Đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học môn: hoá học, khối A (mã đề thi: 410)

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn một rượu no đơn chức thu được 3,6 gam nước và 3,36 dm3 CO2 (đktc). Công thức phân tử của rượu bị đốt là: A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH. Câu 2. Dung dịch chứa 12,2 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức (phân tử không chứa nguyên tử cacbon bậc hai) tác dụng với nước brom (dư) thu được 35,9 gam hợp chất chứa ba nguyên tử brom trong phân tử. Giả thiết phản ứng hoàn toàn, công thức phân tử chất đồng đẳng là: A. CH3-C6H4-OH B. (CH3)2C6H3-OH C. C2H5-C6H4-OH D. C6H5-CH2-OH Câu 3. Cho 1,52g hỗn hợp hai amin đơn chức no (được trộn với số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, thu được 2,98g muối. Kết quả nào sau đây không đúng ? A. Nồng độ mol dung dịch HCl bằng 0,2 (M). B. Số mol mỗi chất là 0,02 mol. C. Công thức của hai amin là CH5N và C2H7N. D. Tên gọi hai amin là metylamin và etylamin.

doc29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2761 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học môn: hoá học, khối A (mã đề thi: 410), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM TUYỂN SINH ĐẠI HỌC Môn: HOÁ HỌC, KHỐI A (Mã đề thi: 410) Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (44 câu, từ câu 1 đến câu 44) Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn một rượu no đơn chức thu được 3,6 gam nước và 3,36 dm3 CO2 (đktc). Công thức phân tử của rượu bị đốt là: A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C4H9OH. Câu 2. Dung dịch chứa 12,2 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức (phân tử không chứa nguyên tử cacbon bậc hai) tác dụng với nước brom (dư) thu được 35,9 gam hợp chất chứa ba nguyên tử brom trong phân tử. Giả thiết phản ứng hoàn toàn, công thức phân tử chất đồng đẳng là: A. CH3-C6H4-OH B. (CH3)2C6H3-OH C. C2H5-C6H4-OH D. C6H5-CH2-OH Câu 3. Cho 1,52g hỗn hợp hai amin đơn chức no (được trộn với số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, thu được 2,98g muối. Kết quả nào sau đây không đúng ? A. Nồng độ mol dung dịch HCl bằng 0,2 (M). B. Số mol mỗi chất là 0,02 mol. C. Công thức của hai amin là CH5N và C2H7N. D. Tên gọi hai amin là metylamin và etylamin. Câu 4. Lấy 0,94 gam hỗn hợp hai andehit đơn chức no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 3,24 gam Ag. Công thức phân tử hai andehit lần lượt là: A. CH3CHO và HCHO B. C2H5CHO và C3H7CHO C. CH3CHO và C2H5CHO D. C3H7CHO và C4H9CHO Câu 5. Cho các chất: andehit axetic, axit fomic, rượu etylic, dimetyl ete và các nhiệt độ sôi: 100,70C; 210C; -230C; 78,30C. Dãy nào sau đây xếp nhiệt độ sôi đúng với mỗi chất ? andehit axetic axit fomic rượu etylic dimetyl ete A 100,70C 210C - 230C 78,30C B 210C 100,70C 78,30C - 230C C - 230C 100,70C 78,30C 210C D 78,30C - 230C 210C 100,70C Câu 6. Các este có công thức C4H6O2 được tạo ra từ axit và rượu tương ứng là: A. CH2=CH-COO-CH3; CH3COO-CH=CH2; H-COO-CH2-CH=CH2; H-COO-CH=CH-CH3 và H-COO-C(CH3)=CH2 B. CH2=CH-COO-CH3; CH3COO-CH=CH2; H-COO-CH2-CH=CH2; H-COO-CH=CH-CH3 C. CH2=CH-COO-CH3; H-COO-CH2-CH=CH2 D. CH2=CH-COO-CH3; CH3COO-CH=CH2; H-COO-CH2-CH=CH2 Câu 7. Đun 12,00 gam axit axetic với 13,80 gam ancol etylic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng dừng lại thu được 11,00 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là: A. 75,0% B. 62,5% C. 60,0% D. 41,67% Câu 8. Cho các chất: a) HOCH2-CH2OH, b) HOCH2-CH2-CH2OH, c) CH3-CHOH-CH2OH, d) HOCH2-CHOH-CH2OH Những chất thuộc cùng dãy đồng đẳng là: A. (a) với (c). B. (a) với (d). C. (a) với (b). D. (a) với (b), (c) Câu 9. Tính lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch chứa 18 gam glucozơ. A. 2,16 gam. B. 5,40 gam. C. 10,80 gam. D. 21,60 gam. Câu 10. Cho xenlulozơ, toluen, phenol, glixerin tác dụng với HNO3 / H2SO4 đặc. Phát biểu nào sau đây sai về các phản ứng này ? A. Sản phẩm của các phản ứng đều chứa nitơ. B. Sản phẩm của các phản ứng đều có nước tạo thành. C. Sản phẩm của các phản ứng đều thuộc loại hợp chất nitro, dễ cháy, nổ. D. Các phản ứng đều thuộc cùng một loại phản ứng. Câu 11. Câu nào sau đây không đúng: A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng. B. Phân tử các protit gồm các mạch dài polipeptit tạo nên. C. Protit rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng. D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh. Câu 12. Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi H2 O với tỷ lệ số mol CO2 = số mol H2O. Polime trên thuộc loại: A. Poli(vinyclorua) B. Tinh bột C. Polietilen D. Protein Câu 13. Hãy cho biết có tối đa bao nhiêu polime được tạo thành từ các rượu bậc 2 có mạch cacbon phân nhánh cùng công thức C6H14O ? A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 Câu 14. Một dẫn xuất hiđrocacbon mạch hở chứa 39,2% Clo. Biết rằng 0,01 mol chất này làm mất màu dd có 1,6g brôm trong bóng tối. Công thức đơn giản của dẫn xuất là: A. C4H7Cl B. C2H5Cl C. C3H5Cl D. C4H9Cl Câu 15. Số đồng phân cấu tạo của C5H12, C4H8 và C4H9Cl lần lượt là: A. 3, 3, 4 B. 4, 5, 3 C. 4, 3, 4 D. 3, 5, 4 Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn một hidrcacbon A thu được 4,84g CO2 và 2,376g H2O. Cho A tác dụng với clo theo tỉ lệ mol 1:1thì chỉ thu được một sản phẩm duy nhất. A được gọi là: A. iso-buten B. iso-pentan C. neo-pentan D. neo-hexan. Câu 17. X và Y là hai hiđrocacbon mạch nhánh có cùng công thức phân tử là C5H8 .X là monome để tổng hợp cao su. Y tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch Ag2O trong NH3, Tên gọi của X và Y tương ứng là: A. Pentadien – 1,3 và 3-Metyl butin –1. B. 2 - Metyl butadien –1,3 và Pentin – 1. C. 2 - Metyl butadien –1,3 và 3- Metyl butin –1. D. 2 - Metyl butadien –1,3 và Pentin –2. Câu 18. Công thức chung nào sau đây không đúng: A. xycloparafin: CnH2n B. diolefin: CnH2n-2. C. olefin: CnH2n D. aren: CnH2n-6. Câu 19. 3,0 lít (đktc) hỗn hợp metan và etilen qua dung dịch Br2 dư tạo thành 4,7 gam 1,2-dibrometan. % thể tích của metan là: A. 81,3% B. 42,0% C. 18,7% D. 89,7% Câu 20. Hợp chất hữu cơ (CH3)2CH-CBr(C2H5)-CH2-CH2-CH3 có tên gọi là: A. 4-brom-4-etyl-5-metyl hexan. B. 4-brom-5,5-dimetyl-4-etyl pentan. C. 3-brom-3-etyl-2-metyl hexan. D. 3-brom-3-isopropyl hexan. Câu 21. Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị sây sát sâu đến lớp sắt, thì vật nào bỉ gỉ sắt chậm nhất ? A. Sắt tráng kẽm. B. Sắt tráng thiếc. C. Sắt tráng niken. D. Sắt tráng đồng. Câu 22. Trong các câu sau, câu nào không đúng: A. Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại và hợp kim duới tác dụng hoá học của môi trường xung quanh. B. Ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí. C. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó. D. Ăn mòn kim loại được chia làm hai dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá. Câu 23. Hoà tan 58 gam muối CuSO4.5H2O vào nước được 500 ml dung dịch CuSO4. Cho dần dần bột sắt vào 50 ml dung dịch trên, khuấy nhẹ cho đến khi hết màu xanh. Lượng sắt đã tham gia phản ứng là A. 2,5984 gam B. 1,2992 gam C. 0,6496 gam D. 1,9488 gam Câu 24. Phản ứng điện phân nóng chảy nào dưới đây bị viết sai sản phẩm: A. Al2O3 2Al + 3/2O2 B. 2NaOH 2Na + O2 + H2 C. 2NaCl 2Na + Cl2 D. Ca3N2 3Ca + N2 Câu 25. Chọn thứ tự giảm dần độ hoạt động hoá học của các kim loại kiềm: A. Na - K - Cs - Rb - Li B. Cs - Rb - K - Na - Li C. Li - Na - K - Rb - Cs D. K - Li - Na - Rb - Cs Câu 26. Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra: A. sự khử ion Na+. B. sự khử phân tử nước. C. sự oxi hoá ion Na+. D. sự oxi hoá phân tử nước. Câu 27. Những mô tả ứng dụng nào dưới đây không chính xác ? A. CaO làm vật liệu chịu nhiệt, điều chế CaC2, làm chất hút ẩm. B. Ca(OH)2 dùng điều chế NaOH, chế tạo vữa xây nhà, khử chua đất trồng, chế tạo clorua vôi. C. CaCO3 dùng sản xuất xi măng, vôi sống, vôi tôi, khí cacbonic. D. CaSO4 dùng sản xuất xi măng, phấn viết, bó bột. Thạch cao khan dùng đúc tượng, mẫu trang trí nội thất. Câu 28. Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion: A. Na+ và Mg2+ B. Ba2+ và Ca2+ C. Ca2+ và Mg2+ D. K+ và Ba2+ Câu 29. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa AlCl3 và FeCl3 thu được kết tủa A. Nung kết tủa A được chất rắn B. Cho luồng H2 đi qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn là: A. Fe B. Al2O3 và Fe C. Al, Fe D. Al2O3 và Fe2O3 Câu 30. Cho 3,5 gam hỗn hợp ba kim loại Fe, Al, Zn tan hoàn toàn trong dung dịch HCl ta thu được 2,24 lit H2 (ở đktc). Khi cô cạn thu được hỗn hợp muối khan có khối lượng là: A. 7,05 gam B. 5,275 gam C. 10,6 gam D. 5,3 gam Câu 31. Nhận xét về tính chất hóa học của các hợp chất Fe (III) nào dưới đây là đúng ? Hợp chất Tính axit - bazơ Tính oxi hóa - khử A. Fe2O3 Axit Chỉ có tính oxi hóa B. Fe(OH)3 Bazơ Chỉ có tính khử C. FeCl3 Trung tính Vừa oxi hóa vừa khử D. Fe2(SO4)3 Axit Chỉ có tính oxi hóa Câu 32. Phản ứng nào dưới đây không tạo sản phẩm là hợp chất Fe(III) ? A. FeCl3 + NaOH → B. FeCO3 C. Fe(OH)3 D. Fe(OH)3 + H2SO4 → Câu 33. Dung dịch chứa 3,25 gam muối clorua của một kim loại chưa biết phản ứng với AgNO3 dư tách ra 8,61 gam kết tủa trắng. Công thức của muối clorua kim loại là: A. MgCl2 B. CuCl2 C. FeCl2 D. FeCl3 Câu 34. Để thu được cùng một thể tích O2 như nhau bằng cách nhiệt phân KMnO4, KClO3, KNO3, CaOCl2 (hiệu suất bằng nhau). Chất có khối lượng cần dùng ít nhất là: A. KMnO4 B. KNO3 C. KClO3 D. CaOCl2 Câu 35. S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây A. S + O2 ® SO2 B. S + 6HNO3 ® H2SO4 + 6NO2 + 2H2O C. S + Mg ® MgS D. S + 6NaOH ® 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O Câu 36. Để tách khí H2S ra khỏi hỗn hợp với khí HCl, người ta dẫn hỗn hợp qua dung dịch A lấy dư. Dung dịch đó là: A. Dung dịch Pb(NO3)2 B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch AgNO3 D. Dung dịch NaHS Câu 37. Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S có màu đen: 4Ag + 2H2S + O2 ® 2Ag2S + 2H2O. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng ? A. Ag là chất khử, H2S là chất oxi hoá. B. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hoá. C. Ag là chất oxi hoá, H2S là chất khử. D. Ag là chất oxi hoá, O2 là chất khử. Câu 38. Có sẵn 20 gam dung dịch NaOH 30%, cần trộn thêm bao nhiêu gam dung dịch NaOH 10% để thu được dung dịch NaOH 25%: A. 12 g B. 6,67 g C. 3,27 g D. 11,3 g Câu 39. Axit nitric đều phản ứng được với nhóm các chất nào ? A. MgO, FeO, NH3, HCl. B. KOH, MgO, NH4Cl. C. NaCl, KOH, Na2CO3. D. FeO, H2S, NH3, Pt. Câu 40. Hoà tan 27,2 gam hỗn hợp bột Fe và FeO trong dung dịch axit sunfuric loãng, sau đó làm bay hơi dung dịch thu được 111,2 gam FeSO4.7H2O. Thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp là: A. 29,4% Fe và 70,6% FeO B. 24,9% Fe và 75,1% FeO C. 20,6% Fe và 79,4% FeO D. 26,0% Fe và 74,0% FeO Câu 41. Cho glixerin tác dụng với HCl, thu được sản phẩm (X) chứa 32,1% clo. Công thức cấu tạo gọn của (X) là: A. CH2Cl - CHOH - CH2OH B. CH2Cl - CHOH - CH2Cl C. CH2OH – CCl2 - CH2OH D. CH2Cl - CHCl - CH2Cl Câu 42. Oxi hóa 4 gam rượu đơn chức R bằng O2 ( xúc tác) thu được 5,6 gam hỗn hợp X gồm anđehit, rượu dư và nước. Tên của R và hiệu suất phản ứng là: A. Metanol và 80% B. Propanol-1 và 80% C. Etanol và 75% D. Metanol và75% Câu 43. 1,76 gam một este của axit cacboxylic no, đơn chức và một rượu no, đơn chức phản ứng vừa hết với 40 ml dung dịch NaOH 0,50M thu được chất A và chất B. Đốt cháy hoàn toàn 1,20 gam chất B cho 2,64 gam CO2 và 1,44 gam nước. Công thức cấu tạo của este là: A. CH3COO-CH2CH2CH3 B. CH3CH2COOCH3 C. CH3COO-CH3 D. H-COO-CH2CH2CH3 Câu 44. Cho một hỗn hợp A chứa NH3, C6H5NH2 và C6H5OH. A được trung hòa bởi 0,02 mol NaOH hoặc 0,01 mol HCl. A cũng phản ứng vừa đủ với 0,075 mol Br2 tạo kết tủa. Lượng các chất NH3, C6H5NH2 và C6H5OH lần lượt bằng: A. 0,01 mol; 0,005 mol và 0,02 mol B. 0,005 mol; 0,005 mol và 0,02 mol C. 0,005 mol; 0,02 mol và 0,005 mol D. 0,01 mol; 0,005 mol và 0,02 mol II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B). A. Phần dành cho thí sinh chương trình phân ban. (6 câu, từ câu 45 đến câu 50) Câu 45. Cho sơ đồ chuyển hoá: Công thức cấu tạo của X có thể là : A. CH2(OH)CH2CH2CH3 B. CH3CH(CH3)CH2OH C. CH3CH(OH)CH2CH3 D. CH3C(CH3)2OH Câu 46. Cấu hình electron nào dưới đây là đúng với ion Cr3+ ? A. (Ar) 4s23d4 B. (Ar) 4s23d6 C. (Ar) 4s13d4 D. (Ar) 3d3 Câu 47. Phản ứng (đã được cân bằng) của trong môi trường axit tạo ra và MnO2 là: A. 3 + 4H+ ® 2 + MnO2 + 2H2O B. 3® 2 + MnO2 + O2 C. 2 + 2H2O ® + MnO2 + 2H2 + 2O2 D. 2 + 2OH- ® + MnO2 + H2 + O2 Câu 48. Đốt cháy bột crom trong oxi dư thu được 2,28 gam một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là: A. 0,78 gam B. 1,74 gam C. 1,56 gam D. 1,19 gam Câu 49. Có 5 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng một hoá chất nào sau đây để phân biệt được 5 chất trên ? A. dung dịch NaOH dư B. dung dịch Na2SO4 C. dung dịch AgNO3 D. dung dịch HCl Câu 50. Một hỗn hợp A gồm Ba và Al. Cho m gam A tác dụng với nước dư, thu được 1,344 lít khí, dung dịch B và phần không tan C. Cho 2m gam A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 20,832 lít khí. (Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Khối lượng từng kim loại trong m gam A là: A. 8,220 gam Ba và 7,29 gam Al B. 8,220 gam Ba và 15,66 gam Al C. 2,055 gam Ba và 8,1 gam Al D. 2,055 gam Ba và 16,47 gam Al B. Phần dành cho thí sinh chương trình không phân ban: (6 câu, từ câu 51 đến câu 56) Câu 51. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng cách: A. cho kim loại magie đẩy nhôm ra khỏi dung dịch muối nhôm. B. điện phân dung dịch nhôm clorua. C. điện phân nhôm oxit nóng chảy, có xúc tác criolit. D. cho sắt tác dụng với nhôm oxit (ở nhiệt độ cao). Câu 52. Trong phản ứng hóa học với dung dịch axit hoặc với phi kim, sắt có thể tạo ra hợp chất trong đó sắt có số oxi hóa A. +2 hoặc +3. B. +2 hoặc + 6. C. +1 hoặc +2. D. 2+ hoặc 3+. Câu 53. Chất nào sau đây có thể khử được ion Cu2+ thành nguyên tử Cu? A. Fe. B. Fe2+. C. Ag. D. Al3+. Câu 54. Điện phân dung dịch có các muối nitrat của các kim loại đồng, kẽm, bạc cùng nồng độ mol. Thứ tự điện phân trên cực âm của các ion kim loại là A. Cu2+, Ag+, Zn2+. B. Ag+, Cu2+, Zn2+. C. Zn2+, Cu2+, Ag+. D. Cu2+, Zn2+, Ag+. Câu 55. Anken Y tác dụng với brom tạo thành dẫn xuất đibrom trong đó phần trăm khối lượng cacbon bằng 17,82%. ‎ Công thức phân tử của Y là A. C3H6. B. C4H8. C. C4H10. D. C5H10. Câu 56. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng được với natri sinh ra hiđro và với dung dịch AgNO3 trong NH3. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOH. B. CH3COCH2CH2OH. C. HOCH2CH2CH2CHO. D. HCOOC3H7. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 C B D B B C B D D D C C A A 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 D C C D A C A B B B B B A C 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 B C D B D C D D B B A C A A 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 D B C D A C A C C A A B A C TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG 2006 – 2007 Môn thi: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1. Kết luận nào biểu thị đúng về kích thước của nguyên tử và ion ? A. Na F-. B. Na Na+, F > F-. D. Na > Na+, F < F-. Câu 2. Cho 0,54 gam Al vào 40 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch X thu được kết tủa. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất cần thể tích dung dịch HCl 0,5M là: A. 110 ml. B. 90 ml. C. 70 ml. D. 80 ml. Câu 3. Mỗi chất và ion trong dãy sau vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá: A. SO2, S, Fe3+. B. Fe2+, Fe, Ca, KMnO4. C. SO2, Fe2+, S, Cl2. D. SO2, S, Fe2+, F2. Câu 4. Kim loại nhôm bị oxi hoá trong dung dịch kiềm (dung dịch NaOH). Trong quá trình đó chất oxi hoá là: A. Al. B. H2O. C. NaOH. D. H2O và NaOH. Câu 5. Mỗi phân tử và ion trong dãy sau vừa có tính axit, vừa có tính bazơ: A. B. C. D. Câu 6. Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol , Mg2+ 0,3 mol, Cl- 0,4 mol , y mol. Khi cô cạn dung dịch Y ta thu được muối khan có khối lượng là: A. 37,4g. B. 49,8g. C. 25,4g. D. 30,5g. Câu 7. Mỗi chất trong dãy sau chỉ phản ứng với dung dịch axit sunfuric đặc, nóng mà không phản ứng với dung dịch axit sunfuric loãng: A. Al, Fe, FeS2, CuO. B. Cu, S C. Al, Fe, FeS2, Cu. D. S, BaCl2. Câu 8. Cho sơ đồ phản ứng: . Trong đó X là: A. NH3. B. CO2. C. SO2. D. NO2. Câu 9. Cho 8,00 gam canxi tan hoàn toàn trong 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 0,75M thu được khí H2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là: A. 22,2gam. B. 25,95gam. C. 22,2gam ≤ m ≤ 25,95gam. D. 22,2gam ≤ m ≤ 27,2gam. Câu 10. Cho 1,04 gam hỗn hợp 2 kim loại tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng dư thấy có 0,672 lít khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là: A. 3,92 gam. B. 1,68 gam. C. 0,46 gam. D. 2,08 gam. Câu 11. Để làm sạch muối ăn có lẫn tạp chất CaCl2, MgCl2, BaCl2 cần dùng 2 hoá chất là: A. dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl B. dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4. C. dung dịch Na2SO4, dung dịch HCl. D. dung dịch AgNO3, dung dịch NaOH. Câu 12. Để phân biệt 3 dung dịch NaOH, HCl, H2SO4 chỉ cần dùng một thuốc thử là: A. Na2CO3. B. Al. C. BaCO3. D. Quỳ tím Câu 13. Một dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaAlO2 và a mol NaOH tác dụng với một dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là: A. a = b. B. a = 2b. C. b = 5a. D. a < b < 5a. Câu 14. Cho 11,1 gam hỗn hợp hai muối sunfít trung hoà của 2 kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Hai kim loại đó là: A. Li, Na. B. Na,K. C. K,Cs. D. Na, Cs. Câu 15. Khi phản ứng với Fe2+ trong môi trường axit, lí do nào sau đây khiến mất màu ? A. tạo phức với Fe2+. B. bị khử cho tới Mn2+ không màu. C. bị oxi hoá. D. không màu trong dung dịch axit. Câu 16. Cho một gam bột sắt tiếp xúc với oxi một thời gian thu được 1,24 gam hỗn hợp Fe2O3 và Fe dư. Lượng Fe dư là: A. 0,036g. B. 0,44g. C. 0,87g. D. 1,62g. Câu 17. Để khử hoàn toàn 6,4 gam một oxít kim loại cần 0,12 mol khí H2. Mặt khác lấy lượng kim loại tạo thành cho tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 0,08 mol H2. Công thức oxit kim loại đó là: A. CuO. B. Al2O3. C. Fe3O4. D. Fe2O3. Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam FeS và 12 gam FeS2 thu được khí. Cho khí này sục vào V ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28g / ml) được muối trung hòa. Giá trị tối thiểu của V là: A. 50ml. B. 75ml. C. 100ml. D. 120ml. Câu 19. Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và Ca(OH)2 0,1M. Sục 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là: A. 15 gam. B. 5 gam. C. 10 gam. D. 0 gam. Câu 20. Cho các phản ứng: C6H5NH3Cl + (CH3)2NH → (CH3)2NH2Cl + C6H5NH2 (I) (CH3)2NH2Cl + NH3 → NH4Cl + (CH3)2NH (II) Trong đó phản ứng tự xảy ra là: A. (I). B. (II). C. (I), (II). D. không có. Câu 21. Cho a mol Cu kim loại tan hoàn toàn trong 120ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M (loãng) thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Tính V A. 14,933a lít. B. 12,32a lít. C. 18,02a lít. D. Kết quả khác. Câu 22. Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng HNO3 đặc, nóng thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 145,2 gam muối khan. Giá trị của m là: A. 35,7g. B. 46,4g. C. 15,8g. D. 77,7g. Câu 23. Số đồng phân có công thức phân tử C4H10O là: A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 24. Hai anken có công thức phân tử C3H6 và C4H8 khi phản ứng với HBr thu được 3 sản phẩm, vậy 2 anken đó là: A. xiclopropan và but-1-en. B. propen và but-1-en. C. propen và but-2-en. D. propen và metyl propen. Câu 25. Đun nóng một rượu X với H2SO4 đặc làm xúc tác ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức tổng quát của X là (với n>0, nguyên): A. CnH2n+1OH. B. ROH. C. CnH2n+1CH2OH. D. CnH2n+2O. Câu 26. Đun nóng hỗn hợp etanol và propanol-2 với axit oxalic có xúc tác H2SO4 đậm đặc có thể thu được tối đa bao nhiêu este hữu cơ đa chức ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 27. Khi đốt cháy một rượu đơn chức (X) thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích . Công thức phân tử của X là: A. C4H10O2. B. C3H6O. C. C4H10O. D. C5H12O. Câu 28. Công thức đơn giản nhất của anđehit no, mạch hở X là C2H3O. X có công thức phân tử là: A. C2H3O. B. C4H6O2. C. C8H12O4. D. C12H18O6. Câu 29. Cho sơ đồ phản ứng sau: . Tên gọi của Y là: A. propanol. B. propenol. C. axeton. D. axit propionic. Câu 30. Trong phản ứng este hoá giữa rượu và axit hữu cơ, yếu tố không làm cân bằng của phản ứng este hoá chuyển dịch theo chiều thuận là: A. Cho rượu dư hay axit dư. B. Dùng chất hút nước để tách nước. C. Chưng cất ngay để tách este ra. D. Sử dụng axit mạnh làm xúc tác. Câu 31. Cho chất Y (C4H6O2) tác dụng với dung dịch NaOH thu được 2 sản phẩm đều có khả năng phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của Y là: A. CH3COOCH ═ CH2. B. HCOOCH2CH ═ CH2. C. HCOOCH ═ CHCH3. D. HCOOC(CH3) ═ CH2. Câu 32. Đốt cháy hợp chất hữu cơ X thu được CO2 và H2O. Khối lượng phân tử của X là 74 đvc. X tác dụng được với Na, dd NaOH, dd AgNO3 / NH3. Công thức phân tử của X là: A. C4H10O. B. C3H6
Tài liệu liên quan