Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Mới)

BÀI 2. CHỌN MÀU VÀ TÔ MÀU Giới thiệu: Mọi họa sĩ đều phải làm việc trên hộp màu và các loại cọ khi sáng tác nghệ thuật. Chúng ta cùng tìm hiểu xem người thiết kế làm việc đó như thế nào trên Adobe Photoshop. Mục tiêu:  Trình bày được công dụng của các công cụ vẽ, tô màu, công cụ tẩy xóa.  Vẽ, tô màu cho đối tượng bằng các công cụ Brush, Pencil, Gradient, Paint bucket.  Sử dụng được các công cụ tẩy xóa.  Cẩn thận chọn đúng màu nền/màu vẽ trước khi sử dụng các công cụ tô, vẽ. Nội dung: 1. Chọn màu vẽ và màu nền 1.1. Định nghĩa  Màu Foreground: xác định màu vẽ  Màu Background: xác định màu nền mặc định của layer 1.2. Xác định màu foreground và background Hình 2.1: Hộp chọn màu vẽ và màu nền Hình 2.2: Hộp thoại chọn màu (Color picker) 2. Tô màu đơn 2.1 Brush Tool (cọ vẽ) Chọn cọ vẽ để vẽ với màu foreground. Bước 1: Xác định màu foreground Bước 2: Trên thanh công cụ vẽ, chọn Brush Tool Hình 2.3: Vị trí công cụ Brush Bước 3: Chọn kiểu, kích thước cọ và các tùy chọn khác trên thanh tùy chọn Hình 2.4: Tùy chọn của Brush tool Bước 4: Click giữ chuột trái và di chuyển chuột để vẽ 2.2. Pencil tool Dùng bút vẽ để vẽ với màu foreground. Bước 1: Xác định màu foreground Bước 2: Trên thanh công cụ vẽ, chọn Pencil Tool Bước 3: Thiết lập các tùy chọn tương tự Brush tool Bước 4: Click giữ chuột trái và di chuyển chuột để vẽ 2.3. Paint Bucket tool Tô nhanh với màu foreground Bước 1: Xác đinh vùng cần tô Bước 2: Xác định màu foreground Bước 3: Chọn Paint Bucket Tool trên thanh công cụ vẽ. Con trỏ chuột có hình thùng sơn . Hình 2.5: Vị trí Paint Bucket tool 3. Tô màu chuyển sắc Công dụng: Tô màu chuyển sắc Bước 1: Xác định vùng cần tô Bước 2: Chọn Gradient Tool Hình 2.6: Vị trí Gradient tool Bước 3: Chọn màu , kiểu tô , trên thanh tùy chọn. Bước 4: Kéo rê chuột từ vị trí bắt đầu đến vị trí kết thúc để tô. 4. Các công cụ tẩy, xóa 4.1. Eraser Công dụng: Xóa vùng hình ảnh Bước 1: Chọn Eraser Tool Hình 2.7: Vị trí Eraser tool Bước 2: Thiết lập các giá trị trên thanh tùy chọn Bước 3: Kéo rê chuột lên vùng hình ảnh cần xóa

docx50 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Đồ họa ứng dụng (Mới), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ-CĐN, ngày 04 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Đồ họa ứng dụng” được biên soạn dành cho học sinh trung cấp nghề và cao đẳng nghề với mục tiêu cung cấp cho các em các kiến thức và kỹ năng làm việc trên phần mềm Adobe Photoshop - Một phần mềm hỗ trợ thiết kế và xử lý ảnh chuyên nghiệp được sử dụng rộng rãi hiện nay. Giáo trình được biên soạn một cách ngắn gọn, hướng dẫn các bước thực hiện một rất rõ ràng và dễ hiểu giúp cho các em thực hành và hình thành kỹ năng nhanh chóng. Nội dung giáo trình giúp HSSV sử dụng được các công cụ, lệnh để có thể thiết kế, xử lý ảnh nghệ thuật, vẽ được giao diện trang web phục vụ cho mô đun thiết kế web. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn giáo trình còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy/cô và các em học sinh, sinh viên. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng năm 2015 Tham gia biên soạn Phan Hữu Phước – Chủ biên MỤC LỤC MÔ ĐUN ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: Là mô đun chuyên ngành của nghề Lập trình máy tính, Công nghệ thông tin, Quản trị mạng. Cung cấp cho HSSV kiến thức và kỹ năng thiết kế, xử lý ảnh nghệ thuật, vẽ giao diện trang web. Được giảng dạy sau khi học xong Tin học IC3. Mục tiêu của mô đun: Biết chức năng của các công cụ trong Photoshop. Cắt, ghép, phục hồi và xử lý ảnh. Thiết kế các banner, catalogue, brochure sản phẩm Vẽ được giao diện trang web trên Photoshop. Thực hiện các bài thực hành đảm bảo đúng trình tự. Nội dung của mô đun: TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Hình thức giảng dạy 1 Tổng quan Photoshop 5 Tích hợp 2 Chọn màu và tô màu 10 Tích hợp 3 Tạo và hiệu chỉnh vùng chọn 8 Tích hợp Kiểm tra bài 1 à 3 2 Thực hành 4 Quản lý layer 10 Tích hợp 5 Tạo mặt nạ và kênh 8 Tích hợp Kiểm tra bài 4 à 5 2 Thực hành 6 Tạo type và shape 13 Tích hợp Kiểm tra bài 6 2 Thực hành 7 Kỹ thuật mặt nạ nâng cao 3 Tích hợp 8 Vẽ giao diện trang web 7 Tích hợp Kiểm tra bài 8, 9 5 Tích hợp 9 Hiệu chỉnh màu 6 Tích hợp 10 Phục hồi ảnh 4 11 Tạo hiệu ứng nghệ thuật 3 Tích hợp Kiểm tra bài 10, 11 2 Tích hợp Tổng cộng 90 BÀI 1. TỔNG QUAN PHOTOSHOP Giới thiệu: Adobe Photohop là ứng dụng thiết kế và xử lý ảnh chuyên nghiệp được sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay. Với Adobe Photoshop, chúng ta có thể vẽ bố cục trang web, tạo ra những tác phẩm ảnh nghệ thuật, Mục tiêu: Trình bày được vị trí và công dụng của từng thành phần trên giao diện Tạo tập tin ảnh mới, lưu tập tin ảnh, đóng tập tin ảnh, mở tập tin ảnh Xem ảnh ở các chế độ khác nhau Thoát khỏi chương trình Photoshop Cẩn thận, an toàn, không làm mất hình ảnh nguồn. Nội dung: Khởi động chương trình Photoshop Cách 1: Click đôi chuột lên biểu tượng Adobe Photoshop trên desktop. Hình 1.1: Biểu tượng Adobe Photoshop trên desktop Cách 2: Vào Start à Adobe Photoshop Hình 1.2: Biểu tượng Adobe Photoshop trong Start Màn hình Photoshop Hình 1.3: Màn hình Photoshop Hình 1.4: Thanh menu lệnh Hình 1.5: Thanh công cụ vẽ Hình 1.6: Thanh tùy chọn Hình 1.7: Các palette/panel Hình 1.8: Cửa sổ ảnh Mở, tạo, lưu và đóng tập tin 3.1. Mở tập tin ảnh Vào File à Open (hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+O). Xuất hiện hộp thoại Open Hình 1.9: Hộp thoại Open Chọn ổ đĩa, đường dẫn và tập tin ảnh cần mở rồi click chuột lên nút Open 3.2. Tạo tập tin mới Vào File à New (hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+N). Xuấ hiện hộp thoại New Hình 1.10: Hộp thoại New Đặt tên cho ảnh trong hộp nhập Name Nhập độ phân giải trong hộp nhập Resulution Nhập kích thước và đơn vị đo tại Width và Height Chọn chế độ màu tại Color Mode Chọn màu nền tại Background Contents 3.3. Lưu tập tin Vào File à Save (hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+S) để lưu đè tập tin cũ; File à Save As (hoặc bấm tổ hợp phím Shift+Ctrl+S) để lưu vào tập tin mới. Nếu lưu vào tập tin mới thì xuất hiện hộp thoại Save As. Hình 1.11: Hộp thoại Save As 3.4. Đóng tập tin Vào File à Close (hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+W) để đóng tập tin ảnh hiện hành. Vào File à Close All (hoặc bấm tổ hợp phím Alt+Ctrl+W) để đóng tất cả tập tin ảnh. Nếu có sự thay đổi trên tập tin ảnh đang làm việc mà chưa được lưu thì sẽ xuất hiện hộp thoai nhắc nhỡ có muốn lưu lại hay không. Hình 1.12: Hộp thoại nhắc nhỡ khi đóng tập tin mà chưa được lưu Chọn Yes để lưu tập tin Chọn No để đóng mà không cần lưu Chọn Cancel để hủy lệnh đóng và quay trở lại làm việc. Chọn chế độ xem ảnh Bấm phím F để chuyển lần lượt qua các chế độ xem ảnh Standard Screen Mode, Full Screen Mode With Menu Bar, Full Screen Mode Làm việc với các palette Bật/tắt palette: Vào menu Window à Chọn để bật/bỏ chọn để tắt palette Sắp xếp palette: Dùng chuột kéo rê tên palette đến vị trí mong muốn Thu gọn palette: Click chuột lên Collapse to Icon () để thu gọn palette, click chuột lên Expand Panel () để mở rộng palette. Kết thúc chương trình Vào File à Exit (hoặc bấm tổ hợp phím Alt+F4). Có thể sẽ xuất hiện hộp thoại nhắc nhỡ như khi đóng tập tin ở phần 3.4. CÂU HỎI, BÀI TẬP 1.1. Khởi động Adobe Photoshop tạo một tập tin ảnh mới theo yêu cầu sau: Độ phân giải: 72 pixels/inch Kích thước: 1000 pixels x 500 pixels Chế độ màu: RGB 8bits Màu nền: trắng 1.2. Thực hiện đóng/mở/mở rộng/thu nhỏ/di chuyển các palette 1.3. Chọn các chế độ xem ảnh YÊU CẦU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Mở Adobe Photoshop và tạo tập tin ảnh đúng yêu cầu Xác định đúng vị trí các thành phần trên giao diện Adobe Photoshop Chọn chế độ xem ảnh BÀI 2. CHỌN MÀU VÀ TÔ MÀU Giới thiệu: Mọi họa sĩ đều phải làm việc trên hộp màu và các loại cọ khi sáng tác nghệ thuật. Chúng ta cùng tìm hiểu xem người thiết kế làm việc đó như thế nào trên Adobe Photoshop. Mục tiêu: Trình bày được công dụng của các công cụ vẽ, tô màu, công cụ tẩy xóa. Vẽ, tô màu cho đối tượng bằng các công cụ Brush, Pencil, Gradient, Paint bucket. Sử dụng được các công cụ tẩy xóa. Cẩn thận chọn đúng màu nền/màu vẽ trước khi sử dụng các công cụ tô, vẽ. Nội dung: Chọn màu vẽ và màu nền 1.1. Định nghĩa Màu Foreground: xác định màu vẽ Màu Background: xác định màu nền mặc định của layer 1.2. Xác định màu foreground và background Set foreground color: Xác định màu vẽ Set background color: Xác định màu nền Hình 2.1: Hộp chọn màu vẽ và màu nền Hình 2.2: Hộp thoại chọn màu (Color picker) Tô màu đơn 2.1 Brush Tool (cọ vẽ) Chọn cọ vẽ để vẽ với màu foreground. Bước 1: Xác định màu foreground Bước 2: Trên thanh công cụ vẽ, chọn Brush Tool Hình 2.3: Vị trí công cụ Brush Bước 3: Chọn kiểu, kích thước cọ và các tùy chọn khác trên thanh tùy chọn Hình 2.4: Tùy chọn của Brush tool Bước 4: Click giữ chuột trái và di chuyển chuột để vẽ 2.2. Pencil tool Dùng bút vẽ để vẽ với màu foreground. Bước 1: Xác định màu foreground Bước 2: Trên thanh công cụ vẽ, chọn Pencil Tool Bước 3: Thiết lập các tùy chọn tương tự Brush tool Bước 4: Click giữ chuột trái và di chuyển chuột để vẽ 2.3. Paint Bucket tool Tô nhanh với màu foreground Bước 1: Xác đinh vùng cần tô Bước 2: Xác định màu foreground Bước 3: Chọn Paint Bucket Tool trên thanh công cụ vẽ. Con trỏ chuột có hình thùng sơn . Hình 2.5: Vị trí Paint Bucket tool Tô màu chuyển sắc Công dụng: Tô màu chuyển sắc Bước 1: Xác định vùng cần tô Bước 2: Chọn Gradient Tool Hình 2.6: Vị trí Gradient tool Bước 3: Chọn màu , kiểu tô , trên thanh tùy chọn. Bước 4: Kéo rê chuột từ vị trí bắt đầu đến vị trí kết thúc để tô. Các công cụ tẩy, xóa 4.1. Eraser Công dụng: Xóa vùng hình ảnh Bước 1: Chọn Eraser Tool Hình 2.7: Vị trí Eraser tool Bước 2: Thiết lập các giá trị trên thanh tùy chọn Bước 3: Kéo rê chuột lên vùng hình ảnh cần xóa 4.2. Background Eraser Công dụng: Xóa vùng hình ảnh có màu giống với Background Bước 1: Chọn Background Eraser Tool Hình 2.8: Vị trí Background Eraser tool Bước 2: Thiết lập các giá trị tùy chọn trên thanh tùy chọn Bước 3: Kéo rê chuột lên vùng hình ảnh cần xóa màu nền 4.3. Magic Eraser Công dụng: Xóa vùng hình ảnh có màu tương đồng Bước 1: Chọn Magic Eraser Tool Hình 2.9: Vị trí Magic Eraser tool Bước 2: Thiết lập các giá trị tùy chọn trên thanh tùy chọn Bước 3: Click chuột lên vùng hình ảnh có màu cần xóa CÂU HỎI, BÀI TẬP 2.1. Dùng các công cụ tô, vẽ đã học để vẽ nhân vật bất kỳ. Ví dụ: YÊU CẦU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Chọn màu Sử dụng cọ, bút vẽ BÀI 3. TẠO VÀ HIỆU CHỈNH VÙNG CHỌN Giới thiệu: Đôi lúc, khi xử lý một vấn đề bất kỳ, chúng ta thường khoanh vùng giới hạn nội dung cần giải quyết để tránh ảnh hưởng đến các khu vực khác. Trong Adobe Photoshop, vùng giới hạn đó được gọi là vùng chọn. Mục tiêu: Công dụng của vùng chọn Tạo vùng chọn bằng cách sử dụng nhiều công cụ khác nhau Hiệu chỉnh, lưu và tải, sao chép, xóa vùng chọn Cẩn thận các thiết lập trên thanh tùy chọn trước khi tạo vùng chọn Nội dung: Định nghĩa Vùng chọn là vùng giới hạn bị ảnh hưởng bởi các thao tác tô, vẽ, chỉnh sửa ảnh. Tạo vùng chọn với nhóm công cụ tạo Marquee (M) Hình 3.1: Vị trí nhóm Marquee tool Rectangular Marquee : tạo vùng chọn hình chữ nhật (hoặc hình vuông bằng cách nhấn giữ thêm phím Shift trên bàn phím) trên ảnh. Elliptical Marquee : tạo vùng chọn hình elip hoặc hình tròn bằng cách nhấn giữ thêm phím Shift trên bàn phím. Single Row Marquee : tạo vùng chọn hết chiều rộng của ảnh, cao 1 pixel tại vị trí con trỏ chuột Single Column Marquee : tạo vùng chọn hết chiều cao của ảnh, rộng 1 pixel tại vị trí con trỏ chuột Các bước thực hiện: Bước 1: Chọn công cụ phù hợp với vùng chọn cần tạo Bước 2: Thiết lập các tùy chọn trên thanh tùy chọn Hình 3.2. Các tùy chọn của nhóm Marquee Tạo vùng chọn mới (hoặc giữ phím Shift) Thêm vùng chọn (hoặc giữ phím Alt) Tạo vùng chọn mới từ việc loại bỏ phần giao của 2 vùng chọn Tạo vùng chọn mới từ phần giao nhau của 2 vùng chọn Feather: tạo độ loan mờ dần cho vùng chọn Bước 3: Tạo vùng chọn: Với các công cụ Rectangular Marquee và Elliptical Marquee: kéo rê chuột để tạo vùng chọn Với các công cụ Single Row Marquee và Single Column Marquee: click chuột tại vị trí cần chọn Hình 3.3. Tô màu lên vùng chọn không có Feather và có Feather=5px Tạo vùng chọn với nhóm công cụ Lasso (L) Nhóm công cụ Lasso tạo vùng chọn theo đường di chuyển của chuột. Hình 3.4. Vị trí nhóm công cụ Lasso 3.1. Lasso () Công dụng: Hay còn gọi là công cụ chọn tự do. Sử dụng công cụ này để chọn những vùng ảnh không có hình dạng hình học và không cần độ chính xác cao. Bước 1: Chọn Lasso Tool. Bước 2: Thiết lập các tùy chọn trên thanh tùy chọn. Hình 3.5. Các tùy chọn của Lasso Bước 3: Click giữ chuột tại vị trí bắt đầu, di chuyển chuột bao xung quan vùng chọn, khi quay trở lại điểm bắt đầu thì thả chuột. Hình 3.6. Vùng chọn được tạo bằng Lasso 3.2. Polygonal Lasso () Công dụng: Tạo vùng chọn hình đa giác Bước 1: Chọn Polygonal Lasso Bước 2: Thiết lập các tùy chọn trên thanh tùy chọn (tương tự Lasso) Bước 3: Lần lượt click chuột tại các điểm để tạo vùng chọn Bình 3.5. Vùng chọn được tạo bằng Polygonal Lasso 3.3. Magnetic Lasso () Công dụng: Tự động tạo vùng chọn dựa trên độ khác biệt màu theo đường đi của chuột. Bước 1: Chọn Magnetic Lasso Bước 2: Thiết lập các tùy chọn trên thanh tùy chọn (tương tự Lasso) Bước 3: Click chuột tại điểm đầu, di chuyển chuột chậm để xác định đường biên vùng chọn, khi quay trở lại điểm đầu thì click chuột để kết thúc tạo vùng chọn. Hình 3.6. Vùng chọn được tạo bằng Magnetic Lasso Tạo vùng chọn với công cụ Magic Wand Công dụng: tạo vùng chọn dựa trên màu tương đồng tại vị trí xác định Hình 3.7. Vị trí của Magic Wand Bước 1: Chọn Magic Wand () Bước 2: Thiết lập các tùy chọn Hình 3.8. Các tùy chọn của Magic Wand Bước 3: Click chuột tại điểm có màu thuộc vùng cần chọn Hình 3.9. Magic Wand khi không chọn và có chọn Contiguous Tạo vùng chọn với lệnh Color Ranger Vào menu Select à Color Range. Xuất hiện hộp thoại. Hình 3.10. Hộp thoại Color Range : Tùy chọn màu: Fuzziness: sai số màu : chọn lại : thêm màu chọn : bớt màu chọn : chế đọ xem trước kết quả chọn Hiệu chỉnh vùng chọn với menu Select All (Ctrl+A): chọn tất cả Deselect (Ctrl+D): bỏ chọn Inverse: chọn vùng ngược lại Modify à Border: tạo vùng chọn từ đường biên của vùng chọn hiện tại Hình 3.11. Hộp thoại tạo vùng chọn đường biên Modify à Smooth: làm mềm đường biên vùng chọn Modify à Expand: mở rộng vùng chọn Modify à Contract: thu hẹp vùng chọn Modify à Feather: tạo độ loan mờ cho vùng chọn Lưu và tải vùng chọn Lưu vùng chọn Vào Select à Save Selection. Xuất hiện hộp thoại. Hình 3.12. Hộp thoại Save Selection Đặt tên cho vùng chọn cần lưu Tải vùng chọn Vào menu Select à Load Selection. Xuất hiện hộp thoại. Hình 3.13. Hộp thoại Load Selection Chọn lại vùng chọn đã lưu trước đó trong danh sách Sao chép đối tượng trong vùng chọn Bước 1: Tạo vùng chọn xung quanh nội dung cần sao chép Bước 2: Thực hiện sao chép Cách 1: Vào Edit à Copy (Ctrl+C) rồi vào Edit à Paste (Ctrl+V) Cách 2: Vào Layer à New à Layer Via Copy Hình 3.14. Ảnh sau khi sao chép nội dung trong vùng chọn Bỏ vùng chọn Bỏ vùng chọn là không chọn nữa, không xóa nội dung trong vùng chọn, không làm thay đổi nội dung ảnh. Vào Select à Deselect (Ctrl+D) CÂU HỎI, BÀI TẬP 3.1. Thiết kế ảnh theo mẫu 3.2. Ghép ảnh YÊU CẦU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Tạo vùng chọn cẩn thận Sao chép và di chuyển vùng chọn Chọn màu, sử dụng các loại cọ BÀI 4. QUẢN LÝ LAYER Giới thiệu: Layer là một trong những tính năng mạnh mẽ trong các ứng dụng đồ họa của Adobe. Layer giúp nhà thiết kế chia nội dung ảnh ra nhiều thành phần được quản lý và xử lý riêng biệt. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm về Layer, quy trình quản lý Layer Quản lý được các layer Thay đổi độ trong suốt, chế độ hòa trộn của layer Cẩn thận không làm mất chi tiết ảnh ban đầu, tránh xóa nhầm layer Nội dung: Định nghĩa Layer giống như một tấm phim trong suốt mà người họa sĩ vẽ trên đó. Một tập tin ảnh Photoshop có nhiều layer xếp chống lên nhau. Các pixel ảnh của layer trên sẽ che khuất pixel ảnh của layer dưới. Quản lý layer 2.1. Ẩn/Hiện layer Bật/Tắt biểu tượng con mắt () để hiện/ẩn layer 2.2. Tạo layer mới Cách 1: Vào menu Layer à New à Layer. Xuất hiện hộp thoại. Hình 4.1. Hộp thoại New Layer Nhập tên, màu nền, chế độ hòa trộn và độ trong suốt cho layer rồi chọn OK Cách 2: Click chuột lên biểu tượng “Create a new layer” trong palette Layer để tạo layer có nền trong suốt. 2.3. Sao chép layer Cách 1: Trong palette Layer, kéo rê chuột layer cần sao chép đến biểu tượng “Create a new layer” Cách 2: Chọn layer cần sao chép. Vào menu Layer à Duplicate Layer 2.4. Xóa layer Chọn layer cần xóa Click chuột lên biểu tượng “Delete layer” () 2.5. Sắp thứ tự layer Dùng chuột kéo rê layer (lên hoặc xuống) đề sắp thứ tự layer 2.6. Gom nhóm layer Bước 1: Click chuột lên biểu tượng “Create a new group” để tạo nhóm Bước 2: Kéo layer cần gom nhóm vào nhóm vừa tạo Bước 3: Sắp thứ tự các layer trong nhóm Thay đổi độ trong suốt, hòa trộn Thay đổi độ trong suốt: thay đổi giá trị Opacity của layer . Opacity càng nhỏ thì các pixel ảnh trên layer càng trong suốt. Hình 4.2.Thay đổi độ trong suốt của layer Thay đổi độ hòa trộn: thay đổi lựa chọn trong danh sách hòa trộn nằm bên trái Opacity. Hình 4.3. Thay đổi độ hòa trộn của layer Khóa layer Hình 4.4. Các loại khóa trên layer : khóa các pixel chưa có điểm ảnh, chỉ cho phép vẽ trên các pixel đã có điểm ảnh. : khóa các pixel đã có điểm ảnh, chỉ cho phép vẽ trên các pixel chưa có điểm ảnh. : khóa không cho di chuyển, chỉ cho phép vẽ. : khóa tất cả, không cho phép vẽ hoặc, không cho phép di chuyển Trộn layer Trộn layer là hòa trộn các pixel ảnh của nhiều layer vào một layer. Trộn layer hiện tại với layer ngay bên dưới: vào menu Layer à Merge Down Trộn các layer đang được hiện (bật biểu tượng ): Layer à Merge Visible Trộn tất cả layer (ép phẳng): Layer à Flatten Image Tạo style cho layer Bước 1: Chọn layer cần tạo style Bước 2: Vào menu Layer à Layer Style à Blending Options Hình 4.5. Vị trí menu Blending Options Bước 3: Thiết lập các style cho layer trong hộp thoại Layer Style Hình 4.6. Hộp thoại Layer Style Stroke: tạo đường viền Hình 4.7. Các tùy chọn của Stroke style Size: độ dày đường viền Position: vị trí đường viền Outside: xung quanh bên ngoài pixel ảnh Inside: xuong quanh bên trong pixel ảnh Center: ngay giữa vùng biên pixel ảnh Blend Mode: độ hòa trộn Opacity: độ trong suốt Fill Type: kiểu màu của đường viền Color: màu đơn sắc Gradient: màu chuyển sắc Pattern: mẫu tô Tùy vào Fill Type mà xuất hiện các tùy chọn khác để xác định màu, mẫu tô cho đường viền. Hình 4.8. Ví dụ về Stroke style Bevel & Emboss: Tạo chìm, nổi Hình 4.9. Các tùy chọn của Bevel & Emboss style Style: kiểu chìm, nổi Depth: độ sâu Direction: hướng lên/xuống Size: kích thước Soften: độ mềm mượt Angle: góc nhìn Highlight Model: độ hòa trộn cho vùng sáng Shadow Mode: độ hòa trộn cho vùng tối Opacity: độ trong suốt Hình 4.10. Ví dụ về Bevel & Emboss style Drop Shadow: Tạo bóng đỗ Hình 4.11. Các tùy chọn của Drop Shadow style Blend Mode: độ hòa trộn và màu của bóng đổ Opacity: độ trong suốt Angle: góc nhìn Distance: khoản cách bóng Spread: độ tràn của bóng Size: kích thước của bóng Noise: tạo cát cho bóng Hình 4.12. Ví dụ về Drop Shadow style Color Overlay: Tô chồng màu đơn Hình 4.13. Các tùy chọn của Color Overlay style Blend Mode: độ hòa trộn và màu tô chồng Opacity: độ trong suốt Gradient Overlay: Tô chồng màu chuyển sắc Hình 4.14. Các tùy chọn của Gradient Overlay style Blend Mode: độ hòa trộn Opacity: độ trong suốt Gradient: dãy màu chuyển sắc Style: kiểu tô chuyển sắc Angle: góc tô Scale: độ co giãn của dãy màu Hình 4.15. Ví dụ về Gradient Overlay style CÂU HỎI, BÀI TẬP 4.1. Ghép ảnh theo mẫu bên dưới 4.2. Ghép ảnh theo mẫu bên dưới 4.3. Ghép ảnh theo mẫu bên dưới 4.4. Ghép ảnh theo mẫu bên dưới 4.5. Ghép ảnh theo mẫu bên dưới YÊU CẦU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Tạo và sao chép vùng chọn sang layer mới Thay đổi độ trong suốt, hòa trộn của layer Tạo các style cho layer BÀI 5. TẠO MẶT NẠ VÀ KÊNH Giới thiệu: Bên cạnh layer, mặt nà và kênh của Adobe cũng là một trong những tính năng hỗ trợ mạnh mẽ cho người thiết kế. Kết hợp mặt nạ với layer, xử lý trên từng kênh màu tạo ra những sản phẩm nghệ thuật phong phú, ấn tượng. Mục tiêu: Trình bày được chế độ Quick mask và thay đổi chế độ đó. Trình bày được khái niệm Layer Mask Tạo và sử dụng các thao tác cơ bản trên Layer Mask Thực hiện các thao tác an toàn với máy tính Nội dung: Khái niệm mặt nạ Mặt nạ được xem như một layer trung gian chia layer hiện tại thành 2 khu vực: thấy (chỉnh sửa được) và không thấy (không chỉnh sửa được). Quick mask 2.1. Chuyển chế độ Quick mask Click chuột lên biểu tượng “Edit in Quick Mask Mode” ở dưới cùng trên thanh công cụ vẽ. Hình 5.1. Vị trí của Edit in Quick Mask Mode Quick mask là chế độ chỉnh sửa ảnh cho phép tạo vùng chọn bằng các công cụ tô vẽ. Khi chuyển qua chế độ Quick mask thì hộp màu foreground và background sẽ chuyển thành đen và trắng. 2.2. Hiệu chỉnh vùng chọn bằng Quick mask Sau khi đã chuyển sang chế độ Quick mask, dùng các công cụ đã được học để tô màu (đen, trắng) xác định vùng chọn. Tô màu đen cho vùng không muốn chọn à Lớp mặt nạ có màu đỏ (hoặc màu khác do thiết lập tùy chọn của Quick mask) trong suốt. Tô màu đen/trắng để xác định vùng chọn Sau khi đã tô xong, click chuột lên biểu tượng “Edit in Standard Mode” để có được vùng chọn. 2.3. Thay đổi tùy chọn Quick mask Click đôi chuột lên biểu tượng tại vị trí “Edit in
Tài liệu liên quan