Giáo trình Cơ sở địa lí tự nhiên Phần 2

Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp vỏ bộ phận nhưthạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng và sinh vật quyển. Các quyển này không tách rời mà thâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên một tổng thể tự nhiên thống nhất, vô cùng phức tạp và có cấu trúc thẳng đứng trong vỏ địa lí.

pdf49 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Cơ sở địa lí tự nhiên Phần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II LỚP VỎ ĐỊA LÍ CỦA TRÁI ĐẤT I - LỚP VỎ ĐỊA LÍ CỦA TRÁI ĐẤT 1. Lớp vỏ địa lớ a) Khái nệm về lớp vỏ địa lí Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất đ−ợc cấu tạo bởi các lớp vỏ bộ phận nh− thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển, thổ nh−ỡng và sinh vật quyển. Các quyển này không tách rời mà thâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên một tổng thể tự nhiên thống nhất, vô cùng phức tạp và có cấu trúc thẳng đứng trong vỏ địa lí. Trong các thành phần cấu tạo nên lớp vỏ địa lí thì thạch quyển là thành phần xuất hiện tr−ớc hết, đồng thời cũng là bảo thủ nhất và nó đã có ảnh h−ởng trực tiếp, lâu dài tới các thành phần khác. Sinh quyển là quyển xuất hiện muộn nhất nh−ng cũng là quyển đã tạo nên sự phong phú, đa dạng và rất sinh động của lớp vỏ địa lí. b) Giới hạn của lớp vỏ địa lí Không phải toàn bộ bề dày của các quyển tạo nên lớp vỏ địa lí. Lớp vỏ địa lí chỉ bao gồm các tầng bên d−ới của khí quyển (cho đến hết tầng đối l−u hay lớp d−ới của tầng ôzôn), toàn bộ thuỷ quyển, thổ nh−ỡng quyển, sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển (tới mặt đáy của lớp vỏ Trái Đất, nơi xuất hiện các tâm động đất hay núi lửa và các lớp trầm tích). Nh− vậy, bề dày của lớp vỏ địa lí đ−ợc giới hạn trong phạm vi khoảng 60km. Cũng cần chú ý là sự biểu hiện và tác động của lớp vỏ địa lí đ−ợc diễn ra một cách rõ nét và sâu sắc nhất là ở ngay bề mặt đất. Càng xa về các phía, cấu trúc của lớp vỏ địa lí càng nghèo nàn. 2. Khớ quyển a) Khái niệm về khí quyển Khí quyển là lớp vỏ không khí bao bọc xung quanh Trái Đất. Khí quyển có tác dụng bảo vệ cho Trái Đất, duy trì môi tr−ờng sống và tạo điều kiện cho sự phát triển của sinh vật. Thông qua các quá trình trao đổi vật chất và năng l−ợng, khí quyển th−ờng xuyên có tác động đến mọi hoạt động trên Trái Đất. b) Thành phần và cấu tạo của khí quyển − Thành phần của khí quyển : Khí quyển bao gồm hỗn hợp các chất khí có thành phần hầu nh− không đổi, trong đó chủ yếu là khí nitơ chiếm 78,1% và khí ôxi chiếm 20,9% thể tích. Các chất khí còn lại chỉ chiếm 1% thể tích. Ngoài ra trong khí quyển còn lẫn nhiều tạp chất nh− hơi n−ớc, khí CO2, bụi,... − Cấu tạo khí quyển : ở sát mặt đất, khí quyển có mật độ không khí rất dày đặc, càng lên cao không khí càng loãng dần. Từ bề mặt Trái Đất lên đến độ cao 5km tập trung khoảng 50% toàn bộ khối l−ợng 25 khí quyển. Đến độ cao 10km là 75% và đến độ cao 16km chiếm tới 90% khối l−ợng khí quyển. Tuy vậy, ở độ cao trên 10 000km vẫn còn quan sát thấy dấu vết không khí. Theo chiều thẳng đứng từ d−ới lên, khí quyển đ−ợc chia làm 5 tầng, đó là : tầng đối l−u, tầng bình l−u, tầng giữa, tầng nhiệt (tầng ion) và tầng ngoài (tầng khuếch tán). c) Thời tiết và khí hậu Thời tiết và khí hậu là hai khái niệm có liên quan mật thiết với nhau cùng đề cập đến các hiện t−ợng vật lí và trạng thái của khí quyển. − Thời tiết : Thời tiết là toàn bộ các hiện t−ợng vật lí và trạng thái của lớp khí quyển gần sát mặt đất diễn ra tại một nơi nào đó trong một thời điểm xác định. Các hiện t−ợng vật lí nh− m−a, nắng, gió, giông, bão và các trạng thái của lớp không khí đ−ợc đặc tr−ng bởi các yếu tố nh− nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió thể hiện rõ nét đặc điểm thời tiết. Các hiện t−ợng và trạng thái khí quyển luôn luôn biến động vì vậy thời tiết cũng biến đổi không ngừng. − Khí hậu : Khí hậu là trạng thái của khí quyển diễn ra trong một phạm vi không gian rộng lớn và đ−ợc đặc tr−ng bởi quy luật biến đổi nhiều năm của chế độ thời tiết. Nh− vậy, nếu nh− thời tiết có đặc điểm luôn luôn biến động (hằng ngày, hằng giờ) thì khí hậu có tính ổn định hơn nhiều. Những biến đổi lớn của khí hậu trên Trái Đất th−ờng diễn ra theo chu kì hằng năm, hằng trăm năm, hằng nghìn năm. d) Các nhân tố hình thành khí hậu Khí hậu ở mỗi nơi nào đó th−ờng đ−ợc hình thành bởi sự tác động của ba nhân tố : bức xạ mặt trời, hoàn k−u khí quyển và đặc điểm của bề mặt đệm. − Bức xạ mặt trời : Bức xạ mặt trời là nguồn năng l−ợng chủ yếu của Trái Đất do Mặt Trời cung cấp. Bức xạ mặt trời đem lại ánh sáng và nhiệt độ cho Trái Đất. Do Trái Đất có hình dạng êgôit, nên l−ợng bức xạ mặt trời chiếu tới bề mặt Trái Đất tại các vĩ độ rất khác nhau. Chế độ bức xạ đã quyết định chế độ nhiệt của Trái Đất. ở các vùng vĩ độ thấp, tiếp thu đ−ợc l−ợng bức xạ mặt trời lớn nên có nền nhiệt độ cao và đ−ợc gọi là vùng nhiệt đới. ở các cùng vĩ độ trung bình có nền nhiệt độ không cao đ−ợc gọi là vùng ôn đới, còn các vùng vĩ độ cao hơn có nền nhiệt độ thấp gọi là vùng hàn đới. Chế độ bức xạ đ−ợc coi là nguồn gốc, là đặc điểm cơ bản của khí hậu. − Hoàn l−u khí quyển : Hoàn l−u khí quyển là các dòng khí chuyển động trong các lớp không khí gần mặt đất và trên cao của khí quyển, do có sự chênh lệch của khí áp tại vùng khác nhau trên Trái Đất gây ra. Các dòng khí chuyển động gây nên sự xáo trộn và biến đổi rất nhanh các khối không khí giữa các vùng, làm thay đổi trạng thái khí quyển và dẫn đến đặc điểm của thời tiết và khí hậu tại mỗi địa ph−ơng. − Đặc điểm của bề mặt đệm : Bề mặt đệm là lớp phủ trên bề mặt Trái Đất bao gồm bề mặt địa hình (núi, thung lũng, đồng bằng), lớp phủ rừng, đồng cỏ, đồng ruộng, mặt n−ớc (sông hồ, biển, đại d−ơng), sa mạc,... bề mặt đệm có đặc điểm không đồng nhất tại các vùng khác nhau sẽ chi phối các quá 26 trình tiếp nhận năng l−ợng bức xạ của Mặt Trời. Trao đổi vật chất và năng l−ợng, điều chỉnh hoàn l−u khí quyển góp phần tạo nên sự chuyển hoá và sự khác biệt trong đặc điểm khí hậu tại mỗi địa ph−ơng. Ba nhân tố trên th−ờng xuyên ảnh h−ởng, chi phối, đồng thời tác động lẫn nhau đã hình thành nên đặc điểm khí hậu tại mỗi địa ph−ơng và các vùng khác nhau trên Trái Đất. Vì vậy, khi phân tích và xác định đặc điểm khí hậu của mỗi nơi bao giờ cũng phải đề cập và xem xét tới các nhân tố hình thành khí hậu kể trên. đ) Các kiểu khí hậu trên Trái Đất Khí hậu Trái Đất đa dạng và phức tạp. Có thể phân biệt 5 kiểu khí hậu chính, phân bố có tính chất vòng đai từ Xích đạo tới hai cực của Trái Đất. − Khí hậu xích đạo và cận xích đạo Khu vực có khí hậu xích đạo và cận xích đạo th−ờng ở trong phạm vi xích đạo, hơi lệch về nửa cầu Bắc, từ 5oN đến 10oB, bao gồm l−u vực sông Amazôn, Guyan, bờ biển Côlômbia (Nam Mĩ), một phần các đảo giữa Thái Bình D−ơng và quần đảo Inđônêxia, Xri Lanca (Châu á), một phần bồn địa Cônggô, Gabông, Camơrun, một bộ phận bờ vịnh Ghinê (châu Phi). Đặc điểm của khí hậu của xích đạo và cận xích đạo là : Có nhiệt độ cao : Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26o − 27o C và phân bố t−ơng đối đều trong năm. Biên độ nhiệt độ trung bình giữa các tháng chỉ khoảng 1 − 2oC. Có l−ợng m−a lớn : L−ợng m−a trung bình hằng năm từ 1500 − 2000mm và trong năm th−ờng có từ 150 − 200 ngày m−a. ở hầu hết các vùng ven biển và một số nơi ở sâu trong lục địa nh− Cônggô, Braxin có l−ợng m−a lớn, l−ợng m−a hằng năm trên 2000mm và có khoảng 250 ngày m−a. Khí áp thấp và ít dao động. Th−ờng có gió nhỏ. Gió đất – biển có ý nghĩa rất quan trọng. Có tính chất đơn điệu, các điều kiện khí hậu th−ờng ít thay đổi trong năm. − Khí hậu nhiệt đới Khu vực có khí hậu nhiệt đới phân bố thành hai dải chạy dọc theo hai chí tuyến ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam. ở bán cầu Bắc th−ờng giới hạn từ 10o − 30oB và nửa cầu Nam từ 5o − 20oN. Có thể phân biệt khí hậu nhiệt đới thành hai kiểu phụ là khí hậu nhiệt đới lục địa và khí hậu nhiệt đới hải d−ơng. + Khí hậu nhiệt đới lục địa chia thành hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa hạ nóng và ẩm do có m−a nhiều. Mùa đông bớt nóng hơn và khô. Biên độ nhiệt độ hằng năm và hằng ngày tăng lên rõ rệt, tới hàng chục độ. Cần chú ý là do có sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời nên mùa hạ và mùa đông ở hai nửa cầu hoàn toàn trái ng−ợc nhau. ở nửa cầu Bắc, mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3, còn nửa cầu Nam thì ng−ợc lại, mùa hạ từ tháng 10 đến tháng 3 và mùa đông từ tháng 4 đến tháng 9. Do nằm trải dài tới 20o vĩ tuyến, khí hậu nhiệt đới có sự phân hoá dần theo vĩ độ. Càng lên các vĩ độ cao tính chất nhiệt đới càng giảm dần. + Khí hậu chí tuyến hải d−ơng th−ờng phân bố ở các quần đảo nằm trên các biển và đại d−ơng. ở khu vực này do chịu ảnh h−ởng sâu sắc của các dòng tín phong nên có sự phân hoá rõ rệt ở các s−ờn đón gió và các s−ờn khuất gió. ở các s−ờn đón gió, l−ợng m−a th−ờng rất lớn. − Khí hậu cận nhiệt đới 27 Khí hậu cận nhiệt đới thực chất có tính chất chuyển tiếp từ khí hậu nhiệt đới sang khí hậu ôn đới. Khu vực có khí hậu cận nhiệt đới ở nửa cầu Bắc nằm trong khoảng vĩ độ từ 30o − 42oB và ở nửa cầu Nam nằm ở vào khoảng vĩ độ từ 25o − 40oN. Khí hậu cận nhiệt đới cũng có sự phân hoá theo mùa rõ rệt và chủ yếu dựa vào chế độ nhiệt và chế độ m−a. ở khu vực khí hậu cận nhiệt đới có thể phân ra ba kiểu phụ mang tính chất địa ph−ơng rõ rệt là : khí hậu địa trung hải, cận nhiệt đới bờ đông các lục địa và khí hậu hoang mạc khô hạn cận nhiệt đới. + Khí hậu địa trung hải hình thành và phát triển ở xung quanh khu vực Địa Trung Hải có đặc điểm là mùa hạ nóng và khô, mùa đông dịu mát và có m−a. Tuy vậy, do phụ thuộc vào vĩ độ và mức độ gần hay xa biển mà trong kiểu khí hậu này cũng có sự khác biệt, đặc biệt ở khu vực châu á. Khí hậu cận nhiệt đới bờ đông các lục địa có mùa hạ giống kiểu khí hậu nhiệt ẩm và có mùa đông ngắn, t−ơng đối lạnh và khô. Khí hậu hoang mạc khô hạn cận nhiệt đới hình thành trên các dải hoang mạc khô cằn ở châu á (từ Xiri tới Bắc Trung Quốc), ở Bắc Mĩ, Achentina, Ôxtrâylia và một phần nhỏ ở Nam Phi. Mùa hạ ở khu vực này cũng nóng nh− ở các hoang mạc nhiệt đới, song về mùa đông có ngắn hơn. − Khí hậu ôn đới Khí hậu ôn đới và cực đới phạm vi phân bố khá rộng, khoảng vĩ độ 40o đến vùng cực của hai nửa cầu. Khí hậu ôn đới có sự phân biệt t−ơng đối rõ rệt bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) trong năm do sự t−ơng phản về chế độ nhiệt giữa các mùa, giữa ngày và đêm đã giảm đi. Mùa xuân đ−ợc báo hiệu từ lúc tuyết bắt đầu tan. Mùa hạ là những ngày nắng ấm kéo dài, mùa thu khô hơn, cây cối bắt đầu trút lá, tuy vậy vẫn còn ấm hơn mùa xuân, mùa đông lạnh có tuyết rơi. − Khí hậu cực đới Khí hậu cực đới lạnh giá quanh năm, có 6 tháng mùa hạ, 6 tháng mùa đông kế tiếp nhau. Khí hậu Nam cực lạnh lẽo và khắc nghiệt hơn so với Bắc cực. Lớp phủ băng trên lục địa Nam cực dày tới 3000m. Về mùa hạ ở hai cực đều có hiện t−ợng tan băng và trôi băng. 3. Thuỷ quyển a) Khái niệm về thuỷ quyển Tất cả các n−ớc trên Trái Đất hợp thành thuỷ quyển hay còn gọi là quyển n−ớc. Đây là những lớp n−ớc liên tục của Trái Đất bao gồm : n−ớc biển, đại d−ơng, n−ớc trên lục địa (sông ngòi, ao hồ, đầm lầy, băng hà) và các loại n−ớc d−ới đất. N−ớc là một trong những vật thể phổ biến nhất trên bề mặt Trái Đất. Đặc biệt, n−ớc đóng vai trò quan trọng về mặt động lực với các hợp phần khác nhau trong thiên nhiên. b) Thành phần và phân bố của thuỷ quyển − Thành phần của thuỷ quyển Thuỷ quyển có thành phần t−ơng đối phức tạp. Chiếm 96% trọng l−ợng của thuỷ quyển là n−ớc, đồng thời đó cũng là thành phần quang trọng nhất của thuỷ quyển, 4% còn lại là các chất hoà tan, trong đó chủ yếu là các ion. Ngoài ra, trong n−ớc còn rất nhiều vật rắn, nh− bùn, cát, các chất hữu cơ, song tỉ lệ của các chất này rất nhỏ. 28 Thành phần của n−ớc sông và n−ớc biển rất khác nhau. Độ muối trung bình của n−ớc biển là 35‰, các hợp chất của Clo và Natri chiếm −u thế (88%), trong khi đó độ muôí trung bình của n−ớc sông là 0,0146‰, chủ yếu là các loại muối cacbonat. Hằng năm các con sông đem ra biển khoảng 4,5 tỉ tấn vật liệu hoà tan và 32,5 tỉ tấn vật liệu lơ lửng. Về thành phần hoá học, n−ớc − phần quan trọng nhất của thuỷ quyển, là hợp chất của hiđrô và ôxi. N−ớc là vật chất duy nhất của Trái Đất có thể thấy ở ba trạng thái : lỏng, rắn và hơi tuỳ theo nhiệt độ, nó có thể dễ dàng chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác. Nh−ng n−ớc ở thể lỏng là chủ yếu. Các nguyên tử hiđrô và ôxi cấu tạo nên phân tử n−ớc đều là các chất đồng vị. Vì vậy, có nhiều loại n−ớc khác nhau đ−ợc hình thành từ các đồng vị của hiđrô và ôxi. Nh−ng chỉ có các đồng vị của hiđrô là quan trọng hơn cả. N−ớc đ−ợc hình thành từ H1 gọi là n−ớc nhẹ, chiếm khoảng 99,73% tổng l−ợng n−ớc, còn H2 tạo nên n−ớc nặng. L−ợng n−ớc này trong thuỷ quyển rất ít, chiếm khoảng 0,017% toàn bộ thuỷ quyển. Mặc dù vậy, l−ợng n−ớc này rất quan trọng hầu nh− không bị điện phân, ít hoà tan các muối, có tác dụng sinh hoá mạnh đối với một cơ thể sống. N−ớc nặng đ−ợc tạo thành từ H3 có số l−ợng rất nhỏ, đ−ợc sử dụng trong các phản ứng nhiệt hạch nh−ng không quan trọng lắm. − Sự phân bố của thuỷ quyển N−ớc có ở khắp nơi trên Trái Đất, trong tất cả các hợp phần của vỏ địa lí. Ngay cả trong các lớp đất đá, n−ớc cũng có một số l−ợng khá lớn. Đấy chính là n−ớc d−ới đất. Trong thạch quyển n−ớc tồn tại d−ới dạng lỏng và các dạng rắn là băng kết và đông kết. Đặc biệt trong khí quyển, n−ớc tồn tại d−ới dạng hơi n−ớc. L−ợng n−ớc này rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,009% tổng l−ợng n−ớc, nh−ng hơi n−ớc có ý nghĩa rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Trong cơ thể của cả thực vật, lẫn động vật đều chứa một l−ợng n−ớc nhất định. N−ớc có trong đất là một thành phần không thể thiếu đ−ợc trong quá trình hình thành đất. Nh− vậy, n−ớc có sự phân bố rộng rãi trong lớp vỏ địa lí. c) Tuần hoàn của n−ớc trên Trái Đất − Các loại tuần hoàn n−ớc N−ớc có mối quan hệ chặt chẽ về mặt động lực với các quyển khác trong lớp vỏ địa lí. Mối quan hệ này đ−ợc thực hiện nhờ các quá trình tuần hoàn của n−ớc. D−ới dạng tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời, n−ớc sẽ bốc hơi từ các bề mặt n−ớc (biển, đại d−ơng, sông hồ,...), các sinh vật cũng thoát hơi. L−ợng hơi n−ớc này đi vào khí quyển, khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và các yếu tố khác, hơi n−ớc sẽ ng−ng tụ thành mây hoặc các giọt n−ớc và d−ớc tác động của trọng lực nó lại rơi xuống bề mặt Trái Đất. Khi n−ớc rơi xuống đất, một phần bốc hơi trở lại không khí, một phần tạo thành dòng chảy trên mặt, một phần chuyển xuống đất thành n−ớc ngầm, dòng n−ớc này lại cung cấp n−ớc cho sông, suối và chảy ra biển, đại d−ơng. Từ bề mặt Trái Đất (biển, đại d−ơng, sông, hồ, cây cối,...) n−ớc lại bốc hơi và hình thành một vòng tuần hoàn mới. Có thể chia tuần hoàn n−ớc thành hai loại khác nhau : + Tuần hoàn nhỏ : chu trình vận động của n−ớc chỉ có hai giai đoạn là bốc hơi và rơi tại chỗ. + Tuần hoàn lớn : chu trình vận động của n−ớc có ba giai đoạn : bốc hơi, n−ớc rơi, dòng chảy ; hoặc có bốn giai đoạn : bốc hơi, n−ớc rơi, ngấm xuống đất và dòng chảy. Đặc tr−ng của 29 vòng tuần hoàn này là bốc hơi ở một chỗ nh−ng lại rơi ở một chỗ khác, hơi n−ớc di chuyển theo gió d−ới dạng mây. Tuần hoàn của n−ớc có ý nghĩa rất lớn đối với thiên nhiên cũng nh− đối với đời sống con ng−ời. Quá trình tuần hoàn của n−ớc có thể làm thay đổi nhiều thành phần khác trong lớp vỏ địa lí. − Ph−ơng trình cân bằng n−ớc Biết đ−ợc chu trình vận động của n−ớc, có thể lập đ−ợc ph−ơng trình cân bằng n−ớc để xác định số l−ợng n−ớc thay đổi trong từng khu vực. Nếu gọi Y là l−ợng dòng chảy, X là l−ợng n−ớc rơi và Z là l−ợng n−ớc bị mất đi (bao gồm cả bốc hơi trên bề mặt l−u vực và cả l−ợng n−ớc ngầm xuống đất) thì ph−ơng trình cân bằng n−ớc cho một l−u vực sông đ−ợc xác định nh− sau : Y = X − Z d) N−ớc trên bề mặt lục địa N−ớc trên bề mặt lục địa chiếm gần 1,75% tổng l−ợng n−ớc chung, bao gồm n−ớc ở ao hồ, đầm lầy và băng hà. Trong đó n−ớc sông đóng vai trò quan trọng. − Sông Sông là dòng n−ớc th−ờng xuyên, có kích th−ớc t−ơng đối lớn, chảy trong lòng sông do chính nó tạo nên. L−ợng dòng chảy và chế độ n−ớc sông chịu ảnh h−ởng của hình thái sông ngòi. Hình thái sông ngòi đ−ợc đặc tr−ng bởi những yếu tố sau : + Hệ thống sông ngòi Theo Sêbôtarép thì hệ thống sông ngòi là tập hợp các sông ngòi của một lãnh thổ nhất định, hợp nhất với nhau mang n−ớc ra khỏi lãnh thổ d−ới dạng một dòng chảy chung. Một hệ thống sông bao gồm dòng chính là dòng chảy lớn nhất, các phụ l−u là các dòng chảy nhỏ vào dòng chính, các chi l−u là các dòng chảy tiêu n−ớc cho dòng chính. Các phụ l−u và các chi l−u lại chia thành các cấp khác nhau. Các phụ l−u th−ờng tập trung chủ yếu ở th−ợng và trung l−u dòng chính, còn các chi l−u chỉ tồn tại ở hạ l−u, nhất là trong vùng cửa sông. + L−u vực sông L−u vực sông là lãnh thổ trên đó sông nhận đ−ợc nguồn cung cấp n−ớc. L−u vực sông bao gồm hai phần : l−u vực mặt và l−u vực ngầm. Giữa l−u vực của hệ thống sông ngòi này với l−u vực của hệ thống sông ngòi khác có địa hình (đ−ờng đỉnh núi) làm ranh giới. Đó là đ−ờng chia n−ớc (đ−ờng phân thuỷ). L−u vực sông có tác động quan trọng tới các dòng chảy sông ngòi. Kích th−ớc l−u vực có ảnh h−ởng trực tiếp tới l−ợng dòng chảy sông ngòi. Trong các điều kiện địa lí t−ơng tự, diện tích l−u vực lớn sẽ có dòng chảy lớn, mức độ điều tiết tự nhiên càng nhiều. + Lòng sông Lòng sông là bộ phận thấp nhất của thung lũng trong đó có n−ớc chảy th−ờng xuyên. Lòng sông luôn luôn biến đổi, phụ thuộc vào sự thay đổi của l−ợng n−ớc trong sông. Do các điều kiện địa chất − địa mạo, các quy luật chuyển động của n−ớc sông, lòng sông th−ờng uốn khúc quanh co. Nhìn chung, độ uốn khúc và kích th−ớc các uốn khúc có xu h−ớng giảm từ hạ l−u đến phía th−ợng l−u. + Mặt cắt ngang và mặt cắt dọc của sông Hình thái của sông còn đặc tr−ng bởi mặt cắt ngang và mặt cắt dọc của sông. Mặt cắt ngang (hay tiết diện ngang) là một phần của mặt phẳng thẳng góc với dòng chảy. Mặt cắt ngang cũng luôn luôn thay đổi tuỳ theo l−ợng n−ớc của sông. Th−ờng mặt cắt ngang có hình dạng bất đối xứng do điều kiện địa chất, địa mạo, thuỷ lực của dòng n−ớc ở hai bờ khác nhau : 30 một bờ th−ờng lõm sâu và dốc đứng, bờ kia lại lồi, nông và thoải hơn. Mặt cắt dọc là hình chiếu trên mặt thẳng đứng của đ−ờng nối liền các điểm thấp nhất của dòng sông. Hình dáng của mặt cắt dọc phụ thuộc vào điều kiện nham thạch, địa hình,... nh−ng chủ yếu phụ thuộc vào quá trình hoạt động của dòng n−ớc, và quá trình phát triển của dòng sông. Nhìn chung cả hai mặt cắt ngang và dọc của sông đều thay đổi từ th−ợng nguồn đến trung l−u, hạ l−u và đều thay đổi qua các quá trình phát triển từ tuổi trẻ, tr−ởng thành và già nua của sông. + Đại l−ợng dòng chảy − chế độ sông ngòi Các sông phân biệt với nhau bằng chế độ sông ngòi và l−ợng dòng chảy. Đây là hai chế độ chủ yếu của sông. Đại l−ợng dòng chảy đ−ợc dùng phổ biến là l−u l−ợng n−ớc. L−u l−ợng là l−ợng n−ớc chảy qua mặt cắt ngang (trạm đo) của dòng sông ở một nơi nào đó trong một đơn vị thời gian. Công thức chung để tính l−u l−ợng là Q = S.V(m3/s) trong đó Q là l−u l−ợng dòng chảy, S là diện tích mặt cắt ngang, V là tốc độ bình quân dòng chảy. L−ợng dòng chảy luôn luôn biến đổi theo thời gian và sự biến đổi này th−ờng mang tính chu kì : theo chu kì năm, mùa, tháng,... Thời gian sông ngòi đ−ợc cung cấp nhiều n−ớc (chủ yếu do n−ớc trên mặt nh− m−a, tuyết, băng tan), sông đầy n−ớc gọi là mùa lũ. Còn thời gian sông đ−ợc cung cấp ít n−ớc, lòng sông thu hẹp, mức n−ớc hạ thấp đ−ợc gọi là mùa cạn. Hiện t−ợng mùa lũ, mùa cạn là một đặc tr−ng cho chế độ n−ớc sông (thí dụ : l−ợng dòng chảy tăng dần về phía hạ l−u). Ngoài ra sông còn có đặc tr−ng nữa là dòng cát bùn hay còn gọi là dòng chảy rắn. Đó là những bùn, cát, sỏi, cuội bị dòng n−ớc xâm thực và vận chuyển đi trong lòng sông. Cũng nh− dòng chảy n−ớc, dòng cát bùn thay đổi theo thời gian và không gian. Sự thay đổi này phụ thuộc nhiều vào chế độ n−ớc sông. − Hồ, đầm Hồ, đầm là một đối t−ợng thuỷ văn quan trọng trên bề mặt các lục địa. Hồ, đầm có những đặc điểm về hình thái và thuỷ văn khác biệt với sông ngòi trong môi tr−ờng địa lí nhất định. Mặt khác, nhiều hồ, đầm có quan hệ thuỷ văn và có tác động t−ơng hỗ, quan trọng với sông ngòi. Hồ, đầm có tác dụng quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy, điều hoà khí hậu, dự trữ n−ớc, cung cấp thuỷ sản. Riêng các đầm
Tài liệu liên quan