nên thiệt hại do bệnh truyền nhiễm gây ra trên địa bàn xã là không nhỏ. Bảng 3.3 Kết quả theo dõi lợn mắc bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn của xã Dương Nội từ năm 2006-2009 Loại lợn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Lợn thịt 854 8,10 1023 9.22 756 7,88 1137 13,44 Lợn nái 2 2,06 2 1,59 3 2,88 4 4,88 Lợn giống 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng 856 10,16 1025 10,81 759 10,76 1144 18,32 (theo thống kê của ban thú y xã) - 12 - 8.1 2.06 0 9.22 1.59 0 7.88 2.88 0 13.44 4.88 0 0 2 4 6 8 10 12 14 T ỷ l ệ m ắ c b ệ n h ( % ) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm Tình hình mắc 4 bệnh đỏ qua các năm Lợn thịt Lợn nái Lợn giống Qua biểu đồ ta nhận thấy 4 bệnh đỏ của lợn: Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Đóng dấu lợn chủ yếu xảy ra trên lợn thịt và tăng nhẹ trong năm 2007 từ 8,1% lên 9,22% , tuy nhiên đến năm 2008 do tình hình tiêm phòng vacxin được thực hiện tốt hơn và đúc kết những thiếu sót từ năm trước nên tình hình dịch bệnh đã giảm xuống đáng kể từ 9,22% xuống 7,88%. Nhưng sang năm 2009 thì tình hình của bệnh diễn ra phức tạp hơn và khó khống chế nên dịch bệnh lại tăng vọt từ 7,88% lên 13,44% đây là một - 13 - dấu hiệu xấu mặc dù 4 bệnh đỏ đã được ban thú y của xã khuyến cáo và tiêm phòng nhưng do sự hiểu biết chưa đầy đủ của người dân nên số lượng gia súc được tiêm phòng là không nhiều. Đến khi có dịch xảy ra do không được tiêm phòng và lợn con có sức đề kháng kém hơn lợn nái và lợn đực giống nên tỷ lệ chết rất cao gây ra tổn thất không nhỏ cho ngành chăn nuôi của xã. Điều này đòi hỏi hệ thống ban thú y xã phải có những biện pháp và phương hướng phòng trừ bệnh và công tác vệ sinh triệt để hơn cho những năm tiếp theo. IV. Kết luận chung Qua những nội dung trên chúng ta đã có thể hiểu được phần nào về xã Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội về cả vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội điều đáng quan tâm nhất là tình hình chăn nuôi và bệnh truyền nhiễm thường mắc ở lợn. Hiện nay do người dân chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc tiêm phòng và các công tác thú y nên dịch bệnh vẫn là một con số đáng báo động và làm cho ngành chăn nuôi của xã có xu hướng giảm trong những năm gần đây từ thực tiễn này hệ thống thú y xã cần tăng cường hoạt động hơn nữa, luôn luôn cảnh giác và có những giải pháp kịp thời khi dịch bệnh xảy ra nhằm hạn chế tối đa sự lây lan và tổn thất cho người chăn nuôi thì mới thực sự đưa ngành chăn nuôi của xã đi lên và phát triển một cách mạnh mẽ được. - 14 -