Điển cố trong Lộc minh đình thi thảo của Ưng Bình Thúc Giạ Thị

TÓM TẮT Lộc Minh đình thi thảo là một tập với 197 bài của Ưng Bình Thúc Giạ Thị, một trong những tập thơ chữ Hán cuối cùng của văn học Hán Nôm. Tập thơ có giá trị nhiều mặt về ngôn ngữ, nghệ thuật Trong đó, khai thác giá trị nghệ thuật ở việc sử dụng điển cố, điển tích phần nào giúp độc giả dễ dàng tiếp cận với các bài thơ trong văn bản Lộc Minh đình thi thảo. Khảo cứu, đánh giá cách sử dụng điển cố của Ưng Bình Thúc Giạ Thị trong Lộc Minh đình thi thảo nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ hơn những thủ pháp nghệ thuật trong thơ ca Hán Nôm, (gọi chung là văn học Hán Nôm) của các tác giả thời phong kiến. Đặc biệt, là biện pháp sử dụng điển tích điển cố để làm cho câu văn, câu thơ trở nên súc tích. Làm cho người đọc càng đọc càng muốn đi sâu tìm hiểu cho tường căn nguyên.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điển cố trong Lộc minh đình thi thảo của Ưng Bình Thúc Giạ Thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5 - Thaùng 01/2011 120 ĐIỂN CỐ TRONG LỘC MINH ĐÌNH THI THẢO CỦA ƯNG BÌNH THÚC GIẠ THỊ NGUYỄN HUY KHUYẾN (*) TÓM TẮT Lộc Minh đình thi thảo là một tập với 197 bài của Ưng Bình Thúc Giạ Thị, một trong những tập thơ chữ Hán cuối cùng của văn học Hán Nôm. Tập thơ có giá trị nhiều mặt về ngôn ngữ, nghệ thuật Trong đó, khai thác giá trị nghệ thuật ở việc sử dụng điển cố, điển tích phần nào giúp độc giả dễ dàng tiếp cận với các bài thơ trong văn bản Lộc Minh đình thi thảo. Khảo cứu, đánh giá cách sử dụng điển cố của Ưng Bình Thúc Giạ Thị trong Lộc Minh đình thi thảo nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ hơn những thủ pháp nghệ thuật trong thơ ca Hán Nôm, (gọi chung là văn học Hán Nôm) của các tác giả thời phong kiến. Đặc biệt, là biện pháp sử dụng điển tích điển cố để làm cho câu văn, câu thơ trở nên súc tích. Làm cho người đọc càng đọc càng muốn đi sâu tìm hiểu cho tường căn nguyên. ABSTRACT Loc Minh dinh thi thao is a collection of 197 poems by Ung Binh Thuc Gia Thi. This is one of the last Han Chinese collection of poems of Han Chinese- Chinese transcribed Vietnamese Literature. The volume is valuable in language, art,in which the exploitation of ancient and classic references partly helps readers easily approach the poems in Loc Minh dinh thi thao. The research and evaluation of the use of ancient references by Ung Binh Thuc Gia Thi in Loc Minh dinh thi thao helps readers further their understanding of the art in Han Chinese poetry of the writers in feudalism. In addition, the use of ancient and classic references makes sentences more concise so that readers can understand the originals thoroughly. 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỂN TÍCH ĐIỂN CỐ (*) Từ trước đến nay, hầu như chưa có sự phân biệt điển tích và điển cố mà thường gộp chung nó trong khái niệm “典/ điển”. Điển không phải là thuộc tính của ngôn ngữ mà nó là một đặc điểm, một thủ pháp nghệ thuật trong sử dụng ngôn ngữ vào mục đích sáng tác, tạo tác văn bản để chuyển tải một thông tin, một thông điệp nào đó. Trong thơ văn cổ Việt Nam, cả trong lĩnh vực văn học chữ Hán, (*) ThS, Trường Đại học Đà Lạt văn học chữ Nôm (gọi chung là văn học Hán Nôm), điển được sử dụng hầu hết trong các thể loại như thơ, từ khúc, đến phú, biền văn, tản văn, nó đã góp phần tạo nên những giá trị biểu cảm hết sức độc đáo. Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật này như sách Thượng Thư, thiên Nghiêu Điển có nói là “Kê cổ”, tức là kê cứu việc xưa, mà cụ thể là việc dẫn sự việc của người xưa để chứng cho ý kiến của mình. Đó là khởi đầu của việc dùng điển cố vậy (1). Theo các tài liệu của Trung Quốc như “Từ Hải”, “Từ Nguyên”, “Hán ngữ đại từ điển” (2) điển được hiểu là: 1. Cái thường 121 xuyên (thường dã 常 也 / Nhĩ nhã); 2. Sách vở thời Ngũ đế (Ngũ đế chi thư dã 五 帝 之 書 也 / Thuyết văn); 3. Việc chủ yếu (chủ kì sự dã 主 其 事 也 / Chu lễ); 4. Cái xuyên suốt (經 也 kinh dã), cái phép tắc (法 也 pháp dã); 5. chuyện cũ gọi là điển (故 事 曰 典 cố sự viết điển); việc chủ yếu gọi là điển (主 其 事 曰 典 chủ kì sự viết điển). Các từ điển định nghĩa như sau: 1. Là việc cũ được trình bày ra (謂 典 例 故 實 也 vị điển lệ cố thực dã); việc đã qua gọi là điển cố (事 過 典 故 sự quá điển cố) [Từ Nguyên]; 2. Trình bày, nói rõ ra việc cũ (謂 故 事 也 vị cố sự dã) [Từ Hải]; 3. Những chuyện xưa thời cổ hay từ cũ có nguồn gốc xa xưa được dẫn dụng trong các tác phẩm văn học [Hán ngữ đại từ điển]. Ở nước ta đã có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu và định nghĩa về điển tích, điển cố. Dương Quảng Hàm, trong “Việt Nam văn học sử yếu” định nghĩa: “Điển (nghĩa đen là việc cũ) là một chữ hoặc một câu có ám chỉ đến một việc cũ, một tích xưa khiến cho người đọc sách phải nhớ đến việc ấy, sự tích ấy mới hiểu ý nghĩa và cái lí thú của câu văn. Dùng điển chữ Nho [chữ Hán] gọi là “dụng điển” hoặc sử sự (nghĩa đen là khiến việc), ý nói sai khiến việc đời xưa cho nó có thể ứng dụng vào bài văn của mình” (3). Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Điển tích là “câu truyện trong sách đời trước, được dẫn lại một cách cô đúc trong tác phẩm”; điển cố là “sự việc hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn trong thơ văn” (4). Đặng Đức Siêu cho rằng: “Dùng điển cố là rút gọn “chuyện cũ người xưa” thành “đôi ba chữ” để đưa vào thơ văn, bắt những chữ cũ người xưa ấy phục vụ cho ý đồ sáng tác của mình” (5). Trần Đình Sử cho rằng: “Điển cố là sự các sự việc, câu chữ của các tác phẩm văn học đời trước mà người đọc cũng biết, được sử dụng lại trong các tác phẩm mới nhằm tăng cường sức biểu hiện, mở rộng, đổi mới ý thơ” (6). Những cách hiểu về điển tích điển cổ trên đây, về cơ bản là tương đối giống nhau. Như vậy nói một cách ngắn gọn, theo Nguyễn Ngọc San thì “điển cố là rút gọn chuyện cũ người xưa và lời cũ người xưa thành đôi ba chữ để đưa vào văn thơ, làm cho câu văn hàm súc, ngắn gọn, lời ít ý nhiều” (7). Theo Đinh Gia Khánh, “việc sử dụng điển cố thường góp phần vào việc nâng cao khả năng biểu hiện và tính chất hàm súc của ngôn ngữ và văn chương cũng như của hình tượng văn học” (8). Phan Kế Bính trong Việt Hán văn khảo khi bàn luận về phép làm văn đã viết ý nghĩa của phép dùng điển: “Dụng điển là tìm những điển tích cũ, có điều gì việc gì liên quan đến đầu bài thì dùng mà đặt câu tức là viện chứng mà tỏ ra sự thật. Và làm văn chương, tất phải dùng điển tích thì đặt câu mới gọn gàng tròn trặn mà cai được nhiều nghĩa”. Đoàn Ánh Loan trong “Điển cố và nghệ thuật sử dụng điển cố”, khi bàn về: “Cách khai thác điển cố trong văn học Việt Nam” đã dẫn ra 11 cách sử dụng điển cố mà các nhà văn nhà thơ thường khai thác: 1. Mượn tên người; 2. Mượn tên đất; 3. Mượn tên triều đại; 4. Mượn tên cung điện, đền đài; 5. Mượn tên chức quan; 6. Mượn tên đồ vật; 7. 122 Mượn tên khúc hát; 8. Mượn tên sách; 9. Mượn tục lệ, thói quen; 10. Mượn thuật ngữ; 11. Mượn từ ngữ (9). Tóm lại, về cách dụng điển cần phải nói thêm rằng không phải cứ khi nào lấy một nhân vật cốt lõi, một địa danh hay một chữ, một ý trong chuyện cũ, sách xưa... như các định nghĩa trên đây đã nêu thì có thể gọi là điển, mà các chuyện cũ, người xưa đó phải gắn với một sự kiện, một tâm trạng, một vấn đề... và ở đó nó mang một “đời sống” riêng, để diễn đạt một nội dung riêng mà nhiều người biết và được dùng nhiều trong thư tịch mới được xem là một điển. Việc sử dụng điển cố thường góp phần vào việc nâng cao khả năng biểu hiện và tính hàm súc của ngôn ngữ cũng như trong văn học. Bên cạnh đó, điển cố còn có những giá trị biểu đạt riêng, giúp cho văn thơ thêm phần ý nhị, súc tích, chỉ bằng đôi ba chữ điển cố có thể gợi mở cho người đọc cả một câu chuyện, một tấm gương, một bài học, một quan niệm nhân sinh. Mặc dù vậy, nó cũng có những hạn chế nhất định, bởi vì sẽ có không ít người không thể biết được nguồn gốc của điển cũng như ý nghĩa biểu đạt của nó, khiến cho việc hiểu nó là tương đối khó khăn. 2. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 2.1. Tác giả Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877-1961), là một nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn xứ “Thần kinh” nửa đầu thế kỉ XX. Ông được các văn nhân thi sĩ đương thời suy tôn là chủ súy “Vĩ Hương thi xã” (1933- 1945) và “Hương Bình thi xã”(1954- 1961). Ưng Bình Thúc Giạ Thị đã để lại trong kho tàng văn học nước nhà một sự nghiệp sáng tác lớn. Thơ văn của ông bao quát nhiều đề tài về thiên nhiên, đất nước, con ngườiTrong quá trình giao lưu giữa hai nền văn hóa Đông – Tây, vốn là một nhà thơ quý tộc, cháu của Tuy Lý Vương, nên ông uyên thâm Nho học và thông thạo Tây học. Mặc dầu vậy, ông vẫn sống một cuộc đời giản dị, chan hòa với bà con lối xóm, với những người nghèo. Vì thế, tác phẩm thơ văn của ông vừa mang đậm tính chất bác học, ngôn ngữ cao đẹp vừa mang đậm sắc thái bình dân của văn hóa dân gian. Nhiều bài thơ, câu ca, điệu hò, hát nói của ông đã đi vào lòng xứ Huế một cách nhẹ nhàng êm ái. Thơ văn của ông viết về quê hương, về bạn bè, về thiên nhiên cảnh đẹp của đất nước. Đọc “ Lộc Minh đình thi thảo” ta sẽ bắt gặp rất nhiều cảnh đẹp về sông núi, một Ngự Bình thơ mộng, một sông Hương hiền hòa, hay một cửa biển hùng vĩ, một Hải Vân sừng sữngTất cả đã làm rung động lòng người qua nhiều thế hệ. 2.2. Tác phẩm Lộc Minh đình thi thảo Tác phẩm được viết trong hai thời kì, thời niên thiếu, quyển 1, và thời hưu trí, quyển 2. Lộc Minh đình thi thảo là một trong những tập thơ chữ Hán còn lại của tác giả và đang còn dạng viết tay. Trong tác phẩm này, tác giả viết nhiều về thiên nhiên, đất nước tươi đẹp, về tình bằng hữu, về cảnh thanh nhàn khi tuổi già về hưu. Ông thích đến viếng cảnh chùa, đến những nơi thanh u nhàn nhã, ngao du cảnh núi sông. Trong thơ ông, ta bắt gặp rất nhiều địa danh và di tích nổi tiếng như: Hải Vân quan, Thuận An, Đầm Cầu Hai, hay các ngôi chùa như Tra Am, Ba La Mật, Tây Thiên Thơ viết về thiên nhiên trong Lộc Minh đình thi thảo rất đa dạng. Tác giả miêu tả cảnh non nước ở động Huyền Không thế tựa sừng sững dựa mây xanh, hay là một đầm phá nào đó trong chuyến du lãm của ông. Những địa danh gắn với thiên nhiên như Hải Vân quan, Bạch Mã sơn, Ngự Bình, Hương 123 Giang, Hà Trung Hải Nhi, Ô Long, Cồn Hến, bãi Cua đã làm cho thơ ông gắn liền với quê hương đất nước. Đó là một mối tình keo sơn của bậc khách tao nhã phong lưu. Con người trong Lộc Minh đình thi thảo cũng là một đối tượng hướng đến của thi nhân. Nói đến con người trong thơ ông là nói đến mối quan hệ ứng xử với thi hữu quan chức đương thời. Đó là những bài thơ đề tặng các quan như Án sát sứ Hà Thiếu Trai, hay như phụng họa thơ hai bà lúc ngự triều chúc thọ tức mẹ và vợ vua Khải Định, ông Nguyễn Hy làm ở Bộ lại, một Bộ trưởng Kinh tế mà có tấm lòng phật tử là Nguyễn Khoa Kỳ. Nhất là tập thứ nhất khi ông còn đương chức. Khi về hưu vui với vườn hoa cây cảnh, với bà con xóm giềng, với tiếng chuông chùa Ba La Mật ông vẫn không quên hỏi thăm bạn cũ các nơi. Tình cảm có lẽ sâu đậm nhất mà ta bắt gặp trong Lộc Minh đình thi thảo là tình cảm của những người bạn thân, một nhà thơ Phan Kính Chỉ, một bác sĩ mà tác giả gọi thân thiết chú Đốc Hy. Nhưng không chỉ có tình bạn tâm giao chốn quan trường mà cả những người bạn mới, hay cả những cô đào hát, cả những sư ông như Hòa Thượng Thích Trí Thủ, tác giả đều có mối giao tình thân thiết. 3. ĐIỂN CỐ TRONG LỘC MINH ĐÌNH THI THẢO Ưng Bình Thúc Giạ thị hoạt động nghệ thuật và sáng tác thơ văn trong thời hiện đại, khi mà văn học Việt Nam đã chuyển từ phạm trù thi pháp trung đại sang hiện đại, song do chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng triết học phương Đông mà chủ yếu là từ Trung Quốc, nên trong sáng tác của mình, ông đã sử dụng rất phong phú và đa dạng nhiều điển cố. Với số lượng 197 bài thơ, trung bình mỗi bài thơ là một lần tác giả sử dụng một địa danh, một nhân vật, một câu chuyện, một triều đại, một thành ngữ trong lịch sử và văn học cổ, điều đó cho chúng ta thấy số lượng điển tích, điển cố mà tác giả sử dụng là rất phong phú và linh hoạt. Nhờ vậy đã tạo nên một giá trị nghệ thuật độc đáo làm toát lên những nội dung trong Lộc Minh đình thi thảo, đó là: một tấm lòng yêu nước; tình cảm bạn bè thân thiết; mối giao cảm với thiên nhiên; tình cảm gia đình đầm ấm; tình yêu của người thi sĩ với ca nữ điệu hò. Về tên Lộc Minh, ứng với tác phẩm Lộc Minh đình thi thảo,nếu theo nguyên chú của tác giả trong bài Phụng họa Châu Khuê tiên sinh Tân tị xuân thủ thí bút nguyên vận tác giả đã viết 苹 園 居 有 鹿 鳴 亭 以 宴 客 (Bình viên cư hữu Lộc Minh đình dĩ án khách), Vườn nhà Ưng Bình có đình Lộc Minh dùng để tiếp khách. Hai chữ Lộc Minh lấy ở trong Kinh Thi, cụ thể là ở phần Tiểu Nhã có bài Lộc Minh (10). 鹿鳴 (Lộc Minh) 呦呦鹿鳴、食野之苹。 U u lộc minh, thực dã chi bình 我有嘉賓、鼓瑟吹笙。 Ngã hữu gia tân, cổ sắt xuy sanh 吹笙鼓簧、承筐是將。 Xuy sanh cổ hoàng, thừa khuông thị tương 人之好我、示我行周。 Nhân chi háo ngã, thị ngã hành chu Dịch nghĩa: Con hươu kêu hòa dịu, để gọi nhau ăn cỏ bình ở đồng nội. Ta có nhiều tân khách tốt, thì đánh đàn thổi sáo lên. Thổi sáo thổi kèn lên, hãy bưng cái rổ đựng hàng lụa để trao tặng tân khách. 124 Những người mến thích ta, hãy chỉ cho ta nẻo đường để noi theo. (Bản dịch của Tạ Quang Phát) 3.1. Mượn điển cố Trung Quốc Trong Lộc Minh đình thi thảo, tác giả đã sử dụng rất nhiều điển tích điển cố của Trung Quốc như mượn tên người, mượn tên địa danh, mượn tên chữ, mượn tên sự việc Qua đó, những Vương Duy, Đỗ Phủ, Tô Đông Pha, Tô Thức, Bá Di Thúc Tề, Đường Ngu, đã đi vào trong thơ ông một cách bình dị. Những điển tích, điển cố mà tác giả dùng ở đây gồm nhiều phương diện như văn học, lịch sử, tôn giáo, y học đều được tác giả sử dụng linh hoạt. Qua đó có thể nhận thấy khả năng dụng điển, dẫn điển của tác giả và vốn kiến thức tinh thông của tác giả về văn hóa cổ điển phương Đông. 3.1.1. Mượn tên người Trong thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, ông đã mượn rất nhiều tên người để xây dựng những hình tượng mà ông muốn so sánh và ca ngợi. Thủ pháp nghệ thuật này rất phong phú trong tác phẩm của nhà thơ. Có bài thơ ông đã dùng ba, bốn tên người cùng một lúc để biểu đạt ý tưởng của mình. Như bài thơ thứ 116 tập 2: “Ký phóng Y quan Lê Tiên sinh tự Đình Thám”. Bài thơ không chỉ ca ngợi bác sĩ Lê Đình Thám người thầy thuốc nổi tiếng ở Huế nửa đầu thế kỉ XX, mà tác giả còn nhắc đến vị danh y Biển Thước và danh hiệu đức Phật Quan Thế Âm. Với tất cả lòng mến mộ, Ưng Bình Thúc Giạ Thị đã so sánh bác sĩ Lê Đình Thám với Biển Thước là một đại danh y của Trung Quốc sống vào thời Chiến Quốc được nhân dân tôn vinh là Thánh y và văn học cổ thường dẫn đến để nhắc đến người thầy thuốc kiệt xuất. Hay ở bài số 91 tập 2: “Quý Dậu cửu nhật ước Hộ bộ Thượng thư Hữu Nguyên Hồ Đắc Khải tiên sinh đăng cao thích nhân phong vũ bất quả”, tác giả đã mượn tên nhân vật 魏 候 Ngụy hầu, tức Ngụy Văn hầu, chuyện kể rằng: Ngụy hầu đã cùng với quan quản lí sơn lâm giao hẹn một ngày nào đó sẽ cùng đi săn với nhau, không ngờ ngày đó có yến tiệc, trời lại đột nhiên đổ mưa thế mà Ngụy Văn hầu vẫn chuẩn bị ra đi, quan tả hữu can ngăn nói: “Hôm nay có yến tiệc rất vui, trời lại mưa đại nhân còn đi đâu nữa”, Ngụy Văn hầu nói: “Ta đã giao hẹn với quan quản lí sơn lâm, hôm nay đến đó đi săn, tuy hôm nay ở nhà có yến tiệc đông vui nhưng không thể vì vậy mà thất tín, tùy tiện không đi để lỡ hẹn”. Nói xong dắt đoàn tùy tùng đi. Các nước chư hầu nghe được chuyện này càng tăng tín nhiệm với Ngụy Văn hầu, nước Ngụy bắt đầu hưng thịnh từ đây. Mượn điển này, tác giả đã khẳng định dù khó khăn vất vả đến đâu vẫn giữ chữ tín, không hề sai hẹn. Hay như câu三窟何勞狡兔營 (tam quật hà lao giảo thố doanh – đây là điển trong Chiến Quốc sách. Phùng Huyên nói với Mạnh Thường Quân: thỏ khôn phải có ba hang, nay ngài mới có một chưa thể nằm yên mà không lo nghĩ gì, tôi xin vì ngài mà đào thêm hai hang nữa), ở đây tác giả đã khéo nhắc nhở Hồng Lô bộ lại Nguyễn Hỷ nên khéo léo xử lí công việc và nên biết lo xa như con thỏ khôn kia. Lại như mượn điển tích Nguyễn Tịch không sợ khó khăn mệt nhọc mà quên chuyện đọc sách, ông không thích bị trói buộc, thích phóng túng uống rượu, hoặc đóng cửa viết sách, nhiều tháng không ra khỏi nhà. Hoặc là lên núi du chơi thú sơn thủy trọn ngày không về, bất chợt khóc lóc mà quay về, thích đọc Lão Trang, làm quan đến chức Hiệu úy bộ binh, người ta thường gọi là ông Nguyễn Bộ Binh. 125 3.1.2. Mượn tên đất – tên triều đại Trong Lộc Minh đình thi thảo, không ít lần tác giả mượn tên đất, tên triều đại như Đường, Ngu, Xuân Thu, Chiến Quốc, sông Thương, Xích Bích, Trong bài Kính độc đồng tôn tương tế phổ, phổ trưởng Lạc Viên* tiên sinh “thận độc ngôn chí” thi họa dĩ đáp (ất sửu niên ngũ nguyệt), tác giả đã mượn hai dòng sông Kinh và sông Vị để phân biệt dòng đục dòng trong như khí tiết của Bá Di và Thúc Tề. Hay như trong bài Bính dần niên xuân Đinh tế ngẫu thành, tác giả đã mượn tên triều đại nhà Đường Ngu ở Trung Quốc để nói tới ngày tế lễ của Khổng tử, bên cạnh đó tác giả mượn địa danh Khuyết Lý, một địa điểm mà Khổng tử đã từng dạy học ở Sơn Đông. 3.1.3. Mượn địa danh gắn với điển tích danh nhân Có nhiều địa danh ở Trung Quốc cũng gắn liền với nhiều danh nhân nổi tiếng như Tô Thức đi chơi thuyền đến bến Xích Bích, để nhắc lại việc tác giả đi thăm bạn ở bệnh viện Lâm Viên tỉnh Quảng Trị nơi ông Phan Kính Chỉ làm việc ở đây. Hay ông nhắc đến Ngũ Hồ một địa danh nổi tiếng mà Phạm Lãi đã đến du ngoạn. Hay Lầu Hoàng Hạc, nơi Thôi Hiệu đã đến và đề bài thơ Hoàng Hạc lâu vang danh một thời. Trong bài Ngày 11 tháng 11 mùa đông năm Giáp Tuất (1934), đáp lại thư mời rượu của tiên sinh Song Cử, tác giả đã mượn nhân vật Bàng Sinh: tức Bàng Đức Công, người Tương Dương, là ẩn sĩ thời Đông Hán, làm quan thứ sử ở Kinh Châu không chịu khuất phục đem vợ con lên núi Lộc Môn hái thuốc không về, qua đó để chỉ cái cốt cách của người quân tử. 3.1.4. Mượn các thành ngữ, câu chuyện Nhiều bài thơ tác giả đã mượn những câu thành ngữ để dẫn dụng ý nghĩa của bài thơ, như việc mừng thọ bạn thì ông mượn thành ngữ hải ốc thiêm trù, hoặc hải hạc thiêm trù. Chỉ cuộc đời như giấc mộng thì tác giả dẫn dụng câu chuyện kê vàng hay hoàng lương, chỉ tình anh em thì tác giả dùng câu: 風 剪 一 枝 荊 phong tiễn nhất chi kinh: gió chặt một cành kinh. Xưa anh em Điền Chân lúc còn ở với nhau thì cây Kinh trước nhà xanh tốt, lúc chia nhau ra ở riêng thì cây héo úa, đời sau dùng cây Kinh để chỉ tình anh em hoà thuận. Thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả chính là bài Xả đệ Thượng thư Thúc Thuyên lụy bi. Trong bài Vâng họa thơ của chú ruột là Quýnh Hiên Hồng Trứ bước vào tuồi 70 tác giả đã dùng thành ngữ 海 屋 籌 添 hải ốc thiêm trù: “有三 人 相 遇 問 年 其 一 曰: 海 水 變 桑 田, 吾 輒 下 一 籌, 今 滿 十 籌 矣, (按 今 祝 人 壽 考) 曰: “海 屋 籌 添”. Có ba người gặp nhau hỏi về tuổi tác, người thứ nhất nói: Nước biển biến thành ruộng dâu, ta liền bỏ một cái thẻ bây giờ đã đầy mười cái rồi nghĩa là tròn 100 tuổi. Ngày nay dựa vào đó để chúc thọ nên viết là hải ốc thiêm trù. Cũng trong bài này tác giả mượn câu 趾 有 麟chỉ hữu lân: lấy ý trong Kinh Thi bài 麟之趾 Lân chi chỉ: 麟之趾, 振振公子,于嗟麟兮. Lân chi chỉ, Chân chân công tử, Hu ta lân hề. (Chân của con lân, Con của Văn Vương nhân hậu, Ôi như con lân vậy thay. Văn Vương và Hậu Phi lấy đức hạnh tu thân, mà con cháu tông tộc đều hóa ra hiền lành. Cho nên nhà thơ mới lấy chân con lân mà khởi hứng tích trên ứng với con cháu nhà Nguyễn. Hay trong bài họa với cụ Huỳnh Thúc 126 Kháng tác giả đã mượn ý trong kinh thi “Hạc minh ư cữu cao – Hạc kêu ở đầm sâu, tiếng vọng tới trời cao”, loài hạc là giống thanh cao, dùng để nói sánh với hiền nhân quân tử và kẻ sĩ ẩn dật, hạc cũng là sự tượng trưng cho sự trường thọ vững bền. Chính vì quan tâm lo lắng trước cảnh đất nước có nhiều biến động, nên Ưng Bình đã dùng hình ảnh con hạc để thể hiện tình cảm của mình với cụ Huỳnh. 3.2. Mượn điển cố Việt Nam Ngoài việc tác giả mượn những điển cố, điển tích của Trung Quốc, trong Lộc Minh đình thi thảo ta còn thấy xuất hiện nhiều địa danh, nhiều nhân vật, nhiều di tích, nhiều thi liệu trong văn học cổ Việt Nam. Chẳng hạn nhắc đến địa danh: Huế, Quảng Trị, Hải Vân, Thuận An, Cầu Hai, Phan Rang, Phan Thiết, Nhắc đến nhân vật: Nguyễn Khoa Chiêm, Phan Kính Chỉ, Mính Viên Huỳnh Thúc Kháng, Nhắc đến di tích: Thiên Mụ, Chùa Tra Am, Hay việc ông đã ca ngợi Nguyễn Khoa Kỳ nguyên Bộ trưởng Bộ Kinh tế, nhưng lại có tấm lòng yêu đạo Phật, ông thường hay qua lại chùa An Lạc để cầu kinh niệm phật. Nên trong bài thơ: 留 題 安 樂 寺 (寺 主 經 濟 部 尚 書 阮 科 淇) Lưu đề An Lạc tự tự chủ Kinh tế bộ Thượng thư
Tài liệu liên quan