Pháp luật về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh thương mại

PHAP1 LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: 1.1.1. Khái niệm hợp đồng: Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên đó. Bộ Luật Dân sự 2005 đã đưa ra khái niệm về hợp đồng dân sự một cách khái quát như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” (Điều 388 Boä Luaät daân söï.) Để được coi là sự thỏa thuận thì hợp đồng phải thể hiện được sự tự do bày tỏ ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Nguyên tắc tự do hợp đồng cho phép các cá nhân, tổ chức được tự do quyết định việc giao kết hợp đồng với ai, như thế nào, vào thời điểm nào. Quan hệ hợp đồng này phải diễn ra trong những mối quan hệ xã hội nhất định và xuất phát từ lợi ích của mỗi bên. Việc giao kết hợp đồng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng. Tức là, thông qua hợp đồng, các bên xác lập được đối tượng nghĩa vụ của hợp đồng. Hợp đồng sẽ không có hiệu lực pháp lý đối với những nghĩa vụ không thể thực hiện được

pdf38 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Pháp luật về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHAP1 LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI I. PHAÙP LUAÄTVỀ HỢP ĐỒNG: 1. Khaùi quaùt chung veà hôïp ñoàng 1.1. Khái niệm, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: 1.1.1. Khái niệm hợp đồng: Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên đó. Bộ Luật Dân sự 2005 đã đưa ra khái niệm về hợp đồng dân sự một cách khái quát như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” (Điều 388 Boä Luaät daân söï.) Để được coi là sự thỏa thuận thì hợp đồng phải thể hiện được sự tự do bày tỏ ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Nguyên tắc tự do hợp đồng cho phép các cá nhân, tổ chức được tự do quyết định việc giao kết hợp đồng với ai, như thế nào, vào thời điểm nào. Quan hệ hợp đồng này phải diễn ra trong những mối quan hệ xã hội nhất định và xuất phát từ lợi ích của mỗi bên. Việc giao kết hợp đồng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng. Tức là, thông qua hợp đồng, các bên xác lập được đối tượng nghĩa vụ của hợp đồng. Hợp đồng sẽ không có hiệu lực pháp lý đối với những nghĩa vụ không thể thực hiện được. Các bên tham gia quan hệ hợp đồng gọi là chủ thể của hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác. Trong hợp đồng quyền và nghĩa vụ giữa các bên có tính chất tương ứng, là đặc trưng cơ bản của nghĩa vụ dân sự. Quyền lợi của bên này chỉ đạt được khi bên kia thực hiện các hành vi mang tính nghĩa vụ đã được hai bên xác nhận trong hợp đồng hoặc pháp luật quy định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ ấy. Mục đích của hợp đồng là nhằm dung hòa và thỏa mãn các lợi ích khác nhau của các bên. 1.1.2.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: Quan hệ hợp đồng muốn có hiệu lực, được pháp luật bảo vệ thì phải tuân theo những quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp. Thông thường các bên giao kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện tức là nó xuất phát từ ý chí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng đó. Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đối tượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện. Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng cần phải cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng phải cụ thể và có tính khả thi. Những nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là có hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ. Thứ tư, thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng. 1.2. Phân loại hợp đồng: Hợp đồng là sự thể hiện chủ yếu của các giao dịch dân sự, có tính phổ biến trong hoạt động của đời sống xã hội. Vì thế có rất nhiều loại hợp đồng với nhiều cách phân loại theo các tiêu chí khác nhau. 1.2.1.Theo nội dung của hợp đồng:  Hợp đồng giao dịch trực tiếp hàng hóa, dịch vụ: Là loại hợp đồng mà đối tượng giao dịch trực tiếp của hợp đồng là hàng – tiền. Phần nghĩa vụ của bên này được xác định dựa trên cơ sở ngang giá được coi như giá trị tương đương với phần nghĩa vụ của bên kia như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng vận chuyển  Hợp đồng không giao dịch trực tiếp hàng hóa, dịch vụ: Đó là các hợp đồng mà đối tượng giao dịch trực tiếp không phải là hàng – tiền mà nhằm để hình thành nên các quan hệ kinh doanh khác như: Đầu tư, góp vốn, liên doanh, thành lập công ty, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế. Phần nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng khó hoặc không xác định được chắc chắn giá trị tương đương của nó. Trong quan hệ này, nếu một bên bị thiệt hơn so với bên kia thì đó cũng không phải là căn cứ để yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng. Đối với hợp đồng loại này, nguồn luật điều chỉnh ngoài Bộ luật Dân sự 2005 còn có các văn bản pháp luật chuyên ngành tương ứng từng lĩnh vực. 1.2.2. Theo các lĩnh vực đời sống xã hội:  Hợp đồng dân sự: là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.  Hợp đồng lao động: là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.  Hợp đồng trong hoạt động thương mại: là sự thỏa thuận giữa các thương nhân hoặc một bên là thương nhân để thực hiện các hoạt động thương mại.  Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên là nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư ở Việt Nam và nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.  Hợp đồng liên doanh: là văn bản ký kết giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài để thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam.  Các loại hợp đồng khác. 1.2.3.Theo nghĩa vụ của hợp đồng:  Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ tức là mỗi bên chủ thể của hợp đồng song vụ đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau. Quyền dân sự của bên này tương ứng với nghĩa vụ dân sự của bên kia và ngược lại.  Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. 1.2.4. Theo hình thức của hợp đồng: Theo cách phân loại này, hợp đồng được chia thành: hợp đồng bằng văn bản (kể cả dưới hình thức thông điệp dữ liệu), hợp đồng bằng lời nói, hợp đồng bằng hành vi cụ thể, hợp đồng có công chứng, chứng thực, hợp đồng phải đăng ký, xin phép. 1.2.5. Theo sự phụ thuộc nhau về hiệu lực của hợp đồng:  Hợp đồng chính (Khoản 3 Điều 406 Bộ Luật Dân sự): là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.  Hợp đồng phụ (Khoản 4 Điều 406 Bộ Luật Dân sự): là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính 1.2.6. Theo đối tượng của hợp đồng:  Hợp đồng có đối tượng là tài sản bao gồm: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản.  Hợp đồng có đối tượng là dịch vụ: Hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng dịch vụ. 1.2.7.Theo tính chất đặc thù của hợp đồng:  Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba (Khoản 5 Điều 406 Bộ Luật Dân sự) là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.  Hợp đồng có điều kiện (Khoản 6 Điều 406 Bộ Luật Dân sự) là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.  Hợp đồng liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất như: Chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.  Hợp đồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả: “Việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền tài sản thuộc quyền tác giả được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng chuyển giao quyền tác giả phải được lập thành văn bản.” (Điều 743 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng chuyển giao công nghệ: Đây là loại hợp đồng thực hiện chuyển giao các đối tượng là bí quyết kỹ thuật; kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ, cấp phép đặc quyền kinh doanh và các đối tượng khác do pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định. Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải bằng văn bản và đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp pháp luật có quy định. Việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản. Nếu hợp đồng chuyển giao công nghệ được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng này cũng phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.2.8.Theo tính thông dụng của hợp đồng:  Hợp đồng mua bán tài sản: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.” (Điều 428 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng trao đổi tài sản: “Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.” (Khoản 1 Điều 463 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng tặng cho tài sản: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.” (Điều 465 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng vay tài sản: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” (Điều 471 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng thuê tài sản: “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải trả tiền thuê.” (Điều 480 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng mượn tài sản: “Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.” (Điều 512 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng dịch vụ: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.” (Điều 518 Bộ Luật Dân sự).  Hợp đồng vận chuyển: + Hợp đồng vận chuyển hành khách: “Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận còn hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.” (Điều 527 Bộ Luật Dân sự). + Hợp đồng vận chuyển tài sản: “Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.” (Điều 535 Bộ Luật Dân sự). - Hợp đồng gia công: “Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.” (Điều 547 Bộ Luật Dân sự). - Hợp đồng gửi giữ tài sản: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.” (Điều 559 Bộ Luật Dân sự). - Hợp đồng bảo hiểm: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.” (Điều 567 Bộ Luật Dân sự). - Hợp đồng ủy quyền: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” (Điều 581 Bộ Luật Dân sự).  Hứa thưởng và thi có giải:  Hứa thưởng: “1. Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng. 2. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội.” (Điều 590 Bộ Luật Dân sự).  Thi có giải: “1. Người các cuộc thi văn hóa, nghệ thuật, thể thao, khoa học, kỹ thuật và các cuộc thi khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội phải công bố điều kiện dự thi, thang điểm, các giải thưởng và mức thưởng của mỗi giải. 2. Việc thay đổi điều kiện dự thi phải được thực hiện theo cách thức đã công bố trong một thời gian hợp lý trước khi diễn ra cuộc thi. 3. Người đoạt giải có quyền yêu cầu người tổ chức thi trao giải thưởng đúng mức đã công bố.” (Điều 593 Bộ Luật Dân sự). 1.3. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng: Hiện hành, nguồn luật chung điều chỉnh hợp đồng là Bộ luật Dân sự được Quốc hội Khóa 11 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Những quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng dân sự có tính nguyên tắc, là nội dung cơ bản điều chỉnh các quan hệ hợp đồng nói chung. Bên cạnh đó, còn có các văn bản luật như: Luật Thương mại, Bộ luật Hàng hải, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Du lịch, Luật Cạnh tranh, Pháp luật về Chứng khoán. Đây là nguồn luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trrong lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra, còn phải kể đến nguồn lậut điều chỉnh các quan hệ hợp đồng có yếu tố quốc tế là các Điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế như: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, các Incoterms và nhiều Điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên hoặc có thể dẫn chiếu đến. 2. Giao keát hôïp ñoàng daân söï: Giao kết hợp đồng dân sự là quá trình thương lượng giữa các bên theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để đạt được những thỏa thuận,qua đó xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên với nhau. 2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự. Khi giao kết hợp đồng, các chủ thể phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: 2.1.1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội . Nguyên tắc tự do hợp đồng cho phép các cá nhân, tổ chức được tự do quyết định trong việc giao kết hợp đồng và việc ký kết hợp đồng với ai, như thế nào, với nội dung , hình thức nào. 2.1.2.Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung thực và ngay thẳng Theo nguyên tắc này, các bên tự nguyện cùng nhau xác lập quan hệ hợp đồng phải bảo đảm nội dung của các quan hệ đó, thể hiện được sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ dân sự, bao đảm lợi ích cho các bên. 2.2. Chủ thể của hợp đồng dân sự Chủ thể của hợp đồng dân sự là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự được quy định trong Bộ Luật Dân sự 2005. Các bên tham gia vào các quan hệ hợp đồng dân sự bao gồm: Cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch), pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Muốn tham gia giao kết hợp đồng và trở thành chủ thể hợp pháp của hợp đồng dân sự bao gồm: Cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch), pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.Muốn tham gia giao kết hợp đồng và trở thành chủ thể hợp pháp của hợp đồng dân sự thì các bên phải có đủ tư cách của chủ thể. 2.2.1. Cá nhân Cá nhân từ 18 tuổi trở lên (người thành niên) có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự có quyền độc lập trong giao kết hợp đồng. Người không có năng lực hành vi dân sự (người chưa đủ 6 tuổi), người mất năng lực hành vi dân sự không được tham gia giao kết hợp đồng dân sự. Giao dịch dân sự của những người này phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ (người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi) khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. Nếu người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2.2.2. Pháp nhân Chủ thể là pháp nhân thì phải được công nhận là có tư cách pháp nhân. Theo Điều 84 Bộ luật Dân sự, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Thứ nhất, được thành lập hợp pháp; Thứ hai, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Thứ ba, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; Thứ tư, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Theo Điều 100 Bộ luật Dân sự, ở nước ta hiện nay có các loại pháp nhân sau đây: - Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; - Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; - Tổ chức kinh tế; - Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; - Quỹ xã hội, quỹ từ thiện; - Tổ chức khác có đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Pháp nhân tham gia vào các giao dịch thông qua người đại diện của mình. Có hai loại đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được qui định trong quyết định thành lập hoặc trong Điều lệ của pháp nhân. Chế độ đại diện được quy định từ Điều 139 đến Điều 148 Bộ luật Dân sự. 2.2.3. Các chủ thể khác Trong giới hạn nhất định, hộ gia đình, tổ hợp tác có thể trở thành chủ thể của hợp đồng dân sự. Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó (Điều 106 Bộ luật Dân sự). Khi tham gia vào giao kết hợp đồng dân sự, hộ gia đình phải thông qua người đại diện của gia đình. Chủ hộ hoặc người được ủy quyền có quyền nhân danh hộ gia đình trong giao kết hợp đồng dân sự vì lợi ích chung của cả hộ, nhằm xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc ký kết hợp đồng. Việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của cả hộ thì các thành viên phải chịu trách nhịêm liên đới bằng tài sản riêng của mình. “Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường , thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự “ ( Điều 111 Bộ luật Dân sự ) . 2.3. Nội dung của hợp đồng dân sự Nội dung của hợp đồng dân sự gồm những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng thỏa thuận xác lập nên sau khi đã tự do bàn bạc, thương lượng. Nội dung của hợp đồng dân sự xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên, quyết định tính khả thi của hợp đồng cũng như hiệu lực pháp lý của hợp đồng. Các bên khi thỏa thuận về nội dung của hợp đồng phải bảo đảm là những nội dung hợp pháp với các điều khoản rõ ràng, cụ thể, có tính hiện thực cao. Tại Điều 402 Bộ luật Dân sự quy định: “ Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây: - Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; - Số lượng, chất lượng; - Giá, phương thức thanh toán; - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; - Phạt vi phạm hợp đồng; - Các nội dung khác. Nội dung của hợp đồng có thể chia thành ba loại điều khoản với những ý nghĩa khác nhau: Điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ, điều khoản tùy nghi. 2.3.1. Điều khoản
Tài liệu liên quan