Đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho sinh viên thông qua dạy học môn Kĩ thuật số

1. Mở đầu Theo [3],[10],[11],[14], có rất nhiều định nghĩa về sáng tạo, nhưng dù định nghĩa như thế nào thì sáng tạo đều có đặc điểm chung là một quá trình hoạt động của con người nhằm tìm ra cái mới. Năng lực sáng tạo thể hiện ở khả năng giải quyết vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra, khả năng tạo ra những cái mới đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống. Không thể lĩnh hội sáng tạo nhờ thu nhập thông tin truyền miệng, những kinh nghiệm và những cái đã biết. Để sáng tạo, người học bắt buộc phải hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức. Dạy học sáng tạo là quá trình dạy học tập trung mục tiêu phát triển năng lực và tư duy sáng tạo của người học, đề cao vấn đề dạy phương pháp học tập cho người học hơn là dạy nội dung học tập. Tạo nhiều cơ hội cho người học tham gia quá trình lĩnh hội kiến thức. Dạy học sáng tạo sẽ giúp người học phát triển được đầy đủ các cấp độ nhận thức của bản thân: 1. Biết (Knowledge): Ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ, nguyên lí dưới hình thức mà sinh viên đã được học. 2. Hiểu (Comprehension): Hiểu các tư liệu đã được học, người học phải có khả năng diễn giải, mô tả tóm tắt thông tin thu thập được. 3. Ứng dụng (Application): Ứng dụng được các thông tin, kiến thức vào tình huống khác với tình huống đã học. 4. Phân tích (Analysis): Biết tách từ tổng thể thành bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các thành phần đó với nhau cùng với cấu trúc của chúng. 5. Tổng hợp (Synthesis): Biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể ban đầu. 6. Đánh giá (Evaluation): Biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và đánh giá trên cơ sở tiêu chí xác định. 7. Chuyển giao: Có khả năng diễn giải, thuyết phục và truyền thụ các kiến thức đã tiếp thu được cho đối tượng khác. 8. Sáng tạo: Sáng tạo ra cái mới trên cơ sở các kiến thức đã tiếp thu được. Nội dung bài báo này xây dựng cơ sở lí luận dạy học phát triển năng lực sáng tạo của SV, từ đó đưa ra các biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho SV thông qua dạy học môn KTS theo định hướng: tổ chức cho sinh viên có điều kiện tự tìm tòi, phát hiện kiến thức mới . Thông qua các hoạt động đó nhằm phát huy tích tích cực chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng lòng say mê hứng thú và ý chí học tập của SV.

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 78 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho sinh viên thông qua dạy học môn Kĩ thuật số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0203 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 117-129 This paper is available online at ĐỀ XUẤTMỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN THÔNG QUA DẠY HỌCMÔN KĨ THUẬT SỐ Nguyễn Quốc Vũ Trường Đại học Đồng Tháp Tóm tắt. Bài báo đưa ra cơ sở khoa học về dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên (SV), trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho SV thông qua dạy học môn “Kĩ thuật số” theo hướng tích hợp giữa bài giảng lí thuyết và thực hành, giữa lí thuyết và bài tập, giữa bài giảng lí thuyết với mô phỏng bằng phần mềm. . .Giúp SV tự tìm hiểu kiến thức và giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tế trong dạy học môn “Kĩ thuật số”, góp phần hình thành năng lực sáng tạo cho SV. Từ khóa: Sáng tạo, năng lực sáng tạo, tích hợp, dạy học phát triển năng lực sáng tạo. 1. Mở đầu Theo [3],[10],[11],[14], có rất nhiều định nghĩa về sáng tạo, nhưng dù định nghĩa như thế nào thì sáng tạo đều có đặc điểm chung là một quá trình hoạt động của con người nhằm tìm ra cái mới. Năng lực sáng tạo thể hiện ở khả năng giải quyết vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra, khả năng tạo ra những cái mới đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống. Không thể lĩnh hội sáng tạo nhờ thu nhập thông tin truyền miệng, những kinh nghiệm và những cái đã biết. Để sáng tạo, người học bắt buộc phải hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức. Dạy học sáng tạo là quá trình dạy học tập trung mục tiêu phát triển năng lực và tư duy sáng tạo của người học, đề cao vấn đề dạy phương pháp học tập cho người học hơn là dạy nội dung học tập. Tạo nhiều cơ hội cho người học tham gia quá trình lĩnh hội kiến thức. Dạy học sáng tạo sẽ giúp người học phát triển được đầy đủ các cấp độ nhận thức của bản thân: 1. Biết (Knowledge): Ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ, nguyên lí dưới hình thức mà sinh viên đã được học. 2. Hiểu (Comprehension): Hiểu các tư liệu đã được học, người học phải có khả năng diễn giải, mô tả tóm tắt thông tin thu thập được. 3. Ứng dụng (Application): Ứng dụng được các thông tin, kiến thức vào tình huống khác với tình huống đã học. 4. Phân tích (Analysis): Biết tách từ tổng thể thành bộ phận và biết rõ sự liên hệ giữa các thành phần đó với nhau cùng với cấu trúc của chúng. 5. Tổng hợp (Synthesis): Biết kết hợp các bộ phận thành một tổng thể mới từ tổng thể ban đầu. Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 10/10/2016. Liên hệ: Nguyễn Quốc Vũ, e-mail: nqvu@dthu.edu.vn 117 Nguyễn Quốc Vũ 6. Đánh giá (Evaluation): Biết so sánh, phê phán, chọn lọc, quyết định và đánh giá trên cơ sở tiêu chí xác định. 7. Chuyển giao: Có khả năng diễn giải, thuyết phục và truyền thụ các kiến thức đã tiếp thu được cho đối tượng khác. 8. Sáng tạo: Sáng tạo ra cái mới trên cơ sở các kiến thức đã tiếp thu được. Nội dung bài báo này xây dựng cơ sở lí luận dạy học phát triển năng lực sáng tạo của SV, từ đó đưa ra các biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho SV thông qua dạy học môn KTS theo định hướng: tổ chức cho sinh viên có điều kiện tự tìm tòi, phát hiện kiến thức mới ... Thông qua các hoạt động đó nhằm phát huy tích tích cực chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng lòng say mê hứng thú và ý chí học tập của SV. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở khoa học dạy học phát triển năng lực sáng tạo của SV 2.1.1. Sáng tạo Sáng tạo là một quá trình hoạt động trí tuệ chứ không đơn thuần chỉ là sản phẩm. Sáng tạo luôn dựa trên một nền tảng cơ bản là các kiến thức và kĩ năng mà một người có được trong các lĩnh vực khoa học. Học sáng tạo đòi hỏi dạy phải là một quá trình sáng tạo và phát triển sự sáng tạo, là thực hành các phương pháp sáng tạo để SV phát triển trí tuệ sáng tạo [12]. Theo PGS.TSKH Phan Dũng [7] sáng tạo là quá trình suy nghĩ đưa người không biết cách đạt đến mục đích đến biết cách đạt đến mục đích, từ không biết cách tối ưu đạt đến mục đích đến biết cách tối ưu đạt đến mục đích trong một số cách đã biết. Theo PGS.TS Tôn Thân [9] cho rằng sáng tạo là một dạng tư duy độc lập, tạo ra ý tưởng mới, độc đáo và có hiệu quả giải quyết vấn đề cao. Ý tưởng mới thể hiện ở khả năng tạo ra cái mới, phát hiện vấn đề mới, tìm ra hướng đi mới, tạo ra kết quả mới. Theo Deway và Vygotsky [2] thì sáng tạo là kết quả kinh nghiệm từ các trò chơi thơ ấu, khả năng tưởng tượng và tư duy (đặc biệt là tư duy phê phán). Theo quan điểm của nhà tâm lí học J.P.Guilford [1, 134-135] có ba đặc trưng cơ bản của tư duy sáng tạo, đó là: - Tính mềm dẻo: là năng lực dễ dàng chuyển dịch hoạt động tư duy này sang hoạt động tư duy khác. - Tính thuần thục: biểu hiện ở khả năng chiếm lĩnh kiến thức, tư duy, năng lực trong việc giải quyết vấn đề đặt ra một cách đa dạng và tối ưu. - Tính độc đáo: là khả năng lựa chọn và giải quyết vấn đề không theo lối mòn tư duy sẵn có (tư duy độc đáo là quan trọng nhất) 2.1.2. Năng lực sáng tạo Năng lực sáng tạo là cái tiềm ẩn bên trong cá nhân, sáng tạo là sự hiện thực hóa năng lực sáng tạo của chủ thể bằng những sản phẩm sáng tạo. Một khi có năng lực sáng tạo thì liệu có ngay sản phẩm sáng tạo hay không? Trong đa số trường hợp, có năng lực sáng tạo của bản thân cá nhân thì chưa đủ, cần phải có điều kiện, môi trường sáng tạo để năng lực sáng tạo đó phát huy. Như vậy để SV sáng tạo được cần các yếu tố như: Năng lực và phẩm chất cá nhân, các quá trình tâm lí-xã hội, môi trường sáng tạo, phương pháp sáng tạo, quy trình sáng tạo, ứng dụng ý tưởng sáng tạo vào thực tiển để tạo nên sự sáng tạo. Theo tác giả Trần Thị Bích Liễu (2013) [12], Năng lực sáng tạo được xem là khả năng của 118 Đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho sinh viên... một người sản sinh các ý tưởng mới, nhìn nhận vấn đề theo cách mới, phát hiện cái mới trong cấu trúc cũ của sự vật hiện tượng để tạo ra các sản phẩm mới. Sản phẩm của sáng tạo là ý tưởng, vận dụng mới, cấu trúc hay dịch vụ mới hay là một thị trường mới trong kinh doanh. Như vậy, “Năng lực sáng tạo dựa trên tổ hợp phẩm chất độc đáo của cá nhân đó”, vậy tổ hợp đó ở đây là gì? Đó chính là những đặc điểm về tâm - sinh lí (thể lực, trí tuệ. . . ) của chủ thể, nhưng không phải là toàn bộ những yếu tố tâm - sinh lí mà chỉ có những yếu tố nào góp phần (hay tham gia) đáng kể vào việc hình thành nên sản phẩm sáng tạo [13]. 2.1.3. Dạy học phát triển năng lực sáng tạo Trong một nghiên cứu của tác giả Davies (2010) về dạy học phát triển năng lực sáng tạo, ông đã chỉ ra các phẩm chất năng lực cần phát triển của học sinh, đặc biệt là các học sinh ở những cấp mầm non, tiểu học khi phát triển năng lực sáng tạo, và ông cũng nhấn mạnh rằng để dạy học phát triển năng lực sáng tạo thì GV cần hiểu được bản chất của sáng tạo và những phẩm chất năng lực cần có để sáng tạo, tầm quan trong của khoa học đối với sự sáng tạo của người học. Nghiên cứu của tác giả Sahlberg (2009) [8] về dạy học sáng tạo, ông chỉ ra rằng: Dạy học sáng tạo là sử dụng các phương pháp tiếp cận giàu tưởng tượng để làm cho quá trình học tập trở nên thú vị và có hiệu quả. Dạy học để phát triển sự sáng tạo là làm cho các hình thức dạy học có mục đích hướng đến phát triển tư duy và hành vi sáng tạo cho người học. Và ông cũng đưa ra 3 đặc trưng để dạy học phát triển sự sáng tạo đó là: - Làm cho người học hiểu được năng lực sáng tạo của họ - Làm cho người học tin tưởng họ có khả năng sáng tạo - Làm cho người học phát triển được tiềm năng bên trong của họ, kích thích tính tò mò, khám phá của họ... để họ có thể tự mình sáng tạo những cái mơi. Một nghiên cứu của tác giả Cropley (1997) về sáng tạo và dạy học phát triển sáng tạo cũng đã chỉ ra một số đặc điểm của người GV dạy học phát triển sự sáng tạo của học sinh trong lớp học như: Khuyến khích học sinh tự đánh giá, tạo cơ hội cho các em học sinh tự nhận xét các câu hỏi và các câu trả lời một cách nghiêm túc, khuyến khích sự mạnh dạn của học sinh, chấp nhận những câu trả lời sai, giúp các em có khả năng hiểu và đánh giá các ý tưởng sáng tạo, sử dụng các công cụ công nghệ thông tin (CNTT) nhằm làm rõ những vấn đề cho học sinh, từ đó giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo. Nghiên cứu của GS-TS Trần Bá Hoành về “Phát triển trí sáng tạo của học sinh và vai trò của GV” cũng nêu lên rằng: Dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thì GV phải biết luyện tập cho các em nhìn nhận được mỗi sự kiện với các góc độ khác nhau, đặt ra những giả thuyết khi lí giải một hiện tượng bằng các câu hỏi vì sao? đề xuất những giải pháp khác nhau khi xử lí một tình huống, giúp học sinh không nghĩ cứng nhắc theo một quy tắc lí thuyết đã học trước đó... Như vậy, phát triển năng lực sáng tạo cho SV trong dạy học là người GV phải biết định hướng cho SV biết nhìn bài toán theo một khía cạnh mới, nhìn bài toán theo nhiều góc độ khác nhau, nhiều cách giải khác nhau, kích thích trí tưởng tượng và óc sáng tạo, tạo cho SV động não, giúp SV trãi nghiệm sự sáng tạo, tạo nhóm sáng tạo... Để làm được việc đó trực tiếp cho SV, hơn ai hết chính những người GV phải đổi mới phương pháp dạy học từ mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức dạy học cho đến cách đánh giá sao cho SV đạt được sự sáng tạo và phát huy tính tích cực tự lực của SV. 119 Nguyễn Quốc Vũ 2.2. Cơ sở khoa học đổi mới phương pháp dạy môn Kĩ thuật số 2.2.1. Mục tiêu môn học Kĩ thuật số Môn học KTS trang bị cho người học những kiến thức về: - Các hệ thống số, các cổng logic cơ bản, các định lí cơ bản của đại số Boole. - Các mạch tổ hợp, mạch tuần tự, - Cấu trúc hoạt động các vi mạch số cơ bản TTL và CMOS, các thông số đặc tính của vi mạch số, phân loại các họ vi mạch. - Nguyên lí chuyển đổi giữa tín hiệu tương tự và tín hiệu số. - Cấu trúc hoạt động và ứng dụng của bộ nhớ, nguyên lí các mạch dao động số. Và những kĩ năng về: - Đọc các thông số và sử dụng được các vi mạch số tích hợp. - Thiết kế mạch điện tử số theo yêu cầu. 2.2.2. Phân tích đặc điểm môn Kĩ thuật số Qua nhiều năm phân tích, thiết kế chương trình giảng dạy môn KTS, tác giả đúc kết một số đặc điểm cơ bản của môn này như sau: + KTS có nội dung gần gũi với các phương tiện thiết bị hiện đại mà bất cứ ai cũng thường xuyên sử dụng như đồng hồ số, điều khiển thang máy, truyền hình số. + KTS có nhiều ứng dụng thực tế, bài tập có nhiều lời giải độc đáo, GV có thể khuyến khích SV áp dụng tư duy sáng tạo, các kĩ năng giải quyết vấn đề liên quan. + Thiết bị thực hành KTS gọn nhẹ, đảm bảo tính mĩ thuật và dễ sử dụng. Các bài thực hành nhằm kiểm chứng lí thuyết đã học, giúp cho SV làm quen với các kĩ năng nghề điện tử, GV có thể thiết kế các bài dạy kết hợp lí thuyết và thực hành; lí thuyết kết hợp với mô phỏng để SV tự kiểm chứng tạo hứng thú cho người học. + Trước đây việc dạy môn KTS thường tách lí thuyết và thực hành riêng biệt, học xong lí thuyết một thời gian dài mới thực hành, kiến thức SV nắm chưa vững nên rất dễ quên. Khi CNTT phát triển có thể kết hợp dạy lí thuyết và thực hành ngay trong một tiết học sẽ khắc phục nhược điểm trên. + Nội dung môn KTS phù hợp với phương pháp dạy học như đàm thoại, trực quan, thảo luận để phát huy tính tích cực và sự sáng tạo của người học + Môn KTS có nhiều nội dung có thể áp dụng dạy học theo dự án. SV tự nghiên cứu thực hiện một nhiệm vụ do GV đặt ra để tạo ra sản phẩm. SV được đặt vào vị trí chủ động nhất: tìm tòi, phát hiện và độc lập giải quyết bài toán nêu ra. 2.2.3. Mục tiêu yêu cầu đào tạo SV ngành SPKT Công nghiệp trong giai đoạn mới Nhờ sức mạnh máy tính nối mạng, điện toán đám mây, toàn bộ thông tin của thế giới có thể được đưa vào những chiếc máy iPod, giáo án có thể truyền qua Internet tới các bảng điện tử trong lớp học hoặc trên các máy tính cá nhân ở nhà của từng sinh viên, . . . Khi đó người học có thể dễ dàng tìm ra câu trả lời nhanh hơn bất cứ giáo sư nào . . . và những phát minh đột phá của công nghệ thông tin & truyền thông (ICT) đang thách thức thế giới cải tổ lại giáo dục, làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách tư duy và cách ra quyết định. Đặc biệt ICT đã làm cho cách dạy và cách học sẽ phải thay đổi về chất. Yêu cầu cốt lõi của phương pháp học mới là học cách tư duy, học cách sáng tạo. Do đó dạy 120 Đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho sinh viên... học môn KTS cũng phải thay đổi: không đặt nặng vào truyền thụ kiến thức, nội dung mà tập trung chọn lựa nội dung và phương pháp sao cho người học có điều kiện rèn luyện năng lực sáng tạo nhất. Từ những cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực sáng tạo trên và điều kiện trang thiết bị thực hành của Khoa Vật lí Đại học Đồng Tháp, tác giả đã triển khai nhiều biện pháp tổ chức dạy học cho môn KTS [4]. Tuy nhiên do khuôn khổ bài báo, tác giả chỉ trình bày một số biện pháp sau: 2.3. Một số biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho SV Biện pháp 1: rèn luyện khả năng thiết kế mạch điện tử bằng phần mềm mô phỏng Có rất nhiều phần mềm mô phỏng mạch điện như: Proteus (ISIS), Multisim, New wave concept. . . Trong khuôn khổ bài báo này tác giả chọn phần mềm ISIS vì những tiện lợi của nó mang lại. a. Sơ lược phần mềm mô phỏng ISIS ISIS đã ra đời và phát triển trên 22 năm nay bởi Labcenter Electronic – một công ty sản xuất phần mềm CAD của Anh và được hàng trăm nghìn người sử dụng trên khắp thế giới. Với ISIS chúng ta có thể mô phỏng được hầu hết các dạng mạch điện tử (tương tự, số, vi điều khiển) cũng như hỗ trợ kết xuất mạch điện sang ARES hoặc một chương trình CAD Layout khác để vẽ mạch in (có thể xem thêm tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm ISIS). Giao diện phần mềm: Hình 1: Giao diện phần mềm ISIS b. Xây dựng bài giảng: Thiết kế mạch đếm số BCD từ 00 đến 65 sử dụng IC 7490 như sau: Trình tự gồm 3 phần: GV thuyết trình, kết nối mạch và SV thiết kế mạch theo yêu cầu của GV Giảng viên: Bước 1: Giải thích chức năng mạch đếm, ứng dụng mạch đếm trong cuộc sống; giải thích bảng trạng thái, chức năng và các thông số của IC Bước 2: Đặt các câu hỏi liên quan đến cấu trúc bên trong IC để SV tự nghiên cứu: Bước 3: Kết nối mạch và mô phỏng bằng phần mềm như hình 4 121 Nguyễn Quốc Vũ Hình 2. Sơ đồ chân và sơ đồ kí hiệu của IC 74LS90. Hình 3: Bảng trạng thái của IC 7490 Hình 4: Mạch đếm từ 00 đến 65 sử dụng IC 7490 Bước 4: Gợi mở, phát huy tính sáng tạo cho sinh viên: trong cuộc sống thực tế chúng ta cần những mạch đếm khác nhau để hiển thị theo những yêu cầu cụ thể nào đó. Ví dụ hiển thị giờ (đếm 12 hoặc 24), phút, giây (đếm 59).Yêu cầu sinh viên thiết kế mạch đếm phút, giây (từ 00 đến 59). Sinh viên thực hiện theo yêu cầu của giảng viên: Phân tích các trạng thái ngõ ra của IC 7490. Ở hàng giây nếu đếm từ 00 đến 59 rồi quay về 00 thì ta phải lấy trạng thái sau đó (số 60, số BCD là 0110.0000) tác động vào chân reset để cho 122 Đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho sinh viên... tất cả các ngõ ra của 02 IC 7490 đều về 0. Tương tự cho 02 IC hàng phút. Đồng thời nếu hàng giây đếm đến 59 và trở về 00 thì hàng phút sẽ nhảy lên 01. Từ lí thuyết và bảng trạng thái của IC 7490 ta thấy tất cả ngõ ra của IC 7490 sẽ về 0 nếu hai chân Reset được tác đồng đồng thời ở mức 1. Với những phân tích trên sinh viên sẽ kết nối được sơ đồ mạch điện như sau: Hình 5: Mạch đếm phút, giây sử dụng IC 7490 Biện pháp 2: rèn luyện khả năng hành động, thực hành a. Giới thiệu kit thực hành kĩ thuật số Khảo sát bộ thí nghiệm kĩ thuật số: Sơ đồ bo mạch thí nghiệm số như hình 6 Hình 6. Hình bo bộ thí nghiệm kĩ thuật số Sau khi kết thúc phần mạch đếm và giải mã hiện thị, sinh viên đã được học qua các IC đếm như: 7490, 7493, 74192. . . b. Xây dựng bài giảng Thiết kế mạch đếm số BCD từ 00 đến 99 sử dụng IC 7490 như sau: Trình tự gồm 3 phần: GV thuyết trình, kết nối mạch và SV thiết kế mạch theo yêu cầu của GV 123 Nguyễn Quốc Vũ Giảng viên : Bước 1, Bước 2: Giống phần 2.2.1 Bước 3: Kết nối mạch như hình 7 Hình 7: Mạch đếm BCD từ 00 đến 99 sử dụng 2 IC 74LS90 Bước 4: Gợi mở, phát huy tính sáng tạo cho sinh viên Đây là bước then chốt trong việc phát huy năng lực sáng tạo của sinh viên vì vậy tùy theo đối tượng sinh viên mà giảng viên sẽ đưa ra những vấn đề phù hợp để sinh viên giải quyết với yêu cầu gắn liền với thực tiễn. Ví dụ trong bài này giảng viên có thể gợi ý như sau: trong cuộc sống thực tế chúng ta cần những mạch đếm khác nhau để hiển thị theo những yêu cầu cụ thể nào đó như: hiển thị giờ (đếm 12 hoặc 24), phút, giây (đếm 59). Yêu cầu sinh viên thiết kế mạch đếm phút, giây (từ 00 đến 59). Sinh viên thiết kế mạch theo yêu cầu giảng viên Để thực hiện được yêu cầu của giảng viên, sinh viên cần phải hiểu được hoạt động của mạch hình 4, tiếp đến phân tích các trạng thái ngõ ra của IC 7490: ở hàng giây nếu đếm từ 00 đến 59 rồi quay về 00 thì ta phải lấy trạng thái sau đó (số 60, số BCD là 0110.0000) tác động vào chân reset để cho tất cả các ngõ ra của 02 IC 7490 đều về 0. Tương tự cho 02 IC hàng phút. Đồng thời nếu hàng giây đếm đến 59 và trở về 00 thì hàng phút sẽ nhảy lên 01. Từ lí thuyết và bảng trạng thái của IC 7490 ta thấy tất cả ngõ ra của IC 7490 sẽ về 0 nếu hai chân Reset được tác đồng đồng thời ở mức 1. Để giải quyết được vấn đề trên sinh viên phải vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học để tạo ra những cái mới riêng, có ích cho bản thân. Từ những lập luận trên sinh viên sẽ kết nối được mạch nguyên lí như hình 8. Để kiểm chứng lại và vận dụng vào thực tiễn sinh viên sẽ lắp mạch trên kit thực hành như hình 9: Như vậy qua bài giảng này sinh viên có thể biết được ứng dụng của mạch đếm trong thực tiễn đồng thời hình thành năng lực sáng tạo thông qua việc giải quyết các vấn đề mà giảng viên đặt ra để đúc kết thành những cái mới hữu ích cho bản thân. Biện pháp 3: Rèn luyện khả năng tự nghiên cứu, tự tìm kiếm tri thức của SV Thay vì thuyết trình trong giờ học, giảng viên “rời rạc hóa” nội dung bài học.giảng viên không trình bày tất cả mà chỉ trình bày những điều cốt lõi, sau đó hướng dẫn sinh viên tiếp tục hoàn thiện nội dung bài học còn lại Ví dụ bài MẠCH CHUYỂN ĐỔI MÃ 124 Đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho sinh viên... Hình 8.Mạch đếm BCD từ 00 đến 99 sử dụng 2 IC 74LS90 Hình 9: Mạch đếm phút, giây sử dụng IC 7490 Trình tự gồm 3 phần: GV thuyết trình, SV giải bài tập và đưa nội dung bài học để SV tự học ở nhà. Giảng viên: GV trình bày lí thuyết chung mạch mã hóa và giải mã, cách lập bảng trạng thái mạch mã hóa 8 sang 3 như hình 10 Sinh viên giải bài tập tại lớp: Từ bảng trên, SV tự nghiên cứu để tính các thông số: 125 Nguyễn Quốc Vũ Hình 10. Bảng trạng thái mạch mã hoá 8 sang 3 Y0 = I1 + I3 + I5 + I7 Y1 = I2 + I3 + I6 + I7 Y2 = I4 + I5 + I6 +I7 Dựa vào 3 biểu thức trên ta có thể vẽ được mạch logic như hình 11 : Hình 11. Cấu trúc mạch mã hoá 8 sang 3 Nội dung SV tự học ở nhà: Trên cơ sở nằm vững “Mã hóa 8 đường sang 3 đường”, GV giao về nhà tự học cho SV những nội dung tương tự như “Mã hóa 10 đường sang 4 đường”. . . . Biện pháp 4: Rèn luyện SV khả năng nghiên cứu độc lập Đối với nội dung bài học là các ứng dụng thực tế, GV khai thác vẻ hấp dẫn bên ngoài của bài học để tạo cho SV hứng thú khi học. GV hướng dẫn SV tự nghiên cứu, vận dụng bài học vào thực tế để khám phá cái mới cái chưa biết. Ví dụ BÀI: MẠCH ĐA HỢP & GIẢI ĐA HỢP Trình tự: Giảng viên hướng dẫn SV nghiên cứu, SV trình bày tại lớp Giảng viên: GV đặt câu hỏi: Làm sao để 8 người ở 1 đầu nói và nghe được 8 người ở đầu bên kia cùng một lúc?. Ta không thể dùng 8 đường dây để kết nối cho 8 đường tín hiệu được vì tốn kém, bị nhiễu giữa các đường dây hay suy giảm tín hiệu trên đường dây đặc biệt khi khoảng cách truyền xa lên hay có nhiều hơn số đường cần truyền (16, 32, 100,. . . ). Mạch điện tử thực hiện chức năng ghép nhiều đường lại với nhau được gọi là mạch dồn kênh, còn mạch tách đường nhận được ra nhiều đường tín hiệu ban đầu được gọi là mạch tách kênh. Mạch dồn kênh và tách kênh ngày 126 Đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực sáng tạo cho sinh viên... nay được ứng dụng như ghép tách kênh điện thoại, kênh truyền hình, truyền dữ liệu nối tiếp, mạng truyền internet,. . . Sinh viên nghiên cứu và trình bày tại lớp Ví dụ: M
Tài liệu liên quan