Luật học - Bài 5: Khái quát về luật hình sự, luật tố tụng hình sự

I/ Khái niệm Luật Hình sự. 1- Định nghĩa: Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và hình phạt với các tội phạm. 2- Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự: Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện một hành vi mà nhà nước qui định là tội phạm. 3- Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự: là phương pháp quyền uy. Trong đó nhà nước có quyền tối cao trong việc định đoạt số phận của người phạm tội, buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ đã gây ra. Trách nhiệm hình sự về tội phạm đã gây ra là trách nhiệm thuộc về cá nhân người phạm tội, phải do chính người phạm tội trực tiếp gánh chịu, mà không thể “chuyển” hoặc “ủy thác” cho người khác.

docx13 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Bài 5: Khái quát về luật hình sự, luật tố tụng hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HÌNH SỰ, LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ. Phần A: Luật Hình sự I/ Khái niệm Luật Hình sự. Định nghĩa: Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và hình phạt với các tội phạm. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự: Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện một hành vi mà nhà nước qui định là tội phạm. Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự: là phương pháp quyền uy. Trong đó nhà nước có quyền tối cao trong việc định đoạt số phận của người phạm tội, buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ đã gây ra. Trách nhiệm hình sự về tội phạm đã gây ra là trách nhiệm thuộc về cá nhân người phạm tội, phải do chính người phạm tội trực tiếp gánh chịu, mà không thể “chuyển” hoặc “ủy thác” cho người khác. Bộ luật hình sự – Hình thức pháp luật chủ yếu của ngành luật hình sự Việt nam. Bộ luật hình sự năm 1999 đang có hiệu lực, được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 21-12-1999 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-7-2000. Ngoài lời nói đầu, Bộ luật hình sự được cấu tạo gồm 2 phần: phần chung và phần các tội phạm. 2 phần này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi phần được chia thành các chương. Mỗi chương được chia thành mục với nhiều điều luật. Phần chung Bộ luật hình sự 1999 có 10 chương, mỗi chương quy định về một loại vấn đề chung của luật hình sự. Phần riêng của luật hình sự 1999 có 14 chương, mỗi chương quy định một nhóm các tội phạm cụ thể. II/ Khái niệm tội phạm, phân loại tội phạm. Khái niệm tội phạm: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN”. (Điều 8 Bộ luật hình sự) Từ định nghĩa đầy đủ trên, có thể đưa ra định nghĩa Tội phạm một cách khái quát: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong luật hình sự, có lỗi, và phải chịu hình phạt. 2- Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm. 2.1 Tính nguy hiểm cho xã hội: Là thuộc tính khách quan, là dấu hiệu vật chất của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm phải là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xh được luật hình sự bảo vệ. 2.2 Tính có lỗi của tội phạm: Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xh của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Trong Bộ luật hình sự, tính có lỗi là một dấu hiệu độc lập với tính nguy hiểm cho xh. Không thể buộc tội một người mà chỉ căn cứ vào hành vi khách quan họ đã thực hiện. Tính trái pháp luật hình sự: Hành vi nguy hiểm cho xh chỉ được coi là tội phạm nếu nó được quy định trong luật hình sự. Tính phải chịu hình phạt: Bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe dọa phải chịu hình phạt. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, tội càng nghiêm trọng thì hình phạt áp dụng càng nghiêm khắc. 3- Phân loại tội phạm. Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như đã trình bày, nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xh rất khác nhau. Chính vì vậy mà vấn đề phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt được coi là một nguyên tắc quan trọng của luật hình sự. Quán triệt nguyên tắc này, Bộ luật hình sự đã phân loại tội phạm thành 4 loại: 3.1 Tội phạm ít nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến 3 năm tù. 3.2 Tội phạm nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến 7 năm tù. 3.3 Tội phạm rất nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến 15 năm tù. 3.4 Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này làtrên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. 4- Các tội phạm cụ thể. Các tội phạm cụ thể được quy định trong “Phần các tội phạm” của Bộ luật hình sự, bao gồm các nhóm tội phạm cơ bản sau đây: 4.1 Các tội xâm phạm an ninh quốc gia (chương 11) 4.2 Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (chương 12) 4.3 Các xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân (chương 13) 4.4 Các tội xâm phạm sở hữu (chương 14) 4.5 Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình (chương 15) 4.6 Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (chương 16) 4.7 Các tội phạm về môi trường (chương 17) 4.8 Các tội phạm về ma túy (chương 18) 4.9 Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (chương 19) 4.10 Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (chương 20) 4.11 Các tội về chức vụ (chương 21) 4.12 Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (chương 22) 4.13 Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (chương 23) 4.14 Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (chương 24) III/ Tuổi chịu trách nhiệm hình sự và những qui định đối với người chưa thành niên phạm tội. (CTNPT) Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Người đủ 14 tuổi phải chịu TNHS do lỗi cố ý và tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải chịu TNHS đối với mọi loại tội phạm (không bị áp dụng hình phạt chung thân, tử hình). Người đủ 18 tuổi trở lên phải chịu TNHS đối với mọi loại tội phạm. Những qui định đối với người CTNPT Người CTN phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người CTNPT, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp. Người CTNPT chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: Cảnh cáo, phạt tiền; cải tạo không giam giữ; tù có thời hạn. Phạt tiền: Được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng; Mức phạt tiền áp dụng không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật qui định. Cải tạo không giam giữ: Thời hạn CTKGG được áp dụng không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định; Không khấu trừ thu nhập của người đó. Tù có thời hạn: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng qui định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư (¾ ) mức phạt tù mà điều luật qui định. Đối với người CTNPT từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng qui định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai(1/2) mức phạt tù mà điều luật qui định. IV/ Khái niệm hình phạt, các loại hình phạt. 1/ Khái niệm hình phạt: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất được quy định trong luật hình sự do Tòa án quyết định nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm. Đặc điểm của hình phạt: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất, nó có thể tước bỏ những quyền và lợi ích của người bị kết án như: quyền tự do, quyền về tài sản, quyền về chính trị, thậm chí cả quyền sống. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự và chỉ được áp dụng cho chính cá nhân người đã thực hiện tội phạm. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước do Tòa án áp dụng với người phạm tội và được tuyên bố công khai bằng 1 bản án. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước đặc biệt đảm bảo cho luật hình sự có thể thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ, giáo dục. 2/ Các loại hình phạt. Hình phạt có 2 loại: Hình phạt chính và hình phạt bổ sung. 2.1 Hình phạt chính là hình phạt cơ bản được áp dụng cho một tội phạm và được tuyên độc lập; đối với mỗi tội phạm tòa án chỉ có thể tuyên độc lập 1 hình phạt chính, bao gồm: Cảnh cáo: Được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Phạt tiền: Được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản l‏‎ý ‏‎ kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản l‏‎ý‏‎ hành chính và một số tội phạm khác do BLHS quy định.; Được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với các tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do BLHS quy định; Mức phạt tiền không được thấp hơn 1 triệu đồng. Cải tạo không giam giữ: Được áp dụng từ 6 tháng dến 3 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.; nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian đó được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt theo tỉ lệ: 1 ngày tạm giữ, tạm giam = 3 ngày cải tạo không giam giữ; Bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trục xuất: Là buộc người nước ngoài rời khỏi lãnh thổ Việt nam. Tù có thời hạn: Là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời gian nhất định; Mức tối thiểu là 3 tháng, mức tối đa là 20 năm; thời hạn tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù: 1 ngày tạm giữ, tạm giam = 1 ngày tù. Tù chung thân:Là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình; không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội. Tử hình. Áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; không áp dụng hình phạt tử hình đối với ngươì chưa thành niên phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử; không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trong trường hợp này, hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân; nếu được ân giảm thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân. 2.2 Hình phạt bổ sung là hình phạt không được tuyên độc lập mà chỉ có thể tuyên kèm theo hình phạt chính. Đối với mỗi tội phạm tòa án có thể tuyên một hoặc nhiều hình phạt bổ sung nếu điều luật có quy định các hình phạt này,bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định: Thời hạn từ 1 năm đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, hoặc được hưởng án treo. Cấm cư trú: là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định; thời hạn từ 1 đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù. Quản chế: là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm soát giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương; Không được tự ‏‎ ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân, bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm; Thời hạn từ 1 đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Tước một số quyền công dân: Áp dụng với CDVN phạm tội xâm phạm an ninh QG hoặc tội phạm khác do BLHS quy định.Thời hạn từ 1 năm đến 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp được hưởng án treo. Tịch thu tài sản: Là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hưũ của người bị kết án sung quỹ nhà nước; áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính. 3/ Các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt nam. Các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt nam là những biện pháp cưỡng chế hình sự được áp dụng đối với những người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có dấu hiệu của tội phạm. Trong nhiều trường hợp các biện pháp tư pháp được áp dụng với người không có năng lực trách nhiệm hình sự đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xh. Bao gồm: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; Bắt buộc chữa bệnh; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn. (đối với người chưa thành niên) Đưa vào trường giáo dưỡng. (đối với người chưa thành niên) 4/ Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo qui định sau đây: 4.1 Đối với hình phạt chính: - Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn thì các hình phạt đó được cộng thành hình phạt chung. Hình phạt chung không được quá 3 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn. - Nếu hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỉ lệ: 3 ngày cải tạo không giam giữ = 1 ngày tù để tổng hợp hình phạt. - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân. - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình. - Phạt tiền, hoặc trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác. Các khoản tiền phạt được công lại thành hình phạt chung. 4.2 Đối với hình phạt bổ sung - Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do BLHS quy định; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung. - Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên. IV. Thời hiệu thi hành bản án, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Thời hiệu thi hành bản án: Là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành hình phạt đã tuyên. Cụ thể: Năm năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 3 năm trở xuống; Mười năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 3 năm đến mười lăm năm Mười lăm năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm. ( Thời hiệu thi hành bản án HS được tính từ ngày bản án có hiệu lực phápluật. Nếu trong thời hạn trên, người bị kết án lại phạm tội mới thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày phạm tội mới; Nếu trong thời hạn trên, người bị kết án cố tình trốn tránh và có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu đuợc tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ) Giảm thời hạn chấp hành hình phạt Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc bị kết án phạt tù nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ thì được xét giảm thời gian chấp hành hình phạt, cụ thể là: - Thời gian chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 1/3 thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ 30 năm trở xuống. 12 năm đối với tù chung thân. - Một người có thể được giảm nhiều lần nhưng phải bảo đảm chấp hành được ½ mức hình phạt đã tuyên. - Người bị kết án tù chung thân lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm. - Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi sau khi người đó đã chấp hành được 2/3 mức hình phạt chung hoặc 20 năm nếu là tù chung thân. 3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự Khái niệm: Là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cưú trách nhiệm hình sự. Cụ thể; 5 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng 10 năm đối với các tội phạm nghiêm trọng 15 năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng 20 năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Thời hiệu truy cứu trách nhiệm HS được tính từ ngày tội phạm được thực hiện, nếu trong thời gian nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ; Nếu trong thời hạn nêu trên, người phạm tội lại phạm tội mới mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không đuợc tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới) Xóa án tích Khái niệm:Người bị kết án được xoá án tích coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận. Đương nhiên được xoá án tích: Người được miễn hình phạt Người bị kết án nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không phạm tội mới trong trường hợp sau đây: 1 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; 3 năm trong trường hợp hình phạt là tù đến 3 năm; 5 năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên 3 năm đến 15 năm; 7 năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên 15 năm. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án: (Được quy định đối với những người bị kết án về các tội tại chương XI, XXIV). Phần B: Luật tố tụng hình sự I- Khái niệm luật tố tụng hình sự. 1/ Khái niệm tố tụng hình sự: Là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra,VKS, tòa án), người tiến hành tố tụng, các cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức xh góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự theo quy định của luật tố tụng hình sự Luật tố tụng hình sự Việt nam chia hoạt động giải quyết vụ án hình sự thành các giai đoạn sau: Khởi tố vụ án hình sự; Điều tr; Truy tố; Xét xử; Thi hành án hình sự. 2/ Khái niệm luật tố tụng hình sự: Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có các đặc điểm: + Mang tính chất quyền lực nhà nước + Liên quan mật thiết tới quan hệ pháp luật hình sự. +Liên quan hữu cơ tới các hoạt động tố tụng hình sự. Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là phương pháp quyền uy và phối hợp, chế ước lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. 3/ Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự. 3.1 Các nguyên tắc chung: Nguyên tắc pháp chế XHCN: Mọi trình tự thủ tục giải quyết vụ án hình sự phải được thực hiện theo đúng qui định của luật tố tụng hình sự. Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, và nhân phẩm của công dân Bảo đảm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. 3.2 Các nguyên tắc riêng: Xác định sự thật khách quan của vụ án Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử