Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài cây thuốc của người dân tộc Bahnar xã Kroong, vùng đệm vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai

Tóm tắt. Cây thuốc vườn vùng đệm Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (VQG KKK) có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân tộc Bahnar, xã Kroong. Trong số người bệnh nghiên cứu có 88,9% chỉ sử dụng cây thuốc khi bị bệnh. Có tổng số 102 loài thuộc 95 chi, 54 họ, 37 bộ, 5 lớp, 3 ngành thực vật được khai thác, sử dụng để làm thuốc chữa trị 11 nhóm bệnh khác nhau, chiếm 4,43% tổng số bậc taxon thực vật làm thuốc trong cả nước. Đa số cây thuốc có thân thảo (48 loài, 47,06%), sống ở môi trường rừng (55 loài, 53,91%), 4 loài bị đe dọa tuyệt chủng (EN), 2 loài sẽ bị đe dọa tuyệt chủng (VU). 97,06% các loài cây thuốc chưa được nhân trồng, chỉ khai thác từ tự nhiên. Bộ phận khai thác chủ yếu là rễ, củ (44 loài, 43,14%) hoặc cả cây (23 loài, 22,55%) là nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (TNTN), suy giảm đa dạng sinh học VQG KKK - Di sản thiên nhiên ASEAN của Việt Nam.

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài cây thuốc của người dân tộc Bahnar xã Kroong, vùng đệm vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 10, pp. 94-106 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC LOÀI CÂY THUỐC CỦA NGƯỜI DÂN TỘC BAHNAR XÃ KROONG, VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, TỈNH GIA LAI Nguyễn Thị Thu Hà Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai E-mail: hatuong96@gmail.com Tóm tắt. Cây thuốc vườn vùng đệm Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (VQG KKK) có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân tộc Bahnar, xã Kroong. Trong số người bệnh nghiên cứu có 88,9% chỉ sử dụng cây thuốc khi bị bệnh. Có tổng số 102 loài thuộc 95 chi, 54 họ, 37 bộ, 5 lớp, 3 ngành thực vật được khai thác, sử dụng để làm thuốc chữa trị 11 nhóm bệnh khác nhau, chiếm 4,43% tổng số bậc taxon thực vật làm thuốc trong cả nước. Đa số cây thuốc có thân thảo (48 loài, 47,06%), sống ở môi trường rừng (55 loài, 53,91%), 4 loài bị đe dọa tuyệt chủng (EN), 2 loài sẽ bị đe dọa tuyệt chủng (VU). 97,06% các loài cây thuốc chưa được nhân trồng, chỉ khai thác từ tự nhiên. Bộ phận khai thác chủ yếu là rễ, củ (44 loài, 43,14%) hoặc cả cây (23 loài, 22,55%) là nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (TNTN), suy giảm đa dạng sinh học VQG KKK - Di sản thiên nhiên ASEAN của Việt Nam. Từ khóa: Đa dạng sinh học, cây thuốc, dân tộc Bahnar, vùng đệm, vườn quốc gia Kon Ka Kinh. 1. Mở đầu Kroong là xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đệm VQG KKK, tỉnh Gia Lai với 98% dân số là đồng bào dân tộc (ĐBDT) Bahnar. Trước sự ngăn cách về địa lý, khó khăn về kinh tế, rào cản về văn hóa, người Bahnar đã tìm đến các loài cây cỏ để chữa trị các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, hình thành nên vốn kiến thức truyền thống về cây thuốc trong cộng đồng. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm lập danh mục thành phần loài cây thuốc, đánh giá tính đa dạng sinh học, xác định vai trò của chúng trong đời sống ĐBDT Bahnar. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân [1] 94 Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài cây thuốc của người dân tộc Bahnar xã Kroong... Tác giả đã phỏng vấn 126 người dân khác nhau về trình độ, nghề nghiệp, giới tính để biết cách thức họ lựa chọn phương pháp chữa trị khi bị bệnh, yêu cầu họ giới thiệu các chuyên gia bản địa về cây thuốc có ở địa phương. Trong số 10 chuyên gia bản địa, người giới thiệu nhiều nhất đã được lựa chọn để phỏng vấn về thành phần loài cây thuốc, phương pháp khai thác, chế biến, tác dụng chữa bệnh. Tác giả cũng tiến hành lập danh mục cây thuốc theo vần abc (tiếng dân tộc) để tiến hành thu mẫu. * Thu thập và phân tích mẫu Tác giả cùng các chuyên gia bản địa đã thu thập 379 mẫu vật vào 5 đợt thực địa (tháng 10/2010; tháng 3, 10/2011; tháng 3, 5/2012) sau đó xử lý và bảo quản mẫu vật thu được theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [2]. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hình thái so sánh, phân loại dựa vào các khóa định loại, các bản mô tả trong các tài liệu [3-9] để định danh các loài cây thuốc, sắp xếp các bộ, họ, chi, loài theo Brummitt [10]. * Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc Các chỉ tiêu đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được đánh giá theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [11]. Đánh giá mức độ nguy cấp dựa vào Sách Đỏ Việt Nam [12]. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Đa dạng loài cây thuốc đồng bào dân tộc Bahnar xã Kroong khai thác và sử dụng Thành phần loài cây thuốc của người dân tộc Bahnar xã Kroong đã được thu thập và phân loại gồm 102 loài thuộc 95 chi, 54 họ, 37 bộ, 5 lớp, 3 ngành thực vật khác nhau (Bảng 1). Bảng 1. Thành phần loài và đặc điểm đa dạng cây thuốc của dân tộc Bahnar xã Kroong Stt Taxon Bộ phậnsử dụng Tác dụng chữa bệnh Dạng sống Môi trường sốngTên khoa học Tên Việt Nam I POLYPODIOPHYTA Ngành Dươngxỉ (I) Polypodiopsida Lớp Dương xỉ [1] POLYPODIALES Bộ Dương xỉ (1) Polypodiaceae Họ Ráng 1 Drynaria fortunei (Kuntz. Ex Mett) Smith Cốt bổ toái Rễ Cầm máu, bổ thận Cây thảo Rừng [2] PTERIDALES Bộ Cỏ sẹo gà (2) Pteridaceae Họ Cỏ sẹo gà 2 Pteris ensiformis Burm. f. Ráng Sẹo gà hình gươm Cả cây Đau lưng Cây thảo Rừng 95 Nguyễn Thị Thu Hà II PINOPHYTA Ngành Thông (II) Cycadopsida Lớp Tuế [3] CYCADALES Bộ Tuế (3) Cycadaceae Họ Tuế 3 Cycas micholitzii Dyer Tuế lá xẻ Thân Thuốc bổ, thanh nhiệt Cây bụi Rừng (III) Gnetopsida Lớp Dây Gắm [4] GNETALES Bộ Dây gắm (4) Gnetaceae Họ Dây gắm 4 Gnetum montanum Markgr. Gắm núi Cả cây Sản hậu, rắn cắn Dây leo Rừng III MAGNOLIOPHYTA Ngành Mộclan (IV) Magnoliopsida Lớp Mộc lan [5] ASTERALES Bộ Cúc (5) Asteraceae Họ Cúc 5 Ageratum conyzoides L. Cứt lợn Lá, ngọn Rong huyết sau sinh Cây bụi Ven rừng 6 Artemisia vulgaris L. Ngải cứu Cành, lá Kinh nguyệt không đều Cây thảo Vườn, nương rẫy 7 Chromolaena odorata (L.) R.King et H. Rob. Cỏ lào Lá Cầm máu Cây thảo Ven đường 8 Eclipta prostrate (L.) Hassk. Nhọ nồi Cả cây Sốt cao Cây thảo Vườn, nương rẫy 9 Gynura crepidioides Benth. Rau tàu bay Lá Rắn, rết cắn Cây thảo Nương rẫy, ven suối [6] CAMPANULALES Bộ Hoachuông (6) Campanulaceae Họ Hoachuông 10 Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Sâm leo Rễ Tiêu hóa, ho, bổ máu Dây leo Nương rẫy, Ven rừng [7] CARYOPHYLLALES Bộ Cẩmchướng (7) Nyctaginaceae Họ Hoa giấy 11 Pisonia aculeate L. Bì sơn nhọn Nhựa Viêm phổi Cây gỗ Ven rừng (8) Portulacaceae Họ Rau sam 12 Talinum crassifolium Willd. Thổ sâm Củ Thuốc bổ Cây thảo Nương rẫy [8] CONVOLVULALES Bộ Khoai lang (9) Convolvulales Họ Khoai lang 13 Ipomoea cairica (L.) Sweet Bìm đẹp Cả cây Phù thủng Cây bụi Trảng bụi [9] CORNALES Bộ Thù dù 96 Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài cây thuốc của người dân tộc Bahnar xã Kroong... (10) Apiaceae Họ Hoa tán 14 Eryngium foetidum L. Mùi tàu Cả cây Rối loạn tiêu hóa Cây thảo Ven suối 15 Centella asiatica (L.) Urb. Rau má Cả thân Cầm máu Cây thảo Nương rẫy (11) Araliaceae Họ Nhân sâm 16 Trevesia palmate (Roxb. ex Lindl.) Visan Đu đủ rừng Lá Phụ nữ sau khi sinh Cây thảo Rừng [10] DIPSACALES Bộ Tục đoạn (12) Caprifoliaceae Họ Kim ngân 17 Lonicera macrantha (D. Don) Spreng. Kim ngân hoa to Hoa, lá Thanh nhiệt, giải độc Dây leo Ven rừng, trảng bụi [11] EBENALES Bộ Thị (13) Sapotaceae Họ Hồng xiêm 18 Chrysophyllum cainito L. Vú sữa Rễ, lá Dạ dày Cây gỗ Vườn (14) Symplocaceae Họ Dung 19 Symplocos annamensis Noot. Dung trung bộ Vỏ, rễ Vết thương, đòn ngã Cây gỗ Rừng 20 Symplocos laurina (Retz.) Wall. Dung lá trà Rễ, vỏ Tan máu bầm, ỉa chảy Cây bụi Rừng [12] EUPHORBIALES Bộ Thầu dầu (15) Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 21 Breynia fruticosa (L.) Hook.f. Bồ cu vẽ Rễ, lá Tan máu bầm Cây bụi Trảng bụi 22 Flueggea virosa (Roxb. ex Willd.) Baill. Nổ quả trắng Cành lá Trị vết thương nhiễm trùng Cây bụi Trảng bụi 23 Sauropus androgynus (L.) Merr. Bồ ngót Rễ Đường tiết niệu Cây bụi Trảng bụi [13] FABALES Bộ Đậu (16) Caesalpiniaceae Họ Vang 24 Caesalpinia mimosoides Lamk. Móc mèo Rễ Đau lưng Cây bụi Trảng bụi 25 Cassia alata L. Muồng trâu Lá Táo bón Cây gỗ Trảng bụi, nương rẫy 26 Cassia tora L. Thảo quyết minh Lá, quả Giải nhiệt Cây thảo Đường làng (17) Fabaceae Họ Đậu 27 Aeschynomene indica L. Điên điển hương Cả cây Đường tiết niệu, dạ dày Cây thảo Vườn, nương rẫy 28 Dunbaria podocarpa Kurz Đậu ma Cả cây Thuốc bổ Dây leo Rừng, trảng bụi 97 Nguyễn Thị Thu Hà 29 Euchresta horsfieldii (Lesch.) Benn. Sơn đậu căn Rễ Đau bụng Cây bụi Rú bụi 30 Indigofera dosua Buch. – Ham. ex D. Don Chàm cua Rễ Đòn ngã Cây bụi Nương rẫy 31 Pueraria montana (Lour.) Merr. Sắn dây núi Vỏ thân Trị cảm Cây bụi Suối, trảng bụi (18) Mimosaceae Họ Trinh nữ 32 Mimosa pudica L. Trinh nữ Rễ Suy nhược thần kinh Cây bụi Vườn, nương rẫy [14] GENTIANALES Bộ Long đởm (19) Apocynaceae Họ Trúc đào 33 Kibatalia laurifolia (Ridl.) Woodson Thần linh lá quế Rễ, thân Phụ nữ sau khi sinh Cây gỗ Rừng 34 Parameria laevigata (Juss.) Moldenke Song tiết Thân Xương, khớp Dây leo Rừng 35 Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pit. Ba gạc lá to Vỏ rễ Huyết áp, trị ghẻ Cây thảo Rừng, nương rẫy 36 Strophanthus caudatus Kurz. Sừng trâu Thân Đau lưng Dây leo Trảng bụi 37 Tabernaemontana corymbosa Roxb. ex Wall Lài trâu tán Lá Vết thương, cầm máu Cây bụi Rừng (20) Asclepiadaceae Họ Thiên lý 38 Streptocaulon griffthii Hook. f. Hà thủ ô trắng Rễ, củ Đen tóc, bổ máu Dây leo Rừng, trảng bụi (21) Rubiaceae Họ Cà phê 39 Aidia cochinchinensis Lour. Chè rừng Vỏ Sốt rét Cây bụi Rừng 40 Borreria pusilla (Wall.) DC. Rau chiên Cả cây Vết thương Cây thảo Ven suối 41 Hydnophytum formicarum Jack Bí kỳ nam Thân củ Thấp khớp, gan Cây thảo Rừng 42 Ixora coccinea L. Mẫu đơn đỏ Rễ Đái đục Cây bụi Trảng bụi 43 Ixora henryi Lesvl. Trang henry Cả cây Ho ra máu Cây bụi Rừng 44 Morinda tomentosa Heyn Nhàu lông Rễ Đau lưng, nhức mỏi Cây bụi Ven rừng 45 Morinda officinalis How Ba kích Củ Bổ dưỡng Dây leo Rừng, nương rẫy [15] LAMIALES Bộ Hoa môi (22) Lamiaceae Họ Hoa môi 46 Acrocephalus indicus (Burm.f.) Kuntze Nhân trần Cả cây Phụ nữ sau khi sinh Cây thảo Nương rẫy 98 Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài cây thuốc của người dân tộc Bahnar xã Kroong... 47 Elsholtzia winitiana Craib Kinh giới lụng trắng Cả cây Cảm cúm, phong tê thấp Cây thảo Trảng bụi 48 Pogostemon parviflorus Benth. Hoắc hương hoa nhỏ Lá Rắn cắn Cây thảo Trảng bụi (23) Verbenaceae Họ Cỏ roingựa 49 Callicarpa rubella Lindl. Tu hú quả tím Rễ Bệnh khớp Cây gỗ Rừng 50 Clerodendrum cyrtophyllum Turcz. Đại thanh Lá Phụ nữ sau khi sinh Cây bụi Rừng 51 Lantana camara L. Ngũ sắc Rễ, lá, hoa Vết thương, đau xương Cây bụi Trảng bụi [16] LAURALES Bộ Long não (24) Chloranthaceae Họ Hoa sói 52 Sarcandra glabra (Thunb.) Nakai Sói rừng Lá, rễ Rắn cắn Cây bụi Rừng ẩm (25) Hernandiaceae Họ Liên đằng 53 Illigera parviflora Dunn Liên đằng hoa nhỏ Rễ Xương, gân Dây leo Trảng bụi [17] MAGNOLIALES Bộ Mộc lan (26) Annonaceae Họ Na 54 Melodorum fruticosum Lour. Dủ dẻ trâu Lá, hoa, rễ Phụ nữ sau khi sinh Cây gỗ Rừng, trảng bụi [18] MALVALES Bộ Bông (27) Malvaceae Họ Bông 55 Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng Cả cây Kiết lỵ Cây bụi Ven đường [19] MYRTALES Bộ Sim (28) Lythraceae Họ Tử vi 56 Lagerstroemia calyculata Kurz Bằng lăng ổi Vỏ Ỉa chảy Cây gỗ Rừng (29) Myrtaceae Họ Sim 57 Psidium guajava L. Ổi rừng Lá, đọt non Đau bụng Cây gỗ Trảng bụi [20] PRIMULALES Bộ Trân châu (30) Myrsinaceae Họ Đơn nem 58 Ardisia maculosa Kurz Trân châu tán Cả cây Gãy xương Cây thảo Tán rừng [21] RANUNCULALES Bộ Hoàng liên (31) Menispermaceae Họ Tiết dê 59 Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. Vàng đắng Thân, rễ Ỉa chảy Dây leo Rừng 60 Cyclea bicristata (Griff.) Diesl. Dây sâm hai sóng Thân Ỉa chảy, sốt rét Dây leo Ven suối 99 Nguyễn Thị Thu Hà 61 Fibraurea tinctoria Lour. Hoằng đắng Thân, rễ Đau mắt, sốt rét Dây leo Rừng ẩm [22] RHAMNALES Bộ Táo ta (32) Rhamnaceae Họ Táo ta 62 Ziziphus oenoplia (L.) Mill. Táo rừng Rễ Giải độc Cây bụi Rừng, trảng bụi [23] ROSALES Bộ Hoa hồng (33) Rosaceae Họ Hoa hồng 63 Rubus niveus Thunb. Ngấy tuyết Rễ Viêm phổi, cảm sốt Cây bụi Trảng bụi [24] RUTALES Bộ Cam (34) Rutaceae Họ Cam 64 Euodia meliaefolia (Hance) Benth. Ba chạc lá xoan Rễ Đau dạ dày Cây gỗ Ven rừng (35) Simaroubaceae Họ thanh thất 65 Brucea javanica (L.) Merr. Sầu đâu cứt chuột Cả cây Kiết lỵ, sốt rét Cây bụi Rừng 66 Eurycoma longifoliaW. Jack. Bá bệnh, mật nhân Rễ Giun sán, kiết lỵ, sốt rét Cây bụi Rừng [25] SAPINDALES Bộ Bồ hòn (36) Sapindaceae Họ Bồ hòn 67 Cardiospermum halicacabum L. Dây tầm phỏng Cả cây Phù thủng, tê thấp Cây thảo Trảng bụi 68 Sapindus mukorossi Gaertno Bồ hòn Vỏ cây Quả Trị ghẻ Rắn cắn Cây gỗ Vườn [26] SCROPHULARIALES Bộ Hoa mõmsói (37) Acanthaceae Họ Ô rô 69 Andrographis paniculata (Burm.f.) Wall. ex Ness Xuyên tâm liên Cả cây Phụ nữ sau khi sinh Cây bụi Rừng (38) Scrophulariaceae Họ Hoa mõmsói 70 Adenosma coerulea R.Br. Nhân trần Việt Nam Cả cây Phụ nữ sau khi sinh Cây thảo Rừng [27] SOLANALES Bộ Cà (39) Solanaceae Họ Cà 71 Nicotiana tabacum L. Thuốc lá Lá Rắn cắn Cây thảo Nương rẫy [28] THYMELAEALES Bộ Trầm (40) Thymelaeace Họ Trầm 72 Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm hương Thân Đau bụng, nôn mửa Cây gỗ Rừng [29] URTICALES Bộ Gai (41) Moraceae Họ Dâu tằm 100 Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài cây thuốc của người dân tộc Bahnar xã Kroong... 73 Ficus variolosa Lindl.ex Benth. Sung rỗ Lá Tan máu bầm Cây bụi Rừng 74 Streblus ilicifolius (Vidal) Corn. Ô rô núi Vỏ Tiêu độc, mụn nhọt Cây gỗ Trảng bụi (42) Urticaceae Họ Gai 75 Gonostegia hirta (Blume.) Miq. Bọ mắm lông Lá Cầm máu Cây thảo Nương rẫy [30] VIOLALES Bộ Hoa tím (43) Cariaceae Họ Đu đủ 76 Carica papaya L. Đu đủ Quả non Đau đầu Cây thảo Vườn, nương rẫy (44) Passifloraceae Họ Lạc tiên 77 Passiflora foetida L. Dây lạc tiên Lá Mất ngủ Dây leo Ven đường (V) Liliopsida Lớp Hành [31] ARALES Bộ Ráy (45) Araceae Họ Ráy 78 Acorus calamus L. Thủy xương bồ Thân, rễ Giải nhiệt, tiêu hóa Cây thảo Nương rẫy 79 Aglaonema costatum (Nutt.) N.E.Brown. Vằn niên thanh Cả cây Đường hô hấp Cây thảo Rừng ẩm 80 Alocasia longilobaMiq. Ráy lá mũi tên Củ Rắn cắn Cây thảo Rừng ẩm 81 Homalomena occulta (Lour.) Schott Sơn thục Rễ Gân, xương Cây thảo Rừng ẩm [32] CYPERALES Bộ Cói (46) Cyperaceae Họ Cói 82 Mariscus umbellatus Vahl. Cói tương hoa tán Cả cây Trị giun Cây thảo Trảng bụi 83 Cyperus rotundus L. Cỏ gấu Cả cây Đau bụng kinh Cây thảo Vườn, nương rẫy [33] LILIALES Bộ Hành (47) Convallariaceae Họ Mạch mônđông 84 Ophiopogon chingii Wang et Tang Cao cẳng lá nhỏ Cả cây Trị bỏng Cây thảo Tán rừng, ven suối 85 Ophiopogon dracaenoides (Baker) Hook.f. Cao cẳng lá mác Rễ củ Phong thấp, tim Cây thảo Rừng ẩm 86 Ophiopogon latifolius Rodr. Cao cẳng lá rộng Rễ củ Trị ho Cây thảo Rừng ẩm (48) Hypoxidaceae Họ Tỏi voi lùn 87 Curculigo orchicides Gaertn. Sâm cau Thân, rễ Liệt dương Cây thảo Đồi cỏ, ẩm mát (49) Marantaceae Họ Hoàng tinh 101 Nguyễn Thị Thu Hà 88 Calathea clossoni Hort. Huỳnh tinh rằn Rễ Vết thương Cây thảo Tán rừng (50) Smilacaceae Họ Kim cang 89 Smilax glabraWall. ex Roxb. Thổ phục linh Rễ Đau bụng ở phụ nữ Dây leo Rừng, trảng bụi [34] ORCHIDALES Bộ Lan (51) Orchidaceae Họ Lan 90 Anoectochilus roxburghii (Wall.) Wall. exhindl. Lan kim tuyến Cả cây Ho, sốt cao, rắn cắn Cây thảo Rừng, khe suối 91 Bulbophyllum odoratissimum (J.E.Sm.) Lindl. Cầu diệp thơm Cả cây Trị ho ra máu Cây thảo Rừng 92 Phajus tankervilleae (Banks ex L’.Hér.) Blume Lan hạc đỉnh Thân Trị ho Cây thảo Rừng [35] PANDANALES Bộ Dứa dại (52) Pandanaceae Họ Dứa dại 93 Pandanus urophyllus Hance Dứa dại Thân Phong thấp, đau xương Cây thảo Trảng bụi, rừng [36] POALES Bộ Lúa (53) Poaceae Họ Lúa 94 Cymbopogon nardus (L.) Rendle Sả Củ, rễ Cảm cúm Cây thảo Nương rẫy 95 Imperata cylundrica (L.) Beauv. Cỏ tranh Rễ Lợi tiểu Cây thảo Trảng bụi 96 Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze Đót Thân non Chữa lành vết thương Cây thảo Rừng, ven suối [37] ZINGIBERALES Bộ Gừng (54) Zingiberaceac Họ Gừng 97 Amomum villosum Lour. Sa nhân Quả, hạt Đau bụng, băng huyết Cây thảo Rừng, nương rẫy, vườn 98 Amomum xanthioides Wall. Sa nhân gai Quả, hạt Đau bụng, động thai Cây thảo Rừng ẩm 99 Alpinia chinensis (Koenig) Rosc. Riềng tàu Thân, rễ Xương khớp Cây thảo Rừng 100 Curcuma sp. Nghệ rừng Củ Bổ máu Cây thảo Rừng, nương rẫy 101 Kaempferia galanga L. Địa liền Rễ Đau bụng, ăn không tiêu Cây thảo Rừng ẩm 102 Zingiber officinale Rose. Gừng Củ Cảm lạnh Cây thảo Rừng, nương rẫy 102 Nghiên cứu đa dạng sinh học các loài cây thuốc của người dân tộc Bahnar xã Kroong... 2.2.2. Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài cây thuốc * Đa dạng về thành phần loài Bảng 2. So sánh thành phần loài cây thuốc của ĐBDT Bahnar xã Kroong với cây thuốc Việt Nam Chỉ tiêu so sánh Kroong Việt Nam Tỷ lệ % Ghi chú Diện tích (km2) 312,24 330.000 0,095 Số loài cây thuốc Việt Nam theo Nguyễn Văn Tập và cộng sự, 2006 [13] Số họ 54 272 19,85 Số chi 95 1525 6,23 Số loài 102 3870 2,64 Tổng số 251 5667 4,43 Bảng 2 cho thấy, tuy diện tích xã chỉ chiếm 0,095% nhưng tỷ lệ các bậc taxon của cây thuốc người ĐBDT Bahnar xã Koong chiếm 4,43% so với cả nước. Điều đó chứng tỏ tài nguyên cây thuốc theo các bậc taxon ở đây cao. * Đa dạng về hình thức sống Thực vật làm thuốc ở xã Kroong đa dạng và phong phú, bao gồm 4 hình thức sống cơ bản. Trong đó, nhóm cây thân thảo chiếm tỷ lệ cao nhất (47,06%), sau đó đến nhóm cây bụi (26,47%), dây leo (13,73%) và cuối cùng là cây thân gỗ (12,74%) (Bảng 3). Bảng 3. Các hình thức sống của cây thuốc dân tộc Bahnar xã Kroong Hình thức sống Cây thảo Cây bụi Dây leo Cây gỗ Số lượng loài 48 27 14 13 Tỷ lệ (%) 47,06 26,47 13,73 12,74 Các chuyên gia bản địa cho biết: một số cây thuốc thân thảo, cây bụi dễ tái sinh, khi nhổ lấy rễ nếu cắm cành xuống đất thì sau vài tháng, cây bén rễ vững chắc, 2 – 3 năm có thể tiếp tục khai thác sử dụng. * Đa dạng về môi trường sống Môi trường rừng có nhiều cây thuốc nhất (55 loài, chiếm 53,91%), đồng thời là nơi tập trung 6 loài quý hiếm cần được ưu tiên bảo vệ. Vườn, nương rẫy, ven đường; đồi cỏ, trảng bụi có mặt 27 loài (26,47%), ít có mặt các loài cây thuốc tại môi trường gần nước (khe suối, ven suối) 8 loài (7,84%) (Bảng 4). Bảng 4. Phân bố cây thuốc của dân tộc Bahnar xã Kroong theo môi trường sống Môi trường Rừng, tán rừng, ven rừng Vườn, nương rẫy, đường làng Đồi cỏ, trảng bụi Khe suối, ven suối Số loài 55 27 27 8 Tỷ lệ (%) 53,91 26,47 26,47 7,84 103 Nguyễn Thị Thu Hà Ngoài môi trường tự nhiên, người dân tộc Bahnar đã nhân trồng trong vườn 3 loài (2,94%): sa nhân (Amomum villosum Lour.), nhân trần (Acrocephalus indicus (Burm.f.) Kuntze), ngải cứu (Artemisia vulgaris L.). * Đa dạng về bộ phận sử dụng Bảng 5. Đa dạng về bộ phận cây thuốc sử dụng chữa bệnh của ĐBDT Bahnar xã Kroong Bộ phận sử dụng Rễ, củ Cả cây Lá Thân Hoa, quả Nhựa Số loài 44 23 22 18 8 1 Tỷ lệ (%) 43,14 22,55 21,57 17,65 7,84 0,98 Bảng 5 thể hiện rõ tính đa dạng về tần số sử dụng các bộ phận khác nhau để làm thuốc, trong đó các bộ phận thường dùng nhất là rễ, củ (44 loài, chiếm 43,14%), cả cây, 23 loài (22,55%), lá, 22 loài (21,57%), thân, 18 loài (17,65%), hoa quả, 8 loài (7,84%) và nhựa, 1 loài (0,98%). * Đa dạng về các nhóm bệnh được chữa trị Tài nguyên cây thuốc đa dạng về công dụng, có thể chữa trị được 11 nhóm bệnh khác nhau (Bảng 6). Số loài cây có thể chữa trị bệnh đường tiêu hóa là nhiều nhất (21 loài, 20,59%), kế đến là chữa trị gân, xương, khớp (16 loài, 15,69%), vết thương, đòn ngã (15 loài, 14,71%), bổ máu, giải nhiệt (15 loài, 14,71%), bệnh phụ nữ (14 loài, 13,73%), ho, viêm phổi (9 loài, 8,82%), rắn cắn (8 loài, 7,84%) và một số bệnh cảm sốt, đường tiết niệu, sốt rét. Đây là những bệnh thường gặp trong điều kiện sinh sống của đồng bào trong vùng. Bảng 6. Đa dạng các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc dân tộc Bahnar xã Kroong Nhóm bệnh I II III IV V VI VII VIII IX X XI Số loài 21 16 15 15 14 9 8 7 7 7 6 Tỷ lệ (%) 20,59 15,69 14,71 14,71 13,73 8,82 7,84 6,86 6,86 6,86 5,88 (I): Bệnh đường tiêu hóa; (II): Bệnh về xương, khớp, gân, phong tê thấp; (III): Bổ máu, giải nhiệt; (IV): Vết thương, đòn ngã; (V): Bệnh phụ nữ; (VI): Ho, viêm phổi; (VII): Rắn cắn; (VIII): Đau đầu, cảm cúm, sốt cao; (IX): Bệnh về đường tiết niệu; (X): Sốt rét; (XI): Một số bệnh khác: Đau mắt, bỏng, mất ngủ. . . * Đa dạng về sử dụng thuốc trong ĐBDT Bahnar xã Kroong Mặc dù 100% được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế nhưng 88,9% ĐBDT Bahnar được nghiên cứu chỉ sử dụng cây thuốc, 7,14% sử dụng thuốc tây và 3,96% đến trung tâm y tế
Tài liệu liên quan