Luật dân sự - Chương VI: Luật dân sự Việt Nam

Đối tượng điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh Định nghĩa Nguồn của Luật dân sự Việt Nam

ppt62 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật dân sự - Chương VI: Luật dân sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VILUẬT DÂN SỰ VIỆT NAMTài liệu tham khảoGiáo trình Luật dân sự - ĐHQGHN – Nhà xuất bản ĐHQGHNGiáo trình Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Công an nhân dânGiáo trình pháp luật đại cương – ĐHKTQD – Nhà xuất bản ĐHKTQDVăn bản pháp luậtBộ luật dân sự 2005Các văn bản hướng dẫn thi hànhI. Khái niệm luật dân sự Việt NamĐối tượng điều chỉnhPhương pháp điều chỉnhĐịnh nghĩaNguồn của Luật dân sự Việt Nam1. Đối tượng điều chỉnhQuan hệ tài sảnQuan hệ nhân thân:Quan hệ nhân thân gắn với tài sảnQuan hệ nhân thân không gắn tài sảnQuan hệ tài sảnLà những quan hệ kinh tế - xã hội cụ thể thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nhất định theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tuân thủ quy luật giá trịBao gồm:Quan hệ về sở hữuQuan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sựQuan hệ về thừa kếQuan hệ về chuyển quyền sử dụng đấtQuan hệ về bồi thường thiệt hạiQuan hệ nhân thânLà quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân được pháp luật thừa nhậnQuan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản: Là những quan hệ xã hội có thuộc tính gắn liền với đời sống tinh thần của một con người và không thể tách rời quan hệ đó Vd: Tên, danh dự, nhân phẩm, uy tínQuan hệ nhân thân gắn liền với tài sản: Là những giá trị nhân thân khi được xác lập sẽ làm phát sinh các quyền về tài sản Vd: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.2. Phương pháp điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật dân sự là tôn trọng sự bình đẳng, thỏa thuận của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sựBiểu hiện của sự bình đẳng, thỏa thuận trong quan hệ pháp luật dân sựCác chủ thể đều có quyền tự định đoạt, quyết định trong việc xác lập cũng như giải quyết các quan hệ pháp luật dân sựTrong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, cách thức thông thường và trước hết là các chủ thể thực hiện tự hòa giải, thỏa thuận. Trọng tài hay tòa án chỉ can thiệp khi có yêu cầu và các bên không tự giải quyết được.Trong trách nhiệm dân sự, bên vi phạm chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm. Mức độ cụ thể do các chủ thể thỏa thuận trên cơ sở những quy định của pháp luật.3. Định nghĩa Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân dựa trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó.4. Nguồn của luật dân sựHiến phápBộ luật dân sựCác văn bản pháp luật khác có liên quan: luật sở hữu trí tuệ, luật doanh nghiệp, luât hôn nhân và gia đình,Điều ước quốc tếII. Một số chế định cơ bản của LDSTài sản và quyền sở hữuGiao dịch dân sựHợp đồng dân sự và nghĩa vụ dân sựTrách nhiệm dân sựThừa kế1. Tài sản và quyền sở hữu1.1 Tài sản1.2 Quyền sở hữu1.1. Tài sản 1.1.1. Định nghĩa: (điều 163 Bộ luật dân sự 2005) Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản - Vật: Có thực, với tính cách là TS phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và có thể trở thành đối tượng của giao lưu DS. - Tiền: VNĐ hoặc ngoại tệ - Giấy tờ trị giá được bằng tiền: trái phiếu, công trái, hối phiếu, séc, cổ phiếu - Quyền tài sản: là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự Vd: Quyền đòi nợ, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (kể cả quyền sở hữu trí tuệ). 1.1.2. Phân loại tài sản (điều 174-181 BLDS 2005)Căn cứ vào sự dịch chuyển của tài sản: tài sản là bất động sản và tài sản là động sảnCăn cứ vào tính năng sử dụng: vật chia được và vật không chia đượcCăn cứ vào vai trò của ts: vật chính, vật phụ.1.2. Quyền sở hữu1.2.1 Định nghĩa1.2.2 Nội dung quyền sở hữu1.2.3 Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu 1.2.4 Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu 1.2.1. Định nghĩa Quyền sở hữu là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và những tài sản khác. Quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong những điều kiện nhất định1.2.2. Nội dung quyền sở hữu Điều 164 BDS 2005: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”.Quyền chiếm hữuQuyền sử dụngQuyền định đoạt Quyền chiếm hữuChủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc do người khác quản lý.Chiếm hữuHợp phápBất hợp phápQuyền sử dụngChủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sảnQuyền định đoạtQuyền quyết định số phận của vật Vd: Cho mượn, cho thuê, bán, thế chấp, cầm cố, phá hủy 1.2.3. Căn cứ xác lập quyền sở hữu (điều 170 BLDS) Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp phápĐược chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnThu hoa lợi, lợi tứcTạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biếnĐược thừa kế tài sảnChiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi,Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai, phù hợp với quy định của pháp luậtCác trường hợp khác do pháp luật quy định 1.2.3. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu (điều 171 BLDS)Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khácChủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mìnhTài sản bị tiêu hủyTài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữuTài sản bị trưng muaTài sản bị tịch thuVật bị đánh rơi, bị bỏ quênmà người khác đã được xác lập quyền sở hữuCác trường hợp khác do pháp luật quy định1.2.4. Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu: - Kiện đòi tài sản.- Kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.- Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái phép đối với. việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp.2. Giao dịch dân sự 2.1.1. Định nghĩa: giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự2.1.2. Phân loại giao dịch dân sự:Hợp đồng dân sự: là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.Hành vi pháp lý đơn phương: là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 2.1.3. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sựNgười tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sựMục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hộiNgười tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyệnHình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định3. Hợp đồng dân sự và nghĩa vụ dân sự3.1. Hợp đồng dân sự3.2. Nghĩa vụ dân sự3.1. Hợp đồng dân sựĐịnh nghĩa: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự3.1. Hợp đồng dân sựHình thức của hợp đồng dân sự:Văn bản Lời nóiHành vi cụ thể3.1. Hợp đồng dân sựNội dung cơ bản của hợp đồng dân sự (SV tự đọc) :Đối tượngSố lượng, chất lượngGiá, phương thức thanh toánThời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồngQuyền, nghĩa vụ của các bênTrách nhiệm do vi phạm hợp đồngCác nội dung khác3.1. Hợp đồng dân sựPhân loại hợp đồng dân sự (SV tự đọc)Căn cứ vào mức độ tương xứng về quyền và nghĩa vụ của các bên: Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụCăn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các quan hệ hợp đồng: Hợp đồng chính và hợp đồng phụ- Căn cứ vào chủ thể được hưởng lợi từ hợp đồng: Hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp đồng và hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba- Căn cứ vào nội dung của các mối quan hệ của hợp đồngHợp đồng mua bán hàng hóaHợp đồng vận chuyển hàng hóaHợp đồng dịch vụHợp đồng gia côngHợp đồng gửi giữ tài sảnHợp đồng bảo hiểmHợp đồng cho vayHợp đồng cho mượn tài sảnHợp đồng trao đổi tài sảnHợp đồng trong lĩnh vực đầu tư; BTO,BOT,BT..3.1. Hợp đồng dân sựĐiều kiện có hiệu lực của hợp đồng Năng lực hành vi dân sự của chủ thểMục đích và nội dung của HĐ không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội Đảm bảo sự tự nguyện của chủ thểHình thức của HĐ3.2. Nghĩa vụ dân sự Định nghĩa: Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền) – điều 280 Bộ luật dân sự 20053.2. Nghĩa vụ dân sựCăn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự:Hợp đồng dân sựHành vi pháp lý đơn phươngChiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luậtGây thiệt hại do hành vi trái pháp luậtThực hiện công việc không có ủy quyềnNhững căn cứ khác do pháp luật quy định3.2. Nghĩa vụ dân sựCác biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (SV tự đọc) :Cầm cố tài sảnThế chấp tài sảnĐặt cọcKý cượcKý quỹBảo lãnhTín chấp4. Trách nhiệm dân sự4.1 Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự4.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng4.1 Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Định nghĩa: Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự là sự cưỡng chế của Nhà nước buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra cho phía bên kia.4.1. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Căn cứ:Có hành vi vi phạm nghĩa vụCó thiệt hại thực tế xảy raCó mối liên hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy raCó lỗi của bên vi phạm 4.1. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sựCác loại trách nhiệm:- Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại4.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐĐịnh nghĩa: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại mà mình gây ra. 4.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐ Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:Hành vi trái pháp luật (xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,..) Hậu quả: gây thiệt hại trên thực tếCó mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại thực tế xảy raCó lỗi: cố ý hoặc vô ý Lưu ý: Trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗiBồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể (điều 613 – điều 630) (SV tự đọc) Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đángVượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiếtDo nguồn nguy hiểm gây raDo làm ô nhiễm môi trườngDo súc vật gây raDo cây cối gây raDo xâm phạm mồ mả.4.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐNguyên tắc bồi thường thiệt hại (điều 605) (Sinh viên tự đọc)Toàn bộ, kịp thời Có thể thỏa thuậnHình thức bồi thường: tiền, hiện vật hoặc thực hiện một công việcPhương thức bồi thường: một lần hoặc nhiều lần4.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐNăng lực chịu trách nhiệm bồi thường:Người từ đủ 18 tuổi trở lênNgười chưa thành niên dưới 15 tuổiNgười từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổiNgười chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sựPháp nhânNhà nước4.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐ Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường Khái niệm thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện và yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiệnThời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường: 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạmLưu ý: không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm5. Thừa kế5.1. Khái quát chung về thừa kế5.2. Các hình thức thừa kế5.1. Khái quát chung về thừa kế - Định nghĩa: Thừa kế là việc chuyển giao di sản của người chết cho những người sống Nguyên tắc xây dựng và thực thi pháp luật thừa kế (sinh viên tự đọc)Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân. Công dân có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho người thừa kế, được nhận hoặc từ chối nhận tài sản theo di chúc hoặc theo pháp luậtCá nhân không phân biệt nam nữ đều bình đẳng về quyền hưởng di sản, quyền để lại di sản của mình theo di chúc hoặc theo pháp luậtTôn trọng quyền định đoạt bằng di chúc của người có di sản, đồng thời bảo hộ thích đáng quyền lợi của những người thừa kế theo pháp luậtCủng cố và phát triển tình đoàn kết, thương yêu trong nội bộ gia đìnhMột số khái niệm có liên quan đến thừa kế (sinh viên tự đọc)Di sảnNgười thừa kếThời điểm mở thừa kếĐịa điểm mở thừa kếThời hiệu khởi kiện5.2. Các hình thức thừa kế Thừa kế theo di chúcThừa kế theo pháp luậtThừa kế theo di chúcDi chúc?Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển di sản của mình cho người khác sau khi chết.Thừa kế theo di chúc là việc chuyển di sản của người chết cho người sống bằng chính sự định đoạt của người có di sản theo di chúc được lập ra khi họ còn sốngĐiều kiện để di chúc hợp phápĐiều 652 BLDSHình thức của di chúcVăn bảnMiệng Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúcCon chưa thành niênCon đã thành niên mà không có khả năng lao độngCha, mẹ, vợ, chồng của người lập di chúcThừa kế theo pháp luật Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định Hàng thừa kế thể hiện thứ tự hưởng di sản của những người thừa kế được pháp luật quy định.Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chếtHàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoạiHàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoạiThừa kế thế vị: áp dụng trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sốngCác trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luậtKhông có di chúcDi chúc không hợp phápNhững người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kếNhững người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng di sản