Giáo trình môn Nông học đại cương

Trồng trọt đã sử dụng “Quá trình đầu tiên của việc tạo ra tất cả các chất hữu cơ” mà trước hết là sự sản xuất vật chất của cây xanh. Chính vì vậy mà nó đã có ý nghĩa ngay từ thời kỳ đầu tiên trong các hoạt động s ống của con người. Bắt đầu từ nền văn minh thời cổ đại ở Châu á và ở Bắc Phi cũng như ở thời kỳ trước công nguyên thì các thành tựu trong lĩnh vực trồng trọt đã được công nhận một cách thoả đáng. Những thành tựu này đã ảnh hưởng đến việc chọn lọc và thu nhận những loại cây dại nhất định để làm cây trồng ngày nay. Một bằng chứng thuyết phục là sự thuần hoá cây dại để trở thành cây ngô trồng ngày nay. Đầu tiên từ một cây hoang dại, con người nhận thấy ở cây đó hoa nở khá đẹp, người ta bèn đem về trồng ở vườn để làm cây hoa cảnh. Sau đó người ta phát hiện hạt có thể ăn được nên dần dần nó đã được con người thuần hoá và trở thành cây trồng - một trong những cây cung cấp lương thực cho con người cho đến ngày nay. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay không có dạng hoan g dại nào được tìm thấy. Điều này có liên quan đến nguồn gốc di truyền cây ngô, một đề tài đã được tranh luận sôi nổi trong suốt hơn 50 năm qua. Trong quá trình trồng trọt, con người đã dần dần cải tiến các biện pháp kỹ thuật trồng trọt để nâng cao năng su ất chất lượng hạt ngô nhằm phục vụ ngày càng nhiều nhu cầu đối với con người của cây ngô

pdf334 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Nông học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CễNG THƯƠNG Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh --------------------------------------- PGS.TS Trịnh Xuân Ngọ(Chủ biên) - PGS.TS Đinh Thế Lộc Giáo trình NễNG HỌC ĐẠI CƯƠNG (Bản nhỏp - đang hoàn thiện) Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 1Lời nói đầu Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 2Chương I Mở đầu I. Lịch sử phát triển trồng trọt trong Nông nghiệp thế giới: Trồng trọt đã sử dụng “Quá trình đầu tiên của việc tạo ra tất cả các chất hữu cơ” mà trước hết là sự sản xuất vật chất của cây xanh. Chính vì vậy mà nó đã có ý nghĩa ngay từ thời kỳ đầu tiên trong các hoạt động s ống của con người. Bắt đầu từ nền văn minh thời cổ đại ở Châu á và ở Bắc Phi cũng như ở thời kỳ trước công nguyên thì các thành tựu trong lĩnh vực trồng trọt đã được công nhận một cách thoả đáng. Những thành tựu này đã ảnh hưởng đến việc chọn lọc và thu nhận những loại cây dại nhất định để làm cây trồng ngày nay. Một bằng chứng thuyết phục là sự thuần hoá cây dại để trở thành cây ngô trồng ngày nay. Đầu tiên từ một cây hoang dại, con người nhận thấy ở cây đó hoa nở khá đẹp, người ta bèn đem về trồng ở vườn để làm cây hoa cảnh. Sau đó người ta phát hiện hạt có thể ăn được nên dần dần nó đã được con người thuần hoá và trở thành cây trồng - một trong những cây cung cấp lương thực cho con người cho đến ngày nay. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay không có dạng hoan g dại nào được tìm thấy. Điều này có liên quan đến nguồn gốc di truyền cây ngô, một đề tài đã được tranh luận sôi nổi trong suốt hơn 50 năm qua. Trong quá trình trồng trọt, con người đã dần dần cải tiến các biện pháp kỹ thuật trồng trọt để nâng cao năng su ất chất lượng hạt ngô nhằm phục vụ ngày càng nhiều nhu cầu đối với con người của cây ngô. Do kết quả của nó mà những tư liệu về sản xuất cây trồng được ghi lại trong kinh thánh với danh nghĩa là tư liệu nguyên thủy của thời đại trung cổ dưới dạng các thông báo về kinh nghiệm. Những thông báo này gồm những quy luật, những phương pháp quan trọng trồng trọt các loại cây trồng. Đến tận cuối thế kỷ thứ 16, đầu thế kỷ 17, những quan niệm của Aristoteles (384 -322 trước công nguyên) vẫn tồn tại, chưa có bổ sung và cũng chưa có những ý kiến phản bác. Ông cho rằng: “Trái đất là cho cây xanh cũng như đồng cỏ cho chăn nuôi ”, nó gắn liền với quan niệm cho rằng cây hút dinh dưỡng trực tiếp từ đất. Các nhà nghiên cứu Cổ La Mã đã thừa nhận vai trò của các biện pháp kỹ thuật riêng biệt như phân bón, kỹ thuật trồng trọt, như Varo công nhận ảnh hưởng tốt của việc trồng cây bộ đậu. Cho đến năm 1563, Palissy, trên cơ sở những thí nghiệm của mình đã đề nghị: “Sự cần thiết phải bón thêm các chất dinh dưỡng cho đất ”. Năm 1630, Helmont và Baer từ một thí nghiệm của mình đã rút ra kết luận: Nước là yếu tố quyết định sự sinh trưởng của cây, đó là bước ngoặt trong khoa học trồng trọt nông nghiệp. Người ta gọi khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18 là giai đoạn của việc “tìm tòi các nguyên lý của thực vật ” (Russel, 31910), Stahl (1660-1734) đại diện cho trường phái cho rằng cây trồng tồn tại bên cạnh nước có hoà tan muối của các nhiên liệu cháy - “tro”. Hales (1677 - 1761) đã thừa nhận vai trò của không khí đối với sự sinh trư ởng của cây trồng. Glauber (1603 - 1668) năm 1650 đã phát hiện ra muối của kim loại nhẹ có ảnh hưởng đến cây trồng. Woodward (1699) đã quan sát thấy rằng bên cạnh nước thì đất vườn cũng là một yếu tố sinh trưởng. Qua các quan sát thực nghiệm của mình Tull (1731) đã kết luận rằng sự kết gắn giữa các hạt đất với nhau và biện pháp làm đất là yếu tố quan trọng cho sự sinh trưởng của bộ rễ. Home (1755) đã rút ra kết luận chung là bên cạnh nước và không khí thì muối , đất và lửa là các yếu tố sinh trưởng. Sau khi Malpighi (1627-1691), Mariotte (1620 - 1684) cũng như Hales đã thừa nhận sự biến đổi hoá học của các chất dinh dưỡng đã được hút vào trong lá cây dưới ảnh hưởng đồng thời của ánh sáng và không khí thì những tiến bộ có tính chất quyết định trên lĩnh vực sin h lý thực vật thông qua việc công bố về sự đồng hoá CO2 đã xuất hiện. Những kiến thức này gắn liền với tên tuổi của Lavoisier (1743 - 1794), De Bonnet (1720 - 1793); và Priestley (1720 - 1804) cũng như những việc làm có tính chất quyết định của Ingenhousez (1730 - 1799), Senebier (1742 - 1809) và Desaussure (1762 - 1845). Từ đó dần dần người ta đã nhận ra rằng: Trên cơ sở những hiểu biết về hoạt động diễn ra trong cây mà con người có khả năng điều chỉnh cây trồng theo hướng có lợi cho con người. Nhà sinh lý học thực vật nổi tiếng người Nga (Timiriadép) có nói: “Sinh lý thực vật là cơ sở của Trồng trọt hợp lý ”. Cùng với sự tác động của các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên của đời sống thì các điều kiện cho sự phát triển nền công nghiệp hiện đại và yêu cầu của thực tế sản xuất nông nghiệp cũng được đặt ra vào đầu thế kỷ 19. Trên cơ sở những kết quả sinh động và sự thúc ép của phát triển ở Anh, Thaer (1752 - 1828) nguyên là một bác sỹ, đã xuất bản công trình cơ sở của ông năm 1809: “những nguyên lý cơ bản của nền nông nghiệp hợp lý ”. Bản thảo đó được coi là một quan điểm về kinh tế học. Với danh nghĩa là người sáng lập ra “Học thuyết mùn”, trong công trình của mình Thaer đã nhấn mạnh vai trò của thành phần hữu cơ trong đất đối với độ phì đất trên thế g iới. Sau khi Sir Humphry Davy (1814) xuất bản cuốn sách “Các nguyên tố của Nông nghiệp ở Anh ”, thì Sprengel (1787 - 1895), trên cơ sở những kiến thức và những thí nghiệm của mình đã viết cuốn: “Hoá học đối với các nhà nông nghiệp và lâm nghiệp ”, với danh nghĩa là người đi trước Liebig - người sáng lập ra “Học thuyết khoáng”. Việc đột phá mang tính quyết định về quan niệm dinh dưỡng của cây cũng như sự cần thiết phải bón phân khoáng cho cây, phải kể đến sáng tạo của Liebig (1803 - 1873), người sáng lập hoá học thực nghiệm hiện đại và đã xuất bản ở Giessen (Đức) tác phẩm “Hoá học ứng dụng trong nông nghiệp và sinh lý học ” năm 1840. Liebig không chỉ đã tự mình tiến hành các thí nghiệm đồng ruộng đi vào đời sống, như các thí nghiệm cơ bản của Lawes (1814 - 1900) và Gilbert 4(1827 - 1901) trên cánh đồng thí nghiệm nổi tiếng đầu tiên ở Rothamsted (1843). Năm 1843, Boussingault (1802 - 1887) đã công nhận ý nghĩa của việc tổng hợp đạm thông qua cây bộ đậu. Từ nửa cuối thế kỷ 19 thì các nhà khoa học nông nghiệp chiếm ư u thế ở rất nhiều trường Đại học tổng hợp. Trong các khoa như khoa học tự nhiên và các khoa triết học cũng xuất hiện các bộ môn Nông nghiệp. Trước tiên là những kiến thức đại cương về nông nghiệp và chủ yếu là trồng trọt được giảng dạy và nghiên cứu. Sau đó các bộ môn chuyên ngành quan trọng như kỹ thuật Trồng trọt hoá nông nghiệp, lai giống gia súc và trang trại cũng xuất hiện. Các cơ sở nghiên cứu được thành lập ngày càng nhiều do đó các kết quả đã không ngừng được bổ sung bằng những thí nghiệm chính xác. Các nhà khoa học sáng lập ra ngành kỹ thuật trồng trọt và canh tác học đã không ngừng khuyến khích sự phát triển của công tác nghiên cứu, do vậy mà những kiến thức đó cho đến ngày nay vẫn có vai trò quyết định của nó. Bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ 2 0 trong trồng trọt, người ta đã nghĩ đến vai trò của giống cây trồng. Sau này nó đã trở thành một bước ngoặt lịch sử của ngành trồng trọt trên thế giới. - Nếu như từ khi cây trồng được thuần hoá đến năm 1900, các giống cây trồng được sử dụng trong sản xuất là những giống bản địa, giống truyền thống năng suất thấp thì đến giai đoạn từ 1901 - 1949 người ta đã ứng dụng phương pháp chọn lọc để chọn ra từ quần thể giống địa phương (bản địa) hoặc những đột biến tự nhiên để đưa vào sản xuất những giống cây trồng m ới tiến bộ hơn giống cũ. - Bằng sự thừa nhận rộng rãi quy luật di truyền Menden, từ năm 1950 - 1960 người ta đã ứng dụng phương pháp lai hữu tính để chọn tạo ra những giống cây trồng ưu thế lai (lúa mì, ngô, lúa nước, cao lương...) đã tăng đột biến góp phần đáng kể vào việc giảm đói nghèo trên thế giới (điển hình là ấn Độ). Từ năm 2001 cho đến nay hệ thống canh tác được gắn liền với cây trồng chuyển gen. Một số giống cây trồng chuyển gen (ngô, đậu tương ) hiện đã và đang đưa vào sản xuất có kết quả. Mặc dầu có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về lịch sử trồng trọt trên thế giới như: quan điểm dinh dưỡn g gắn quá trình trồng trọt với dinh dưỡng của cây trồng, đặc biệt là bước ng oặt trong việc ứng dụng phân vô cơ (đạm, lân, kali); quan điểm sinh lý gắn quá trìn h trồng trọt với nghiên cứu ứng dụng sinh lý cây trồng; quan điểm chế biến gắn quá trình trồng trọt với sản phẩm chế biến, đặc biệt là chế biến công nghiệp v.v Tuy nhiên theo Chang. T (1981) và Khush.G (1990) thì lịch sử trồng trọt thế giới nên dựa trên sự tiến hoá của cây trồng trong đó vai trò của nhóm cây cốc (lúa mì, lúa nước, ngô, cao lương, mạch, kê ) là chủ đạo (có kết hợp xem xét đến vai trò của các yếu tố khác như đã nêu ở trên: dinh dưỡng, đất đai, sinh lý cây trồng, các biện pháp kỹ thuật trồng trọt). 5 Quá trình chọn giống của nhóm cây cốc có ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ quá trình trồng trọt trên thế giới và được phân chia thành 5 giai đoạn lớn tương ứng với 5 thời kỳ tiến triển trong cải lương giống cây trồng. 1. Giai đoạn 1: Từ khi cây trồng được thuần hoá đến năm 1990. ở giai đoạn này toàn bộ giống cây trồng ngắn ngày đều là các giống truyền thống , chủ yếu là giống địa phương, hệ thống canh tác theo truyền thống bản địa, năng suất cây trồng thấp, dinh dưỡng cây trồng dựa vào nguồn hữu cơ tự n hiên hoặc hữu cơ do chăn nuôi cung cấp. 2. Giai đoạn 2: Từ 1901 - 1949 ứng dụng các giống cây trồng chọn lọc trong hệ thống trồng trọt. - Hệ thống chọn giống dựa vào phép chọn lọc các dạng tiến bộ từ quần thể địa phương hoặc các đột biến tự nhiên được nhan h chóng đưa vào sản xuất và tạo ra sự tiến bộ đáng kể ở tất cả các cây trồng hàng năm. Sự tiến bộ trong nghiên cứu cơ chế sinh lý của năng suất và ứng dụng phân vô cơ là những yếu tố thúc đẩy việc khai thác có hiệu quả các giống chọn lọc. Trong giai đoạn này đánh dấu sự thay đổi vượt bậc ở cây bộ đậu: nhờ chọn lọc mà phần lớn cây bộ đậu đã chuyển từ hệ canh tác thân leo làm giàn sang hệ canh tác thân đứng không cần giàn. Điển hình của sự thay đổi này xảy ra ở cây đậu tương, đậu côve, đậu xanh, đậu Hà Lan 3. Giai đoạn 3: Từ 1950 - 1960 ứng dụng các giống lai hữu tính. - Nhờ sự thừa nhân rộng rãi quy luật di truyền Menden, sự hoàn thiện của các phương pháp chọn lọc thể cây lai, sự ứng dụng rộng rãi ưu thế lai ở cây Ngô, cao lương mà hàng loạt giống cây trồng do lai hữu tính tạo ra đã được đưa vào sản xuất. Các giống cây trồng do lai hữu tính tạo ra ở lúa nước, lúa mì, ngô, cao lương, đại mạch đã tạo ra sự cải thiện đáng kể về tiềm năng năng suất kéo theo sự ứng dụng rộng rãi phân vô cơ (đặc biệt là Mỹ và Châu Âu). 4. Giai đoạn 4: Từ 1961 - 2000 ảnh hưởng của các cuộc cách mạng xanh trên thế giới. Cuộc cách mạng xanh được mở đầu ở cây lúa mì và được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các cây trồng ngắn ngày như lúa nước, ngô, cao lương, đại mạch, đậu tương, đậu côve, đậu xanh - ứng dụng gen lùn trong chọn giống tạo ra giống chống đổ ngã. Chiều cao cây của các cây trồng ngắn ngày đã giảm xuống khoảng 30 -50% trong khi vẫn giữ nguyên được các yếu tố cấu thành năng suất. Cùng với việc rút ngắn thời gian sinh trưởng, cải t iến bộ lá nâng cao khả năng hút đạm, đồng hoá lân và kali mà năng suất cây trồng có bước nhảy vọt. 6- Với việc ứng dụng thành công ưu thế lai ở lúa và hầu hết các cây trồng ngắn ngày khác, hệ thống canh tác thâm canh, sử dụng các biện pháp kỹ thuật tối ưu đã được thiết lập gắn liền với sử dụng rộng rãi phân vô cơ, thuốc phòng trừ sâu bệnh, thuốc trừ cỏ và hệ thống luân canh cây trồng hoàn chỉnh. 5. Giai đoạn 5: Từ năm 2001 đến nay và đang tiếp diễn. Là giai đoạn hệ thống canh tác gắn liền với cây trồng được xử lý gen. - Hàng loạt cây trồng được chuyển gen mục tiêu cùng chi, cùng họ thậm chí từ vi khuẩn, ra đời và nhanh chóng đưa vào sản xuất. ứng dụng các giống cây trồng xử lý gen đòi hỏi phải xác định được giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) của giống. Hệ thống canh tác tổng hợp ra đời gắn liền với sản phẩm sạch. Sản xuất theo GAP (Good Agriculture Practic) được thực thi rộng rãi đáp ứng công tác chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Đồng thời xuất hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM và ICM đối với dịch hại sâu bệnh phá hoại cây trồng. Có thể nói: Đây là giai đoạn mà loài người ứng dụng toàn bộ các yếu tố tác động (giống, kỹ thuật canh tác, nước, dinh dưỡng, chăm sóc, phòng trừ dịch hại, luân canh cây trồng, thu hái và chế biến nông sản phẩm, vệ sin h an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường) để khai thác tối đa tiềm năng di truyền của cây trồng nhằm phục vụ lợi ích tốt nhất cho con người. II. Đối tượng của trồng trọt: Khi chưa có tác động của con người vào thế giới thực vật thì thảm thực vật trên toàn thế giới (kể cả đồng cỏ tự nhiên cũng như rừng nguyên thủy) các sinh vật tồn tại trong một thể cân bằng đặc biệt với điều kiện đất đai và khí hậu. Cùng với thời gian, với sự phát triển của quần thể thực vật, nó đã trở thành một yếu tố tích cực góp phần tác động trở lại đất và lớp khí quyển gần mặt đất. Việc tác động của con người vào tự nhiên bằng biện pháp này hay biện pháp khác nhằm nâng cao năng suất sản lượng cây trồng đều có tác dụng phá thế cân bằng tự nhiên, thay đổi hệ sinh thái nguyên thủy và tạo r a hệ sinh thái mới. Hệ sinh thái mới mà chúng ta nói ở đây là hệ sinh thái nông nghiệp. ở những vùng đất đai khác nhau, điều kiện khí hậu thời tiết khác nhau đã dẫn đến sự hình thành hệ sinh thái cây trồng khác nhau. Điều này có thể minh chứng qua sơ đồ Bo guslawski (1958) sau đây: 7Sơ đồ 1: Sơ đồ tam giác ảnh hưởng theo Boguslawski (1958) Qua sơ đồ cho thấy sức sản xuất hay sản lượng của một vùng phụ thuộc vào đất, khí hậu và cây trồng. Kết quả tác động tổng hợp của 3 yếu tố đó tạo ra năng suất cây trồng. Chính vì vậy mà năng suất cây trồng bị ràng buộc bởi sức sản xuất của vùng. Sản lượng vùng = Năng suất trung bình/năm = Mối quan hệ giữa thời tiết khí hậu, đất đai, luân canh và kỹ thuật trồng trọt trong năm Do sự biến động của thời tiết và sự thay đ ổi của các yếu tố khác nên không thể lấy năng suất 1 năm mà phải lấy giá trị trung bình qua nhiều năm thì 8mới phản ánh đúng sức sản xuất của vùng. Theo Boguslawski ở vùn g ôn đới tối thiểu phải lấy giá trị trung bình 10 năm, vùng nhiệt đới , biến động của thời tiết ít, có thể lấy giá trị trung bình 3 năm. Sự biến đổi của các yếu tố là rất quan trọng và đa dạng. Bởi vậy vấn đề mấu chốt là trong từng trường hợp cụ thể việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nào để điều hoà được các yếu tố đó nhằm phát huy hiệu quả cao nhất để tạo được một năng suất, sản lượng cây trồng cao nhất. Điều này quyết định bởi sự tác động của con người. Phù hợp với nhiệm vụ và mục đích của nó, khoa học kỹ thuật trồng trọt đã và đang là chuyên ngành trung tâm trong ngành trồng trọt. Mặt khác nó cũng có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với các chuyên ngành hẹp khác xuất hiện ở thế kỷ này. Trước đây phân bón dinh dưỡng cây trồng; bảo vệ thực vật chỉ là những chuyên ngành hẹp của ngành kỹ thuật trồng trọt, nhưng giờ đây chúng đã phát triển thành các ngành khoa học độc lập có liên quan chặt chẽ với kỹ thuật trồng trọt, đặc biệt là với canh tác học. III. Vai trò của trồng trọt: Trồng trọt đóng một vai trò hết sức quan trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp. Từ cổ xưa khi loài người xuất hiện, t rồng trọt trước hết đã cung cấp cho ba nhu cầu chủ yếu của con người là ăn, mặc, ở. Văn minh của loài người càng tiến bộ, đòi hỏi các nhu cầu thiết yếu ngày càng cao thì trồng trọt cũng phải được cải tiến để đáp ứng kịp thời nhu cầu của con người. Chính vì vậy có thể tóm lược vai trò của trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp bao gồm các mặt sau: 1. Tạo nguồn sản phẩm dồi dào để cung cấp nhu cầu ngày càng tăng của con người, động vật cũng như các sinh vật sống trên trái đất. Trước hết là lương thực thực phẩm cho con người và thức năng cho gia súc. Theo số liệu thống kê của FAO trong những thậ p kỷ tới tình trạng đói nghèo vẫn xảy ra nghiêm trọng nhất là ở các nước chậm phát triển Châu á, Châu Phi. Diện tích đất đai không được mở rộng cùng với sự bùng nổ gia tă ng dân số, lượng lương thực thực phẩm không đủ cung cấp cho con người, hệ quả tất yếu sẽ dẫn đến đói nghèo và chết chóc. Đàn gia súc cũng không đủ thức ăn, phát triển chậm nên việc cung cấp thịt, bơ, sữa cho người cũng bị hạn chế. Các cây công nghiệp như b ông cao su, chè, hồ tiêu các cây lấy gỗ, tre, nứa cũng không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho con người v.v Để khắc phục tình trạng này chỉ có một con đường duy nhất là con người phải đầu tư kỹ thuật đến mức tối đa, có các giải pháp kỹ thuật tối ưu để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của con người về ăn, mặc, ở, đó là chưa kể các nhu cầu khác. ở Việt Nam chúng ta, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm và có những chủ trương thích đáng để phát triển nền nông nghiệp nước nhà 9trong đó trọng tâm là Trồng trọt. Với phương chậm mặt trận nông nghiệp là hàng đầu, việc sản xuất lúa đã có những bước tiến nhảy vọt, năng suất bình quân dưới 5 tấn/ha trước đây, đến nay năng suất bình quân đã đạt 7 -8 tấn/ha, thậm chí có nơi đạt 10-12 tấn/ha, sản lượng lương thực đạt xấp xỉ 40 triệu tấn/ năm, lượng gạo xuất khẩu đứng thứ nhì thế giới (trên dưới 5 triệu tấn/năm). Tuy nhiên trong những thập kỷ tới với số dân không ngừng tăng lên (có thể tới 120 triệu ng ười vào khoảng 2040-2050) nhưng đất đai thì lại bị thu hẹp dần do tình trạng đô thị hoá. Trong tổng diện tích đất trồng trọt xấp xỉ 9 triệu ha, diện tích đất trồng lúa chỉ còn gần 4 triệu ha và còn có thể giảm hơn nữa nếu nhà nước không có biện pháp hữu hiệu để hạn chế. Trước tình hình đó để đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, đòi hỏi cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp phải có những giải pháp kỹ thuật hữu hiệu nhằm bình ổn lương thực đảm bảo cuộc sống cho toàn xã hội là một thách thức không nhỏ. 2. Khai thác triệt để đất đai, quay vòng, nâng tỷ lệ sử dụng ruộng đất để nâng cao tổng sản lượng. Nước ta là nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa. Điều kiện khí hậu thời tiết có thể đảm bảo cho việc gieo trồng quanh năm, gieo nhiều thời vụ trong năm để trên một đơn vị diện tích đất đai có thể thu được tổng sản lượng sản phẩm trồng trọt tối đa. Trong thực tế sản xuất, người nông dân đã biết chọn lựa các cây trồng, các giống cây trồng để bố trí thời vụ thích hợp trong một hệ thống luân canh hoàn chỉnh nhằm khai thác triệt để những lợi thế của cây trồng, hạn chế đến mức thấp nhất những nhược điểm nhằm đạt được năng suất tối đa. Người nông dân đã quay vòng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất từ 1 -2 vụ/năm lên 3-4 vụ/năm thậm chí có nơi lên tới 6 -7 vụ/năm (vùng rau chuyên canh). Đồng thời cũng cần tận dụng khai thác triệt để những đất đai vùng đồi núi, đất hoang hoá, cải tạo sử dụng để đưa vào sản xuất trồng trọt góp phần nâng cao sản lượng cây trồng. Nhờ đó mà sản lượng cây trồng cũng như lợi nhuận sẽ đ ạt được tối đa. 3. Bảo vệ và bồi dưỡng đất đai: Việc khai thác triệt để đất đai, tăng vụ trong năm đã làm cho đất bị nghèo dinh dưỡng do cây trồng đã lấy mất. Bởi vậy để sản xuất lâu dài trên một mảnh đất, nhất thiết không những không được làm cho đất nghèo đi mà còn phải có nhiệm vụ làm tăng độ phì nhiêu của đất để các cây trồng sau không những không giảm năng suất mà còn phải tăng năng suất. Việc này được giải quyết chủ yếu bằng biện pháp kỹ thuật trồng trọt tổng hợp bao gồm: làm đất, bón phân, tưới nước, chăm sóc, phòng trừ dịch hại, luân canh, xen canh cây trồng, trồng cây che phủ đất và chống xói mòn. Nói một cách khác là phải áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng. 10 4. Điều hoà khí hậu thời tiết: Mối quan hệ giữa cây trồng và thời tiết là một mố i quan hệ thống nhất vừa có quan hệ xúc tiến vừa có quan hệ hạn chế. ở một vùng trồng trọt cụ thể, điều kiện thời tiết c
Tài liệu liên quan