Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ba ba

KỸ THUẬT NUÔI BA BA I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BA BA A. Hình thái phân loại Ba ba là một loài động vật thuộc lớp bò sát trong bộ rùa và thuộc họ ba ba (trionychidae). 1. Ba ba trơn: Trên mai không có những nốt sần, phía bụng màu vàng có những chấm màu nâu đen như đốm hoa. Ba ba trơn phân bố ở các vực nước ngọt sông, hồ, ao .đồng bằng miền Bắc. Người nuôi ba ba ở các huyện miền núi tỉnh Hà Bắc cho biết: ba ba trơn cũng có 2 loại: ở đồng bằng và ở suối, thường gọi là nẹp suối, lưng có nhiều nếp màu giống da cóc, bụng trắng, loài này nuôi không lớn. 2. Ba ba gai: Trên mai có những nốt gai sần, sờ nháp tay, về phía cuối mai nốt sần càng nhiều. Ba ba gai thường có ở sông suối miền núi phía Bắc, nhiều người cho biết, ôi ba ba gai lớn nhanh

pdf15 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ba ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT NUÔI BA BA I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BA BA A. Hình thái phân loại Ba ba là một loài động vật thuộc lớp bò sát trong bộ rùa và thuộc họ ba ba (trionychidae). 1. Ba ba trơn: Trên mai không có những nốt sần, phía bụng màu vàng có những chấm màu nâu đen như đốm hoa. Ba ba trơn phân bố ở các vực nước ngọt sông, hồ, ao..đồng bằng miền Bắc. Người nuôi ba ba ở các huyện miền núi tỉnh Hà Bắc cho biết: ba ba trơn cũng có 2 loại: ở đồng bằng và ở suối, thường gọi là nẹp suối, lưng có nhiều nếp màu giống da cóc, bụng trắng, loài này nuôi không lớn. 2. Ba ba gai: Trên mai có những nốt gai sần, sờ nháp tay, về phía cuối mai nốt sần càng nhiều. Ba ba gai thường có ở sông suối miền núi phía Bắc, nhiều người cho biết, nuôi ba ba gai lớn nhanh. 3. Ba ba miền Nam: (tên địa phương có nơi gọi là Cù Đinh)loài này cổ có vòng gai sần. Phân bố nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên. Loài này có tính khá hung dữ. - Ba ba là loài động vật thân thiện, lưỡng cư, thở bằng phổi, sống dưới nước, đẻ trứng trên cạn. - Lưng ba ba có mai cứng, thực chất chưa hóa xương. Xung quanh diềm mai là chất sụn. - Ba ba có tính hung dữ như nhiều loài động vật ăn thịt khác, tuy nhiên chúng lại nhút nhát, thường chạy trốn khi nghe thấy tiếng động hoặc bóng người và súc vật qua lại. Chúng hay bò lên bờ vào ban đêm, cũng có lúc một số con bò lên bờ cả ban ngày. B. Sinh sống và ăn mồi - Ba ba sống được cả mức nước dưới đaý sông hồ, thợ bắt ba ba có khi phải lặn sâu 4 – 5 m mới tóm được chúng. Ba ba ở sông thích chui rúc vào các hang hốc của bờ kè đá và thường tụ tập nhiều ở những đoạn sông tiếp giáp cửa các dòng kênh dẫn vào đồng ruộng. Có lẽ ở những khu vực này chúng kiếm được nhiều thức ăn. - Thức ăn của ba ba chủ yếu là động vật như tôm, tép, cá, cua, ốc, giun đất và thịt các loài động vật khác. Qua việc nuôi ba ba người ta nhận thấy chúng rất thích ăn thịt các con vật bắt đầu ươn và khi chúng ăn thường tranh nhau dành nhau đớp mồi, chạy ra chỗ khác ăn mảnh. - Ba ba thường hay tấn công nhau, nhất là khi gặp một con ba ba bị thương, chảy máu thì những con khác xúm lại cắn nó tàn bạo. Ba ba ăn thịt cả đồng loại, khi đói, con lớn sẵn sàng ăn con bé. - Tốc độ sinh trưởng của ba ba (ở một số ao nuôi hiện nay), ba ba từ khi mới nở đến 2 tháng tuổi mỗi tháng chỉ lớn thêm 10g. Từ 3 – 5 tháng tuổi mỗi tháng lớn thêm 20g. nếu nuôi cỡ 100g/con, sau 1 năm đạt cỡ 0,4 – 0,5kg. Nếu nuôi 0,5kg/con thì sau một năm đạt cỡ 0,9 – 1,2kg/con. C. Sự sinh sản - Ba ba có con đực, con cái; là loài thụ tinh và đẻ trứng, thường khi được 2 tuổi đã tham gia đẻ lứa đầu. Ba ba đẻ một năm từ 2 – 4 lứa (tùy cỡ to nho của con mẹ). - Vào mùa sinh sản ba ba sống theo kiểu "một vợ, một chồng"hay một con cái có thể "quần hôn" với nhiều con đực? Hiện nay chúng tôi chưa có đủ căn cứ để xác định. Theo một người bắt ba ba giỏi ở Hải Hưng cho biêt: Hằng năm cứ ra tết âm lịch 3 – 4 ngày, ba ba đực bắt đầu đi tìm ba ba cái. Một con cái, thường có vài chục con đực chạy theo để "cầu hôn". - Sang dịp tết Thanh minh (3tháng 3 âm lịch) ba ba đi đẻ. Năm nào vào dịp tết thanh minh không có mưa phùng thì ba ba chỉ đẻ lác đác, khi có mưa rào, ba ba mới đẻ rộ. - Ba ba thường đẻ vào ban đêm. Ba ba mẹ, bò lên bãi cạn dùng 2 chân trước bới đất thành ổ rồi đẻ trứng. - Khi đẻ xong quay lại dùng chân bới lấp ổ. Nếu nền đất xốp thì chúng day mình xuống tạo thành ổ. Khi đẻ xong cũng lấp một lớp cát mỏng lên trứng. Ba ba mẹ trọng lượng 2 kg, mỗi lứa đẻ trên 10 trứng. Ba ba bé mới đẻ lần đầu chỉ được 4 – 5 trứng. - Trong thiên nhiên nhờ sức nóng khí trời, thì 50 – 60 ngày sau trứng nở ra con. Sau đó ba ba con tự bò xuống nước. - Ba ba mẹ đẻ con sau 3 – 5 ngày lại tiếp tục giao phối, khoảng 1 tháng sau sẽ đẻ lứa sau. Mùa đẻ của ba ba ở miền Bắc chỉ trong khoảng thời gian từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu (tháng 3 – 4 đến tháng 6 – 7). - Chúng tôi nghe được một ý kiến nói rằng ở trong thiên nhiên có hiện tượng "ấp bóng". Sau khi đẻ, con mẹ xuống nước nằm ấp và nhận biết được "những hạt giống" của mình. Khi trứng nở, ba ba con biết định hướng bò xuống nước và được mẹ chúng chăn dắt một thời gian như gà mái nuôi con . Nhưng có tài liệu lại nói: con mẹ có thể đớp ăn cả con chúng. Hiện giờ chúng tôi chưa đủ căn cứ để xác định chúng không có tình mẫu tử hay những ba ba khác ăn thịt con của nó. D. Sự mẫn cảm với nhiệt độ - Nhiệt độ là yếu tố quyết định đến sự hoạt động, khả năng ăn mồi, tốc độ sinh trưởng và thời gian sinh sản của ba ba. - Nhiệt độ thích hợp cho ba ba là từ mùa xuân đến mùa thu thời tiết nóng ấm. Ba ba cũng có tập tính trú đông như một sô sinh vật khác. - Mùa xuân hè ba ba ăn khoẻ và hoạt động mạnh, lớn nhanh. Chúng thường đuổi nhau, tranh nhau và cắn nhau dữ dội. Tuy nhiên mùa hè ba ba lại dễ chết, bắt lên khỏi nước 3 ngày đã chết nên không vận chuyển đi xa trong nhiều ngày được. Vì vậy giá ba ba trong mùa hè thường hạ. - Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến thời gian thành thục sinh sản của ba ba.Ơ xứ lạnh ba ba 3 tuổi mới bắt đầu sinh sản. - Về mùa đông ở các tỉnh miền Bắc, ba ba ăn rất ít. Khi nhiệt độ xuống thấp 12oc ba ba ngừng ăn và ẩn mình xuống dưới bùn trú đông, nhịn ăn một tháng cũng không chết, tất nhiên sự sinh trưởng cũng dừng lại. II. XÂY DỰNG AO, BỂ NUÔI BA BA. A. MỘT SỐ YÊU CẦU CHUNG. - Hình thức và quy mô ao bể ba ba trong nhân dân hiện nay rất đa dạng. Xây dựng ao, bể to hay nho tùy thuộc vào điều kiện đất đai hay khả năng kinh tế của gia đình. Những người ít vốn đầu tư hoặc do dất đai chật hẹp có thể nuôi trong diện tích ao xây 20m2. Những người có điều kiện có thể nuôi trong những ao rộng hàng trăm mét vuông, ba ba càng nhanh lớn. - Tuy vậy đối với ao, bể dùng để sản xuất giống cũng như nuôi ba ba thịt đều phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Chất nước không chua phèn. Nơi nuôi phải gần nguồn nước sạch, chủ động lấy được nước mới, thải nước cũ. Ơ miền núi không dùng nước từ khe đá chảy ra vì nước lạnh.Nếu dùng nước giếng khoan thì chất nưức không bị rỉ sắt quá nhiều. Ơ thành phố có thể dùng nước máy nhưng nên khử sát trùng clo (Cl)bằng cách chứa nước vào một bể riêng, mấy ngày sau mới đưa vào bể nuôi. + Khu nuôi nên ở cạnh nhà để dễ bảo vệ, hoặc phải dựng nhà bảo vệ thường xuyên. + Ao, bể ba ba phải cách ly với tiếng ồn hoặc cách ly với bóng người, xe hoặc súc vật qua lại nhiều. + Ao, bể có cống cấp, thoát nước. nên sắm một máy bơm nhỏ để chủ động điều tiết nước. + Phải nuôi riêng từng cỡ loại ba ba, không nuôi chung con lớn, con nhỏ vào một ao. - Một số người cho rằng: ao nuôi ba ba không nên thả xen ghép cá, nhất là cá rô phi, nhưng chúng tôi nghĩ rằng: nếu ao có diện tích rộng thì có thể thả thêm một ít cá trê, lươn, trạch cũng không ảnh hưởng gì đến ba ba. B. XÂY DỰNG CÔNG TRÌNG NUÔI. Một khu nuôi ba ba hoàn chỉnh cần có các công trình sau: 1. Ao nuôi ba ba sinh sản: Diện tích có thể từ 25 – 250 m2.nếu nuôi ở qui mô vừa thì diện tích tốt nhất là trên 100 m2 Ao có mức nước sâu 0,8 – 1,2m là vừa hoặc sâu nhất là 1,5m. - Xung quanh ao hoặc một phía của ao nên có một ít đất làm vườn. Trong vườn trồng cây ăn quả, nhưng không nên trồng cây che bóng rợp ao và rụng lá xuống ao. - Bờ ao nên xây lát để chống sạt lở. Giữa ao và vườn bắc cầu tạo đường đi cho ba ba lên xuống dễ dàng. Quanh ao xây tường bao cao 70 – 80cm. Chân tường cách mép nước 1m hoặc rộng hơn tùy điều kiện) để có chỗ cho ba ba lên phơi nắng. Đỉnh tường có hàng gạch mũ để ngăn không cho ba ba đi mất. Ba ba thường hay tập trung ở các góc ao, nên cần được bảo vệ tốt ở phía này. - Bãi cho ba ba đẻ rộng từ 2 – 10m2 được tạo ngay cạnh ao bằng cách đào thành nhiều hố, đổ đầy cát trộn xỉ than tơi xốp, thuận lợi cho ba ba bới ổ đẻ trứng. Phía trên có mái che mưa che nắng. Bãi đẻ dốc về phía ao khoảng 30 độ, dọc theo bãi đẻ có rãnh nước rộng 30cm, sâu 5 – 10cm là nơi thu ba ba con sau khi nở. Chú ý tạo các đường thông từ ao nuôi lên bãi đẻ để ba ba lên xuống. - Nên xây một hầm chống rét cho ba ba, nắp hầm chất đống rơm rạ, lá khô để giữ nhiệt (1m2 có thể đủ cho 50 – 100 con nằm xếp khít nhau).Trước khi thả ba ba nên tát cạn ao, dùng vôi khử độc, diệt trừ nấm bệnh. Sau 4 – 5 ngày lấy nước vào ao. Nước ao trong sạch, không mang theo rác rưởi. - Với gia đình đất chật không có ao thì xây bể. Ít nhất bể nuôi ba ba bố mẹ cũng có diện tích 10m2 , mực nước 0,8 – 1m. bể có cống tràn, miệng cống được ngăn bằng lưới sắt, để giữ cho nước cố định với mức cao nhất, có cống tháo thuận lợi ở đáy bể để đỡ bơm tát khi thu hoạch. Quanh bể cũng phải xếp tường bao và nên giành đất lưu không để trồng bóng mát. Xây các bậc thềm cho ba ba lên nghỉ. Bắc cầu cho ba ba lên xuống dễ dàng. 2. Bể ương ba ba mới nở đến 1 tháng tuổi. Bể này chỉ cần rộng từ 2 – 4m2, bờ cao 0,5cm hoặc có thể ương trong các chậu lớn. 3. Ao hoặc bể nuôi ba ba giống: Rộng 10 – 30m2, sâu 0,8 – 1m. 4. Ao nuôi ba ba thịt (thương phẩm) : Cũng giống như ao nuôi ba ba sinh sản. Diện tích ao nuôi lớn nhỏ cũng tùy khả năng của từng gia đình. Với diện tích 100m2 ao có thể sản xuất 60 – 100kg ba ba/năm. Nếu ao không có vườn thì có thể làm bè tre nổi cho ba ba lên phơi nắng. Đối với các gia đình có ao rộng và có khả năng đầu tư vốn lớn thì nên xây ao ra thành 3 ngăn liên hoàn: 1) Ao nuôi ba ba bố mẹ. 2) Ao nuôi ba ba thương phẩm. 3) Ao ương ba ba con sau khi nở được 1 – 2 tháng. Nuôi trong ao đất, nước ao lâu bị thối bẩn và ba ba thường lớn nhanh hơn nuôi trong bể. III. SẢN XUẤT BA BA GIỐNG. 1. Phân biệt đực cái. Lấy ba ba cùng cỡ, cùng đàn để so sánh: - Con đực ở cổ và đuôi dài hơn, mình mỏng, mai có hình ô van nhiều hơn con cái. - Con cái cổ và đuôi ngắn và mập hơn, mình dày, mai có hình ô van ít hơn. 2. Chọn và nuôi ba ba bố mẹ. - Nên chọn ba ba bố mẹ từ 3 tuổi trở lên (cỡ 0,8 – 2kg/con, không bị bệnh hoặc sây sát). Thả ghép đực/cái với tỉ lệ ½ hoặc 1/3. - Nếu ao dễ thay nước thả ba ba với mật độ 30 – 40 con/100m2. Nếu không chỉ thả 20 – 30 con/100m2. Thả ba ba bố mẹ vào nuôi vỗ từ tháng 9. Cho ba ba ăn ốc, hến, tép, cáLượng thức ăn bằng 8 – 10% khối lượng ba ba có trong ao. Vào mùa đông chỉ cho ăn ở mức 2 – 3%, nếu trời lạnh dưới 15oc thì ngừng cho ăn. - Cho ba ba ăn trên giàn cố định, giàn đặt gần sát đáy. Thả mồi cho ăn vào lúc 4 – 5 giờ chiều. Vớt bỏ thức ăn dư thừa để tránh gây thối nước. - Thường xuyên thay nước mới nhưng phải thay nhẹ nhàng, không gây tiếng động. Nếu khua động mạnh, ba ba sợ hãi sẽ bỏ ăn mất vài ngày. 3. Theo dõi ba ba đẻ. - Ba ba mẹ và bố tự cặp đôi để giao phối và thường đẻ sau tiết thanh minh. Mùa đẻ chính vào tháng 5 đến tháng 7, thường đẻ vào ban đêm. Cần mở cánh cống để ba ba bò lên bãi đẻ. Theo dõi vết chân ba ba bò và bảo vệ khỏi chuột, rắn. Trước khi nở 7 ngày, trứng ba ba nứt ra, ta còn phải chống kiến đến phá trứng. - Với số lượng ba ba bố mẹ từ 15 – 20kg, cỡ cái 1 – 1,5kg/con; đực 0,7 – 1kg/con theo tỉ lệ 1 đực 2 cái hoặc 3 cái có thể sản xuất được 150 – 200 con giống. 4. Ấp trứng tự nhiên. -Để nguyên trứng tại bãi đẻ, luôn giữ cho bãi đẻ ẩm nhưng không để trứng ba ba ngâm trong nước. nếu nhiệt độ không khí 27 – 32oc sau 55 – 60 ngày thì trứng sẽ nở. Nếu 30 – 32oc chỉ cần 40 – 45 ngày. Trứng thường nở về đêm. Sau khi nở ba ba con bò ngay xuống rãnh nước. sáng hôm sau thu gom ba ba con về nuôi trong chậu hoặc bể. 5. Thu trứng và ấp trứng nhân tạo. - Sau khi ba ba đẻ được 15 – 20 ngày, dùng tay khẽ bới cát trên mặt để nhặt trứng. Nhiều người nói rằng: nếu ba ba mới đẻ xong, nhặt trứng về ấp ngay thì trứng sẽ không nở hoặc tỉ lệ nở rất thấp, vì làm mất lớp chất nhầy ở ngoài vỏ trứng. - Trứng ba ba có hình tròn. Những trứng có màu hơi vàng nhìn rõ túi hơi là trứng được thụ tinh, trứng được thụ tinh có vỏ màu loang lổ và không nhìn rõ túi hơi. - Thu gom những trứng đã được thụ tinh về đặt trong chậu hoặc trong khay gỗ đựng cát ẩm dày15 – 20cm. Xếp trứng đều đặn thành hình tròn, quả cách quả 2cm. Khi xếp trứng phải để túi hơi của trứng hướng lên trên nếu không trứng sẽ bị ung. Phủ lên trứng một lớp cát dày 5cm. Giữ cát luôn luuon ẩm bằng cách phun nước (phun đến khi mặt cát có nước đọng thì thôi). không để cát bị khô hoặc bị nén chặt vì ướt nhão. - Nếu nhiệt độ trong phòng ấp ổn định khoảng 30 – 40oc chỉ cần 35 – 40 ngày trứng sẽ nở, tỉ lệ nở đạt 80 – 90%. Nếu nhiêt độ về mùa thu biến động 25 – 35oc cần trên 60 ngày trứng mới nở và tỉ lệ nở cũng thấp hơn. - Trong quá trình ấp phải chú ý ngăn ngừa mèo, chuột, kiến ..hại trứng. Gần đến ngày trứng nở nhớ đặt 2 bát nước to vào chậu hoặc khay, hoặc kê chậu, khay trứng lên một chậu nước để sau khi nở ba ba con tự bò xuống nước. ba ba con vừa nở đã biết tìm xuống nước, làm những động tác nhào lộn như một vũ điệu cuồng nhiệt để chào đời. Sau khi nở 5 – 10 giờ rụng rốn và biết ăn mồi. 6. Nuôi ba ba con : chia làm 3 giai đoạn a) Giai đoạn từ khi nở đến 15 ngày tuổi - Nuôi trong bể nhỏ hoặc chậu lớn, mức nước sâu 20 – 25cm. Nước cần sạch và trong. Một góc chậu hoặc bể có thể thả bèo được nhặt rửa sạch vì ba ba mới nở thích sống trên rễ bèo (tuy nhiên, cách làm này không bắt buộc). Đặt bể hoặc chậu nơi thoáng mát không có ánh nắng trực tiếp. Mỗi ngày thay nước 2 lần. - Mỗi ngày cho ba ba ăn 3 lần (sáng, trưa, chiều). Thức ăn cho ba ba ở giai đoạn này là lòng đỏ trứng gà, thủy trần, giun đỏ, artemia, cá bột hoặc cá tép xay nhuyễn. - Thủy trần là loài thủy vật phù du, còn gọi là con bọ đỏ (daphnia). Thủy trần sống ở ao, hồ nước đọng và chổ nước hơi lưu thông, có nước cống chảy hoặc trâu, bò xuống đầm. Loài này sinh sản nhanh trong mùa xuân. Trong vùng nước xanh lam, đám thủy trần tạo thành những chấm li ti màu đỏ di động. Ta dùng vợt lưới the vớt về cho ba ba ăn. - Giun đỏ là động vật sống và phát triển trong các cống rãnh nước thải, là thức ăn dùng nuôi cá cảnh. - Artemia là động vật được dùng làm thức ăn cho tôm bột. Artemia được du nhập vào đồng muối đồng bằng sông Cửu Long, đã được phát triên nuôi và sử dụng loại trứng bào xác này. Trứng artemia được đóng hộp sắt, có bán ở thị trường dịch vụ nghề cá. Khi cần có thức ăn chỉ cần cho nước vào và sục khí sau một thời gian sẽ nở ra cá thể artemia b) Giai đoạn từ 15 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi Ba ba được nuôi trong ao hoặc bê 10 – 100m2. Mức nước sâu 0,8 – 1m, đáy đổ cát dày 10 – 20cm mặt ao thả bèo tây chiếm 1/3 diện tích. Mật độ ba ba thả 20 – 30con/m2. - Cho ba ba ăn giun, giòi, cá, thịt động vật băm nhỏ. - Thức ăn được thả trên các giàn đặt cố định cách mặt nước10 – 20cm, vì ba ba cỡ này vẫn thích sống dựa vào rễ bèo và ưa ăn nổi. - Ngày cho ăn 2 lần: sáng và chiều tối. Một tuần thay nước 2 lần, luôn giữ nước sạch. - Không nên cho ba ba ăn các loại thức ăn đã ôi thối, ba ba de mắc bệnh và mau ô nhiễm nước. - Sau 3 tháng ba ba đã to bằng miệng chén. Sau 6 tháng ba ba đạt cỡ 15 – 20g/con. Con to có thể đạt 30 – 50g. c) Giai đoạn từ 6 tháng tuổi đến ba ba giống cỡ 100g/con. - Lúc này phải nuôi ở ao rộng, mực nước sâu 1 – 1,2m. Mật độ thả khoảng 10 – 15 con/m2, cho ăn và chăm sóc ba ba như ở giai đoạn trước. Thức ăn được thả trên các giàn gần sát đáy ao. Cho ăn ốc, hến phải đập vỏ, nếu là cá mè phải bỏ mật đắng. Theo dõi khả năng ăn mồi để điều chỉnh lượng thức ăn cho ba ba cho vừa đủ. Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 năm. - Khi thấy ba ba giống bị bệnh thủy mi cần tắm ba ba trong dung dịch xanh Malachit với nồng độ 0,01 – 0,02%. Tắm trong 1 – 2 giờ, hoặc trong dung dịch nước muối 5%0 trong 10 phút. 7. Thu hoạch ba ba giống Thu hoạch giống vào buổi sáng mát trời. Nếu nuôi ao thì dùng lưới vét. Nếu nuôi ở bể thì tháo cạn nước Khi bắt ba ba giống phải nhẹ tay, không làm ba ba bị thương sây sát. IV. NUÔI BA BA THỊT. 1. Chọn nuôi ba ba giống - Nên mua ba ba giống vào cuối xuân, đầu hè vì lúc này giá thường hạ. - Khi mua cần chú ý đến nguồn gốc của ba ba giống; nếu mua từ nguồn thu gom tự nhiên không nên mua loại ba ba cắn câu hoặc ba ba đánh bắt bằng điện; những loại này đem về nuôi sẽ chết nhiều hoặc chậm lớn. Nên mua ba ba giống của những gia đình chuyên sản xuất ương nuôi. - Một số người nuôi ba ba cho biết ba ba gai thường lớn nhanh hơn ba ba trơn. Bà con ở Hà Bắc còn cho biết nếu mua nhầm phải loài ba ba nẹp suối thì hầu như nuôi không lớn - Nên mua cỡ 0,1 – 0,2kg/con, ba ba sẽ lớn nhanh và ít hao hụt. Nếu mua cỡ nhỏ (20 – 50g/con) nên nuôi tiếp để thành con 0,1kg rồi mới thả vào ao nuôi ba ba thịt. - Những ba ba khỏe mạnh thường có màu sắc đẹp, mình dầy, cỡ đồng đều không bị sây sát, không có bệnh tật. Khi thả xuống đất sẽ bò nhanh, cổ rụt hết, khi bị lật ngửa sẽ tự lật sắp ngay và bò nhanh tìm chổ chạy trốn. Chỉ nên thả cùng một cỡ giống vào ao nuôi ba ba thịt. - Khi vận chuyển ba ba giống mua từ xa về, ta vùi chúng vào bèo tây, rãi một lớp bèo, một lớp ba ba. Cần giữ ẩm và không để chúng cắn nhau. 2. Mật độ nuôi. - Ơ điều kiện bình thường, với ba ba giống cỡ 0,1 – 0,2kg thả 10 – 15 con/m2. Với ba ba cỡ trên 0,2kg thả 5 – 7 con/m2. Nếu ao sạch có dòng chảy nhẹ thì có thể thả dầy hơn. - Tại huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây, một số gia đình nuôi cá lồng trên sông đã đưa ba ba vào nuôi lồng đạt kết quả tốt. Mật độ nuôi lồng có thể thả dầy hơn nuôi trong ao nước tĩnh. - Những gia đình mới nuôi còn ít vốn, nên cố gắng thả 1 – 2con/m2. Khi đã có sẵn giống ba ba hơn thì tăng dần mật độ nuôi. - Khi đã 2 – 3 năm nên chọn một số con to để lại làm ba ba bố mẹ, tự sản xuất giống cho nhu cầu nuôi trong gia đình. 3. Cho ăn và quản lý chăm sóc. a) Cho ăn. - Thức ăn của ba ba chủ yếu có nguồn gốc động vật như: tôm, cá, giun, ốc, hến. - Các loài súc vật chết và chưa bị thối rửa. Các phế phẩm lò mổ lợn, gà, vịt, trâu, bò. - Có thể luyện cho ba ba ăn thức ăn nhân tạo đóng thành viên có thành phần sau:Bột ngô : 30%, Cám gạo : 30%, Bột đậu tương : 20%, bột cá nhạt : 20% (không được cho ăn thức ăn mặn)và một ít bột sắn củ làm chất kết dính. - Phải cho ba ba ăn hàng ngày mỗi ngày cho ăn 1 – 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Lượng thức ăn bằng 3 – 6% trọng lượng ba ba có trong ao. Theo dõi sức ăn của ba ba để kịp điều chỉnh, không để ba ba đói, không để thức ăn thừa. - Khi cho ăn, thả thức ăn vào vó hoặc dàn ăn treo ngập nước 20 – 25cm. Ơ những ao rộng có thể chọn 1 –2 góc ao cạn, vét sạch bùn sau đó cho cát lên trên để làm bãi ăn cho ba ba, mồi ăn không lẫn xuống bùn, nước không bị ngầu đục. - Ơ các tỉnh phía Bắc từ tháng 4 đến tháng 11 là thời gian ba ba sinh trưởng mạnh nhất trong năm, cần cho ăn đầy đủ để ba ba mau lớn. Muốn tăng trọng 1kg cần tiêu tốn16 – 18kg thức ăn. - Nuôi ba ba đạt kết quả khi cho ba ba ăn đầy đủ, vậy phải chủ động giải quyết thức ăn cho chúng như: - Nuôi giun đất (giun quế). - Có ao hương nuôi cá mè giống, cá rô phi. - Trong ao nuôi ba ba có thể thả ốc vặn vào nuôi làm thức ăn dữ trữ và góp phần làm trong sạch nước. b) Quản ý và chăm sóc. - Ba ba thường tìm cách thoát ra ngoài, bờ ao và tường phải bao chắc chắn. - Ba ba dễ bị câu trộm, vì vậy nhiều gia đình thường nuôi chó để canh giữ tại ao (chó được nhốt trong cũi đề phòng đánh bả). - Ba ba thích sống ở môi trường nước sạch, vì vậy càng nuôi dầy càng chú ý thay nước, ít nhất 5 ngày thay một lần. Một lần thay 1/3 – ¼ lượng nước trong ao. - Khi thay nước vào ao nên cho chảy ngầm, không gây tiếng động, ba ba sợ hãi sẽ bỏ ăn. - Lượng thức ăn cung cấp hàng ngày nên dựa vào nhiệt đọ để điều chỉnh thích hợp như sau: + Trên 300c lượng thức ăn = 1/10 trọng lượng thân. + 25 – 29oc lượng thức ăn = 7 – 8% trọng lượng thân + 20 – 25oc lượng thức ăn = 4 – 5% trọng lượng thân. + Dưới 20oc ba ba rất ít ăn. + Từ 10oc trở xuống ba ba sẽ ngừng ăn. Đảm bảo sự yên tĩnh, mát mẻ cho ao nuôi, hạn chế các tiếng động và hạn chế cả việc nhiều người đến yêu cầu bắt lên xem. V. PHÒNG TRỊ BỆNH CHO BA BA. 1. Phòng bệnh. Ba ba th
Tài liệu liên quan