Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải HKCC trên tuyến 35

Mục đích tổng thể của việc nâng cao chất lượng dịch vụ trên tuyến nhằm tăng tính cạnh tranh so với các tuyến vận tải khác cùng khai thác trên từng đoạn tuyến. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt . Các giải pháp này tập trung vào việc nâng cao:  Chất lượng cơ sở hạ tầng trên tuyến.  Chất lượng phương tiện vận tải.  Chất lượng tổ chức quản lý.

docx26 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng dịch vụ vận tải HKCC trên tuyến 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG TRÊN TUYẾN 35 (TRẦN KHÁNH DƯ – THANH TƯỚC ) 3.1. Mục đích của việc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải trên tuyến 35. Mục đích tổng thể của việc nâng cao chất lượng dịch vụ trên tuyến nhằm tăng tính cạnh tranh so với các tuyến vận tải khác cùng khai thác trên từng đoạn tuyến. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt . Các giải pháp này tập trung vào việc nâng cao: Chất lượng cơ sở hạ tầng trên tuyến. Chất lượng phương tiện vận tải. Chất lượng tổ chức quản lý. 3.2. Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trên tuyến: 3.2.1. Những căn cứ pháp lý Là căn cứ vào toàn bộ các văn bản luật, văn bản dưới luật của Quốc hội, Bộ GTVT, cục đường bộ Việt Nam, sở GTVT và các bên có liên quan.Cụ thể: - Nghị định số 110/2006/ NĐ- CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô được Chính phủ ban hành ngày 28/09/2006. - Quy định về bến xe chất lượng cao theo QĐ số 4128/QĐ - BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT. - Quyết định số 15/ 2007/QĐ- BGTVT ngày 26/03/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều, Khoản trong “ Quy định về bến xe ô tô khách” ban hành kèm theo Quyết định số 08/2005/QĐ-BGTVT ngày 10/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải. 3.2.2. Mục tiêu và định hướng phát triển vận tải hành khách công cộng của thành phố Hà Nội: Hiện nay, Hà Nội đang có mức độ đô thị hóa nhanh, cùng với nó là sự gia tăng về số lượng phương tiện vận tải cá nhân đặc biệt là xe máy trong khi hạ tầng cơ sở của Hà Nội chưa đáp ứng được sự gia tăng này gây ra tình trạng ùn tắc giao thông nhất là vào giờ cao điểm. Vì vậy, việc phát triển mạng lưới VTHKCC là cần thiết. Mục tiêu phát triển VTHKCC ở Hà Nội: ưu tiên phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt, thu hút hành khách tham gia giao thông bằng xe buýt. Phấn đấu đến năm 2012 vận tải hành khách công cộng đạt chủ tiêu vận chuyển khoảng 30-35% nhu cầu đi lại của người dân. Định hướng đến năm 2010, VTHKCC bằng xe buýt Hà Nội cần đạt chỉ tiêu vận chuyển khoảng 30 – 35% nhu cầu đi lại của người dân tương ứng với khoảng 815 – 951 triệu lượt HK 1 năm. Để tăng cường khả năng vận tải bằng xe buýt ngoài việc đưa thêm các tuyến buýt mới vào hoạt động, điều chỉnh lại các tuyến buýt đang hoạt động, cần đưa vào sử dụng phương tiện VTHKCC có sức chứa lớn. Đến năm 2020, VTHKCC ở Hà Nội đáp ứng 20 – 25% sô chuyến đi của người dân Thủ đô tương ứng với khoảng hơn 1 tỷ lượt HK/năm trong đó xe buýt vận chuyển khoảng 400 triệu lượt HK/năm. Tính đến năm 2020, cơ sở hạ tầng đường bộ phải được cải thiện. Mật độ mạng lưới xe buýt lên 3,6Km/Km2 đối với các quận nội thành và 1,5 – 1,76Km/Km2 trong toàn thành phố nhằm đảm bảo thuận tiện cho người sử dụng. Đưa vào khai thác những tuyến đường xe buýt chạy riêng ở những tuyến đường có nhu cầu đi lại lớn, những tuyến đường đã tổ chức làn xe buýt chạy riêng nếu được thay bằng loại phương tiện khác có năng lực vận chuyển lớn hơn sẽ không dùng làn xe buýt chạy riêng nữa. Bảng 3.1. Số lượng xe buýt các loại đến năm 2010 cho 2 phương án vận chuyển. TT Chỉ tiêu Chỉ số khai thác của xe bus (HK.Km) Tỷ lệ (%) Số lượng đầu xe Phương án xe buýt vận chuyển 22% khối lượng HK toàn thành phố 1 Loại xe buýt chuẩn 7000 60% 775 2 Loại xe buýt trung bình 2520 30% 1100 3 Loại xe buýt nhỏ 1280 10% 710 Cộng 2585 Phương án xe buýt vận chuyển 30% khối lượng HK toàn thành phố 1 Loại xe buýt chuẩn 7000 60% 1050 2 Loại xe buýt trung bình 2520 30% 1470 3 Loại xe buýt nhỏ 1280 10% 960 Cộng 3480 (Nguồn: Quy hoạch phát triển VTHKCC thành phố Hà Nội đến năm 2010 và 2020) Đến năm 2020, mạng lưới vận tải hành khách công cộng phụ thuộc rất nhiều vào đường sắt nội đô, luồng vận chuyển hành khách công cộng có khối lượng lớn sẽ do đường sắt đảm nhiệm. Xe buýt là phương tiện kết nối các khu vực dân cư không có mạng lưới đường sắt đô thị với các ga của đường sắt đô thị. Những khu vực có lưu lượng hành khách vừa và nhỏ vẫn do xe buýt đảm nhiệm. Ga đường săt đô thị sẽ là điểm trung chuyển của các loại phương tiện vận tải hành khách công cộng. Bảng 3.2. Số lượng xe buýt các loại đến năm 2020 cho 2 phương án vận chuyển TT Chỉ tiêu Chỉ số khai thác của xe bus (HK.Km) Tỷ lệ (%) Số lượng đầu xe Phương án xe buýt vận chuyển 22% khối lượng HK toàn thành phố 1 Loại xe buýt chuẩn 7000 60% 1490 2 Loại xe buýt trung bình 2520 32% 2200 3 Loại xe buýt nhỏ 1280 8% 1085 Cộng 4775 Phương án xe buýt vận chuyển 30% khối lượng HK toàn thành phố 1 Loại xe buýt chuẩn 7000 60% 1785 2 Loại xe buýt trung bình 2520 32% 2640 3 Loại xe buýt nhỏ 1280 8% 1300 Cộng 5725 (Nguồn: Quy hoạch phát triển VTHKCC thành phố Hà Nội đến năm 2010 và 2020) Đến năm 2010, phương tiện VTHKCC chủ yếu là xe buýt. Năm 2020, mạng lưới VTHKCC phụ thuộc rất nhiều vào đường sắt nội đô, luồng vận chuyển HKCC có khối lượng lớn sẽ do đường sắt đảm nhiệm. Xe buýt là phương tiện kết nối các khu vực dân cư không có mạng lưới đường sắt đô thị với các ga của đường sắt đô thị. 3.2.3. Mục tiêu và kế hoạch phát triển của Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội: a. Mục tiêu thực hiện kế hoạch: - Tiếp tục thực hiện áp dụng triệt để phân cấp quản lý điều hành và hệ thống quản lý chất lượng theo quy trình ISO của TCT đã ban hành. - Công tác bảo dưỡng sửa chữa, chỉnh trang phương tiện nhằm tăng số đầu phương tiện xe tốt khi ra tuyến hoạt động. + Nâng cao chất lượng bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật phương tiện. + Nâng cao tay nghề bậc thợ như: Tổ chức các lớp học đào tạo cho thợ BDSC, thi tay nghề bậc thợ. + Duy trì tốt việc ứng trực cứu hộ, vệ sinh phương tiện. - Tăng cường kiểm tra giám sát việc chấp hành quy chế của đội ngũ CNLX & NVBV. + Lập kế hoạch kiểm tra giám sát theo tuần, tháng trên các tuyến buýt. + Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên và các phòng ban Xí nghiệp lập kế hoạch tổ chức kiểm tra quy chế theo định kỳ. - Nâng cao chất lượng quản lý công tác điều hành các tuyến buýt. Nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng phục vụ. + Tăng cường phối hợp điều hành các tuyến buýt khi xảy ra sự cố (như tắc đường, ngập úng nước, hỏng xe,…) với các đơn vị và lực lượng điều hành Trung tâm. + Xây dựng phương án dự phòng phương tiện tập trung nhằm đảm bảo kế hoạch chỉ tiêu chuyến lượt, sản lượng của các tuyến buýt, đồng thời đảm bảo đúng kế hoạch đưa phương tiện vào thực hiện BDSC định kỳ. - Phối hợp với Trung tâm Đào tạo Tổng công ty tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho lái xe, nhân viên bán vé và các đối tượng khác. - Tiếp tục triển khai thực hiện việc điều hành quản lý các tuyến buýt thông qua hệ thống điều hành Tahco-GPS nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hạn chế những vi phạm trong hoạt động buýt. Bảng 3.3. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 STT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch năm 2009 1 Lượt xe Lượt 1.169.336 - Lượt xe buýt nội đô - nt - 1.110.206 - Lượt xe buýt kế cận - nt - 59.130 2 Khách vé lượt HK 28.531.344 - Khách vé lượt buýt nội đô HK 26.917.085 - Khách vé lượt buýt kế cận HK 1.614.259 3 Doanh thu vé lượt 1.000đ 105.856.569 - Doanh thu vé lượt buýt nội đô 1.000đ 87.964.299 - Doanh thu lượt buýt kế cận 1.000đ 17.892.270 4 Bảo dưỡng sửa chữa nội đô BD cấp 1 Lần 3.952 BD cấp 2 " 1.990 SCL Xe 65 (Nguồn xí nghiệp Xe Điện Hà Nội) b. Kế hoạch của Xí nghiệp đối với tuyến 35 Duy trì các kết quả đã đạt được trong năm 2008, tập trung mọi nguồn lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch VTHKCC, kế hoạch BDSC và các kế hoạch khác trong năm 2009. - Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt. - Tăng cường kiểm tra trên tuyến hạn chế thất thoát doanh thu, kiểm tra chất lượng dịch vụ xe buýt. - Đảm bảo ổn định sản xuất nâng cao hiệu quả. Bảng 3.4. Kế hoạch vận chuyển tuyến 35 năm 2009 TT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch 1 Số xe có (AC) Xe 19 2 Số xe vận doanh Xe 16 3 Số chuyến trong ngày Chuyến 126 4 Chuyến lượt thực hiện Lượt 5760 ( Nguồn : Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội ) 3.2.4. Căn cứ vào hiện trạng của tuyến. Để có thể đưa ra được những giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ trên tuyến trước hết ta phải tìm hiểu về hiện trạng về chất lượng dịch vụ trên tuyến. Tìm hiểu xem những gì còn hạn chế, còn thiếu những gì so với tiêu chuẩn và cần phải cải tạo những gì. Căn cứ vào những phân tích về chất lượng dịch vụ trên tuyến buýt số 35 ở chương 2 ta thấy còn một số hạn chế cần được cải tạo nâng cấp. Về tiêu chí không gian: Số điểm dừng đón trả khách không đúng quy định lớn K1=40% Hệ số thay đổi hành khách trên tuyến = 5.5 Về tiêu chí thời gian: Mức độ tin cậy về thời gian Kxe = 0.0026 Hệ số này cho thấy trên tuyến vẫn có những chuyến không được thực hiện theo biểu đồ, trung bình cứ 100 lượt thì có 1 lượt xe không được thực hiện. Thời gian trung bình của chuyến xe Tcxe = 1h45phút Về mức độ an toàn: Hệ số an toàn với hành khách K2HK = 0 Hệ số an toàn chuyến, lượt K2xe = 0 Mức độ an toàn cho phương tiện và hành khách trên xe an toàn. Về tổn hao năng lượng: Hệ số lợi dụng trọng tải tĩnh= 0.41 (41%) Hệ số lợi dụng trọng tải động= 0.43 (43%) Hệ số lợi dụng trọng tải thấp dẫn đến tổn hao năng lượng để phục vụ cho 1 hành khách lớn, mức độ gây ô nhiễm lớn Tình hình chất lượng dịch vụ trên tuyến mức độ thoải mái, tiện nghi trên xe kém, an toàn tại các điểm dừng thấp. Những bất cập gặp phải của tuyến như là quãng đường đi bộ quá xa, những điểm dừng đỗ không có nhà chờ gây khó chịu cho hành khách vào những lúc thời tiết xấu. Việc đưa ra những giải pháp này là cấp bách và cần thiết. 3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải HKCC trên tuyến 35 Vận tải hành khách công cộng bằng xe bus ngày càng phát triển. Nhu cầu sử dụng của người dân về loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe bus ngày càng nhiều đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực hơn nữa của các cơ quan nhà nước cũng như các đơn vị tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe bus. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe bus sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút người dân đi lại bằng xe bus và dần dần hình thành thói quen đi lại bằng xe bus, góp phần bảo vệ môi trường, giảm chi phí xã hội và tai nạn giao thông. 3.3.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng dịch vụ VTHKCC . Cơ sở hạ tầng bao gồm: điều kiện đường sá, các công trình giao thông trên đường, điểm đầu cuối và các điểm dừng đón, trả khách trên tuyến,…Nhưng điều kiện đường sá và các công trình phụ trợ trên đường: mặt cắt ngang đường, dải phân cách, vỉa hè, hành lang an toàn trên đường,…là yếu tố khách quan mà Xí nghiệp không thể nâng cấp cải tạo được. Vì vậy, ta chỉ đi vào nâng cấp, cải tạo trong khả năng của Xí nghiệp. a. Điểm đỗ đầu cuối. Điểm dừng đỗ được bố trí dọc theo các đường phố trong đô thị, với đặc điểm của người dân Việt Nam là thường mở các cửa hàng kinh doanh buôn bán dọc theo các con phố nên việc bố trí các điểm dừng, đỗ gặp nhiều khó khăn. Hành khách phải cảm nhận an toàn thoải mái khi vào các điểm đầu cuối (bãi đỗ xe Trần Khánh Dư, bãi đỗ xe Thanh Tước). Tại bến Trần Khánh Dư nằm trên vỉ hè đường làm hành khách cảm thấy khó chịu, mất an toàn vì có lưu lượng xe dưới lòng đường Trần Khánh Dư … những thông tin về chuyến đi tại điểm đầu cuối không đảm bảo đối với yêu cầu thông tin tại điểm đầu cuối vì vậy thông tin cần được bổ sung: tần suất chạy xe, giờ đóng bến và giờ mở bến, giờ xuất phát tại các điểm đầu cuối, thực tế bãi đỗ không có đủ diện tích cho hành khách đứng chờ xe. Hình 3.1.Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư và Thanh Tước BĐ xe Thanh Tước BĐ xe Trần Khánh Dư Bãi đỗ xe Thanh Tước: Bên trong là Công ty Phúc Lâm. Vì đây là bãi đỗ mới xây dựng và được sử dụng từ ngày 15/1/2009 kéo dài tuyến 35 (Trần Khánh Dư- Thanh Tước). Bãi đỗ này cũng chưa có đầy đủ thông tin cho hành khách. Bãi đỗ nằm cạnh đường, chiều rộng 6m, chiều dài 30m chỉ đủ cho 2 xe buýt đỗ. + Phải xây dựng nhà chờ cho hành khách. Bãi đỗ phải được làm vệ sinh thường xuyên hàng ngày, phải có thùng rác cho hành khách. Nghiêm cấm hành vi làm mất vệ sinh gây ô nhiễm môi trường như xả rác bừa bãi ra bến xe. Việc các hàng nước chiếm vị trí chờ của khách nên chấm dứt hoặc cần cho họ vào một vị trí khác. b. Về điểm dừng dọc đường: Một số điểm dừng cũ trên tuyến có lưu lượng hành khách lên xuống là lớn, có đủ diện tịch để cải tạo các điểm dừng này thành những điểm dừng có đầy đủ nhà chờ mái che và các thông tin cần thiết cho hành khách nên tại các điểm này cần phải được cải tạo thành những điểm dừng có nhà chờ có mái che và đầy đủ các thông tin dành cho hành khách. Năm 2008, tuyến 35 chạy từ Trần Khánh Dư đến Nam Thăng Long cự ly tuyến là 17km với 30 điểm dừng đỗ. Năm 2009, tuyến 35 kéo dài lộ trình 40km thành Trần Khánh Dư- Nam Thăng Long- Thanh Tước(Mê Linh) thêm 15 điểm dừng nữa. Như vậy có phương án về điểm dừng: Xây dựng thêm các nhà chờ tại các điểm dừng hoặc có thể lắp đặt các điểm dừng mới. Tuyến 35 chạy cả trong khu vực nội thành và ngoại thành, khoảng cách trung bình 0.77km. Ta có thể chia tuyến 35 thành hai đoạn tuyến nội thành và ngoại thành: - Đoạn I : từ Trần Khánh Dư – Bến Xe Nam Thăng Long + Đây là đoạn chạy trong nội thành Hà Nội, có 30 điểm dừng đỗ, khoảng cách trung bình giữa điểm dừng đỗ 567m > 350m. Như vậy số lượng điểm dừng là hợp lý không cần bổ xung thêm điểm dừng đỗ. + Theo chiều từ Trần khánh Dư- Bến xe Nam Thăng Long có 30 điểm dừng đỗ trong đó có 18 điểm dừng có nhà chờ, thông tin đầy đủ cho hành khách còn lại 12 điểm dừng đỗ chưa có nhà chờ nhưng có những điểm có đủ diện tích xây dựng nhà chờ cho hành khách như: 94 Bà Triệu, 120 Đại Cồ Việt, 115M2 Huỳnh Thúc Kháng, 108 Cầu Giấy, 1152D Đường Láng, 105 K2 Nguyễn Phong Sắc, tại đây có đủ diện tích vỉ hè xây dựng nhà chờ cho hành khách. Hình 3.2. Điểm dừng 108 Cầu Giấy và 1152D Đường Láng (cần bố trí nhà chờ) + Theo chiều Nam Thăng Long – Trần Khánh Dư: Có 29 điểm dừng trong đó có 12 điểm dừng có nhà chờ cho hành khách nhưng lại có 4 điểm có nhà chờ chưa đạt tiêu chuẩn: đối diện 1166 Đường láng, đối diện 1014 Đường láng, 159 Thái Hà, 57A Huỳnh Thúc Kháng cần được nâng cấp và còn có điểm dừng có đủ diện tích để xây dựng nhà chờ cho hành khách: 149 Phố Huế, 35 Trần Hưng Đạo, 251 chùa Bộc, 165 Cầu Giấy. Đoạn II: Nam Thăng Long – Thanh Tước: Đoạn này tuyến 35 chạy qua đường cao tốc Bắc Thăng Long , có đoạn tuyến chạy qua Cầu Nam Thăng Long dài khoảng 6km không đặt được điểm dừng đỗ vì gây nguy hiểm cho phương tiện vào điểm dừng. Cự ly đoạn tuyến dài khỏang 23 km chỉ có 15 điểm dừng đỗ nên khoảng cách trung bình giữa hai điểm dừng là 1.13 km, khoảng cách này khá lớn. Mà theo khảo sát từ điểm Ngã tư Xuân Đỉnh đếm điểm Khu công nghiệp Bắc Thăng Long rất dài khoảng 8km.Vì vậy ta có phương án đặt thêm hai điểm dừng đỗ cắm biển báo tại điểm đầu cầu Nam Thăng Long cách điểm dừng Ngã tư Xuân Đỉnh 700m và điểm cuối Cầu Nam Thăng Long cách điểm dừng KCN Bắc Thăng Long 900m theo chiều đi và theo chiều về đặt điểm dừng tại điểm cách Ngã tư Xuân Đỉnh khoảng 800m, điểm cách điểm Đối diện UBND xã Kim Chung 1000m. + Khi đó khoảng cách trung bình giữa các điểm đỗ từ Nam Thăng Long – Thanh Tước ( thông thường sẽ không kể đoạn cầu Nam Thăng Long) là: 1km + Theo chiều Nam Thăng Long – Thanh Tước: có 15điểm dừng chỉ có 2 điểm có nhà chờ cho hành khách: đối diện UBND xã Kim Chung, Đầm Vân Trì. + Theo chiều Thanh Tước có 15 điểm dừng chỉ có 2 điểm dừng có nhà chờ đạt tiêu chuẩn theo mỗi chiều xe chạy còn lại 13 điểm chỉ đạt được biển báo (pano). Nhưng thực tế có điểm Khu Công Nghiệp Bắc Thăng Long có đủ diện tích để xây dựng nhà chờ và điểm Ngã tư Xuân Đỉnh có đủ diện tích để xây dựng nhà chờ, mà điểm này có tới 8 tuyến xe buýt chạy qua như tuyến 35, 28,14, 46, 45, 53,.. nên cần xây dựng nhà chờ tại điểm này. Hình 3.1. Điểm dừng ngã tư Xuân Đỉnh và đối diện Đầm Vân Trí. (cần bố trí nhà chờ) + Các điểm dừng có vỉa hè chật hẹp không thể bố trí nhà chờ thì có thể chỉ cắm biển báo điểm dừng xe buýt nhưng trên biển báo phải có đầy đủ các thông tin: tên điểm dừng, lộ trình rút ngắn các tuyến chạy qua như: Nhà Máy Xuân Kiên, Làng Đại Tự, Đền Hai Bà Trưng… Hình 3.1. Điểm dừng Làng Đại Tự và đối diện Nhà máy Xuân Kiên. Tại các điểm dừng dọc đường, hành khách cũng phải được biết các thông tin về tuyến: lộ trình tuyến, thời gian đóng, mở tuyến, tần suất tuyến,…nhưng tại các điểm dừng trên tuyến chỉ có thông tin về lộ trình rút gọn của tuyến mà không có thông tin về tần suất chạy xe của tuyến hay giờ đóng, mở tuyến. Vì vậy, tại các điểm dừng dọc đường phải có biển báo, trên đó có ghi đầy đủ các thông tin cần thiết. Tóm lại,theo các giải pháp nâng cao chất, xây dựng thêm các nhà chờ , đặt thêm điểm dừng đỗ trên tuyến ta có bảng: Bảng 3.5a. Điểm dừng đỗ theo chiều Trần Khánh Dư- Nam Thăng Long ĐD Tên điểm dừng đỗ Thực trạng Ghi chú Giải Pháp 1 Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư 2 92, 94 Bà Triệu Pano Có đủ diện tích Xây dựng nhà chờ 3 120 Đại Cồ Việt Pano Có đủ diện tích Xây dựng nhà chờ 4 115 M2 Huỳnh Thúc Kháng Pano Có đủ diện tích Xây dựng nhà chờ 5 1152D Đường Láng Pano Có đủ diện tích Xây dựng nhà chờ 6 106- 108 Cầu Giấy Pano Có đủ diện tích Xây dựng nhà chờ 7 105 K2 Nguyễn Phong Sắc pano Có đủ diện tích Xây dựng nhà chờ 8 Đối diện 88 Phạm Văn Đồng(Ngã 4 Phạm Văn Đồng – Xuân Đỉnh) Pano Có đủ diện tích Xây dựng nhà chờ 9 Đầu cầu Nam Thăng Long Pano Khoảng cách điểm dừng lớn Xây dựng mới 10 Cuối cầu Nam Thăng Long Pano Khoảng cách điểm dừng lớn Xây dựng mới 11 Đối diện Bệnh viện đa khoa Mê Linh Pano Có đủ diện tích nhưng chỉ có 1 tuyến 35 chạy qua Giữ nguyên 12 Đầu B: Thanh Tước Bảng 3.5b. Điểm dừng đỗ theo chiều từ Thanh Tước- Trần Khánh Dư ĐD Tên điểm dừng đỗ Thực trạng Chú ý Giải pháp 1 Đầu B: Thanh Tước Pano 2 Đầu Cầu Nam Thăng Long Pano Khoảng cách dừng lớn Xây dựng điểm mới 3 Cuối cầu Nam Thăng Long Pano Khoảng cách dừng lớn Xây dựng điểm mới 4 96-Phạm Văn Đồng(Ngã 4 Phạm Văn Đồng – Xuân Đỉnh) Pano Có đủ diện tích Xây dựng nhà chờ 5 Đối diện 1166 Đường Láng Nhà chờ Mái nhựa Sửa Mái 6 Đối diện 1014 Đường Láng- Cầu Cót Nhà chờ Mái nhựa Sửa Mái 7 57A Huỳnh Thúc Kháng Nhà chờ Mái hỏng Sửa mái 8 251 Chùa Bộc Pano Có 9 tuyến buýt Xây dựng nhà chờ 9 65 Đại Cồ Việt Pano Có đủ diện tích Xây dựng Nhà chờ 10 149 Phố Huế Pano Có đủ diện tích Xây dựng Nhà chờ 11 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu – 35 Trần Hưng Đao Pano Có đủ diện tích Xây dựng Nhà chờ 12 Đầu A: BĐXTrần Khánh Dư b. Về các điểm bán vé tháng. Cần phải cải thiện tình trạng chen lấn, xô đẩy khi hành khách đi dán vé tháng vào những ngày cuối tháng: Xây dựng các điểm bán vé tháng rộng hơn. Tăng cường nhân viên bán vé vào những ngày cao điểm cuối tháng Tạo lối đi hàng một trước cửa dán tem vé tháng để tránh tình trạng chen lấn xô đẩy. 3.3.2. Giải pháp về phương tiện trên tuyến. Phương tiện là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ vận tải trên tuyến.Nếu phương tiện cũ nát sẽ làm lái xe và hành khách khó chịu không thoải mái, phương tiện cũ lưu thông trên đường gây nguy hiểm cho hành khách và những phương tiện khác. Phương tiện ảnh hưởng đến thời gian đi lại của hành khách cũng như ảnh hưởng đến tính chính xác về thời gian của hành trình. Từ 15/1/2009 tuyến xe 35 kéo dài cự ly vận chuyển từ 17 km thành 40km chạy từ Trần Khánh Dư – bến xe Nam Thăng Long – Thanh Tước nên thời gian chạy của tuyến dài hơn, dãn cách chạy xe sẽ dài hơn. Vì vậy ta có phương án : Giữ nguyên số phương tiện và phải tổ chức vận tải phù hợp Đầu tư phương tiện. Phương án 1: Đầu tư phương tiện Giữ nguyên thời gian đóng, mở bến: Mở bến 5h:00 Đóng bến 21h:00 Số phương tiện cần đầu tư Dãn cách chạy xe: Giờ cao điểm: 15phút/lượt Giờ thấp điểm: 20phút/lượt Ta có số xe vận doanh cần thiết là trên tuyến là: Avd = Trong đó: Tv là thời gian 1 vòng xe. Imin là dãn cách chạy xe giờ cao điểm Trong chương 2 ta có: Tcxe = 1h52phút = 112phú
Tài liệu liên quan